K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4 điểm)

Đọc đoạn ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi.

“… Tấm gương là người bạn chân thành suốt một đời mình không bao giờ biết xu nịnh ai, dù đó là kẻ uy quyền hay giàu sang hãnh tiến. Dù gương có tan xương nát thịt  thì vẫn cứ nguyên một tấm lòng ngay thẳng trong sạch như từ lúc mẹ cha sinh ra nó…

Có một gương mặt đẹp soi vào gương quả là hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc càng trọn vẹn hơn nếu có một tâm hồn đẹp để mỗi khi soi vào tấm gương lương tâm sâu thẳm mà lòng không hổ thẹn…”

                                 (Theo Băng Sơn, U tôi, Ngữ văn 9, tập hai, NXBGDVN, 2018)

Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên.

Câu 2. (0,5 điểm) Câu văn sau thuộc kiểu câu gì xét về cấu tạo:

     Tấm gương là người bạn chân thành suốt một đời mình không bao giờ biết xu nịnh ai, dù đó là kẻ uy quyền hay giàu sang hãnh tiến.

Câu 3. (1,0 điểm) Tấm gương trong đoạn văn trên có những đặc điểm gì?

Câu 4. (1.0 điểm) Xác định một biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ đó.

Câu 5.(1,0 điểm) Theo nhà văn Băng Sơn, con người cảm thấy hạnh phúc khi nào? Em có đồng ý với ý kiến đó của nhà văn không? Vì sao?

0
Bài 1: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới“… Tấm gương là người bạn chân thành suốt một đời mình, không bao giờ biết xu nịnh ai, dù đó là kẻ uy quyền hay giàu sang hãnh tiến. Dù gương có tan xương nát thịt thì vần cứ nguyên một tấm lòng ngay thẳng trong sạch như từ lúc mẹ cha sinh ra nó…Có một tấm gương mặt đẹp soi vào gương quả là hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc...
Đọc tiếp

Bài 1: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới

“… Tấm gương là người bạn chân thành suốt một đời mình, không bao giờ biết xu nịnh ai, dù đó là kẻ uy quyền hay giàu sang hãnh tiến. Dù gương có tan xương nát thịt thì vần cứ nguyên một tấm lòng ngay thẳng trong sạch như từ lúc mẹ cha sinh ra nó…Có một tấm gương mặt đẹp soi vào gương quả là hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc càng trọn vẹn hơn nếu có một tâm hồn đẹp để mỗi khi soi vào tấm gương lương tâm sâu thẳm mà lòng không hổ thẹn…”

Câu 1. Xác định biện pháp nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 2. Theo nhà văn Băng Sơn, con người ta cảm thấy “hạnh phúc” khi nào?

Câu 3. Từ nội dung đoạn trích, em hãy viết khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ về ý kiến: Dù trong bất kì hoàn cảnh nào, trung thực vẫn là phẩm chất cần có của mỗi người.

 

1
13 tháng 8 2021

Tham khảo:

Câu 1 :

Phép liệt kê :

+ Người bạn chân thật suốt một đời mình, không bao giờ biết xu nịnh ai

+ Dù đó là kẻ vương giả uy quyền hay giàu sang hãnh tiến. Dù gương có tan xương nát thịt

Tác dụng : Nhằm khẳng định đức tính trung thực, chân thành, thẳng thắn, không hề biết xu nịnh ai của chiếc gương, dù cho thế nào đi nữa, chiếc gương cũng không bao giờ nói dối. Qua đó, tác giả đã ẩn dụ cho ta thấy về con người của chính bản thân mình. Không vì danh lợi, không vì tiền mà đánh đổi tất cả

Câu 2 :

Theo nhà văn, con người cảm thấy "hạnh phúc khi : Có một gương mặt đẹp soi vào gương, nhưng hạnh phúc hơn nếu có một tâm hồn đẹp để mỗi khi soi vào tấm gương lương tâm sâu thẳm mà lòng không hổ thẹn

Câu 3 :

Bài làm

Trong xã hội ngày nay, đức tính trung thực rất cần thiết cho con người. Vậy đức tính trung thực là gì ? Trung thực là hết lòng với mọi người, là thật thà, là ngay thẳng, người có tình trung thực sẽ luôn được mọi người yêu quý, kính trọng. Bởi khi bước vào đời, điều quan trọng nhất của mỗi người là vẫn luôn giữ chữ "tín". Nếu đã đánh mất đi nó thì có nghĩa chúng ta sẽ không có cơ hội nào lấy lại được. Chỉ đáng tiếc rằng, trong cuộc sống, đức tính trung thực này lại có rất ít người có được. Có lẽ, cũng chính vì chữ "tín", cũng chính vì một sự thật đáng nói mà ta đã đặt đức tính trung thực là một trong những đức tính cơ bản, hàng đầu. Chính vì vậy, mỗi người cần xác định đúng tư tưởng để có một tương lai tốt đẹp. Chỉ có những thứ giả dối mới không bền chặt chứ đã là sự thật thì chắc chắn nó vẫn là sự thật

18 tháng 5 2022

làm rõ vấn đề : " Tấm gương " , tính cách của con người , hạnh phúc , tài năng của ta đẹp đẽ mà không phải hổ thẹn , 

Nghị luận :

Mb và kb thì em tự làm nhé.

Thân bài : 

+ Phân tích : " Tấm gương " là gì ?. Nghĩa bóng ?  . Nghĩa đen 

=> Liên hệ đến tính cách , tâm hồn và trái tim của con người ta .

+ Không chỉ cần gương mặt đẹp hay " không chỉ vì có một gương mặt đẹp " mà ta bỏ qua cái tâm hồn đẹp đẽ của con người từ đó tạo ra hạnh phúc trọn vẹn của bản thân .

Dẫn chứng :

+  Xinh đẹp không phải là tất cả , xinh đẹp chỉ là vẻ ngoài . Cái mà con người ta đùng để đánh giá là trí tuệ , là cốt của con người.

+ ( bổ sung thêm ) 

Liên hệ bản thân , đi vào suy nghĩ của từng con người trong vấn đề này.

Liên hệ đến thực tế , tương lai và lợi ích khi ta nhận ra được vấn đề này .

Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi bên dưới:" Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. (...) Thế...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích trả lời các câu hỏi bên dưới:

" Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. (...) Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém."

(Theo Sách giáo khoa Ngữ văn 9, trang 4-5, tập hai, Nxb Giáo dục, 2015)

a. (1.0 điểm) Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Ghi ra câu văn nêu lên ý chính của đoạn trích.

b. (0.5 điểm) Đoạn trích sử dụng thao tác lập luận chính nào?

c. (1.0 điểm) Từ "trọc phú" trong đoạn trích trên dùng để chỉ loại người nào?

Chỉ ra thành phần khởi ngữ có trong đoạn trích.

d. ( 2.5 điểm) Ngày Sách Việt Nam là ngày nào? Hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng một trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về văn hóa đọc của giới trẻ ngày nay.

1
29 tháng 4 2020

a)PTBĐ: Nghị luận

-luận điểm :''Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ''

b) Thao tác lập luận chính : chứng minh

c) -Từ trọc phú dùng để chỉ loại người : giàu có mà dốt nát , bần tiện

Khởi ngữ : in đậm

" Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. (...) Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém."

d)Ngày Sách Việt Nam là ngày 23 tháng 4 hàng năm.

Cho đoạn văn sau: "Lần này ta thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười lần nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt. Không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy, chỉ có người khéo...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau:

"Lần này ta thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười lần nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt. Không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy, chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu dân mạnh, thì ta có sợ gì chúng".

a. Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Của ai?

b. Đoạn văn là lời nói của ai với ai? Nói trong hoàn cảnh nào? Về vấn đề gì?

c. Qua lời nói trên, em hiểu đó là người như thế nào? Trình bày ý hiểu của em bằng một đoạn văn theo lối quy nạp khoảng 10 câu sử dụng phép thế để liên kết câu, và một câu ghép.

120
15 tháng 5 2021

a. Đoạn trích trích trong Hoàng Lê nhất thống chí - Hồi thứ mười bốn. Của nhóm tác giả Ngô gia văn phái.

b. Đoạn văn là lời của Quang Trung nói với tướng sĩ, khi ông ở Tam Điệp. Đoán biết kế sách rút quân để bảo toàn lực lượng là của Ngô Thì Nhậm, ông không phạt tướng Sở, Lân mà còn khen ngợi để khích lệ tinh thần họ.

23 tháng 9 2021

a, Đoạn trích trên trích trong văn bản "Hoàng Lê nhất thống chí".

Tác giả: Ngô gia văn phái

b, Đoạn văn là lời nói của Quang Trung với tướng sĩ. 

Trong hoàn cảnh: ở núi Tam Điệp, đoán biết kế sách rút quân để bảo toàn lực lượng của Ngô Thì Nhậm, ông không phạt tướng Sở và Lân mà ngược lại còn khích lệ tinh thần họ.

 

PHẦN I: (5 điểm)Nhà thơ Nguyễn Duy đã viết trong bài thơ Ánh trăng:Hồi nhỏ sống với đồngCâu 1. Hãy viết bảy câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ.Câu 2. Đoạn thơ vừa chép có sự kết hợp giữa những phương thức biểu đạt nào?Câu 3. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ “cái vầng trăng tình nghĩa”.Câu 4. Cho câu chủ đề sau đây:Qua hai khổ...
Đọc tiếp

PHẦN I: (5 điểm)

Nhà thơ Nguyễn Duy đã viết trong bài thơ Ánh trăng:

Hồi nhỏ sống với đồng

Câu 1. Hãy viết bảy câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ.

Câu 2. Đoạn thơ vừa chép có sự kết hợp giữa những phương thức biểu đạt nào?

Câu 3. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ “cái vầng trăng tình nghĩa”.

Câu 4. Cho câu chủ đề sau đây:

Qua hai khổ thơ đầu bài Ánh trăng, ta hiểu được mối quan hệ gắn bó, thân thiết của tác giả và vầng trăng.

Hãy triển khai câu chủ đề trên bằng một đoạn văn khoảng 12 câu lập luận theo cách diễn dịch. Trong đoạn sử dụng câu văn có thành phần biệt lập cảm thán và phép thế liên kết câu (gạch chân, chú thích).

PHẦN II. (5 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.

(SGK Ngữ văn 9, tập 2)

Câu 1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác của văn bản đó.

Câu 2. Nhân vật xưng tôi trong đoạn văn là ai? Điều gì khiến nhân vật tôi đến gần quả bom lại cảm thấy không sợ nữa?

Câu 3. Hãy tìm một câu văn có thành phần biệt lập trong đoạn trích trên và nêu tác dụng của việc sử dụng thành phần đó.

Câu 4. Từ đoạn trích trên và những hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của mỗi người trong mối quan hệ giữa các cá nhân và tập thể.

0
Bài 1(5.0 điểm): Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi sau:“Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mù không biết từng đến nơi nao”.Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”.Họ nói: “Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi”.Con bảo: “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể...
Đọc tiếp

Bài 1(5.0 điểm): Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi sau:

“Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mù không biết từng đến nơi nao”.

Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”.

Họ nói: “Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi”.

Con bảo: “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”.

Thế là họ mỉm cười, nhảy múa lướt qua.

Nhưng con biết trò chơi khác hay hơn

Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,

Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.

Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.

                                                                        (Trích “Mây và sóng”, R.Ta-go)

Câu 1. Đoạn thơ trên có mấy cuộc đối thoại? Đó là cuộc đối thoại giữa những nhân vật nào? (1.0 điểm)

Câu 2. Hãy xác định 02 biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ (1.0 điểm)

Câu 3. Tìm 01 câu thơ chứa hàm ý và cho biết hàm ý đó là gì? (1.0 điểm)

Câu 4. Phân tích ý nghĩa triết lí của câu thơ: (1.0 điểm)

Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.

Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.

Câu 5. Từ ý nghĩa bài thơ, hãy chia sẻ về một bài học mà em tâm đắc nhất (1.0 điểm)

Bài 2. (5.0 điểm) Viết đoạn văn (15-20 dòng), phân tích vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên qua đoạn trích sau:

Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:

-   Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắm liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy. Bác lái xe đi, về Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát. Không vào “ốp” là cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hàng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?”.

Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân cô đung đưa khe khẽ, nói:

-   Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ.

(Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, tập 1)         

Giups được câu nào thì giúp mình với ạ T.T MÌNH CẦN GẤP LẮM

0
“Có lẽ chỉ những giấc mơ trở về tuổi thơ mới đem lại cho tôi những cảm giác ấm áp, bình yên đến thế… Trong mơ…Tôi thấy một tôi rơm rớm nước mắt trong buổi chia tay. Xung quanh, bạn bè tôi đều tâm trạng cả. Đứa khóc thút thít, đứa cười đỏ hoe mắt, đứa bịn rịn lặng thinh... Tất cả nắm tay tôi thật chặt, ôm tôi thật lâu...Giấc mơ tuổi học trò du dương như một bản nhạc...
Đọc tiếp

Có lẽ chỉ những giấc mơ trở về tuổi thơ mới đem lại cho tôi những cảm giác ấm áp, bình yên đến thế… Trong mơ…Tôi thấy một tôi rơm rớm nước mắt trong buổi chia tay. Xung quanh, bạn bè tôi đều tâm trạng cả. Đứa khóc thút thít, đứa cười đỏ hoe mắt, đứa bịn rịn lặng thinh... Tất cả nắm tay tôi thật chặt, ôm tôi thật lâu...Giấc mơ tuổi học trò du dương như một bản nhạc Ballad - bản nhạc nhẹ nhàng mà da diết khôn nguôi. Bản nhạc đó mỗi lần kết thúc lại dấy lên trong tôi những bâng khuâng, tiếc nuối. Nhưng, tôi vẫn thích nghe, thích cảm nhận niềm hạnh phúc hân hoan khi được trở về những năm tháng tuổi thơ, bên mái trường, bên thầy cô, bên bạn bè và những gì thân thương nhất. Dù biết rằng đó chỉ là một giấc mơ...”

                                      ( Trích: “Có những giấc mơ về lại tuổi học trò”- Đăng Tâm)

Câu 1 ( 0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt trong đoạn văn trên.

Câu 2( 0,5 điểm): Nội dung chính của đoạn văn trên là gì.

Câu 3: ( 1 điểm): Vì sao chỉ có chỉ những giấc mơ trở về tuổi thơ mới đem lại cho tôi những cảm giác ấm áp, bình yên?

Câu 4( 1 điểm): Chỉ ra phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn văn.

4
25 tháng 5 2018

đây là ngữ văn lớp 9 nhưng mik lp 7 

và mik sẽ lm thử nhé ! 

a, phương thức biểu đạt là :

tự sự và biểu cảm 

b, nội dung :

kể lại và trình bày cảm xúc của mik trong giấc mơ đó .

~~ để mik nghĩ típ ~~ 

25 tháng 5 2018

vậy bạn biết phương thức biểu đạt chính là j ko?

PHẦN I.Trong văn bản " Những ngôi sao xa xôi " của Lê Minh Khuê có những câu: " .... Nhưng tạnh mất rồi. Tạnh rất nhanh như khi mưa đến. Sao chóng thế? Tôi bỗng thẫn thờ, tiếc không nói nổi..." 1. Nhân vật được nói đến trong đoạn trích trên là ai, đang ở trong hoàn cảnh nào? Tại sao nhân vật lại lại " thẫn thờ, tiếc không nói nổi"? 2. Tìm các câu rút gọn có trong đoạn trích và chỉ rõ...
Đọc tiếp

PHẦN I.Trong văn bản " Những ngôi sao xa xôi " của Lê Minh Khuê có những câu: " .... Nhưng tạnh mất rồi. Tạnh rất nhanh như khi mưa đến. Sao chóng thế? Tôi bỗng thẫn thờ, tiếc không nói nổi..."

1. Nhân vật được nói đến trong đoạn trích trên là ai, đang ở trong hoàn cảnh nào? Tại sao nhân vật lại lại " thẫn thờ, tiếc không nói nổi"?

2. Tìm các câu rút gọn có trong đoạn trích và chỉ rõ rút gọn thành phần nào? 3. Viết đoạn văn 12 câu theo cách lập luận diễn dịch để làm rõ cảm xúc của nhân vật trong đoạn cuối truyện. Trong đoạn văn có sử dụng khởi ngữ và câu có thành phần phụ chú ( Gạch chân và chú thích rõ )

4. Trong chương trình Ngữ Văn 9 cũng có một tác phẩm viết cũng năm với truyện ngắn " Những ngôi sao xa xôi ". Đó là tác phẩm nào? Tác giả là ai?

PHẦN II. Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện yêu cầu bên dưới

" Tấm gương là người bạn chân thật suốt một đời mình, không bao giờ biết xu nịnh ai, dù kẻ đó là kẻ vương giả uy quyền hay giàu sang hãnh tiến. Dù gương có tan xương nát thịt thì vẫn cứ nguyên tấm lòng ngay thẳng trong sạch như từ lúc mẹ cha sinh ra nó.Có một gương mặt đẹp soi vào gương quả là hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc càng trọn vẹn hơn nếu có một tâm hồn đẹp để mỗi khi soi vào tấm gương lương tâm sâu thẳm mà lòng không hổ thẹn..."

1. Xác định biện pháp nghệ thuật chủ yếu nhất được sử dụng trong đoạn trích trên

2. Theo nhà Băng Sơn, con người ta cảm thấy " hạnh phúc " khi nào ?

3. Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy viết khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ về ý kiến : DÙ trong bất kì hoàn cảnh nào, trung thực vẫn là phẩm chất cần có của mỗi người.

0