K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 2 2022

Tham khảo

Nhan đề bao hàm chứa đựng ý nghĩa sâu xa mà Thế Lữ muốn làm toát lên nội dung thông qua lời của một con hổ đang bị giam cầm và có thể mãi mãi không thể trở về quê hương mà nó đang sống chính là rừng xanh.

27 tháng 2 2022

Tham khảo:

Nhớ rừng'' có thể nói là một nhan đề bao hàm chứa đựng ý nghĩa sâu xa mà Thế Lữ muốn làm toát lên nội dung thông qua lời của một con hổ đang bị giam cầm và có thể mãi mãi không thể trở về quê hương mà nó đang sống chính là rừng xanh. Hay nói cách khác thì tác giả muốn mượn lời con hổ để nói về số phận người dân trong thời kì phong kiến bị chà đạp, lợi dụng và khốn khổ hơn cả là bị lấy mất đi quyền tự do không được trở về với quê hương mình , phải làm nô lệ cho bọn vua chúa, quan lại

28 tháng 8 2019

- Ý nghĩa nhan đề: : Ôn dịch, thuốc lá đã cho thấy tính chất nghiêm trọng và bức xúc của vấn đề. Thuốc lá ở đây là nói đến tệ nghiện thuốc lá. Nó được ví một cách rất thoả đáng với ôn dịch, xem như một thứ bệnh nguy hiểm đến tính mạng của con người và rất dễ lây lan. Hơn nữa, từ ôn dịch còn mang sắc thái biểu cảm. Nghiện thuốc lá được nói đến trong một cảnh báo gay gắt, đến mức nó đáng trở thành một đối tượng để nguyền rủa.

- Ôn dịch trong tiếng Việt là từ được dùng để làm tiếng chửi rủa thể hiện thái độ căm ghét, ghê sợ - một loại bệnh nguy hiểm lây lan làm chết người. Thuốc lá ở đây là nói đến tệ nghiện thuốc lá. Tác giả dùng dấu phẩy ngăn cách giữa hai từ “ôn dịch” và “thuốc lá”, là sử dụng theo lối tu từ để nhấn mạnh sắc thái biểu cảm (vừa căm tức vừa ghê sợ).

1 tháng 10 2021

Tham khảo:

Khi tìm hiểu về ý nghĩa nhan đề Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố, ta thấy Tức nước vỡ bờ một nhan đề có sức gợi hình cao, nhan đề do chính tác giả đặt tên đã bao quát toàn bộ nội dung của đoạn trích. Giải thích nhan đề tức nước vỡ bờ ta thấy, nhan đề này được tác giả dùng chính thành ngữ của người Việt để nói lên ở đâu có áp bức ở đó có sự đấu tranh, chống cự. Đối tượng nghèo đói, khổ cực nhiều nhất trước Cách mạng tháng 8 chính là người nông dân. Và đối tượng bị áp bức và bóc lột cũng là người nông dân. Đây cũng là những con người hiền lành chất phác, lương thiện chăm chỉ nhưng nếu bị áp bức quá đến mức đường cùng giữa sự sống và cái chết thì họ sẽ vùng dậy, đánh bại mọi thế lực áp bức.

20 tháng 3 2020

Nhớ rừng'' có thể nói là một nhan đề bao hàm chứa đựng ý nghĩa sâu xa mà Thế Lữ muốn làm toát lên nội dung thông qua lời của một con hổ đang bị giam cầm và có thể mãi mãi không thể trở về quê hương mà nó đang sống chính là rừng xanh. Hay nói cách khác thì tác giả muốn mượn lời con hổ để nói về số phận người dân trong thời kì phong kiến bị chà đạp, lợi dụng và khốn khổ hơn cả là bị lấy mất đi quyền tự do không được trở về với quê hương mình , phải làm nô lệ cho bọn vua chúa, quan lại

#Học tốt

9 tháng 1 2022

Tham khảo!

- Nhan đề bao hàm chứa đựng ý nghĩa sâu xa mà Thế Lữ muốn làm toát lên nội dung thông qua lời của một con hổ đang bị giam cầm và có thể mãi mãi không thể trở về quê hương mà nó đang sống chính là rừng xanh. Hay nói cách khác thì tác giả muốn mượn lời con hổ để nói về số phận người dân trong thời kì phong kiến bị chà đạp, lợi dụng và khốn khổ hơn cả là bị lấy mất đi quyền tự do không được trở về với quê hương mình , phải làm nô lệ cho bọn vua chúa, quan lại.

9 tháng 1 2022

thank you bạn

 

20 tháng 3 2018

Một nguyên tắc được quán triệt thâu đáo trong quan điểm sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh là luôn luôn phải xác định một cách rõ ràng đối tượng, mục đích (Viết cho ai? Viết để làm gì?), từ đó đề ra phương pháp cụ thể (Viết như thế nào?). Có thể nói, thành công lớn nhất về mặt nghệ thuật của Bản án chế độ thực dân Pháp nói chung và chương Thuế máu nói riêng là trên phương diện bút pháp. Mọi yếu tô" từ lời văn, câu chữ, kết cấu, giọng điệu... đều được vận dụng linh hoạt, sáng tạo, đáp ứng các yêu cầu về đối tượng, mục đích của tác phẩm. Về mục đích: viết để tô" cáo tội ác của thực dân Pháp (như tên tác phẩm đã nêu) ở các nước thuộc địa. Về đôi tượng: đây là vấn đề phải được xem xét kĩ lưỡng. Đối tượng trực tiếp của Bản á«....không phải là nhân dân Việt Nam với hơn 90% dân sô" mù chữ lúc bấy giờ. Đối tượng của tác phẩm là nhân dân Pháp, mở rộng ra là dư luận tiến bộ trên toàn thế giới. Dù ở nhiều thành phần khác nhau nhưng họ đều có một đặc điểm cơ bản, đó là trình độ văn hoá rất cao nhưng lại chưa hiểu biết gì nhiều về các nước thuộc địa, do đó dễ dàng bị giai cấp thống trị lừa gạt. Nhiều người tin rằng, quân đội Pháp đang thực hiện những sứ mệnh cao cả, đó là đem lại hạnh phúc, no ấm cho các dân tộc thuộc địa. Với đối tượng như vậy, chọn cách viết như thê" nào? Nếu đứng về phía nhân dân các nước thuộc địa mà tô" cáo e sẽ khó tạo được sự hấp dẫn cho bạn đọc, do đó khó đạt được hiệu quả mong muôn. Bởi vậy, thay vì tô" cáo trực tiếp, tác giả Nguyễn Ái Quốc đã chọn cho mình vị trí trung lập, khách quan, thậm chí đứng từ góc nhìn của người Pháp để khái quát vấn đề. Góc nhìn ấy đã tạo ra một giọng điệu châm biếm rất sâu cay khiến cho thực dân Pháp rất tức tối mà không làm gì được (về mặt pháp lí). Gây ấn tượng với bạn đọc trước tiên là nhan đề: Thuế máu Là một công dân bình thường, không ai xa lạ với chuyện đóng thuê": thuê" đường, thuê' chợ, thuê" ruộng đất, thuê" kinh doanh... Những người Pháp quan tâm đến văn học thuộc địa có thể biết ở Việt Nam (lúc bấy giờ) người dân phải đóng thuê' thân, không những người sống mà đến cả người chết cũng phải đóng (?) (Tắt đèn - Ngô Tất Tố) nhưng không ai có thể tưdng tượng nổi một thứ thuê" ghê rợn đến thế: thuế máu. Khi các quan cai trị cần tiền, cần rất nhiều tiền, họ không ngại ngần gì mà không tăng thuê", đồng thời vẽ ra đủ các thứ thuê" vô lí mới, bất chấp những người nô lệ è lưng ra cũng không gánh nổi bởi vì những người nô lệ làm gì có quyền đấu tranh? Tương tự như vậy, khi các quan muốn củng cố địa vị cho mình bằng các cuộc chiến tranh hao tổn xương máu, hà cớ gì không bắt đám dân nô lệ “dễ bảo” kia đem xương máu ra mà cống nộp? Và thế là thuế máu ra đời.

20 tháng 3 2018

Thuế máu là một ẩn dụ làm ta liên tưởng đến một thứ thuế bằng xương máu, tính mạng con người. Nhan đề đã gợi cho ta thấy những hình ảnh đau thương, căm thù đối với chủ nghĩa thực dân Pháo. Chúng đã lợi dụng những con người thuộc địa nghèo khổ ấy để phục vụ cho chiến tranh phi nghĩ- tham vọng của chúng (Chiến tranh thế giới lần thứ nhất 1914-1918)

18 tháng 10 2017
Ngô Tất Tố đã diễn tả tâm trạng của chị Dậu từ chỗ van xin đến chỗ vùng dậy chống trả quyết liệt,ngòi bút hiện thực của Ngô Tất Tố đã làm toát lên chân lí : có áp bức ắt có đấu tranh. Khẳng định đấu tranh để giải phóng mình là con đường tất yếu của người nông dân Một con người đã bị dồn đến bước đường cùng sẽ đứng dậy đấu tranh tự giải thoát cho mình trước xã hội đen tối mù mịt không tương lai trước cách mạng tháng tám
20 tháng 10 2017

Giải thích nhan đề tức nước vỡ bờ

=> Giải thích nghĩa : Không có con đường nào khác là phải đấu tranh để thoát khỏi tăm tối, giải phóng khỏi áp bức.