Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
“Tôi van ông... Tôi xin ông... Đó là nguyện vọng cuối cùng của tôi... mong ông chấp nhận... Trời ơi! Các con tôi chết đói mất!”.
Tiếng van xin não nuột từ đâu vọng đến khiến em chú ý. Em vùng dậy ra mở cửa. Đến gần ao cá đầu làng, em nghe thấy trong lều trông cá có tiếng người lao xao. Trước cửa lều, một con cò mình mẩy ướt đẫm đang nằm thoi thóp. Em chợt hình dung ra câu chuyện về mẹ con nhà cò...
- Mẹ ơi! Chúng con đói quá!
- Ngủ đi các con! Cố ngủ cho quên đói. Sáng mai mẹ về sẽ có cá cho các con ăn.
Cò mẹ vừa nói vừa âu yếm vuốt nhẹ lên đầu từng đứa con. Trong đầu cò mẹ cứ xoáy lên câu hỏi: “Làm thế nào bây giờ? Biết tìm đâu ra mồi trong lúc đêm hôm khuya khoắt như thế này?”.
Bỗng có tiếng lao xao của mấy chị vạc bay ngang qua. Cò mẹ nghĩ: “Hay là mình thử đi kiếm ăn đêm như họ xem sao. Biết đâu may ra mình lại kiếm được chút gì cho lũ con chăng?!”.
Nhìn các con ngủ chập chờn trong cơn đói, lòng cò mẹ như lửa đốt. Cò mẹ thầm thì:
- Các con ngủ ngoan nhé! Mẹ đi một lát sẽ về ngay!
Lũ cò con nhao nhao:
- Mẹ cố kiếm cái gì cho chúng con ăn mẹ nhé!
Hướng về phía cánh đồng, cò mẹ bay đi. Khung cảnh ban ngày thân quen là thế mà sao ban đêm trở nên lạ hẳn. Cò không biết là mình đã bay đến đâu. Bỗng thấy ở dưới có vệt đen mờ, trông như một cành cây, cò mẹ nghĩ bụng: “Ta nghỉ chân một chút đã”.
Cò mẹ vừa đặt chân lên thì rơi tùm xuống nước. Hoá ra đó chỉ là một nhánh cây mềm bên bờ ao. Cò mẹ cố bay lên nhưng không sao nhấc nổi mình. Càng vùng vẫy, đôi cánh càng nặng trĩu.
Nghĩ đến đàn con đang trông ngóng, cò mẹ trào nước mắt. Chợt một vệt sáng đèn pin lia đến chỗ cò cùng với tiếng quát:
- A! Con cò này định ăn trộm cá phải không? Thật đáng đời! Cho mày chết!
- Không! Không phải như thế! Tôi không ăn trộm cá...
Người coi ao cá vớt cò lên rồi vứt trước cửa lều.
Cò cố thanh minh nhưng không ai chú ý đến cả. Người ta giục nhau làm thịt cò để xáo măng.
Cầm chắc cái chết, cò mẹ lo sợ hoảng hốt khi nghĩ đến đàn con. Sáng ra, tỉnh dậy không thấy mẹ đâu, chúng sẽ ra sao? Nếu biết mẹ bị bắt, chúng sẽ nghĩ như thế nào? Từ trước đến giờ, cò mẹ vẫn luôn dạy các con phải sống lương thiện, phải biết tự trọng, vậy mà giờ đây, mẹ chúng lại chết vì tội ăn trộm ư? Không! Không thể được!
Khi người đàn ông tới gần, túm hai cánh cò nhấc lên, cò tha thiết nói:
- Ông ơi! Vì các con tôi đói quá nên tôi phải đi kiếm ăn đêm. Tôi chỉ dừng chân tạm ở đây thôi. Tôi thực tình không biết chỗ này là ao cá của ông. Tôi chưa bao giờ làm điều xấu. Vì thế tôi mong ông cho tôi một ân huệ cuối cùng. Nếu có xáo măng, xin ông hãy xáo bằng nước trong, chớ dùng nước đục, có như vậy nỗi oan của tôi mới được giải, tâm hồn tôi được thanh thản và các con tôi mới khỏi đau lòng.
Hai hàng nước mắt lã chã, cò mẹ nói xong nhắm nghiền mắt lại, chờ đợi giây phút hãi hùng...
Chợt có tiếng mẹ em lay gọi: “Dậy thôi con! Đến giờ đi học rồi! Trời ơi, sao nằm ngủ mà nước mắt đầm đìa thế này hả con?” Em bàng hoàng tỉnh giấc. Thì ra tất cả chỉ là một giấc mơ. Bài ca dao Con cò mà đi ăn đêm vừa học hôm qua đã hiện lên trong giấc mơ của em như thế đó. Em hỏi bà về ý nghĩa của bài ca dao, bà nói: “Người dân nghèo khổ xưa kia luôn đề cao cách sống trong sạch. Chết trong còn hơn sống đục. Họ muốn mượn lời con cò để nói lên điều ấy cháu ạ!”.
bài ca dao nói về thân phận người nông dân , thể hiện lên người nông dân cũng thấp cổ , bé họng như chú cò này vậy. qua đó nói lên sự đau khổ của nông dân sống ở thời phong kiến
THAM KHẢO NHÉ BẠN
Cánh cò đối với người nông dân lao động dường như đã trở thành những người bạn thân thiết. Trên cánh đồng bát ngát, có lúc nào mà những người nông dân lại không gặp con cò. Trong ca dao, cái cò chính là hiện thân của những người nông dân lao động bình thường: chất phác, siêng năng, cần mẫn, trải nhiều vất vả gieo neo. Bài ca dao “Con cò mà đi ăn đêm” mượn tiếng kêu thương của con cò khi lâm nạn để nói về con người lao động với phẩm chất vốn có của họ: chết vinh còn hơn sống nhục:
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Ông ơi! ông vớt tôi nao,
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong,
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
Đọc bài ca dao ta có thể cảm nhận đây là một bài ca dao mang tính ngụ ngôn độc đáo. Lý tưởng cuộc sống được trình bày qua con cò đi kiếm ăn gặp nạn:
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ở đây nhân vật trọng tâm là con cò. Thường thì cò kiếm ăn vào ban ngày. Như vậy đây là một hoàn cảnh bất bình thường. Vì sao mà cò lại phải lặn lội mò cua bắt tép vào ban đêm? Bởi vì nghèo, kiếm ăn ban ngày gia đình cò không đủ để tồn tại. Người đọc đã thương cảm, cuốn hút ngay khi đọc câu mở đầu. Chữ mà trong câu ca dao làm nổi bật cấu trúc tương phản, gợi nhiều xót xa cho một đời cò. ông Vũ Ngọc Phan ghi: con cò mày đi ăn đêm ăn đêm nghịch lý thì cò lộn cổ xuống ao.
Cần cù, chịu khó kiếm ăn những tưởng sẽ được ấm no hạnh phúc. Bầy cò con chắc chắn sẽ được mẹ tha nhiều mồi về tổ hơn. Cuộc đời vất vả lận đận con cò chịu nhiều đắng cay không thế kế xiết. Con cò đã lộn cổ xuống ao, cò có cánh, cò bay giỏi, cò có rơi xuống ao thì vẫn bay lên được. Thế nhưng cái chết đang đến kề bên, tất cả như quay lưng đi như trách móc cò. Tiếng cò kêu thương trong đêm khuya nghe sầu thảm đến thế:
Ông ơi! ông vớt tôi nao,
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong,
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con
Từ ông được nhắc lại đến ba lần, hai từ tôi được điệp lại như một nốt nhấn bi thảm của bài ca. Cò mong ông cứu vớt, đoái thương. Ông mà cò gọi có thể là tác giả, một người duy nhất chứng kiến cảnh đau thương ấy. Nếu ta cho con cò là tượng trưng cho nhân dân lao động nghèo khổ bị áp bức bóc lột nặng nề. Ông gặp cò đi kiếm ăn ban đêm, ông đi đâu? Ông cũng có nghĩa là nhân dân là những người chứng kiến đồng loại của mình gặp hoạn nạn trước những lời khẩn khoản:
Ông ơi! ông vớt tôi nao
Lời khẩn cầu của cò hoàn toàn không phải vì sự sống mà cò muốn giãi bày tấm lòng trong sạch của mình:
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Rõ ràng trong lời phân trần này cò không sợ chết mà cò muốn đem cái chết để chứng minh cho tấm lòng trong sạch khi sa vào đường cùng ngõ cụt. Cò đi ăn đêm, nhưng cò không phải là kẻ bất lương, cò hiền lành lương thiện.
Con cò trong bài ca dao này là hình ảnh ẩn dụ, là biểu tượng về người nông dân một nắng hai sương. Đó là những người dân lao động bình thường chịu khó. Bất hạnh của con cò bị lộn cổ xuống ao cũng là sự bất hạnh, hoạn nạn của nhân dân lao động trước áp bức bóc lột sưu cao thuế nặng như Nguyễn Khuyến đã nói:
Phần thuế quan Tây, phần trả nợ
Nửa công đứa ở, nửa thuê bò
(Nguyễn Khuyến)
Trải qua hàng ngàn năm, người nông dân Việt Nam đã đổ mồ hôi công sức vất vả làm ăn. Làm ra hạt gạo, củ khoai nuôi sống bản thân nhưng thực ra thân phận của họ chẳng khác nào thân phận con cò trong bài ca dao này. Ước muốn sau cùng của con cò là:
Có xáo thi xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con
Cò muốn chết nơi nước trong. Nếu phải chọn một trong hai cái chết cò van xin đừng để cho cò chết trong nước đục. Đó là điều đau đớn, tủi lòng nhất đối với cò. Có thể đây là một con cò bé chưa đủ lông đủ cánh, mới lớn lên tập tễnh đi kiếm ăn, chưa hiểu gì nhiều nên đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao. Hoặc cò con là thế hệ sau mà khi chết con cò không muốn chúng phải đau lòng. Lời van xin của con cò mang nhiều trắc ẩn, người lao động Việt Nam sống cuộc đời bần hàn lam lũ. Đôi khi họ trở thành con cò mà đi ăn đêm, nhưng dẫu sa vào cạm bẫy, bùn nhơ họ vẫn tha thiết với cuộc sống trong sáng, thanh cao.
Đã có những câu tục ngữ nêu lên cách ứng xử: Đói cho sạch, rách cho thơm hay Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Qua thân phận con cò, tác giả dân gian đã nêu lên một triết lý nhân sinh tuyệt đẹp ca ngợi tâm hồn trong sáng nhân hậu thà chết trong còn hơn sống đục. Trong và đục tương phản nhau, lời nguyền khẳng định một lẽ sống cao đẹp của người Việt Nam xưa và nay.
Cuộc đời của anh Pha, chị Dậu, Lão Hạc... có khác gì cuộc đời, thân phận con cò. Họ dù sống trong cảnh bần hàn cơ cực nhưng họ vẫn vươn lên sống như những con người chân chính.
Dân tộc ta hơn 80% làm nghề nông. Trải qua hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, người dân cày Việt Nam bằng chính lòng dũng cảm đã giữ vững nền tự do độc lập và những phẩm chất đáng quý: cần cù, chịu khó, chất phác... Học bài ca dao trên cho chúng ta lòng cảm phục yêu kính họ. Bài học Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn có giá trị sâu sắc đối với thế hệ trẻ hôm nay.
Bên nuôi con, những bà mẹ Việt Nam cất lên lời hát ru êm đềm đưa con vào giấc ngủ, nuôi tâm hồn con lớn lên từ tâm hồn dân tộc. Từ cái cò, cái vạc, bài học đấu đời của con bắt đầu:
Con cò mà đi ăn đêm...
Lời ca dao buồn man mác như kể về thân phận của một con người. Đọc bài ca dao, ta có thể cảm nhận ngay đây là một bài ca dao mang tính chất ngụ ngôn độc đáo. Liên tưởng của cuộc sống cao đẹp được tác giả trình bày qua con cò đi kiếm ăn bị gặp nạn.
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Chỉ đọc hai câu lục bát thôi ta có thể hình dung đuọc cảnh cụ thể,. sinh động mà nhân vật trọng tâm lại là "con cò".
Thường thì cò đi kiếm ăn vào ban ngày, ở đây tại sao cò phải đi ăn đêm? Người đọc có thể tự trả lời bỏi vi cò nghèo, gia đình cò không đủ thức ăn để sinh sống. Mở đầu, bài ca dao đã gợi được sự thông cảm, cuốn hút. Với từ "mà" ta nghe như nửa thương xót, nửa như trách móc đồng thời cũng muốn giới thiệu trước điều bất thường sẽ xẩy ra: Đậu phải cành mềm lộn có xuống ao.
Chi tiết "lộn cổ xuống ao" đã đưa chúng ta đến giai đoạn chính căng thẳng nhất. Những từ ngữ "đậu phải", "lộn cổ" nghe thật xót xa, đau lòng. Có lẽ cò không chỉ buồn vì cái chết đang kế bên mà còn buồn vì tất cả như quay lưng đi, như trách móc cò. Nhờ nghệ thuật dùng từ độc đáo tác giả đã giúp chúng ta cảm thông với tâm sự của cò.
“Ông ơi ! Ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào, ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
đừng xáo nước đục đau lòng, cò con.
Từ "ông" mà con cò gọi ta có thể hiểu như đó là tác giả, một người duy nhất chứng kiến cảnh đau thương đó. Nếu ta cho "con cò" là tượng trưng cho nhân dân lao động nghèo khổ, bị bóc lột nặng nề. Phải đi kiếm ăn vào ban đêm thì "ông" cũng có nghĩa là nhân dân, là người dân chứng kiến một người khác gặp nạn và nghe được lời khan khoản.
"Ông ơi ! Ông vớt tôi nao"
Lời khẩn cầu của cò hoàn toàn không phải vì sự sống mà muốn giãi bày tâm lòng trong sạch của mình:
"Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng"
Rõ ràng là cò không sợ chết mà cò muốn đem cái chết của mình để chứng minh cho tấm lòng trong sạch khi sa vào đường cùng ngõ cụt, ước muốn sau cùng của cò là:
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục dau long cò con.
Cò muốn chết trong "nước trong". Nếu phải chọn một trong hai cái chết, cò vẫn xin đứng để cho cò chết trong "nước đục". Đó là điều đau đón, tủi lòng. Chi tiết "cỏ con" khiến ta có suy nghĩ. Có thể đây là một con cò còn bé chưa đủ lông cánh vừa mới lớn lên, tập tênh đi kiếm ăn để sống, chưa hiểu biết gi nhiều nên lầm lỡ "đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao". Hoặc "cò con" lá thế hệ sau mà khi chết con cò không muốn cho thế hệ mai sau phải "đau lòng".
Phân tích bài thơ: Con cò mà đi ăn đêm
Dù gì đi nữa thì lời van xin của cò con cũng mang nhiều trắc ẩn khiến ta liên tưởng đến hình ảnh những người nông dân, người lao động Việt Nam sống cuộc đời bần hàn, lam lũ, đôi khi họ trở thành những "con cò đi ăn đêm". Với tính tình đôn hậu, tấm lòng trong sáng khi bị sa vào cạm bẫy, vào bún nho họ vẫn tha thiết với cuộc sông trong sạch, thanh cao nên họ cố giãi bày lòng mình:
"Đừng xáo nước đục đau lòng cò con".
Tấm lòng cò, cò đã giãi bày nhưng "xáo trong" hay "xáo đục" vẫn là do "ông" quyết định. Ta chợt hiểu rằng: Không ít những con cò những con cò phải bị chết trong nựớc đục, đau lòng vì xã hội vô tình hay cố tình không hiểu, không thấy được điều đó. Từ bài ca dao giúp ta nhận rõ ra nỗi khổ của con người. Nó thể hiện tinh thần nhân đạo của nhân dân ta, để thông cảm trước những nỗi đau của người khác. Đồng thời ta cũng nhận ra một điều: Người Việt Nam ta đòi hỏi tinh thần mình, cuộc sống của mình, lịch sử của mình phải tuyệt đối sạch thơm không vẫn đục. Thật là cao cả và đẹp võ cùng ở hai câu cuối cùng.
“Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con"...
Lời dặn dò nghe nghẹn ngào, đau xé tận ruột gan mà thiêng liêng biết đường nào khi nghe nhắc đến từ "cò con"... Chúng ta đang sống trong thời đại đổi mới, mà rộng cửa đón nhận nền văn minh thời đại của nhiều nước trên thế giới. Điều này là tất yếu để tiến bộ, nhất là về mặt khoa học kĩ thuật và đồng thời về mặt văn hóa, sự thay đổi ắt sẽ tiếp nhận nhiều cái mới nhưng chúng ta hãy giữ lấy cái đẹp, cái cao thượng ánh lên từ bài ca dao "Con cò mà đi ăn đêm" đã nêu trên. Đó chính là những nét đẹp cổ truyền thêm vào bản sắc mới của phong cách dân tộc ta hiện nay.
Cánh cò đối với người nông dân lao động dường như đã trở thành những người bạn thân thiết. Trên cánh đồng bát ngát, có lúc nào mà những người nông dân lại không gặp con cò. Trong ca dao, cái cò chính là hiện thân của những người nông dân lao động bình thường: chất phác, siêng năng, cần mẫn, trải nhiều vất vả gieo neo. Bài ca dao “Con cò mà đi ăn đêm” mượn tiếng kêu thương của con cò khi lâm nạn để nói về con người lao động với phẩm chất vốn có của họ: chết vinh còn hơn sống nhục:
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Ông ơi! ông vớt tôi nao,
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong,
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
Đọc bài ca dao ta có thể cảm nhận đây là một bài ca dao mang tính ngụ ngôn độc đáo. Lý tưởng cuộc sống được trình bày qua con cò đi kiếm ăn gặp nạn:
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ở đây nhân vật trọng tâm là con cò. Thường thì cò kiếm ăn vào ban ngày. Như vậy đây là một hoàn cảnh bất bình thường. Vì sao mà cò lại phải lặn lội mò cua bắt tép vào ban đêm? Bởi vì nghèo, kiếm ăn ban ngày gia đình cò không đủ để tồn tại. Người đọc đã thương cảm, cuốn hút ngay khi đọc câu mở đầu. Chữ mà trong câu ca dao làm nổi bật cấu trúc tương phản, gợi nhiều xót xa cho một đời cò. ông Vũ Ngọc Phan ghi: con cò mày đi ăn đêm ăn đêm nghịch lý thì cò lộn cổ xuống ao.
Không biết tự bao giờ con cò đã đi vào ca dao dân ca của dân tộc ta giản dị và mộc mạc đằm thắm. Con có là con vật gắn bó thân thiết nhất với người nông dân. Nó còn là biểu tượng cho người nông dân suốt ngay lam lũ vì miếng cơm mang áo. Bài ca dao ” Con cò mà đi ăn đêm” người xưa đã mượn tiếng kêu thương của con cò khi lâm nạn để nói về người dân lao động với phẩm chất đáng quý ” Chết vinh còn hơn sống nhục”.
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Ông ơi! ông vớt tôi nao,
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong,
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
Đọc bài ca dao ta có thể cảm nhận được đây là một bài ca dao ngụ ngôn. Lý tưởng cuộc sống được ngụ ý trong con cò đi kiếm ăn và gặp nạn.
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Con cò chỉ đi kiếm ăn ban ngày nhưng trong bài ca dao này lại ngược lại. Con cò phải đi kiếm ăn vào ban đêm. Chứng tỏ một điều rằng người nông dân vì nghèo khổ, vì miếng cơm manh áo mà phải đi kiếm ăn ban đêm nữa. Đọc đến đây người đọc đã thương cảm cho số phận của con cò. Chữ “mà” trong câu ca dao làm nổi bật cấu trúc tương phản, gợi nhiều xót xa cho một đời cò. Trong đem tối phải mài mò kiếm ăn nghịch cảnh bị lộn cổ xuống áo là đúng. Vì đêm tối có ai nhìn thấy rõ đâu là chỗ đậu an toàn được.
Cò mẹ cần cù, chịu khó kiếm ăn những tưởng sẽ được ấm no, hạnh phúc. Bầy cò con sẽ hạnh phúc và vui mừng biết nhường nào khi mẹ tha về được nhiều mồi hơn. Cuộc đời cò vất vả lận đạn chịu nhiều đắng cay không lời nào kể xiết được. Con cò đã lộn cổ xuống ao, cò có cánh, cò bay giỏi, có rơi xuống nước cò vẫn bay lên được. Thế nhưng cái chết đã đến kề bên, tất cả như quay lưng đi đang trách móc cò. Tiếng cò kêu thương trong đem khuya nghe thật sâu thẳm và sầu não.
Ông ơi ! ông vớt tôi nao’
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong,
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
Ông ơi! ông vớt tôi nao
Lời khuẩn cầu của cò hoàn toàn không phải sự sống mà vì tấm lòng trong sạch của mình.
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Rõ rằng trong lời phân trần của mình cò không sự chết mà cò muốn đem cái chết để chứng minh cho cho tấm lòng trong sạch khi đi vào đường cụt ngõ hẻm. Khi phải đi kiếm ăn vào ban đêm người ta sẽ nghĩ ngay đến những người có hành động bất chính vì ban ngày sợ bị phát hiện ra mới đi hành động vào ban đêm. Cò đi kiếm ăn về ban đêm không phải vì sợ mà vì sự nghèo khổ ban ngày đã cần cù vất vả nhưng vẫn không đủ sống nên tranh thủ kiếm thêm vào ban đêm những mong cuộc sống mình được ấm no hạnh phúc hơn. Cò đi ăn đêm nhưng cò không phải là kẻ bất lương cò hiền lành lương thiện.
Con cò trong bài ca dao này là hình ảnh ẩn dụ, về biểu tượng về người nông dân một nắng hai sương. Đó là những người nông dân chịu thương chịu khó. Bất hạnh của cò lộn cổ xuống ao cũng là sự bất hạnh của nhân dân lao động trong xã hội suy tàn.
Trải qua hàng ngàn năm, người nông dân Việt Nam đã đổ mồ hôi công sức vất vả làm ăn. Làm ra hạt gạo cụ khoai nuôi sống bản thân nhưng thực ra thân phận của họ chẳng khác nào thân phận con cò trong bài ca dao này. Ước muốn sau cùng của con cò là:
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
Cò muốn chất nơi nước trong. Nếu được lựa chọn cò xin chết ở nơi nước trong chứ không chết ở nơi nước đục. Lời van xin của cò mang nhiều trắc ẩn, người lao động Việt Nam sống trong cuộc đời lam lũ, đôi khi họ trở thành con cò mà đi ăn đêm, nhưng dẫu xa vào bùn nhơ nhuốc họ vẫn muốn vượt lên để sống một cuộc sống thanh cao.
Đã có biết bao câu tục ngữ nêu lên cách ứng xử giản dị mà thanh cao: ” Đói cho sạch, rách cho thơm”, “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
Qua thân phận con cò tác giả đã lên lên một triết lý nhân sinh tuyệt đẹp ca ngợi tâm hồn trong sạch nhân hậu thà chết trong còn hơn sống đục.
Trải qua hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, người dân cày Việt Nam bằng lòng dũng cảm của mình đã giữ vững nền độc lập tự do và những phẩm chất đáng quý : cần cù, chịu thương chịu khó, hiền lành, chất phác…Đọc bài ca dao trên chúng ta càng cảm phục yêu mến họ.
Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!
Không biết tự bao giờ con cò đã đi vào ca dao dân ca của dân tộc ta giản dị và mộc mạc đằm thắm. Con có là con vật gắn bó thân thiết nhất với người nông dân. Nó còn là biểu tượng cho người nông dân suốt ngay lam lũ vì miếng cơm mang áo. Bài ca dao ” Con cò mà đi ăn đêm” người xưa đã mượn tiếng kêu thương của con cò khi lâm nạn để nói về người dân lao động với phẩm chất đáng quý ” Chết vinh còn hơn sống nhục”.
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Ông ơi! ông vớt tôi nao,
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong,
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
Đọc bài ca dao ta có thể cảm nhận được đây là một bài ca dao ngụ ngôn. Lý tưởng cuộc sống được ngụ ý trong con cò đi kiếm ăn và gặp nạn.
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Con cò chỉ đi kiếm ăn ban ngày nhưng trong bài ca dao này lại ngược lại. Con cò phải đi kiếm ăn vào ban đêm. Chứng tỏ một điều rằng người nông dân vì nghèo khổ, vì miếng cơm manh áo mà phải đi kiếm ăn ban đêm nữa. Đọc đến đây người đọc đã thương cảm cho số phận của con cò. Chữ “mà” trong câu ca dao làm nổi bật cấu trúc tương phản, gợi nhiều xót xa cho một đời cò. Trong đem tối phải mài mò kiếm ăn nghịch cảnh bị lộn cổ xuống áo là đúng. Vì đêm tối có ai nhìn thấy rõ đâu là chỗ đậu an toàn được.
Cò mẹ cần cù, chịu khó kiếm ăn những tưởng sẽ được ấm no, hạnh phúc. Bầy cò con sẽ hạnh phúc và vui mừng biết nhường nào khi mẹ tha về được nhiều mồi hơn. Cuộc đời cò vất vả lận đạn chịu nhiều đắng cay không lời nào kể xiết được. Con cò đã lộn cổ xuống ao, cò có cánh, cò bay giỏi, có rơi xuống nước cò vẫn bay lên được. Thế nhưng cái chết đã đến kề bên, tất cả như quay lưng đi đang trách móc cò. Tiếng cò kêu thương trong đem khuya nghe thật sâu thẳm và sầu não.
Ông ơi ! ông vớt tôi nao’
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong,
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
Tù ông được nhạc lại đến ba lần, hai từ tôi được điệp lại như một nốt nhấn bi thảm cho bài ca dao. Cò mong được ông cứu vớt, được đoái thương. Ông mà cò gọi có thể là tác giả là người duy nhất được chứng kiến cái cảnh đáng thương ấy. Cò là tượng trưng cho người nông dân lao động nghèo khổ bị á bức bóc lột nặng nề trong xã hội phong kiến. Ông gặp cò đi kiếm ăn ban đêm, ông đi đâu trong đêm khuya vắng vậy? Ông ở đây cũng có nghĩa là nông dân đã chứng kiến đông loại mình bị gặp nạn.
Ông ơi! ông vớt tôi nao
Lời khuẩn cầu của cò hoàn toàn không phải sự sống mà vì tấm lòng trong sạch của mình.
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Rõ rằng trong lời phân trần của mình cò không sự chết mà cò muốn đem cái chết để chứng minh cho cho tấm lòng trong sạch khi đi vào đường cụt ngõ hẻm. Khi phải đi kiếm ăn vào ban đêm người ta sẽ nghĩ ngay đến những người có hành động bất chính vì ban ngày sợ bị phát hiện ra mới đi hành động vào ban đêm. Cò đi kiếm ăn về ban đêm không phải vì sợ mà vì sự nghèo khổ ban ngày đã cần cù vất vả nhưng vẫn không đủ sống nên tranh thủ kiếm thêm vào ban đêm những mong cuộc sống mình được ấm no hạnh phúc hơn. Cò đi ăn đêm nhưng cò không phải là kẻ bất lương cò hiền lành lương thiện.
Con cò trong bài ca dao này là hình ảnh ẩn dụ, về biểu tượng về người nông dân một nắng hai sương. Đó là những người nông dân chịu thương chịu khó. Bất hạnh của cò lộn cổ xuống ao cũng là sự bất hạnh của nhân dân lao động trong xã hội suy tàn.
Trải qua hàng ngàn năm, người nông dân Việt Nam đã đổ mồ hôi công sức vất vả làm ăn. Làm ra hạt gạo cụ khoai nuôi sống bản thân nhưng thực ra thân phận của họ chẳng khác nào thân phận con cò trong bài ca dao này. Ước muốn sau cùng của con cò là:
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
Cò muốn chất nơi nước trong. Nếu được lựa chọn cò xin chết ở nơi nước trong chứ không chết ở nơi nước đục. Lời van xin của cò mang nhiều trắc ẩn, người lao động Việt Nam sống trong cuộc đời lam lũ, đôi khi họ trở thành con cò mà đi ăn đêm, nhưng dẫu xa vào bùn nhơ nhuốc họ vẫn muốn vượt lên để sống một cuộc sống thanh cao.
Đã có biết bao câu tục ngữ nêu lên cách ứng xử giản dị mà thanh cao: ” Đói cho sạch, rách cho thơm”, “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
Qua thân phận con cò tác giả đã lên lên một triết lý nhân sinh tuyệt đẹp ca ngợi tâm hồn trong sạch nhân hậu thà chết trong còn hơn sống đục.
Trải qua hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, người dân cày Việt Nam bằng lòng dũng cảm của mình đã giữ vững nền độc lập tự do và những phẩm chất đáng quý : cần cù, chịu thương chịu khó, hiền lành, chất phác…Đọc bài ca dao trên chúng ta càng cảm phục yêu mến họ.
Cánh cò đối với người nông dân lao động dường như đã trở thành những người bạn thân thiết. Trên cánh đồng bát ngát, có lúc nào mà những người nông dân lại không gặp con cò. Trong ca dao, cái cò chính là hiện thân của những người nông dân lao động bình thường: chất phác, siêng năng, cần mẫn, trải nhiều vất vả gieo neo. Bài ca dao “Con cò mà đi ăn đêm” mượn tiếng kêu thương của con cò khi lâm nạn để nói về con người lao động với phẩm chất vốn có của họ: chết vinh còn hơn sống nhục:
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Ông ơi! ông vớt tôi nao,
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong,
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
Đọc bài ca dao ta có thể cảm nhận đây là một bài ca dao mang tính ngụ ngôn độc đáo. Lý tưởng cuộc sống được trình bày qua con cò đi kiếm ăn gặp nạn:
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ở đây nhân vật trọng tâm là con cò. Thường thì cò kiếm ăn vào ban ngày. Như vậy đây là một hoàn cảnh bất bình thường. Vì sao mà cò lại phải lặn lội mò cua bắt tép vào ban đêm? Bởi vì nghèo, kiếm ăn ban ngày gia đình cò không đủ để tồn tại. Người đọc đã thương cảm, cuốn hút ngay khi đọc câu mở đầu. Chữ mà trong câu ca dao làm nổi bật cấu trúc tương phản, gợi nhiều xót xa cho một đời cò. ông Vũ Ngọc Phan ghi: con cò mày đi ăn đêm ăn đêm nghịch lý thì cò lộn cổ xuống ao.
Cần cù, chịu khó kiếm ăn những tưởng sẽ được ấm no hạnh phúc. Bầy cò con chắc chắn sẽ được mẹ tha nhiều mồi về tổ hơn. Cuộc đời vất vả lận đận con cò chịu nhiều đắng cay không thế kế xiết. Con cò đã lộn cổ xuống ao, cò có cánh, cò bay giỏi, cò có rơi xuống ao thì vẫn bay lên được. Thế nhưng cái chết đang đến kề bên, tất cả như quay lưng đi như trách móc cò. Tiếng cò kêu thương trong đêm khuya nghe sầu thảm đến thế:
Ông ơi! ông vớt tôi nao,
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong,
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con
Từ ông được nhắc lại đến ba lần, hai từ tôi được điệp lại như một nốt nhấn bi thảm của bài ca. Cò mong ông cứu vớt, đoái thương. Ông mà cò gọi có thể là tác giả, một người duy nhất chứng kiến cảnh đau thương ấy. Nếu ta cho con cò là tượng trưng cho nhân dân lao động nghèo khổ bị áp bức bóc lột nặng nề. Ông gặp cò đi kiếm ăn ban đêm, ông đi đâu? Ông cũng có nghĩa là nhân dân là những người chứng kiến đồng loại của mình gặp hoạn nạn trước những lời khẩn khoản:
Ông ơi! ông vớt tôi nao
Lời khẩn cầu của cò hoàn toàn không phải vì sự sống mà cò muốn giãi bày tấm lòng trong sạch của mình:
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Rõ ràng trong lời phân trần này cò không sợ chết mà cò muốn đem cái chết để chứng minh cho tấm lòng trong sạch khi sa vào đường cùng ngõ cụt. Cò đi ăn đêm, nhưng cò không phải là kẻ bất lương, cò hiền lành lương thiện.
Con cò trong bài ca dao này là hình ảnh ẩn dụ, là biểu tượng về người nông dân một nắng hai sương. Đó là những người dân lao động bình thường chịu khó. Bất hạnh của con cò bị lộn cổ xuống ao cũng là sự bất hạnh, hoạn nạn của nhân dân lao động trước áp bức bóc lột sưu cao thuế nặng như Nguyễn Khuyến đã nói:
Phần thuế quan Tây, phần trả nợ
Nửa công đứa ở, nửa thuê bò
(Nguyễn Khuyến)
Trải qua hàng ngàn năm, người nông dân Việt Nam đã đổ mồ hôi công sức vất vả làm ăn. Làm ra hạt gạo, củ khoai nuôi sống bản thân nhưng thực ra thân phận của họ chẳng khác nào thân phận con cò trong bài ca dao này. Ước muốn sau cùng của con cò là:
Có xáo thi xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con
Cò muốn chết nơi nước trong. Nếu phải chọn một trong hai cái chết cò van xin đừng để cho cò chết trong nước đục. Đó là điều đau đớn, tủi lòng nhất đối với cò. Có thể đây là một con cò bé chưa đủ lông đủ cánh, mới lớn lên tập tễnh đi kiếm ăn, chưa hiểu gì nhiều nên đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao. Hoặc cò con là thế hệ sau mà khi chết con cò không muốn chúng phải đau lòng. Lời van xin của con cò mang nhiều trắc ẩn, người lao động Việt Nam sống cuộc đời bần hàn lam lũ. Đôi khi họ trở thành con cò mà đi ăn đêm, nhưng dẫu sa vào cạm bẫy, bùn nhơ họ vẫn tha thiết với cuộc sống trong sáng, thanh cao.
Đã có những câu tục ngữ nêu lên cách ứng xử: Đói cho sạch, rách cho thơm hay Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Qua thân phận con cò, tác giả dân gian đã nêu lên một triết lý nhân sinh tuyệt đẹp ca ngợi tâm hồn trong sáng nhân hậu thà chết trong còn hơn sống đục. Trong và đục tương phản nhau, lời nguyền khẳng định một lẽ sống cao đẹp của người Việt Nam xưa và nay.
Cuộc đời của anh Pha, chị Dậu, Lão Hạc... có khác gì cuộc đời, thân phận con cò. Họ dù sống trong cảnh bần hàn cơ cực nhưng họ vẫn vươn lên sống như những con người chân chính.
Dân tộc ta hơn 80% làm nghề nông. Trải qua hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, người dân cày Việt Nam bằng chính lòng dũng cảm đã giữ vững nền tự do độc lập và những phẩm chất đáng quý: cần cù, chịu khó, chất phác... Học bài ca dao trên cho chúng ta lòng cảm phục yêu kính họ. Bài học Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn có giá trị sâu sắc đối với thế hệ trẻ hôm nay.
Bên nuôi con, những bà mẹ Việt Nam cất lên lời hát ru êm đềm đưa con vào giấc ngủ, nuôi tâm hồn con lớn lên từ tâm hồn dân tộc. Từ cái cò, cái vạc, bài học đấu đời của con bắt đầu:
Con cò mà đi ăn đêm...
Lời ca dao buồn man mác như kể về thân phận của một con người. Đọc bài ca dao, ta có thể cảm nhận ngay đây là một bài ca dao mang tính chất ngụ ngôn độc đáo. Liên tưởng của cuộc sống cao đẹp được tác giả trình bày qua con cò đi kiếm ăn bị gặp nạn.
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Chỉ đọc hai câu lục bát thôi ta có thể hình dung đuọc cảnh cụ thể,. sinh động mà nhân vật trọng tâm lại là "con cò".
Thường thì cò đi kiếm ăn vào ban ngày, ở đây tại sao cò phải đi ăn đêm? Người đọc có thể tự trả lời bỏi vi cò nghèo, gia đình cò không đủ thức ăn để sinh sống. Mở đầu, bài ca dao đã gợi được sự thông cảm, cuốn hút. Với từ "mà" ta nghe như nửa thương xót, nửa như trách móc đồng thời cũng muốn giới thiệu trước điều bất thường sẽ xẩy ra: Đậu phải cành mềm lộn có xuống ao.
Chi tiết "lộn cổ xuống ao" đã đưa chúng ta đến giai đoạn chính căng thẳng nhất. Những từ ngữ "đậu phải", "lộn cổ" nghe thật xót xa, đau lòng. Có lẽ cò không chỉ buồn vì cái chết đang kế bên mà còn buồn vì tất cả như quay lưng đi, như trách móc cò. Nhờ nghệ thuật dùng từ độc đáo tác giả đã giúp chúng ta cảm thông với tâm sự của cò.
“Ông ơi ! Ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào, ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
đừng xáo nước đục đau lòng, cò con.
Từ "ông" mà con cò gọi ta có thể hiểu như đó là tác giả, một người duy nhất chứng kiến cảnh đau thương đó. Nếu ta cho "con cò" là tượng trưng cho nhân dân lao động nghèo khổ, bị bóc lột nặng nề. Phải đi kiếm ăn vào ban đêm thì "ông" cũng có nghĩa là nhân dân, là người dân chứng kiến một người khác gặp nạn và nghe được lời khan khoản.
"Ông ơi ! Ông vớt tôi nao"
Lời khẩn cầu của cò hoàn toàn không phải vì sự sống mà muốn giãi bày tâm lòng trong sạch của mình:
"Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng"
Rõ ràng là cò không sợ chết mà cò muốn đem cái chết của mình để chứng minh cho tấm lòng trong sạch khi sa vào đường cùng ngõ cụt, ước muốn sau cùng của cò là:
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục dau long cò con.
Cò muốn chết trong "nước trong". Nếu phải chọn một trong hai cái chết, cò vẫn xin đứng để cho cò chết trong "nước đục". Đó là điều đau đón, tủi lòng. Chi tiết "cỏ con" khiến ta có suy nghĩ. Có thể đây là một con cò còn bé chưa đủ lông cánh vừa mới lớn lên, tập tênh đi kiếm ăn để sống, chưa hiểu biết gi nhiều nên lầm lỡ "đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao". Hoặc "cò con" lá thế hệ sau mà khi chết con cò không muốn cho thế hệ mai sau phải "đau lòng".
Dù gì đi nữa thì lời van xin của cò con cũng mang nhiều trắc ẩn khiến ta liên tưởng đến hình ảnh những người nông dân, người lao động Việt Nam sống cuộc đời bần hàn, lam lũ, đôi khi họ trở thành những "con cò đi ăn đêm". Với tính tình đôn hậu, tấm lòng trong sáng khi bị sa vào cạm bẫy, vào bún nho họ vẫn tha thiết với cuộc sông trong sạch, thanh cao nên họ cố giãi bày lòng mình:
"Đừng xáo nước đục đau lòng cò con".
Tấm lòng cò, cò đã giãi bày nhưng "xáo trong" hay "xáo đục" vẫn là do "ông" quyết định. Ta chợt hiểu rằng: Không ít những con cò những con cò phải bị chết trong nựớc đục, đau lòng vì xã hội vô tình hay cố tình không hiểu, không thấy được điều đó. Từ bài ca dao giúp ta nhận rõ ra nỗi khổ của con người. Nó thể hiện tinh thần nhân đạo của nhân dân ta, để thông cảm trước những nỗi đau của người khác. Đồng thời ta cũng nhận ra một điều: Người Việt Nam ta đòi hỏi tinh thần mình, cuộc sống của mình, lịch sử của mình phải tuyệt đối sạch thơm không vẫn đục. Thật là cao cả và đẹp võ cùng ở hai câu cuối cùng.
“Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con"...
Lời dặn dò nghe nghẹn ngào, đau xé tận ruột gan mà thiêng liêng biết đường nào khi nghe nhắc đến từ "cò con"... Chúng ta đang sống trong thời đại đổi mới, mà rộng cửa đón nhận nền văn minh thời đại của nhiều nước trên thế giới. Điều này là tất yếu để tiến bộ, nhất là về mặt khoa học kĩ thuật và đồng thời về mặt văn hóa, sự thay đổi ắt sẽ tiếp nhận nhiều cái mới nhưng chúng ta hãy giữ lấy cái đẹp, cái cao thượng ánh lên từ bài ca dao "Con cò mà đi ăn đêm" đã nêu trên. Đó chính là những nét đẹp cổ truyền thêm vào bản sắc mới của phong cách dân tộc ta hiện nay.
Chỉ biết ai có bờ sông có bến
-Trên đời này, mỗi sự vật đều có cái ranh giới rành mạch của nó, như ao thì có bờ, sông thì có bến. Chính nhờ vào cái ranh giới phân minh đó mà sự việc nào ra sự việc nấy, tạo nên nếp trật tự cho đời sống muôn loài.
-Đi vào đêm tối có ngày sẽ không gặp có ngày sẽ gặp ma .
-Là lợi dụng hoàn cảnh xảy ra để kiếm chác. Thí dụ có chiếc xe chở lương thực bị lật,tranh thủ ra vác đồ ,có nhà bị cháy ,lợi dụng đến hôm chĩa .Vậy gọi là đục nước béo cò .
Ko chắc ~~~
Hk tốt >.<