Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nghĩa là cảnh sống đơn độc, không họ hàng thân thích, không nơi nương tựa.
ko nơi nương tựa, ko người thân, nhìn quanh 4 bể ko có người họ hàng thân thích
Câu 1:
-Lễ độ là gì? : Lễ độ là cách cư xử đúng mực trong khi giao tiếp với người khác,
thể hiện sự tôn trọng, quý mến của mình đối với người khác.
*Trái với lễ độ là: vô lễ, hỗn láo, thô lỗ,...
-Ý nghĩa: - Giúp cho quan hệ giữa con người và con người tốt đẹp hơn
- Góp phần làm cho xã hội thêm văn minh, tiến bộ.
câu 1:
- Lễ độ là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác
- Ý nghĩa của lễ độ: biểu hiện của 1 con người có văn hóa, có đạo đức, giúp cho quan hệ giữa con người với con người trở nên tốt đẹp hơn, góp phần làm cho xã hội văn minh
câu 2:
- siêng năng kiên trì là đức tính của con người thể hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên, đều đặn.
- ý nghĩa: giúp cho con người thành công trong công việc, trong cuộc sống.
câu 3:
- biết ơn là sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình càm và những việc làm đền ơn, đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình, với những người đã có công với dân tộc, đất nước.
- Ý nghĩa: tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người.
câu 4:
- sống chan hòa với mọi người là sống vui vẻ, hòa hợp với mọi người và sẵn sàng cùng tham gia vào các hoạt động chung có ích.
- ý nghĩa: sẽ được mọi người quý mến và giúp đỡ, góp phần vào việc xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp.
bạn tham khảo nhé :
https://h.vn/hoi-dap/question/79186.html
cho chúng ta biết những điều sảy ra trong quá khứ,cho chúng ta biết tổ tiên và ông cha ta đã sống như thế nào, đã làm việc như thế nào , có những gì sảy ra
Ý nghĩa :
" Nêu nên tính kiêu căng , sốc nổi của tuổi trẻ, có thể lm hại đến ng khác khiến ta pk ân hận suốt đời . "
Ý nghĩa của bài là: Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chọc chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra được bài học đường đời cho mình.
\(.\)
Home » Văn nghị luận »
Giải thích ý nghĩa bài ca dao “Công cha như núi Thái Sơn…”
Cha mẹ đã sinh ra ta, chăm sóc dạy bảo ta. Vì thế, công ơn cha mẹ dành cho ta rất lớn. Chúng ta phải biết ơn, đền đáp công lao đó. Điều đó đã được ông cha ta nhắn nhủ qua bài ca dao:
“Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.!”
Bài ca dao đã đi sâu vào lòng người bởi những hình ảnh so sánh rất độc đáo: “Công cha với núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ với nước trong nguồn”. “Núi Thái Sơn”là ngọn núi cao, đồ sộ vững chãi nhất ở Trung Quốc. “Nước trong nguồn” là dòng nước tinh khiết nhất, mát lành nhhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn. Từ hiện tượng cụ thể ấy, tác giả dân gian đã ca ngợi công lao của cha mẹ. Tình cha mạnh mẽ, vững chắc, tình mẹ thật ngọt ngào vô tận và trong sáng. Ân nghĩa đó to lớn, sâu nặng biết bao. Chính vì vậy mà chỉ có những hiện tượng to lớn bất diệt của thiên nhiên kì vĩ mới có thể so sánh bằng. Xuất phát từ công lao đó, ông cha ta khuyên mỗi chúng ta phải làm tròn chữ hiếu để bù đắp lại công ơn trời biển của cha mẹ.
Tại sao lại nói công cha và nghĩa mẹ là vô cùng to lớn, bao la, vĩ đại, không có gì so sánh được ? Bởi vì cha mẹ là người đã sinh ra ta, không có cha mẹ thì không có bản thân mỗi con người. Cha mẹ lại là người nuôi dưỡng ta từ khi ta mới chào đời cho đến khi ta trưởng thành mà không quản ngại khó khăn vất vả. Cha mẹ còn dạy dỗ ta nên người, dạy cho ta biết cách cư xử sao cho lịch sự, dạy cho ta đạo lí làm người, dạy cho ta cách làm lụng, cách tự chăm sóc cho bản thân, dọn dẹp nhà của cho sạch sẽ. . .Cha mẹ là chỗ dựa vững chắc nhất, tin cậy nhất, luôn dang tay mở rộng tình thương đối với các con. Cha mẹ cùng bên nhau sống trọn đời vì con, tạo lập niềm tin tưởng và nền móng vững chắc cho con vào ngưỡng cửa của cuộc đời.
Vậy chúng ta phải làm gì để đền đáp công ơn của cha mẹ ? Để đền đáp công ơn của cha mẹ, đạo làm con chúng ta phải biết ơn, phải lễ phép với cha mẹ. Phải luôn ngoan ngoãn và nghe lời cha mẹ, làm theo những điều cha mẹ dạy. Ta phải kính trọng hiếu thảo với cha mẹ; luôn cố gắng học tập thật giỏi để vui lòng cha mẹ. Có như vậy mới là “đạo con”.
Bài ca dao đã răn dạy chúng ta một bài học bổ ích. Chúng ta cần phải biết làm gì để luôn nhớ tơi và trân trọng công lao to lớn của cha mẹ. Đọc lại bàI ca dao,chúng ta càng thấm thía đạo lí làm người.
TL:
1.Có thể nói, cách thức tỏ tình chiếm tầm quan trọng, quyết định cho sự nhận hoặc từ chối yêu một ai đó. Chính thế, tỏ tình được xem như một nghệ thuật trong việc gõ cửa và chinh phục trái tim của người khác.
2.Núi Thái Sơn hay núi ngất trời cũng cùng chung một ý nghĩa rằng công lao của cha vô cùng to lớn, chúng ta không thể nào đo đếm được. ... Như vậy, câu ca dao nói lên công lao to lớn, vô cùng của cha mẹ với con cái. Từ đó, nhân dân ta nhắc nhở mọi người phải biết ơn, hiếu trọng đối với cha mẹ.
~HT~
''nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống'' có nghĩa là trong trồng trọt bốn yếu tố quan trọng nhất là nước, phân bón, tính cần cụ, chất lượng hạt giống:
+ Nước quan trọng nhất vì cây sống cần có nước để tưới nếu không có cây sẽ chết
+ Phân bón xếp vị trí thứ hai và có vị trí quan trọng không kém gì nước vì nếu không có phân bón cây sẽ không có đầy đủ các chất dinh duõng để phát triển, dẫn nên năng xuất thấp
+ Tính cần cụ ở vị trí thứ ba, nó cũng rất quan trọng như nước và phân bón vì con người cần cù mới có thể có thành công, tức là lao động, bỏ công sức chăm sóc thì năng xuất thu hoạch mới cao
+ Chất lượng hạt giống tuy xếp vị trí cuôi nhưng nó cũng rất quan trọng vì nếu hạt giống kém chất lượng thì dù có được cho phân bón, được tưới nước đều dặn thì cây cũng sẽ không phát triển bình thường, cho năng xuất thu hoạch kém
(sai thì thôi, đừng k sai nha)
Câu 8 : Vì trên chiếc thuyền chỉ có hai người , ba ( bố ) của thằng Mỹ đen và ba ( bố ) của thằng Mỹ trắng .
Câu 9 : Cái bóng .
Câu 10 : Câu cá .
Câu 11 : Vì gấu trúc chỉ có 2 màu đen trắng nên nó ao ước được chụp hình màu .
Câu 12 : Cho con bú .
Câu 13 : Mặt trăng .
Câu 14 : Con trai là con vật sông dưới nước , còn đàn ong sống trên cây .
Câu 15 : Bánh trưng .
Học tốt !
- Nghĩa đen: nghĩa được mọi người đều hiểu một cách trực tiếp và đều dùng một cách thông thường.
- Nghĩa bóng: nghĩa suy từ nghĩa chính của một từ, chỉ có trong một câu văn nhất định.
Ví dụ:
Trong câu thơ " Xuân ơi xuân! Em mới đến dăm năm."
Từ " Xuân" được dùng với nghĩa đen là chỉ mùa đầu năm vào tháng giêng, tháng hai, tháng ba âm lịch.
Hiểu theo nghĩa bóng ( nghĩa chuyển) là chỉ chế độ Xã hội chủ nghĩa trên miền Bắc.
Nghĩa đen: Mỗi từ bao giờ cũng có một nghĩa chính, nghĩa gốc và còn gọi là nghĩa đen. Nghĩa đen là nghĩa trực tiếp, gần gũi, quen thuộc, dễ hiểu; nghĩa đen không hoặc ít phụ thuộc vào văn cảnh.
Nghĩa bóng: Là nghĩa có sau (nghĩa chuyển, nghĩa ẩn dụ), được suy ra từ nghĩa đen. Muốn hiểu nghĩa chính xác của một từ được dùng, phải tìm nghĩa trong văn cảnh.