Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu tl của bạn gx hính xác lắm nhưng mà mik cứ tik đúng nke. Có thắc mắc j vè nhận xét của mik thì cứ hỏi
- Em không tán thành ý kiến đó, bởi 2 câu thơ đầu vừa tả cảnh nhưng vẫn chứa tình và 2 câu thơ sau cũng có tình trong cảnh
+ Hai câu thơ đầu: là hình ảnh trăng sáng đẹp kì ảo giữa đêm và cũng là tâm trạng bâng khuâng xao xuyến của tác giả khi nhớ về quê hương
+ Hai câu thơ sau: là nỗi nhớ quê hương đậm nét hơn, rõ ràng và da diết hơn tuy nhiên trong câu thơ vẫn có cảnh đó là vẻ đẹp của vầng trăng thanh tĩnh dịu hiền
⇒ Cảnh và tình tác động lẫn nhau, vẽ cảnh để gợi tả tình và cái tình xuất hiện trên nền của cảnh.
Bạn có thể lên mạng gõ soạn văn 7 í. Bài của bạn kia giống hệt mà. Nên ko cần lên đây tìm đâu 33
a) rọi: chiếu, soi
nhìn: trông, ngó, xem,...
b) - ngó, ngóng,...
- (ko biết)
a). Rọi: chiếu,....
Nhìn: ngó, xem, ngắm,...
b). Để mắt, quan tâm tới: trông, dòm, ngó, quan sát,...
Xem để tháy và biết được: coi, xem, liếc,...
Dựa theo dàn bài rùi lm nhoa :)
I. Mở bài: Dẫn dắt vấn đề
- Giới thiệu nhận định
Vd: hình ảnh người lính luôn là đề tài quen thuộc trong các tác phẩm văn chương của các tác giả. Hình ảnh người lính trong các tác phẩm văn chương ấy luôn hiện lên với nhiều những phẩm chất cao quý, tinh thần lạc quan vui vẻ, không quản ngại khó khăn gian khổ nơi chiến trường. Nhưng tác phẩm đã để lại ấn tượng khó phai nhất trong lòng người đọc phải kể đến hai tác phẩm: Cảnh khuya, Rằm tháng riêng. Có ý kiến cho rằng : " Hai bài thơ đã cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của Bác,đó là sự hòa hợp thống nhất giữa tâm hồn nghệ sĩ với cốt cách người chiến sĩ".
II. Thân bài:
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
2. Giải thích:
+ Tâm hồn nghệ sĩ: là tâm hồn của con người có tình yêu tha thiết, sống giao hòa với thiên nhiên, có những rung cảm tinh tế trước vẻ đẹp của thiên nhiên.
+ Cốt cách chiến sĩ: là lòng yêu nước, phong thái ung dung lạc quan của người chiến sĩ.
-> hai bài thơ đã thể hiện rõ tài năng cùng phong cách của Hồ Chí Minh: sự hòa hợp thống nhất giữa tâm hồn nghệ sĩ với cốt cách người chiến sĩ.
3. Chứng minh:
a. Cốt cách của người chiến sĩ:
- Luôn có lòng yêu nước nồng nàn, hi sinh tuổi thanh xuân của bản thân vì lý tưởng, độc lập, tự do của quê hương, đất nước.
- sự ung dung, lạc quan, luôn tin vào một tương lai tốt đẹp của bác.
+ Dù trong cuộc sống chiến đấu đầy khó khăn, dù phải nhiều đêm thức trắng nhưng người vẫn có khoảng thời gian cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, của đất trời, sự rung cảm trước thiên nhiên tươi đẹp của Bác.
+ Sự ung dung, bình tĩnh của Bác trong cảnh trăng rằm. Phong thái ung dung lạc quan còn thể hiện ở hình ảnh con thuyền của vị lãnh tụ và các đồng chí sau lúc bàn việc quân trở về lướt đi phơi phới chở dầy ánh trăng. Đặc biệt với chủ thể trữ tình, từ tâm thế của một chiến sĩ luận bàn việc quân trong giây phút đã trở thành một thi sĩ-một tao nhân mặc khách giữa thiên nhiên.
b. Tâm hồn nghệ sĩ:
- Sự say mê, đắm chìm trong cảnh thiên nhiên, đất nước.
- Sự rung cảm trước cảnh đẹp thiên nhiên, khắc hoạ thiên nhiên qua ngòi bút, câu từ mộc mạc, giản dị, quen thuộc.
4. Đánh giá:
- Hai yếu tố trên hoà quyện, phối hợp hài hoà trong con người của Bác tạo nên một vẻ đẹp nhất quán.
III. Kết bài: Suy nghĩ chung của bản thân
Trước hết, ta cần hiểu câu tục ngữ trên cho đầy đủ. “Đi một ngày đàng” chỉ sự tiếp xúc của con người với xã hội. Khi ta đi ra ngoài ta sẽ được gặp gỡ nhiều người của xã hội, được nghe nhiều câu chuyện dở hoặc hay được biết nhiều lời ăn tiếng nói và nhiều cách suy nghĩ về những vấn đề xã hội khác nhau. Từ đó, trí hiểu biết của ta được nâng cao, mở rộng hơn, ta có thể rút ra nhiều kinh nghiệm và nhiều bài học bổ ích trong cuộc sống. Không phải chỉ có sách vở mà chính thực tế cuộc sống cũng dạy cho ta nhiều điều cần thiết. Như vậy là “Đi một ngày đàng” ta đã có thêm “một sàng khôn”. Trí khôn vốn là một điều trừu tượng nhưng ở đây được cụ thể hóa, được xem như một vật có hình thể rõ ràng và có thể sắp xếp lên như một sàng ổi hoặc một sàng na. “Sàng” là dụng cụ đan bằng tre có công dụng chính là sàng gạo loại bỏ thóc. Nhưng đôi khi người ta cũng dùng sàng để dựng thức này thức nọ. Hình ảnh “sàng khôn” hàm ý chỉ một khối lượng trí khôn nhiều.
Tuy nhiên, trong thực tế, ta chỉ có “một sàng khôn” khi có ý thức tìm hiểu, quan sát cuộc sông xung quanh. Bà Huyện Thanh Quan khi đi qua Đèo Ngang đã phải “dừng chân đứng lại” để ngắm nhìn “trời, non, nước” mới có những phát hiện tinh tế về thiên nhiên, con người, cuộc sống nơi này. Nguyễn Trãi đi nhiều nơi song cũng phải quan sát, ghi chép nhiều mới có được “Dư địa chí” - cuốn sách về địa lí đầu tiên của nước ta. Bản thân nhà bác học Lê Quý Đôn, ông luôn có những “túi gấm” chứa đựng những thông tin mà ông ghi chép lại được từ sự quan sát cuộc sống quanh mình... Thử hỏi, cuộc sống quanh ta vô cùng sinh động, phong phú nếu không có ý thức quan sát thì sao có thể có được sàng khôn? Điều đó đã xảy ra với nhân vật anh ngốc trong truyện cổ tích “Dạy chồng”. Vợ dặn anh thấy có đám đông thì phải chạy lại mà nói “Xin chia buồn cùng tang gia”. Nghe lời vợ, anh đi đường gặp một đám cưới nhưng chẳng để ý xem nó giống và khác đám hôm trước thế nào, cứ thế chạy lại gần nói điều xui xẻo kia ra. Hậu quả là anh bị đánh một trận tơi bời. Ngày nay cũng có nhiều anh ngốc như vậy, đi nhiều nơi nhưng không biết nhìn nhận, quan sát sự việc, sự vật tường tận nên chẳng những không học được điều gì hay khôn mà lại rước về nhiều cái dại. Có người ra đường gặp bạn bè, chơi bời lêu lổng khi về mắc vào vòng nghiện ngập, trộm cắp, bệnh tật,... Họ đã không đế ý đến những tai họa mà họ có thể gặp phải. Vậy là dù có đi nhiều ngày đàng mà không có ý thức học tập thì có thể có được sàng khôn nào. Có thể xem, đó là ý nghĩa bổ sung cho ý nghĩa câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn thêm hoàn chỉnh.
Câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn và ý nghĩa bổ sung của nó nhắc nhở mỗi chúng ta bên cạnh ý thức giao lưu, tiếp xúc với thế giới bên ngoài cần chú ý việc quan sát, học hỏi những điều hay lẽ phải đồng thời đến cả cái dở, cái xấu. Có như vậy, những buổi tham quan dã ngoại, những buổi đi chơi xa... mới thực sự có ích.
BTK :Xã hội loài người phát triển được như ngày nay là nhờ quá trình tìm hiểu, nhận thức, tích lũy và không ngừng nâng cao tri thức của tất cả các dân tộc trên thế giới. Tri thức rất cần thiết đối với con người. Muốn có tri thức phải học hỏi. Học trong sách vở, học từ thực tế cuộc sống. Ông cha ta xưa kia đã nhận thức rất đúng đắn về sự cần thiết của việc mở rộng phạm vi không gian học tập đối với mỗi người nên đã khuyên nhủ, động viên con cháu: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
Xã hội Việt Nam xưa là xã hội phong kiến còn nhiều bảo thủ, lạc hậu. Người dân quanh năm suốt tháng chỉ quanh quẩn trong trong lũy tre xanh, ranh giới của cộng đồng làng xã. Có người suốt đời chẳng bước ra khỏi cổng làng. Số người được đi xa để ăn học hoặc làm việc rất hiếm hoi. Vì vậy, trình độ hiểu biết của mọi người nói chung khó mà mở rộng hoặc nâng cao lên được.
Tuy vậy, trong sự ràng buộc của tư tưởng bảo thủ, lạc hậu, vẫn lóe lên những tia sáng nhận thức về sự cần thiết phải học hỏi để nâng cao hiểu biết. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Chỉ cần đi một ngày đàng (ý nói thời gian ít ỏi và quãng đường không xa là bao so với nơi ta sinh sống) thì ta đã học được một sàng khôn. Đây là hình ảnh ẩn dụ để diễn tả cụ thể, gần gũi dễ hiểu một khái niệm trừu tượng, đó là sự hiểu biết của con người. Nếu chịu khó đi thì ta sẽ học được nhiều bài học bổ ích cho cuộc đời, bởi trên khắp các nẻo đường đất nước, nơi nào cũng có vô vàn những điều hay, điều lạ.
Để động viên tinh thần học hỏi, dân gian đã có những câu nội dung tương tự như câu tục ngữ trên:
Làm trai cho đáng nên trai,
Phú Xuân đã trải, Đồng Nai cũng từng;
Làm trai đi đó đi đây,
Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn.
Điều đó chứng tỏ ông cha ta đã nhận thức được việc đi xa để học hỏi là điều quan trọng, cần thiết và đáng khuyến khích.
Hiểu biết càng nhiều, con người càng có cách xử thế đúng đắn trong quan hệ gia đình và xã hội. Trình độ hiểu biết tạo điều kiện cho ta làm việc tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn, giúp ích cho gia đình, xã hội được nhiều hơn.
Trong giai đoạn đổi mới hiện nay, việc học để mở mang nhận thức và hiểu biết của mỗi người càng trở nên cấp bách. Muốn xóa bỏ tình trạng lạc hậu, muốn rút ngắn sự cách biệt giữa nước ta và các nước phát triển trên thế giới, chúng ta chỉ có một con đường là học. Học, học nữa, học mãi như lời Lênin đã dạy. Vấn đề đặt ra là học những điều hay, lẽ phải, những điều thiết thực, bổ ích cho sự nghiệp xây dựng đất nước; tránh điều dở, điều xấu có hạl đến bản thân, gia đình và xã hội.
Hiện nay, chuyện đi đó đi đây không còn là chuyện hiếm có như ngày xưa. Ai cũng có quyền tự do đi lại, học hành, kể cả ra nước ngoài. Học hỏi bằng con đường tham quan, du lịch; học hỏi bằng con đường du học, nhưng mục đích cuối cùng vẫn là để tiếp thu những kinh nghiệm, những kiến thức khoa học, tiến bộ của nhân loại nhằm phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển Việt Nam thành một đất nước giàu mạnh mà vẫn giữ được bản sắc và truyền thống dân tộc.
Học hỏi không phải là chuyện ngày một, ngày hai mà là chuyện cả đời người. Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học ở cuộc sống. Việc nâng cao hiểu biết là rất quan trọng và cần thiết đối với mỗi người. Vì vậy chúng ta phải có mục đích và phương pháp học tập đúng đắn để đạt được hiệu quả cao. Có trí thức, chúng ta mới làm chủ được bản thân, mới đóng góp hữu ích cho gia đình, xã hội. Học vấn làm đẹp con người. Đó cũng là điều ông cha muốn nhắn gửi đến chúng ta. Câu tục ngữ: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn là lời khuyên quý báu của người xưa; đến nay nó vẫn được lưu giữ trong hành trang của tuổi trẻ trên con đường tạo dựng sự nghiệp.
Hai câu thơ đầu thiên về tả cảnh, hai câu sau thiên về tả tình
+ Hình ảnh ánh trăng suốt hiện ở “sàng tiền” thể hiện sự thao thức, trăn trở không ngủ được của nhà thơ: Lí Bạch yêu trăng, nhớ quê
+ Câu thơ thứ 2: Ánh trăng tràn ngập không gian đồng nghĩa với việc vị trí ngắm trăng thay đổi từ sàng tiền tới song tiền: tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến
⇒ Hai câu thơ đầu, từ cảnh nhận ra tình
- Hai câu thơ sau: nỗi niềm nhớ cố hương hiện hữu rõ nét
+ Ngẩng đầu nhìn trăng sáng: Vầng trăng thanh tĩnh, sáng dịu hiền hiện ra, đây là đêm trăng đẹp nhưng yên tĩnh
→ Mối quan hệ nhân quả giữa cảnh và tình tác động qua lại: Vì trăng sáng nên không ngủ được, không ngủ được càng thấy trăng sáng hơn, đẹp hơn
Lí Bạch là một nhà thơ nổi tiếng thời nhà Đường Trung Quốc. Với những đóng góp của ông cho nền văn học nước này, ông đã được mệnh danh là “ Thi Tiên”. Cũng không hề là ngẫu nhiên mà mọi người ưu ái đặt cho ông danh hiệu này. Trong mỗi câu thơ ông viết không chỉ sâu sắc về mặt nội dung và còn rất chân thực, dạt dào về mặt cảm xúc. Trong số các tác phẩm của ông, bài thơ “Tĩnh dạ tư” là một trong những bài thơ thể hiện xuất sắc cảm xúc chân thật của nhà thơ, cụ thể ở đây là nỗi nhớ thương da diết của nhà thơ hướng về quê hương của mình.
Lí Bạch rời xa quê hương từ năm hai mươi lăm tuổi, trên các chặng đường tha phương, chưa một lần Lí Bạch thôi nhớ thương về quê nhà. Những vần thơ ông viết về quê hương cũng da diết như chính tình cảm sâu nặng của ông dành cho quê nhà. Trong một lần ngắm trăng đêm, Lí Bạch đã cạnh lòng nhớ thương về quê nhà, và ông đã sáng tác bài thơ “ Tĩnh dạ tư” trong hoàn cảnh đó.
“Sàng tiền minh nguyệt quang
Nghi thị địa thượng sương”
( Dịch: Đầu giường trăng sáng rọi
Ngỡ mặt đất phủ sương)
Chủ đề “ Vọng nguyệt hoài hương” là một đề tài khá quen thuộc trong văn học. Ở đây, nhà thơ Lí Bạch cũng nhìn ngắm ánh trăng để gửi gắm nỗi nhớ về quê nhà.
Chữ “ sàng” ( đầu giường) gợi cho người đọc liên tưởng rằng nhà thơ đang nằm trên giường, hình ảnh một con người đang trằn trọc trong đêm khuya, vừa ngắm trăng vừa mang mỗi suy tư, sầu muộn. Ánh trăng sáng rọi đầu giường, bao phủ không gian, càng làm cho con người trong đêm thanh tịnh thêm cô đơn, lẻ loi.
“Nghi” ở đây là một câu cảm thán thể hiện sự hoài nghi, nghi ngờ. Ánh trăng sáng chiếu rọi đầu giường, nơi nhà thơ nằm, cũng soi rọi xuống mặt đất làm cho mặt đất trở nên mờ ảo như có sương mù bao phủ “ Nghi thị địa thượng sương”.
Ta có thể thấy hai câu thơ đầu, nhà thơ Lí Bạch đã gợi ra được cái không gian, bối cảnh tịch mịch của đêm trăng để làm cái nguyên cớ, cái bối cảnh để nhà thơ dãy bày cảm xúc thương nhớ dành cho quê hương của mình:
“ Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương”
(Dịch: Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương)
Đến đây, cảm xúc của nhà thơ thực sự đã được dãi bày một cách trọn vẹn.Nếu trong hai câu thơ đầu, nhà thơ tả cảnh song chỉ thấp thoáng những nguồn cảm xúc thì đến hai câu thơ này, đối tượng của sự nhớ tương đã được xác định, được biểu lộ một cách trọn vẹn.
“ Cử đầu”- “ Đê đầu” ( Ngẩng đầu – cúi đầu) là hai từ chỉ hành động mang sắc thái đối ngược song chúng cùng nhau diễn ra để chỉ sự thống nhất trong cảm xúc, trong nỗi nhớ của nhà thơ.
“ Cử đầu vọng minh nguyệt” hành động ngẩng đầu để thụ hưởng ánh trăng sáng trong đêm đã gợi nhắc một cách mãnh liệt về nỗi nhớ nhà, nối nhớ quê hương của nhà thơ. Câu thơ cũng thể hiện rõ nhất “ xúc cảnh sinh tình”, ngắm trăng nhớ quê của bài thơ.
Ngẩng đầu là để ngắm nhìn ánh trăng sáng, nhà thơ đã cảm nhận được sự thân thuộc, gắn bó để từ đó khơi dậy được nguồn cảm xúc mãnh liệt nơi sâu thẳm trong tâm hồn, đó là nỗi nhớ về quê hương:
“ Đê đầu tư cố hương”
Nếu hành động ngẩng đầu được coi là chất xúc tác gợi nhắc mạnh mẽ về nỗi nhớ quê thì “ đê đầu” ( cúi đầu) lại gợi liên tưởng về sự suy tư, trăn trở của chính nhà thơ Lí Bạch. Nhà thơ cúi đầu để hồi tưởng về quê hương nhưng cũng có thể là cách nhà thơ cố kìm nén dòng cảm xúc trào dâng của mình.Ánh trăng sáng rọi cũng đã chiếu sáng đến phần tình cảm thiêng liêng, sâu thẳm nhất trong tâm hồn nhà thơ. Nếu tiếp tục ngắm nhìn, nỗi nhớ cứ thế vỡ òa mà hoàn cảnh hiện tại, nhà thơ đang ở nơi đất khách không thể trở về thì chỉ còn một cách là cố kìm nén cảm xúc như thác lũ đang trào ra ấy.Ta cũng có thể thấy, nhà thơ có một tình cảm vô cùng mãnh liệt, dạt dào với quê hương của mình. Bởi chỉ có sự thân thương, gắn bó thì sự tác động của ngoại cảnh ( ánh trăng) mới có thể khơi ra được nguồn cảm xúc mãnh liệt như vậy.
Như vậy, trong không gian thanh tịnh của buổi đêm, khi ánh trăng sáng rọi đầu giường thì những cảm xúc thương yêu về quê hương trong nhà thơ Lí Bạch đã được bộc lộ trọn vẹn. Cái làm nên thành công của bài thơ không chỉ ở ngôn từ tinh tế, cách cảm nhận và biểu hiện ý thơ một cách xuất sắc mà còn bở Lí Bạch lồng vào những vần thơ của mình cảm xúc dạt dào nhất, chân thực nhất của mình.