K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 3 2019

Trong các con vật, mỗi con lại có một ưu điểm riêng. Mèo thì bắt chuột, chó để trông nhà, gà trống đánh thức mọi người mỗi sáng, còn trâu lại giúp bác nông dân cày ruộng. Nhà bà em cũng nuôi một chú trâu. Trâu là loài vật em thích nhất.

Chú trâu nhà bè trông thật lực lưỡng, khỏe mạnh. Thân chú mập mạp với làn da đen. Cái đầu to luôn chúi về phía trước của chú có cái mũi đen xỏ một sợi dây thừng. Hai tai trâu như hai cái lá đa cứ phe phẩy, phe phẩy. Nổi bật trên cái đầu ấy là cặp sừng cong và nhọn hoắt. Đây là vũ khí lợi hại nhất của chú. Bình thường hiền lành là thế nhưng khi có điều gì tức giận chú lại giương cặp sừng nhọn hoắt ra khiến đối thủ khiếp sợ. Bốn cái chân rắn chắc đỡ lấy thân hình nặng nề rất có ích mỗi khi cày ruộng. Cái đuôi dài suốt ngày ngoe nguẩy rất đáng yêu. Trông chú như một lực sĩ vậy.

Chú trâu nhà bà cày ruộng rất khỏe. Từ tờ mờ sáng, bác em đã dắt trâu ra đồng. Sau khi mắc cày vào cổ trâu, bác quất một roi vào thân trâu, dục “Đi”. Chú trâu hiểu ý chậm rãi đi đều đều trên mảnh ruộng. Cái cày cũng ngoan ngoãn đi theo trâu. Trâu đi qua chỗ nào đất cũng tơi xốp hơn giúp bác em gieo mạ dễ dàng. Trâu cày rất chăm chỉ, hăng say. Mặt trời đã lên cao mà trâu và bác em vẫn hì hục làm việc. Đến xế chiều, mảnh ruộng rộng đã được cày xong xuôi. Bác em lấy tay lau mồ hôi trên trán, vuốt ve chú trâu trìu mến. Trâu nghiêng nghiêng đầu nhìn mảnh ruộng như hạnh phúc với thành quả lao động của mình. Bác dắt trâu về nhà, buộc vào chuồng. Em đi theo bà ra cho trâu ăn. Bà cho đầy rơm vào chuồng cho nó ăn suốt đêm. Sau một ngày làm việc mệt mỏi, trâu ăn no nê rồi lại lim dim mắt ngủ. Cứ chợp mắt một chút, chú lại tỉnh, he hé mắt nhìn rồi lại ngủ tiếp trông rất ngộ.

Có lần, cu Đức – con của cậu em ru em đi chăn trâu ngoài bờ đê. Ngồi trên lưng trâu ngắm nhìn bờ đê thật tuyệt. Đức chọn một chỗ nhiều cỏ tươi nhất cho trâu ăn. Khi thấy trâu ăn no nê, chúng em dắt trâu xuống đê tắm rửa, uống nước. Lúc người làm đồng về nhà, chúng em cũng dắt trâu về. Nó được ăn no căng bụng, uống nước hả hê. Trông nó lúc này béo múp béo míp trông thật thích mắt.

Em rất yêu quý chú trâu nhà ngoại. Nhờ có chú nên những người nông dân như bà nội em được mùa bội thu. Chú là người bạn thân thiết của nông dân Việt Nam. Tôi càng thấm thía câu nói “Con trâu là đầu cơ nghiệp”.

Những bài văn bất hủ của học sinh (5)Đề: Em hãy tả về bà của mình.Nhà em có nuôi một bà nội suốt ngày ngồi phẩy quạt nhưng ruồi không bay khỏi miệng, mồm luôn dạy cháu phải sạch nhưng bà lại lấy khăn lau bàn để lau ly uống nước.Đề: Tả con trâu.Quê em nhà nhà làm nông nghiệp nên gia đình ai cũng có một con trâu. Chú trâu nhà em rất khỏe mạnh và chăm chỉ. Ngày ngày chú theo bố em ra...
Đọc tiếp

Những bài văn bất hủ của học sinh (5)

Đề: Em hãy tả về bà của mình.

Nhà em có nuôi một bà nội suốt ngày ngồi phẩy quạt nhưng ruồi không bay khỏi miệng, mồm luôn dạy cháu phải sạch nhưng bà lại lấy khăn lau bàn để lau ly uống nước.

Đề: Tả con trâu.

Quê em nhà nhà làm nông nghiệp nên gia đình ai cũng có một con trâu. Chú trâu nhà em rất khỏe mạnh và chăm chỉ. Ngày ngày chú theo bố em ra đồng để cày ruộng. Thân hình chú vạm vỡ, 2 chiếc ngà dương lên oai hùng. Chân chú rất to và đen hơn chân bố em.

Đề: Tả con mèo.

Nhà em có nuôi một chú mèo. Lông chú trắng mượt rất xinh xắn. Đầu chú to đúng bằng quả bóng nhựa 1.500 đồng mà mẹ mới mua cho em.

Đề: Tả về anh chị em của em.

Ông anh trai nhà em rất con trai và thông minh nữa, hẳn là vì anh có cái đầu to như trái dừa khô và đôi mắt đen huyền óng ả.

Đề: Tả con gà.

Nhà em có nuôi 1 con gà trống, chú ăn rất khỏe lớn rất nhanh càng lớn chú càng giống gà mái.

Đề: Tả buổi đi chơi mà em tham gia.

Chủ nhật vừa qua cả nhà em được tổ chức đi Vũng Tàu. Mọi người dậy từ rất sớm để tập hợp lên xe. Đi được một quãng đường mọi người trên xe đều ngủ chỉ trừ bác tài là còn thức vì bác đã uống thuốc chống ngủ.

1
1 tháng 3 2018

Hay

Những bài văn bất hủ của học sinh (10) Đề: Tả người cao tuổi.Xóm em có rất nhiều bà lão, nhưng em thích nhất là bà Khoái ở cạnh nhà em. Đầu bà to bằng trái dừa, mặt bà nhìn như mặt tượng, hai cái tai nhọn và vầng trán lồi lên sự thông minh. Mỗi khi em qua nhà bà chơi bà thường nói: "Mày ở chơi thêm tý nữa hãy về".Đề: Em hãy phân tích bài ca dao: "Trên đồng cạn, dưới đồng sâu....
Đọc tiếp

Những bài văn bất hủ của học sinh (10)

Đề: Tả người cao tuổi.

Xóm em có rất nhiều bà lão, nhưng em thích nhất là bà Khoái ở cạnh nhà em. Đầu bà to bằng trái dừa, mặt bà nhìn như mặt tượng, hai cái tai nhọn và vầng trán lồi lên sự thông minh. Mỗi khi em qua nhà bà chơi bà thường nói: "Mày ở chơi thêm tý nữa hãy về".

Đề: Em hãy phân tích bài ca dao: "Trên đồng cạn, dưới đồng sâu.
Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa".

Đây là cảnh làm nông của một gia đình khá giả. Họ có ít nhất ba thửa ruộng. Một thửa ruộng do chồng cày, một thửa thì vợ đang cấy và một ruộng đang bừa. Họ có ít nhất hai con trâu. Một con đi cày, một con đi bừa.

Đề: Tả chú thương binh.

Gần nhà em có một chú thương binh, chú đã bị thương 2 lần. Một lần ở Buôn Mê Thuột và một lần ở đùi.

Đề: Tả con lợn.

Em thích nhất con lợn trong chuồng nhà em. Đầu nó to như cái gầu múc nước, mồm nó to bằng cái bò đong gạo, mình nó to bằng người bố em, chân nó to bằng khuỷu tay của anh em, đuôi nó dài như cái thước kẻ của em. Mỗi lần mẹ em cho nó ăn nó lại vẫy đuôi rối rít. Lúc nó ngủ trông nó thật đáng yêu.

Đề: Tả cây hoa hướng dương.

Hôm nay em đi học về nhặt được một hạt hướng dương. Em cho nó vào chậu, sau nó mọc một cây như chiếc đũa. Em chăm bón nó và nó nở một bông hoa như cái nắp ấm. Sau đó hoa rụng hết cánh, em lấy hạt vào rang ăn

Đề: Tả cây bàng.

Trước cửa nhà em có trồng một cây bàng. Mùa bàng chín rụng đầy sân. Mẹ em nhặt bán lấy tiền mua tivi và tủ lạnh.

Đề: Đặt câu với vần iêu.

Mẹ em thích tiêu tiền.

Đề: Phân tích tác phẩm "Mảnh trăng cuối rừng".

Nguyệt cởi quần áo bỏ trên bờ, nhảy ùm xuống nước, bơi tung tăng như một con cá vàng sang bờ bên kia.

2
4 tháng 12 2016

Đọc chán đọc chê từ năm ngoái !hehe

5 tháng 12 2016

SAY Oh Year

28 tháng 9 2021

chịu em đọc mãi cũng chụi

28 tháng 9 2021

Điều đầu tiên phải nói đến là tấm lòng đôn hậu, rất mực yêu thương con của lão Hạc... Vợ chết sớm, sống một mình trong cảnh gà trống nuôi con, lão yêu con hết mực. Khi con đến tuổi trưởng thành, vì nhà nghèo nên làm lỡ duyên con, lão vô cùng ân hận và cảm thấy mình có lỗi. Trách nhiệm làm cha luôn luôn thôi thúc giày vò lão, lão tìm mọi cách để làm yên lòng con.
 
Nhưng người con vì phẫn uất đã bỏ nhà đi đồn điền cao su để mình lão thui thủi ở nhà. Tình yêu con của lão được biểu hiện vừa trực tiếp vừa gián tiếp. Trực tiếp qua tình cảm của lão với anh con trai, gián tiếp qua tình cảm với con Vàng - kỉ vật duy nhất của con. Lão cho nó ăn vào bát như chó nhà giàu, mình ăn gì nó ăn nấy. Lão nâng niu bế bồng nó như bà mẹ hiếm hoi chiều đứa con cầu tự. Những lúc vui buồn lão đều trò chuyện, tâm tình với nó, coi nó như người bạn tâm giao. Bao nhiêu tình cảm nhớ thương xa cách, lão đều dành cho nó.
 
 Không phải bất cứ người nào cũng có thể nhớ thương súc vật như vậy. Vậy lão không đôn hậu, yêu con đó sao? Nhưng mưa bão liên miên, hoa màu trong vườn đều bị phá sạch, việc làm chẳng còn, nếu cứ tiếp tục như vậy sẽ ăn vào số tiền lão chắt chiu dành dụm cho con. Nếu đặt lên bàn cân mà tính số suất ăn của con chó cũng bằng lão, vậy tốn quá. Giữa số tiền dành dụm cho con và con chó, người bạn tâm tình, lão chọn ai đây! Để đi đến quyết định, lão đã phải dằn vặt, đau khổ, lão đã suy nghĩ nhiều, nhiều lắm mới dũng cảm bán chó. Cuộc lựa chọn tàn khốc diễn ra trong nước mắt.
 
 Nhưng nếu không bán lão sẽ chết, và số tiền dành dụm cho con cũng chẳng còn. Lão bán chó đâu phải để ăn mà để lo tương lai cho cho đứa con. Nét cao đẹp của lão Hạc chính là ở chỗ đó. Sau khi bán chó, lão cảm thấy hụt hẫng, thiếu vắng. Lão lại tự dằn vặt lương tâm mình, tự oán trách mình vì đã trót lừa một con chó: “các nếp nhăn xô lại ép cho nước mắt chảy ra, lão hu hu khóc”. Vậy là, trong cuộc đổi chác này, cái được chẳng là bao mà cái mất thật là to lớn. Lão Hạc được vài đồng để sống qua ngày nhưng lại mất đi một người bạn, mất đi mối dây liên hệ giữa lão và đứa con. Xót xa thay, cay đắng thay cho một số phận của con người đôn hậu, hiền lành này.
 
Lão lương thiện đến mức chỉ vì bán con chó mà tự oán trách mình đau khổ đến thế. Liệu Binh Tư, vợ ông giáo và bao người khác nữa, họ có hiểu không, hay họ chỉ thấy lão Hạc gàn dở và ngốc nghếch. Ta cảm thương cho số phận lão, ta cảm phục trước đức hi sinh và lòng nhân hâụ của lão, một con người cao đẹp.
 
Đẹp hơn nữa trong tâm hồn lão Hạc là lòng tự trọng cao quý, lão tự trọng với mọi người, với đứa con và với chính bản thân mình, trận ốm kéo dài đã khiến lão suy sụp, lão không còn đủ sức để làm và cũng không còn gì để ăn. Nhưng lòng tự trọng không cho phép lão xâm phạm vào số tiền của con. Và như đã nói, lão bán chó, quyết định cay đắng để giữ trọn chữ tín với con. Khi mọi thứ đều đã hết, lão vẫn tiếp tục sống, một cuộc sống tạm bợ và vất vưởng. Vì tương lai của con, vì lòng tự trọng của mình, lão đã quyết định chết, cái giá đấy phải chăng là quá đắt. Không, với lão Hạc nó không hề đắt và có lẽ cũng vì vậy mà chúng ta thấy khâm phục trước nghị lực của lão.
 
 Có thể tưởng tượng, cuộc sống của lão Hạc như một bó đuốc lớn. Nó vẫn cháy và vẫn có thể cháy nhưng lão dập tắt để thắp thêm vào ngọn đuốc của con. Cái đáng chú ý ở đây là mặc dầu không biết số phận đứa con ra sao; còn sống hay đã chết, nhưng với niềm tin cháy bỏng, lão vẫn quyết định hi sinh. Với quyết tâm cao như vậy, lão chuẩn bị, sắp xếp cho cái chết một cách tỉ mỉ và cẩn thận; nhờ ông giáo trông hộ mảnh vườn cho con và gửi tiền làm ma để đỡ phiền hàng xóm. Lòng tự trọng ấy cao đẹp biết bao. Từ đó, lão tồn tại gần như vất vưởng, vớ được thứ gì ăn thứ nấy, hôm thì quả sung, củ ráy, hôm thì củ chuối, con ốc... Lão đã chịu đựng một cách kiên gan và cao ngạo để giữ tròn phẩm giá. Lão đã từ chối gần như hách dịch tất cả mọi sự giúp đỡ của mọi người. Và cái chết của lão đâu phải là của con người. Phải chăng lão đã chết như một con vật để được sống như một con người? Ở con người này, quy luật “đói ăn vụng, túng làm liều” không thể xảy ra. Kết cục ấy là một diễn biết tất yếu của một cuộc đời trong sạch ngay thẳng như lão. Ta không những khâm phục mà còn nên lấy đó làm tấm gương noi theo.
 
Khi xây dựng nhân vật này, Nam Cao hẳn đã hướng nhân vật vào cái thiện, qua đó bộc lộ những phẩm chất cao đẹp của lão nói riêng và của những người nông dân ở nông thôn Việt Nam nói chung. Ở điểm này, Ngô Tất Tố cũng giống như Nam Cao với nhân vật chị Dậu. Nhưng tác phẩm của Nam Cao xuất sắc hơn bởi nó đảm bảo được tính hiện thực của tác phẩm. Chị Dậu cũng bị dồn vào những mâu thuẫn sâu sắc cần phải giải quyết nhưng lần nào, với trí thông minh và sắc sảo hiếm có của mình, chị cũng thoát ra được. Điều đó phần nào đã làm mất đi tính chân thực của truyện. Ở đây lão Hạc cũng đã đến bước đường cùng, và cái chết ấy là kết cục tất yếu của hiện thực cuộc sống. Bởi vậy, có thể nói rằng nhân vật lão Hạc là một nhân vật xuất sắc trên mọi phương diện.
 
Cái cao tay của Nam Cao là để cho nhân vật lão Hạc hiện lên trong con mắt của rất nhiều người, đủ loại người: vợ ông giáo, ông giáo, Binh Tư. Tất cả đều hiểu lầm lão Hạc, coi lão thật ngớ ngẩn, dở hơi. Duy chỉ có ông giáo vì cảm thông, chịu tìm hiểu nên đã phát hiện được vẻ đẹp ẩn chứa trong tâm hồn lão Hạc. Còn riêng em, trong con mắt em, lão Hạc hiện lên là một người cha mẫu mực, một con người Việt Nam cao quý.

14 tháng 6 2018

em chỉ biết phân tích theo ý hiểu thôi nhé ! Là :

Có một cò đang bay trên trời , Ở  dưới đất có một thằng siêu nhân đỏ thấy con cò tiện tay lấy đá ném gãy cánh con cò ( con cò lao xuống sông , chết ) , Rồi gần đó lại có một con bò , thấy siêu nhân đỏ liền chạy ra húc vào chân siêu nhân làm siêu nhân bị gãy  , Bác nông dân thấy vậy tức quá bèn lấy con dao trên tay mình liền phi thẳng một phát là đứt gân con bò .( Câu chuyện đến đây là hết )

Đây chỉ là ý kiến riêng của em .

hok tốt !

14 tháng 6 2018

cá lớn đớp cá bé , cá lớn hơn lại đớp cá lớn . Nội dung đoạn thơ trên gần giống như vậy . Đó là quy luật sinh tồn.Ngoài ra đoạn thơ còn mang tính hài hước , mua vui nhưng hơi phi thực tế

Những bài văn bất hủ của học sinh (9)Đề: Tả chú bộ đội.Cạnh nhà em có một chú là bộ đội. Năm nay chú đã 20 tuổi đời. Chú luôn đeo súng ngắn bên mình, mỗi khi ngồi xuống, khẩu súng của chú lại chìa ra trông rất oai hùng. Đề: Đặt câu có từ "tập thể".Sáng nào em cũng tập thể dục.Đề: Tả cô giáo.Cô giáo em trạc ngoại tứ tuần. Người cô nhỏ nhắn khuôn mặt trái xoan, mỗi khi cô...
Đọc tiếp

Những bài văn bất hủ của học sinh (9)

Đề: Tả chú bộ đội.

Cạnh nhà em có một chú là bộ đội. Năm nay chú đã 20 tuổi đời. Chú luôn đeo súng ngắn bên mình, mỗi khi ngồi xuống, khẩu súng của chú lại chìa ra trông rất oai hùng.

Đề: Đặt câu có từ "tập thể".

Sáng nào em cũng tập thể dục.

Đề: Tả cô giáo.

Cô giáo em trạc ngoại tứ tuần. Người cô nhỏ nhắn khuôn mặt trái xoan, mỗi khi cô giảng bài bàn tay cô ngo ngoe thật mềm mại. Cô hay giảng bài về thời các cụ ngày xưa và mở đầu bao giờ cũng là "các cụ ngày xưa nói".

Đề: Tả con lợn.

Con lợn nhà em rất đẹp, có cái mũi to như cái ổ phích cắm điện Liên Xô.

Đề: Em hãy giải thích câu tục ngữ "Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh".

Câu tục ngữ nói lên sự dã man của bọn giặc cướp, khi đã tràn vào làng mạc, nhà cửa thì không cứ đàn ông, mà cả đàn bà, trẻ em chúng cũng đánh đập, hành hạ. Câu tục ngữ trên nhằm kêu gọi nhân dân đánh đuổi quân giặc xâm lược.

Đề: Tả về cơn mưa rào.

Chiều qua, trời đang nắng chang chang bỗng nhiên sân nhà em đổ cơn mưa rào. Tiếng mưa rơi bập bùng phập phồng nên bố em hát: "Trời mưa bong bóng phập phồng. Em đi lấy chồng để khổ cho anh".

Đề: Tả về bác nông dân.

Bên cạnh nhà em có một bác nông dân tên là Xuyến. Bác có làn da trắng như trứng gà bóc, mái tóc bác bóng mượt như dầu nhờn Castrol. Mỗi buổi sáng bác thường hay dắt trâu ra ngoài đồng, tiếng bước chân bác và chân trâu nghe rổn rảng.

1
20 tháng 12 2022

=)) xưa tôi trẩu quá

 

trong mỗi phần văn bản sau đây, chủ đề đã thể hiện được tính thóng nhất chưa? vì sao? nếu chưa, hãy chữa lại cho phù hợpa. (1) Nghệ thuật của ca dao rất tinh vi và đặc sắc. (2) Trước hết, điều đó thể hiện rõ qua cách dùng từ ngữ, hình ảnh vừa dung dị, mộc mạc lại vừa có sức gợi tả phong phú vô cùng. (3) Bên cạnh đó, ta còn phải kể đến những lối biến thể trong thơ lục...
Đọc tiếp

trong mỗi phần văn bản sau đây, chủ đề đã thể hiện được tính thóng nhất chưa? vì sao? nếu chưa, hãy chữa lại cho phù hợp

a. (1) Nghệ thuật của ca dao rất tinh vi và đặc sắc. (2) Trước hết, điều đó thể hiện rõ qua cách dùng từ ngữ, hình ảnh vừa dung dị, mộc mạc lại vừa có sức gợi tả phong phú vô cùng. (3) Bên cạnh đó, ta còn phải kể đến những lối biến thể trong thơ lục bát; hay cách nói vừa hình tượng, vừa cụ thể, càng nghe càng thấm thía vô cùng. (4) Ca dao là tiếng lòng của người lao động, ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình, tình yêu lứa đôi. (5) Cuộc sống của họ dù thiếu thốn, khổ cực trăm bề nhưng điều kì diệu là ngọn lửa tình yêu và khát vọng hướng tới ước mơ hạnh phúc của họ không bao giờ bị dập tắt.

b. (1) HÌnh ảnh con trâu thường hay được nói đến trong ca dao Việt Nam. (2) Không phải chỉ vì " con trâu là đầu cơ nghiệp" mà còn bởi đối với người lao động, đây là con vật gần gũi thân thiết. (3) Trâu xuất hiện trong bức tranh lao động của gia đình: "Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa". (4) Trâu trở thành người bạn tâm tình của người lao động: "Trâu ơi ta bảo trâu này". (5) Hình như con trâu không mấy lúc thảnh thơi cho nên khi nghĩ đến cuộc đời nhọc nhằn của mình, người nông dân thường nghĩ đến nó. (6) Đến với ca dao Việt Nam, ta bắt gặp nhiều bài nói về con trâu, con cò, cái vạc. (7) Đó là các con vật quen thuộc, gần gũi mang đức tính cần cù, chịu thương chịu khó của người lao động chân lấm tay bùn. (8) Khi cần bộc bạch nỗi niềm, người nông dân thường đem con trâu ra để tâm sự, để giãi bày lòng mình.  

0
7 tháng 3 2019

xạo loèn đã trở thành truyền thống của olm

hầu như ai cũng nói là "avt chính chủ" nhưng ảnh fake hoàn toàn

và cả anh/chị/em..bla bla nhưng mà cũng toàn là lập nick ảo hết

tôi nói thì lại chửi rồi bắt đầu nói tôi ghen với chả tị

tôi lớp 6, chưa cần đẹp làm gì,chỉ cần học giỏi là vui rồi(tuy chưa được giỏi)

"tốt gỗ hơn tốt nước sơn"

mấy người xạo loèn ko cần thiết phải trả lời ở đây

7 tháng 3 2019

vk:vợ

ck:chồng

2 tháng 9 2018

Nhắc đến con trâu chúng ta nghĩ ngay đến con vật to khỏe nhưng hiền lành chăm chỉ. Trên những cánh đồng chúng ta bắt gặp hình ảnh con trâu cần mẫn kéo cày. Có thể nói con trâu gắn bó thân thiết với người nông dân VN: con trâu – là đv nhai lai thuộc họ bò, phân bộ nhai lại, nhóm sừng rỗng, bộ guốc chẵn, lớp thú có vú- loài động vật này chủ yếu vào việc cày kéo. 
Không chỉ có thế con trâu còn có 1 vị trí to lớn trong đời sống tinh thần của con người VN . Hình ảnh con trâu đi trước cái cày đi sau đã trở thành hình ảnh gần gũi bao đời nay . Chính vì vậy nó là 1 phần ko thể thíu của người nông dân. Hình ảnh con trâu ung dung gặm cỏ non , xanh mát và trên trời là những cánh diều bay cao giữa không trung đã in sâu trong tâm trí người VN. Chăn trâu thả diều là 1 trong những trò chơi của trẻ em nông thôn , 1 thú vui đầy lý thú . Trên lưng trâu còn có bao nhiu là trò như đọc sách , thổi sáo ..Những đứa trẻ đó lớn dần lên , mỗi người mỗi khác nhưng sẽ ko bao giờ quên được những ngày thơ ấu: 


Trâu ơi ta bảo trâu này 
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta, 
Cái cày nối nghiệp nông gia, 
Ta đây trâu đấy ai mà quản công. 


Ngoài ra trâu con gắn liền với những lễ hội truyền thống như chọi trâu đâm trâu . Lễ hội chọi trâu ở HP là nổi tiếng nhất .Hải Phòng là vùng đất có truyền thống văn hoá với nhiều di tích lịch sử và danh thắng mang đặc trưng của miền biển. Trong những di sản văn hoá ấy, nổi bật là lễ hội chọi trâu Đồ Sơn - một lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Lễ hội nói chung là một sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống phản ánh cuộc sống vật chất và tâm linh của một cộng đồng trong quá khứ. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được khôi phục lại hơn 10 năm nay và được Nhà nước xác định là 1 trong 15 lễ hội quốc gia, bởi lễ hội này không chỉ có giá trị văn hoá, tín ngưỡng, độc đáo mà còn là điểm du lịch hấp dẫn với mọi người. 
Con trâu cũng có mặt trong lễ hội đình đám Việt Nam như tục chọi trâu ở Đồ Sơn (Hải Phòng), tục đâm trâu ở Tây Nguyên, nhưng từ lâu lắm rồi người Đồ Sơn đã lưu truyền câu ca dao cổ: 


"Dù ai buôn đâu, bán đâu 
Mồng chín tháng tám chọi trâu thì về 
Dù ai bận rộn trăm bề 
Mồng chín tháng tám nhớ về chọi trâu" 

Cũng có nhiều ý kiến về nguồn gốc ra đời của lễ hội chọi trâu đưa ra những căn cứ giải thích khác nhau, nhưng ở Đồ Sơn vẫn có câu thành ngữ "Trống mọi làng cùng đánh, thánh mọi làng cùng thờ" để lập luận Hội chọi trâu ra đời cùng với việc trở thành hoàng làng. Không những thế để nói lên sự sung túc, thành công của nhà nông có câu: 


Ruộng sâu, trâu nái 


Tìm hiểu nguồn gốc ấy để thấy rằng lễ hội chọi trâu có một ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống người Đồ Sơn từ xưa tới nay. Ngoài nhu cầu vui chơi, tìm hiểu, qua lễ hội người ta tưởng nhớ đến công ơn của các vị thần, duy trì kỷ cương làng xã, để cầu nguyện cho "nhân khang, vật thịnh".Chọi trâu không chỉ đơn thuần "hai con trâu chọi" mà nó đã trở thành tục lệ, tín ngưỡng độc đáo ở vùng biển Đồ Sơn. Người dân đặt vào lễ hội niềm tin và hy vọng bởi những cặp trâu chọi sẽ quyết định thắng thua, thành bại cho phe giáp ngày trước, phường xã ngày nay. Người Đồ Sơn gắn lễ hội chọi trâu với việc thờ cúng thành hoàng làng với mong muốn những chuyến đi biển thuận buồm xuôi gió, cho nên ngày Hội càng trở nên thiêng liêng, trang trọng. Vào Hội, mọi người được dịp hoà mình vào cộng đồng để tình cảm kết nối bền chặt, gắn bó hơn. Vì thế mà tinh thần đoàn kết, ý thực cộng đồng cũng được duy trì, khẳng định. 
Con trâu được xem là một con vật linh thiêng bởi vì nó nằm trong mười hai con giáp mà người VN cũng như người phương Đông dùng để tính tuổi, tính năm. Ngoài ra, con trâu còn được đưa vào nhiều bức tranh của làng tranh Đông Hồ nổi tiếng như bức tranh “Trẻ em cưỡi trâu thổi sáo”. Và con trâu cũng đã được xem là biểu tượng của Seagames 22. ĐNA tổ chức tại VN. Biểu tượng Trâu Vàng mặc quần áo cầu thủ đón các vận động viên của các nước bạn vào ngày 25/12/2002 là sự tôn vinh con trâu VN người dân VN. 
Con vật thiêng này cũng là con vật đã in đậm vào kí ức tuổi thơ khi nhớ về làng quê. Nhà thơ Giang Nam đã ghi nhận kí ức tuổi thơ khi nhớ về quê hương: 


“Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường 
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ 
Ai bảo chăn trâu là khổ 
Tôi mơ màng như chim hót trên cao.” 
Ngày nay, có rất nhiều máy móc hiện đại đã xuất hiện khắp nơi trên cánh đồng làng quê VN nhưng con trâu vẫn là con vật gắn bó thân thiết với người nông dân. Trâu luôn là con vật không thể thiếu ở lầngng quê VN-con vật linh thiêng trong sâu thẩm tâm hồn người dân VN. Con vật thiêng ấy sẽ mãi mãi in đậm trang kí ức của người dân V nhất là những người xa xứ

2 tháng 9 2018

Trên đồng cạn dưới đồng sâu

Chồng cày nợ cấy con trâu đi bừa.

Bao đời nay, hình ảnh con trâu đã trở nên gắn bó với người nông dân Việt Nam. Trâu Việt Nam là trâu rừng thuần háa, thuộc nhóm trâu đầm lầy và thường sống ở miền khí hậu nhiệt đới. Thân hình vạm vỡ nhưng thấp, ngắn. Bụng to. Da dày màu xám đen nhưng vẫn tạo cảm giác mượt bởi bên ngoài được phủ một lớp lông mềm. Điều đặc biệt ở trâu mà không thể không nhắc đến đó là trâu thuộc họ nhai lại.

Quanh năm suốt tháng, trâu cùng người chăm lo việc đồng áng vì vậy người nông dân coi trâu như người bạn thân thiết nhất của mình. Trâu to khỏe, vạm vỡ lại chăm chỉ cần cù chịu thương chịu khó nên thường gánh vác những công việc nặng nhọc của nhà nông. Từ sáng sớm tinh mơ, khi mặt trời còn ngái ngủ, trâu đã cùng người ở “trên đồng cạn” rồi lại xuống “dưới đồng sâu”, cho đến khi ông mặt trời mệt mỏi sau một ngày làm việc, chuẩn bị đi ngủ trâu vẫn miệt mài bên luống cày. Nhựa sống căng tràn trong từng bước đi vững chắc nhưng chậm chạp của trâu.

Trâu là nguồn cung cấp sức kéo quan trọng. Lực kéo trung bình của trâu trên đồng ruộng là 70 - 75kg, tương đương 0,36 - 0,1 mã lực. Trâu loại A một ngày cày được 3 - 4 sào Bắc Bộ, loại B khoảng 2 - 3 sào và loại C khoảng 1,5- 2 sào. Trâu còn được dùng để kéo đồ, chở hàng. Trên đường xấu, trâu có thể kéo với tải trọng là 400 - 500 kg, đường tốt là 700 - 800 kg, còn trên đường nhựa với bánh xe hơi thì tải trọng có thể lên đến 1 tấn. Trên đường đồi núi, trâu kéo từ 0,5 – 1m khối gỗ trên quãng đường 3 - 5km. Khỏe như vậy nhưng bữa ăn của trâu rất giản dị, chỉ là rơm hoặc cỏ.

Trâu cũng là một trong những nguồn cung cấp thực phẩm cho con người. Thịt trâu có hàm lượng đạm khá cao, hàm lượng chất béo thấp. Sữa trâu có tính năng cao trong việc cung cấp chất đạm, chất béo. Da trâu làm mặt trống, làm giày. Sừng trâu làm đồ mĩ nghệ như lược, tù và,...

Không chỉ góp phần quan trọng trong đời sống vật chất của người dân, trâu còn có mặt trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Từ xa xưa, trâu hay còn gọi là ngưu, sửu đã có mặt trong 12 con giáp. Con trâu trở thành con vật gắn liền với tuổi tác của con người. Người mang tuổi trâu thường chăm chỉ, cần cù, thậm chí vất vả. Trong đời sống văn hóa tinh thần, trâu còn là con vật thiêng dùng để tế lễ thần linh trong ngày lề hội cơm mới, lễ hội xuống đồng.

Trâu còn gắn liền với những lễ hội đình đám như lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng. Những chú trâu được chăm sóc, luyện tập rất chu đáo. Con nào con nấy vạm vỡ, sừng cong như hình vòng cung, nhọn hoắt, da bóng loáng, mắt trắng, tròng đỏ chỉ chờ vào sân đấu. Trong tiếng trống giục giã, trong tiếng hò reo cổ vũ của mọi người hai con trâu lao vào nhau mà húc, mà chọi. Ngoài ra, chúng ta còn có lễ hội đâm trâu. Đây là phong tục tập quán của một số dân tộc ở Tây Nguyên. Con trâu bị giết được đem xẻ thịt chia đều cho các gia đình trong buôn làng cùng liên hoan mừng một vụ mùa bội thu.

Hình ảnh con trâu còn in đậm trong kí ức của những đứa trẻ vùng quê. Chắc không ai quên Đinh Bộ Lĩnh, người làm nên kì tích thống lĩnh 12 sứ quân, đã có một tuổi thơ gắn bó với chú trâu trong trò đánh trận giả hay trò đua trâu đầy kịch tính. Chắc mỗi chúng ta đều có lần bắt gặp những hình ảnh rất đặc trưng, rất nên thơ của làng quê Việt Nam, đó là hình ảnh chú bé mục đồng ngồi vắt vẻo trên lưng trâu đọc sách hay hình ảnh các chú bé đang ngồi trên lưng trâu nghiêng nghiêng cái đầu trái đào với cây sáo trúc... Những hình ảnh tuyệt vời đó đã trở thành nguồn cảm hứng cho những nghệ nhân làng tranh Đông Hồ và cũng là nguồn cảm hứng cho các tác giả dân gian:

Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta.

Cấy cày vốn nghiệp nông gia

Ta đây trâu đấy ai mà quản công.

Bao giờ cây lúa còn bông

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.

Trong những năm gần đây, chú trâu đã vượt ra khỏi lũy tre làng, tham gia vào các hoạt động văn hóa thể thao. Với hình ảnh “trâu vàng” trong SEA GAMES 22, trâu không chỉ là giống vật nuôi quen thuộc của người nông dân Việt Nam mà đã trở thành hình ảnh thú vị đối với bạn bè quốc tế. Con trâu đã trở thành biểu tượng cho sự trung thực, cho sức mạnh và tinh thần thượng võ. Từ hình ảnh chú trâu vàng, các sản phẩm trâu tập võ, trâu chạy maratong, trâu đội nón... rất ngộ nghĩnh, độc đáo đã ra đời. Ngày nay, nhiều loại máy móc hiện đại đã xuất hiện trên cánh đồng làng Việt Nam nhưng con trâu vẫn là con vật không thể thiếu đối với người nông dân. Hình ảnh con trâu cần cù, chung thủy mãi mãi in sâu trong trái tim mỗi người dân Việt Nam.

Hk tốt