Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bộ phim yêu thích của tôi từ trước đến giờ là Titanic. Đó là câu chuyện tình yêu hay nhất mà tôi từng xem. Tôi đã xem bộ phim này nhiều lần nhưng tôi không bao giờ cảm thấy chán. Bất cứ khi nào tôi xem nó, tôi luôn khóc.
Những lý do khiến tôi rất thích nó là bối cảnh hoành tráng và nội dung lãng mạn. Bộ phim nói về câu chuyện tình yêu của Rose Dewitt Bukater và Jack Dawson. Jack là một thanh niên nghèo và tự do tinh thần, nhưng anh ta có vé lên một con tàu sang trọng, Titanic. Rose đến từ tầng lớp thượng lưu Mỹ và đã đính hôn với một người đàn ông. Cô miễn cưỡng kết hôn với hắn. Cô đã gặp Jack trên tàu Titanic và họ rơi vào lưới tình cho dù có một khoảng cách rất lớn giữa họ.
Titanic đang trên đường đến Mỹ từ Anh. Tuy nhiên, con tàu đã đâm vào một tảng băng trôi trên đường. Mặt bên của nó bị phá và con tàu bị nước tràn vào. Không phải ai cũng có thể thoát ra một cách an toàn. Có nhiều người chết bao gồm cả Jack. Rose đã sống sót vì Jack đã giúp cô leo lên trên một chiếc thuyền. Jack đã hy sinh bản thân mình cho Rose. Mặc dù nó chỉ là một chuyện tình buồn mang tính kinh điển, nhưng nó bao gồm một phạm vi rộng lớn của những cảm xúc, tiếng cười, giận dữ, sợ hãi và cảm giác của một tình yêu sâu đậm. Tôi đã xúc động và đặc biệt đề cao tình cảm giữa họ. Cả hai đều cố gắng để cứu người kia. Nó cho thấy sức mạnh tình yêu có thể làm mọi chuyện. Tôi đã rất xúc động bởi sự can đảm tình yêu của mình cho cô ấy để làm cho một cuộc sống mới cho bản thân một mình, ngay cả sau khi ông chết.
Tôi nghĩ rằng bộ phim có nội dung xuất sắc được dựa trên một câu chuyện có thật. Hai diễn viên chính Kate và Leonardo đã có một màn trình diễn xuất sắc. Bên cạnh đó, các bối cảnh và dàn dựng hiện trường thực sự làm tôi ngạc nhiên. Từ con tàu lớn đến những chiếc đệm nhỏ ở phòng của Rose, tất cả đều tinh tế. Cuối cùng nhưng không thể không nhắc, bài hát chủ đề tuyêt vời “My heart will go on” của Celine Dion ở cuối câu chuyện. Ngay cả Jack đã rời bỏ Rose mãi mãi, trái tim của cô sẽ tiếp tục yêu.
Đây là bộ phim hay nhất mà tôi từng xem. Không ngạc nhiên tại sao Titanic đã giành đến 11 giải Oscar. Tôi khuyên mọi người nên xem bộ phim này ít nhất một lần.
Nhận xét câu chuyện ''Con Rồng,cháu Tiên'' của mình là :
“Con Rồng, cháu Tiên” là truyền thuyết hay kể về sự tích trăm trứng, Lạc Long Quân và Âu Cơ. Câu truyện có nhiều chi tiết kỳ ảo nhưng lại đưa người đọc đến một thế giới thần tiên giữa cuộc sống đời thường. Nhằm giải thích nguồn gốc giống nòi cao quý của dân tộc ta, truyền thuyết “Con Rồng, cháu tiên” đã thực sự đi sâu vào lòng người đọc.
Nhân vật chính là Lạc Long Quân và Âu Cơ, hai nhân vật được hư cấu và là sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú. Lạc Long Quân là con trai của thần Long Nữ ở Đông Hải. Còn Âu Cơ lại có dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc.
Mỗi người có một nét đẹp riêng, một nét đặc trưng riêng thu hút đối phương. Lạc Long Quân được tô đậm vẻ đẹp tài năng. Thân Rồng, sống được cả dưới nước và trên cạn, sức khỏe không ai sánh bằng, lại tinh tường các phép thần thông, có thể trấn áp lũ quái yêu bảo vệ dân lành. Lạc Long Quân vừa tài năng, lại có tấm lòng thương người, dạy dân biết cách trồng trọt, chăn nuôi, dạy dân cách ăn ở.
Âu Cơ là một tiên nữ có nhan sắc tuyệt trần. Nàng thích rong ruổi nay đây mai đó. Nghe đồn ở vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn cất công đến thăm thú và tình cờ gặp được Lạc Long Quân.
mẹo này!
Họ bén duyên và yêu nhau say đắm. Một vị tiên tài giỏi ở dưới nước kết duyên với một nàng tiên xinh đẹp ở trên núi cao. Đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa hai thành phần núi – biển. Đời Hùng Vương, cư dân văn Lang chủ yếu là người Lạc Việt và Âu Việt. Họ thường xuyên trao đổi qua lại với nhau cả về văn hóa và kinh tế. Bởi thế, tình huống kết duyên giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ phản ánh mối quan hệ gắn bó khăng khít giữa hai bộ tộc này.
Cuộc hôn nhân giữa hai vị thần như mối lương duyên tiền định. Họ đến với nhau, chung sống và Âu Cơ cũng sinh con. Nhưng lạ thay, nàng sinh ra cái bọc trăm trứng, nở thành một trăm người con hồng hào, xinh đẹp. Đàn con lớn nhanh như thổi, ai ai cũng khôi ngô, tuấn tú, khỏe mạnh. Yếu tố thần tiên in đậm trong chi tiết này. Đây cũng là chi tiết giải thích rõ nguồn gốc dân tộc Việt là con Rồng, cháu Tiên. Tổ tiên của chúng ta là hai vị thần khỏe mạnh, tài năng, xinh đẹp.
Hình ảnh bọc trứng mang một ý nghĩa vô cùng to lớn. Nó khẳng định mối quan hệ khăng khít, ruột thịt của những con người Việt Nam. Hai tiếng đồng bào đã nói lên sự đùm bọc, ruột thịt ấy.
Chi tiết Lạc Long Quân đưa năm mươi người con xuống biển, còn Âu Cơ đưa năm mươi người con lên non giải thích sự phân bố dân cư trên đất nước ta. Ngoài lý lo thói quen sống, phong tục tập quán khác nhau, chi tiết này còn thể hiện sự cai trị toàn bộ đất đai rộng lớn của ta. Dân ta tự quản lấy lãnh thổ ta. Đây cũng là chi tiết khẳng định chủ quyền dân tộc Việt Nam.
“Con Rồng, cháu Tiên” là truyền thuyết đặc sắc trong kho tàng truyện dân gian Việt nam. Nó thể hiện niềm tự hào, tự tôn về nguồn gốc cao quý của dân tộc, khẳng định mối quan hệ gắn bó khăng khít, keo sơn giữa các đồng bào dân tộc. Mỗi chúng ta đều luôn tự hào vì mình là giống nòi con Rồng,cháu Tiên.
“Con Rồng, cháu Tiên” là truyền thuyết hay kể về sự tích trăm trứng, Lạc Long Quân và Âu Cơ. Câu truyện có nhiều chi tiết kỳ ảo nhưng lại đưa người đọc đến một thế giới thần tiên giữa cuộc sống đời thường. Nhằm giải thích nguồn gốc giống nòi cao quý của dân tộc ta, truyền thuyết “Con Rồng, cháu tiên” đã thực sự đi sâu vào lòng người đọc.
TIN HOT
by
Cách tốt nhất để kiếm tiền ở việt nam
Chế độ ăn tốt nhất cho người lười! Không tập luyện!
Uống một cốc thức uống này một ngày và giảm 11 kg trong một tuần
Tìm hiểu làm thế nào để ngăn chặn lão hóa da!
Nhân vật chính là Lạc Long Quân và Âu Cơ, hai nhân vật được hư cấu và là sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú. Lạc Long Quân là con trai của thần Long Nữ ở Đông Hải. Còn Âu Cơ lại có dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc.
Mỗi người có một nét đẹp riêng, một nét đặc trưng riêng thu hút đối phương. Lạc Long Quân được tô đậm vẻ đẹp tài năng. Thân Rồng, sống được cả dưới nước và trên cạn, sức khỏe không ai sánh bằng, lại tinh tường các phép thần thông, có thể trấn áp lũ quái yêu bảo vệ dân lành. Lạc Long Quân vừa tài năng, lại có tấm lòng thương người, dạy dân biết cách trồng trọt, chăn nuôi, dạy dân cách ăn ở.
Âu Cơ là một tiên nữ có nhan sắc tuyệt trần. Nàng thích rong ruổi nay đây mai đó. Nghe đồn ở vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn cất công đến thăm thú và tình cờ gặp được Lạc Long Quân.
NHIỀU NGƯỜI ĐỌC
by
Cách tốt nhất để kiếm tiền ở việt nam
Uống một cốc thức uống này một ngày và giảm 11 kg trong một tuần
Hãy sẵn sàng cho mùa hè ngay bây giờ! Dễ dàng và dễ chịu!
Y khoa phát hiện nguyên nhân mùi hôi từ miệng
Đừng giới hạn bản thân! Mất trọng lượng là đơn giản!
Mùi hôi từ miệng? Tất cả do ký sinh trùng
Giải pháp chống kí sinh trùng hiệu quả nhất ngày nay
Tìm hiểu làm thế nào để ngăn chặn lão hóa da!
Họ bén duyên và yêu nhau say đắm. Một vị tiên tài giỏi ở dưới nước kết duyên với một nàng tiên xinh đẹp ở trên núi cao. Đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa hai thành phần núi – biển. Đời Hùng Vương, cư dân văn Lang chủ yếu là người Lạc Việt và Âu Việt. Họ thường xuyên trao đổi qua lại với nhau cả về văn hóa và kinh tế. Bởi thế, tình huống kết duyên giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ phản ánh mối quan hệ gắn bó khăng khít giữa hai bộ tộc này.
Cuộc hôn nhân giữa hai vị thần như mối lương duyên tiền định. Họ đến với nhau, chung sống và Âu Cơ cũng sinh con. Nhưng lạ thay, nàng sinh ra cái bọc trăm trứng, nở thành một trăm người con hồng hào, xinh đẹp. Đàn con lớn nhanh như thổi, ai ai cũng khôi ngô, tuấn tú, khỏe mạnh. Yếu tố thần tiên in đậm trong chi tiết này. Đây cũng là chi tiết giải thích rõ nguồn gốc dân tộc Việt là con Rồng, cháu Tiên. Tổ tiên của chúng ta là hai vị thần khỏe mạnh, tài năng, xinh đẹp.
Hình ảnh bọc trứng mang một ý nghĩa vô cùng to lớn. Nó khẳng định mối quan hệ khăng khít, ruột thịt của những con người Việt Nam. Hai tiếng đồng bào đã nói lên sự đùm bọc, ruột thịt ấy.
Chi tiết Lạc Long Quân đưa năm mươi người con xuống biển, còn Âu Cơ đưa năm mươi người con lên non giải thích sự phân bố dân cư trên đất nước ta. Ngoài lý lo thói quen sống, phong tục tập quán khác nhau, chi tiết này còn thể hiện sự cai trị toàn bộ đất đai rộng lớn của ta. Dân ta tự quản lấy lãnh thổ ta. Đây cũng là chi tiết khẳng định chủ quyền dân tộc Việt Nam.
“Con Rồng, cháu Tiên” là truyền thuyết đặc sắc trong kho tàng truyện dân gian Việt nam. Nó thể hiện niềm tự hào, tự tôn về nguồn gốc cao quý của dân tộc, khẳng định mối quan hệ gắn bó khăng khít, keo sơn giữa các đồng bào dân tộc. Mỗi chúng ta đều luôn tự hào vì mình là giống nòi con Rồng, cháu Tiên.
Với chiều cao và cân nặng giống nhau: cùng có số đo 129,3 (nặng 129,3 kg: cao 129,3 cm), trôngDoraemon khá ngộ nghĩnh, đáng yêu.
Hình ảnh hoàn hảo nhất củaDoraemon xuất hiện vào tập 11, với đầy đủ cấu tạo bên trong và bên ngoài. Tuy nhiên, chú mèo máy lại bị coi là một sản phẩm lỗi của nhà máy sản xuất rô-bốt chứ không được hoàn thiện như cô em Dorami. Chính vì thế, nhiều tình huống, ta bắt gặp chú mèo máy lúng túng với việc tìm bảo bối.
Trước đây, Doraemon từng có nước da màu vàng và đôi tai mèo. Tuy nhiên, trong một buổi ngủ trưa, chú đã bị chuột gặm mất đôi tai. Điều đó dẫn đến nỗi sợ chuột và nước da xanh. (do nhìn thấy hình ảnh của mình trong gương). Tuy nhiên, trong tập 2112: Đôrêmon ra đời, màu vàng của Doraemon là nước sơn, và chúng bị tróc hết ra khi cậu khóc nhiều, đồng thời, đôi tai cụt là do bị một chú chuột máy gặm.
Bài nữa đây;
Chú mèo máy của thế kỉ 22, sinh ngày thứ bảy, 3 tháng 9 năm 2112, cao 129,3 cm, cân nặng 129,3 kg, vòng bụng 129,3 cm, khi nhảy cao ( gặp chuột ) 129,3 cm.Trước bụng Doraemon có một cái túi không gian bốn chiều đựng rất nhiều bảo bối thần kỳ và các vật linh tinh khác trong đó như chén,đũa,... Doraemon thích ăn bánh rán (dorayaki) và rất sợ chuột. Doraemon là một chú mèo máy thông minh, tốt bụng. Với cái túi thần kì chứa các bảo bối của thế kỉ 22 và nhất là lòng dũng cảm, quý mến bạn bè, Doraemon vẫn là vị cứu tinh cho Nobita cùng nhóm bạn, thậm chí cho cả nhân loại lúc hiểm nguy, và có ý nghĩa khuyến khích độc giả nhỏ tuổi biết ước mơ và thích ước mơ. Hình thể của Doraemon ở những tập đầu hơi mập mạp một chút. Ở những tập sau, hình thể của Doraemon đã được sửa lại cho cân đối hơn.
Ai cũng biết Tây Du Ký mô tả câu chuyện nhà sư Đường Huyền Trang lên đường sang Ấn Độ thỉnh kinh có thật trong lịch sử Trung Hoa.
Trong khi đó, Tôn Ngộ Không - đại đệ tử của Đường Tăng lại là một nhân vật hư cấu với tài năng vượt trội. Và sẽ chẳng ai mảy may nghi ngờ nếu ta khẳng định, Tôn Ngộ Không chỉ là nhân vật hư cấu tưởng tượng của nhà văn Ngô Thừa Ân.
Tuy nhiên, sự thật có lẽ không hoàn toàn như vậy. Không ít những dấu vết lịch sử lại chỉ ra điều ngược lại, rằng Tôn Ngộ Không có thật ngoài đời và những gì được hư cấu chỉ là tài năng hay phép thuật của Tề Thiên Đại Thánh mà thôi.
Cụ thể, các nhà khảo cổ Trung Quốc từng phát hiện ra dấu tích khác lạ về nguồn gốc của Tôn Ngộ Không từ những bức bích họa có niên đại hơn 1.000 năm tuổi trong động Thiên Phật (cách Tây An, Cam Túc khoảng 90km).
Trong các bức hình, người ta thấy cảnh một vị hòa thượng và “hầu hình nhân” (một sinh vật có hình hài giống khỉ) đang nghiêm trang chắp tay hành lễ, hướng mặt về phía Phật Bà Quan Âm. Bốn bức hình khác khắc họa chi tiết về chuyến thỉnh kinh của 2 thầy trò hòa thượng, khá giống với truyện Tây Du Ký của nhà văn Ngô Thừa Ân.
Dân gian xưa còn đồn thổi về một người đàn ông tên Thạch Bàn Đà (quê ở Tiên Dương, Trung Quốc). Vì có hình thù xấu xí, thô kệch, kỳ quái nên Thạch Bàn Đà có biệt danh là “hầu hình nhân”.
Thạch Bàn Đà có võ nghệ cao cường, thông minh nhanh nhẹn và hay giúp đỡ người xung quanh, diệt trừ thú dữ. Năm 629, khi Huyền Trang đi thỉnh kinh ngang qua Tiên Dương, Thạch Bàn Đà được cảm hóa, nguyện theo tháp tùng Đường Tăng tới Tây Thiên lấy kinh.
Với những dữ kiện này, phải chăng khỉ "đá" Tôn Ngộ Không võ nghệ cao cường thực ra đã được Ngô Thừa Ân xây dựng trên nhân vật họ Thạch kia? Câu trả lời có lẽ sẽ còn là một ẩn số không lời đáp.
2. Sư phụ đầu tiên của Tôn Ngộ Không là ai?
Bên cạnh Tôn Ngộ Không, một trong những nhân vật gây nên nhiều bí ẩn nhất trong tác phẩm của Ngô Thừa Ân, đó là danh tính vị Bồ Đề Tổ Sư - thầy truyền thụ 72 phép biến hóa thần thông cho khỉ đá trong những hồi đầu của truyện.
Tung tích, xuất thân của nhân vật này là ai, có lẽ chúng ta không thể biết nếu chỉ dừng ở mức đọc hoặc xem Tây Du Ký. Danh xưng Bồ Đề Tổ Sư thực ra cũng chỉ mang nghĩa là một vị thầy tịnh tu đắc đạo dưới gốc cây bồ đề mà thôi.
Có lẽ từ đây mà nhiều người nảy sinh hoài nghi và đưa ra một giả thuyết, thầy dạy Tôn Ngộ Không ban đầu chính là Thông Thiên Giáo chủ, một sư đệ của Thái Thượng Lão Quân.
Giả thuyết này dựa trên sự kết hợp giữa Tây Du Ký với một tác phẩm khác là Phong thần diễn nghĩa. Theo đó, cả Thông Thiên Giáo chủ và Thái Thượng Lão Quân đều là đệ tử của Hồng Quân Lão Tổ.
Hai người này pháp lực vô biên, theo hai phái khác nhau của Đạo giáo là Triệt giáo (Thông Thiên Giáo chủ) và Xiển giáo (Thái Thượng Lão Quân), giữa họ luôn tồn tại sự đối kháng và mâu thuẫn lẫn nhau.Vì thế, phải chăng Thông Thiên Giáo chủ đã thu nhận Tôn Ngộ Không về dạy dỗ, chỉ cho 72 phép thần thông - cảnh giới cao nhất về phép thuật song lại chẳng mấy chú tâm tới việc dạy nhân cách cho khỉ đá. Để rồi sau này, Ngộ Không tự xưng Tề Thiên Đại Thánh, đại náo thiên cung làm long trời lở đất.
Một chi tiết khác cũng rất đáng lưu ý, đó là việc khả năng thật sự của Tôn Ngộ Không gây rất nhiều tranh cãi. Trong nguyên tác, khi đi lấy kinh, thầy trò Đường Tăng gặp rất nhiều yêu quái và Tôn Ngộ Không thường xuyên phải nhờ tới các chư phật thần linh giúp đỡ. Trong số đó, có cả thú cưỡi của Thái Thượng Lão Quân.
Như vậy, rõ ràng phép thuật của Thái Thượng Lão Quân phải vượt trội hoàn toàn so với khỉ đá.Vậy tại sao khi Ngộ Không đại náo thiên cung, Thái Thượng Lão Quân không hề có phản ứng, thậm chí kinh sợ trước phép thuật của vua khỉ?
3. Tôn Ngộ Không đã chết trong trận chiến phân tranh thật - giả?
Một trong những tình tiết ly kỳ nhất trong Tây Du Ký, đó là hồi truyện về hai Tôn Ngộ Không thật - giả lẫn lộn. Trong nguyên tác của Ngô Thừa Ân, từ sư phụ Đường Tăng cho tới ngay cả nhiều thần, Phật cũng không tài nào phân biệt được đâu là Ngộ Không thật, đâu là Ngộ Không giả.
Cuối cùng, sau khi đi khắp đất trời, chỉ có Như Lai Phật Tổ là nhìn ra được yêu quái giả dạng Tôn Ngộ Không. Đó là con Lục Nhĩ Hầu hóa thân mà ra.
Như Lai Phật Tổ giải thích, đây là con khỉ có sáu tai, nghe thông tường hết mọi chuyện trên trời đất, pháp lực ngang ngửa Ngộ Không, do vậy không ai có thể nhận ra. Kết thúc hồi, Ngộ Không thật đã dùng gậy như ý tiêu diệt Lục Nhĩ Hầu.
Tuy nhiên, không ít người hoài nghi về tính chính xác của phần truyện này. Một giả thuyết kì lạ đã được đưa ra khiến nhiều người vô cùng tò mò. Theo đó, người bị đánh chết phải chăng chính là Tôn Ngộ Không thật, còn Tôn Ngộ Không giả mới là người tiếp tục đi lấy chân kinh?
Giả thuyết này thoạt nghe thật vô lý, tuy nhiên nếu dựa vào các tình tiết truyện thì không phải không có căn cứ. Thứ nhất, Lục Nhĩ Hầu và Tôn Ngộ Không giống nhau y như đúc, pháp lực tương đương nên khả năng có sự nhầm lẫn khi phân định là rất lớn. Vậy nên nếu Lục Nhĩ Hầu nhân cơ hội đánh chết Ngộ Không thật thì cũng không có ai đối chứng.
Thứ hai, khi cả hai đến gặp Đế Thính nhờ phân định thật giả, Đế Thính dùng tai nghe ra thật giả nhưng lại phán “Ta xem ra được, nhưng không dám nói”. Liệu phải chăng Đế Thính sợ Tôn Ngộ Không giả làm loạn, sợ một thế lực nào khác đằng sau Lục Nhĩ Hầu?Thứ ba, trong Tây Du Ký, Lục Nhĩ Hầu có năng lực biết tương lai, hiểu rõ quá khứ vạn vật xung quanh. Nếu con khỉ này lợi hại như vậy, biết trước cả tương lai, tại sao không biết được mình sẽ bị thu phục mà dám cùng Ngộ Không đến gặp Như Lai Phật Tổ.
Thứ tư, nếu so sánh trước và sau hồi truyện này, bạn sẽ thấy trước đây Tôn Ngộ Không không hoàn toàn nghe Đường Tăng. Hai người thường xuyên có mâu thuẫn và tranh cãi. Vậy mà sau đó, Ngộ Không lại rất vâng lời sư phụ của mình. Điều này làm dấy lên nghi ngờ phải chăng Tôn Ngộ Không đã bị đánh tráo ở đây và người đi lấy kinh thực tế chính là Lục Nhĩ Hầu kia.
Ba giả thuyết trên có thể đúng, có thể sai nhưng dẫu sao, chúng không làm giảm đi tình cảm mà chúng ta dành cho Tây Du Ký - một trong những tác phẩm văn học nổi tiếng và vô cùng thân thuộc với tuổi thơ nhiều thế hệ từ hàng chục năm nay.
K MK NHA
a. Bác Trung Dân là diễn viên hài mà tôi yêu thích nhất từ khi mới xem vở kịch đầu tiên của bác.
Nam nói rằng diễn viên hài mà bạn ấy yêu thích nhất là bác Trung Dân.
b. Chú khỉ Tôn Ngộ Không trong phim Tây du ký đã mang đến tuổi thơ đầy tiếng cười thơ ngây cho tôi khi con bé.
Đạt kể lại rằng chú khỉ Tôn Ngộ Không trong phim Tây du ký đã cho mình và Nam một tuổi thơ thật đẹp.
trực tiếp:trong các nghệ sĩ hài trên truyền hình, em thích nhất là nghệ sĩ hài Xuân Bắc. Mỗi khi có các tiểu phẩm do chú trình diễn, cả nhà em cùng chăm chú theo dõi trên tivi, và có những tiếng cười sảng khoái sau một ngày làm việc, học tập căng thẳng.
gián tiếp:Vào những thời gian rảnh rỗi em thường xem các chương trình trên tivi, nó mang lại cho em những kiến thức bổ ích, hấp dẫn và thú vị. Trong đó, em yêu thích nhất là chương trình “Gặp nhau cuối tuần”. Những tiết mục hài được các cô, chú nghệ sĩ chuẩn bị vừa mang lại tiếng cười sảng khoái đồng thời là những tiếng nói phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội. Nghệ sĩ hài để lại ấn tượng nhiều nhất với em là chú Xuân Bắc.
Trong kho tàng to lớn của truyện cổ dân gian Việt Nam, em rất thích truyện cổ Con Rồng cháu Tiên. Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên hay Sự tích trăm trứng, Lạc Long Quân và Âu Cơ… vốn là một thần thoại có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo như các nhân vật thần linh có nhiều phép lạ và hình tượng cái bọc trăm trứng… đã biến nó thành một truyền thuyết hay và đẹp vào bậc nhất, nhằm giải thích và suy tôn nguồn gốc giống nòi cao quý của dân tộc Việt.
Trường tôi rộng lắm với rất nhiều phòng học nhưng lúc nào chúng cũng sạch sẽ, mát mẻ. Đó là nhờ bàn tay chăm chỉ của bác lao công trường tôi.
“Những đêm hè
Khi ve ve
Đã nghỉ
Tôi lắng nge
Trên đường Trần Phú
Tiếng chổi tre
Xao xác hàng me…”
Khi đọc bài thơ “Tiếng chổi tre” cùa nhà thơ Tố Hữu, tôi nhắm mắt lại tưởng tượng chị lao công cần mẫn, vất vả. Nhưng khi nhìn thấy bác lao công trường tôi làm việc, hình ảnh ấy rõ nét hơn, cụ thể và sinh động hơn.
Bác lao công năm nay đã gần năm mươi tuổi. Tuy vậy, bác vẫn là người phụ nữ khỏe mạnh và chăm chỉ làm việc. Lúc nào tôi cũng thấy bóng bác đi qua đi lại. Có khi bác ở khu sân trường nhưng có khi đã thấy bác ở vườn cây... nhanh nhẹn lạ lùng. Một hôm về học muộn, tôi thấy bác đang quét dọn các phòng học. Nhìn từ xa, trông bác như một “vệ sĩ" của môi trường. Bác bịt kín mặt chỉ còn thấy đôi mắt. Tay phải cầm cây chổi, tay trái cầm thùng rác, bác đến từng lớp một. Cuối buổi học, lớp nào nhìn cũng như một “chiến trường” với những “chiến tích” của các cô cậu học trò. Bác cúi nhặt từng tờ giấy, từng cái túi bỏ vào thùng rác... Rồi cặm cụi, bác quét khắp cả lớp, từng gầm bàn một. Chổi bác đưa đến đâu dường như bao nhiêu bụi bẩn bị quét sạch đến đấy. Chúng sợ hãi chạy trốn nhưng cũng không thể nhanh hơn bàn tay bác. Sàn nhà đã sạch bóng, bác kể lại những dãy bàn ghế cho ngay ngắn như chúng em xếp hàng. Cuối cùng là anh bảng đen. Cuối buổi nhìn anh ấy thật lem luốc. Nhưng được bàn tay dịu dàng của bác lao công lau rửa, anh lại bảnh bao với mầu đen láng mịn. Nhìn anh thật kiêu hãnh. Khắp cả gian phòng đã được quét dọn cẩn thận. Bác đưa mắt nhìn một lượt như ngắm lại thành quả cùa mình. Bàn ghế, bảng đen...cũng nhìn bác lao công như thầm cảm ơn... Cứ thế, hết phòng này đến phòng khác, bóng bác cứ âm thầm, lặng lẽ một mình trên hành lang lớp học dài hun hút... Bác lao công như một anh hùng lăn xả vào các chiến trường mà mỗi lúc bước vào là chiến trận hỗn độn nhưng khi bước ra là cà một thế giới bình yên.
Khi những tia nắng cuối ngày sắp tắt, bác lao công mới xong công việc của mình. Mặc dù làm việc trong tiết trời oi bức nhưng vẫn thấy trên khuôn mặt bác lao công niềm vui của người lao động chân chính. Niềm vui ấy được xuất phát từ chính tấm lòng và sự chăm chỉ của bác. Nhưng tấm lòng của bác lao công không phải ai cũng thấu hiểu. Bác lúc nào cũng âm thầm làm công việc của mình, những việc vì học trò chúng tôi. Lúc này đây tôi mới thấy được sự vất vả của bác. Thế mà học trò chúng tôi cứ vô tâm không để ý khiến cho công việc của bác nặng nề hơn.
Không có công việc nào là thấp kém, mỗi việc dù nhỏ đến đâu thì những đóng góp của nó cũng mang lại lợi ích cho con người và xã hội. Như bác lao công trường tôi, chăm chỉ cần mẫn với công việc của mình dù không ai biết đến nhưng công việc ấy đã mang đến cho học trò chúng tôi cả một không gian thoáng mát.
Nước ta có rất nhiều những địa danh nổi tiếng, một trong số đó chính là Hồ Gươm nằm ngay giữa lòng thủ đô Hà Nội. Kì nghỉ hè vừa qua, em đã được bố mẹ cho lên thủ đô thăm Hồ Gươm, chuyến đi đã để lại cho em rất nhiều kí ức tươi đẹp về Hồ Gươm cổ kính ấy.
Hồ Gươm hay là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở nước ta, hồ Gươm trong anh, ảnh đã đẹp, bên ngoài lại càng đẹp hơn. Nằm ngay trung tâm thủ đô, hồ Gươm mang một vẻ đẹp vừa tráng lệ, vừa cổ kính khiến người ta sững sờ. Hồ to, sâu, mặt hồ trong xanh, phẳng lặng như tấm gương khổng lồ phản chiếu cả bầu trời. Hồ Gươm gắn liền với truyền thuyết về cụ Rùa ngậm thanh kiếm của vua Lê Lợi trong lịch sử mà em từng được nghe bố kể, cái tên hồ Hoàn Kiếm cũng xuất phát từ câu chuyện ấy mà có. Xung quanh hồ, cây cối mọc um tùm, đều là những cây cổ thụ, cây hoa được trồng lâu năm. Ấn tượng với em nhất là những hàng liễu, hàng tre xanh mát nghiêng mình, rủ mái tóc xuống mặt nước như những người thiếu nữ đang soi bóng, làm duyên. Mỗi khi có cơn gió nhẹ thoảng qua, những chiếc lá lại lìa cành, chao liệng trong không trung rồi nhẹ rơi xuống mặt hồ như những chiếc thuyền nhỏ.
Đi dạo một vòng quanh hồ, em được tham quan đền Ngọc Sơn, tháp Rùa, đài Nghiên,..Cầu Thê Húc cong cong, đỏ rực như con tôm dẫn đường du khách đến với đền Ngọc Sơn cổ kính, uy nghiêm, trước cổng đền là cây đa cổ thụ đã nhiều năm tuổi, xanh mát, tỏa bỏng cả một khoảng đất. Đứng trên cầu Thê Húc, hướng mắt ra, ta có thể nhìn thấy tháp Rùa sừng sững ngay giữa hồ. Có thể nói, nhắc đến hồ Gươm, có lẽ không ai quên được hình ảnh của tháp Rùa, là biểu tượng của cả một quần thể di tích này. Tháp Rùa nằm trên một khoảng đất trống chính giữa hồ, ở những bức tường trắng của tháp, những khóm rêu phong nổi lên khiến tháp mang một vẻ đẹp đầy cổ kính, nghiêm trang.
Ngày ngày, mỗi buổi sáng, người dân xung quanh thường ra bờ hồ tập thể dục, đến tối, hồ Gươm lại đông đúc du khách trong nước và nước ngoài đến tham quan, vui chơi, hóng mát. Ngay giữa lòng thủ đô tấp nập, ồn ã ấy lại có một hồ Gươm êm đềm, lặng lẽ ở đó suốt hàng nghìn năm lịch sử. Hồ Gươm không chỉ đẹp với vẻ đẹp vốn có của nó mà còn mang một nét văn hóa, bản sắc dân tộc riêng, một trong những địa danh nổi tiếng nhất của đất nước ta. Đến thăm Hồ Gươm, em hiểu thêm được về lịch sử, về những truyền thuyết của ông cha ta, ngắm nhìn những công trình kiến trúc của dân tộc và tự hào hơn về truyền thống bản sắc của dân tộc Việt Nam ta.
Có lẽ cho dù là quá khứ, hiện tại hay tương lai, hồ Gươm vẫn sẽ mãi là một địa danh nổi tiếng, ở lại trong lòng của mỗi người dân Việt Nam. Sau chuyến đi thăm quan Hồ Gươm, em đã gặt hái được cho mình nhiều điều mới mẻ, bổ ích và em hy vọng mình sẽ có dịp được trở lại hồ Gươm để chìm đắm trong cảnh sắc đẹp đẽ mà tráng lệ ấy.
Qua rồi cái thời cấp một, nửa ngây ngô, nửa dại khờ, mỗi ngày áo trắng, khăn quàng đỏ cắp sách tung tăng tới trường. Thuở ấy chúng ta vẫn mặc định mình là những đứa trẻ, hầu như chẳng biết lo lắng là gì, cái nghĩ đến nhiều nhất chắc là việc học và việc chơi. Nhưng hôm nay đây, lần đầu tiên bước vào mái trường cấp ba, vô hình trong tôi đã có những thay đổi đáng kể trong tâm hồn.
Giữa một lớp học, hơn bốn mươi học sinh, tôi cảm thấy thật xa lạ và có chút gì đó bỡ ngỡ, tôi cứ muốn thu mình về một góc nhỏ, dĩ nhiên tôi không phải là học sinh lớp một với ý định khóc nhè nữa. Nhưng cái cảm giác bỡ ngỡ thì vẫn tràn trong tâm trí. Buổi đầu tiên tôi bước vào mái trường cấp ba cũng chính là buổi khai giảng đầu tiên ở trung học phổ thông của tôi. So với cái sân trường trung học cơ sở chứa lưa thưa vài trăm học sinh, thì đối với tôi, cái sân trường lố nhố tới gần 2000 học sinh này khiến tôi cảm thấy choáng ngợp. Nam mặc đồng phục, sơ vin gọn gàng, trông ai nấy thật sáng sủa, còn đám con gái chúng tôi thì được thử cảm giác mới trong bộ áo dài trắng muốt tinh tươm và chúng tôi không còn đeo khăn quàng đỏ thắm nữa. Quả thật tôi vẫn còn chưa quen với việc mặc áo dài cho lắm, nhưng tôi vẫn thấy nó thật đẹp và cảm thấy thật tự hào khi được mặc chiếc áo dài xinh xắn mà mẹ may cho từ tháng trước ấy.
Hôm khai giảng là một ngày nắng đẹp, trời xanh ngắt, thỉnh thoảng mới có một đám mây trắng như cục bông lơ lửng bay ngang trời. Buổi khai giảng diễn ra rất suôn sẻ, tôi nhìn thấy mái trường bề thế, xinh đẹp mà lòng cũng có cảm giác vui sướng và rạo rực hẳn lên, tuy nhiên tôi chỉ giấu nó trong lòng. Tôi rất ấn tượng với hàng phượng vĩ cổ thụ trong sân trường, chắc cũng đâu đó tầm chục cây, cây nào cũng xum xuê bóng mát, dưới mỗi gốc cây đầu có một chiếc ghế đá. Tôi tưởng tượng đến buổi ra chơi mà cầm sách ra đó ngồi thì phải tuyệt vời lắm, có thế tôi lại càng yêu hơn ngôi trường này hơn một chút. Trong suốt buổi ngồi dưới cái nắng nhàn nhạt ngoài trời để lần lượt nghe ban giám hiệu cùng thầy cô phụ trách lên phát biểu, khi các bạn mải mê che nắng, hoặc bông đùa vài câu với nhau, thì tôi lại tò mò nhìn vào những ô cửa sổ ngả màu nâu ở các phòng học, rồi dự đoán xem lớp mình sẽ học phòng nào. Trường tôi rất đông giáo viên, nghe bảo có tới gần trăm người, hôm nay ai nấy đều ăn mặc rất lịch sự, đặc biệt những tà áo dài xinh xắn của các cô cứ làm tôi thích thú mà ngắm không rời mắt nổi. Thế rồi, tôi lại bắt đầu quan sát thầy chủ nhiệm lớp, ấn tượng ban đầu của tôi về thầy rất tốt, cả người thầy đều toát lên một vẻ lạnh lùng và tài giỏi, tôi nghĩ thầy có lẽ sẽ là một giáo viên chủ nhiệm nghiêm túc lắm đây.
Sau khi kết thúc buổi khai giảng chúng tôi được thông báo đi nhận lớp và nhận thời khóa biểu. Khi đã yên vị ở một góc khá yên tĩnh và phù hợp, tôi bắt đầu thấy những tiếng thì thầm nói chuyện, và tôi phát hiện ra mình cô đơn, bởi tôi chẳng quen ai cả, tôi cũng chưa dám bắt chuyện với ai, bởi tôi vẫn quen để người ta bắt chuyện trước. Lúc này đây tôi bắt đầu cảm thấy buồn bã trong lòng, tôi nhớ đến mấy đứa bạn mà thời cấp hai vẫn thường gắn với nhau như hình với bóng, học chung, chơi chung, đến thi học sinh giỏi cũng chọn cùng một môn, vậy mà giờ đây phải xa chúng nó để tìm đến tương lai khác. Chắc có lẽ sau này cũng ít có cơ hội gặp lại. Thầy chủ nhiệm bước vào lớp, giọng thầy trầm trầm, thầy nói rất ngắn gọn về nội dung học về định hướng trong những năm học tới. Tôi nhìn vào thời khóa biểu mà thấy có chút áp lực, bởi lớp tôi vốn là một trong hai lớp chọn ban tự nhiên, nên thời khóa biểu hiển nhiên sẽ dày đặc hơn, hầu như toàn học cả ngày. Ôi, thế là xa rồi những ngày tháng rong chơi, mai đây tôi sẽ bắt đầu vào những buổi học ngập đầu, những buổi giải bài tập hoa mắt, tôi sẽ bắt đầu phải suy nghĩ đến chuyện ôn khối nào, thi ngành gì, học đại học ở đâu, và ti tỉ những chuyện khác nữa. Tôi bỗng tò mò không biết những bạn khác có nghĩ như tôi không, trước đây các bạn ấy như thế nào. Nhưng ngoài mấy điều lo lắng vụn vặt, tôi cũng đã thấy những năm tháng cấp ba đầy thử thách và cũng đã thấy một cánh cửa mới đang dần mở ra cho tôi.
Nói thật ngày đầu đến trường đối với một đứa đã 13 tuổi như tôi nó không có nhiều kỷ niệm đặc biệt, ngoài cảm giác hơi bỡ ngỡ và lạc lõng một chút. Và tôi nghĩ rằng tất cả học sinh đều như vậy, chẳng qua mức độ nó như thế nào mà thôi. Tôi luôn có một niềm tin vững chắc rằng đây sẽ là ngôi trường mà tôi có thể học tập và định hướng cho mình một tương lai thật tốt, cũng chẳng hiểu vì sao tôi có niềm tin lạ lùng như vậy, nhưng tôi vẫn tin chắc là như thế, đây cũng là một khởi đầu tốt cho bước đường của tôi sau này.
Mọi thứ quả thật đều rất mới từ quang cảnh, ngôi trường và đến cả những con người. Thế nhưng tất cả như đều lưu lại cho ta những kí ức về buổi đầu chập chững ấy.
Tháng 8 – tháng giao mùa từ cuối hạ sang đầu thu – thàng mà những chùm phượng vĩ chỉ còn thưa thớt vài nhánh nở muộn. Và cũng là tháng mà chúng tôi đến trường với những bài học đầu tiên.
Giờ đây tôi đã là học sinh cấp hai, được khoác trên mình chiếc áo dài trắng tinh khôi lại cho tôi thêm một cảm xúc mới. Trước đây, khi còn nhỏ tôi cũng đã từng mơ ước được trở thành hs cấp 2, được mặc đồng phục như các chị và ước mơ ấy đã trở thành hiện thực.
Được mặc bộ trang phục mới mà trước đây tôi chưa từng mặc, ngồi gần người bạn tôi chưa từng quen, được học những thầy cô mà giờ đây tôi mới biết. Những cảm xúc lại trào dâng khó tả xen lẫn cả niềm vui nhưng hòa vào đó lại thoáng chút nỗi buồn.
Niềm vui vì tôi đã như được trưởng thành hơn và đc biết thêm nhiều điều mới mẻ từ những bài dạy, bài học mới. Nhưng tôi buồn vì đâu đó tôi thoáng thấy những ng thầy cũ, những người bạn cũ và cả những lời khuyên chân thành của thầy cô tôi vào ngày tôi tốt nghiệp cấp 1.
Lúc đó mặt e cứ cười vì đáng bn e rất ngáo
lúc đó chỉ muốn đấm vào cái tivi mà ko dám đến gần vì sợ