Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
dau tien , phai ke den : +day la 1 phuong tien chuyen cho hs den truong
Ý câu này là kể tên mấy cái chi tiết có công dụng chung và riêng mà bn
- Phong trào diễn ra sôi nổi với những hình thức phong phú, phong trào lên cao và lan rộng khắp các quốc gia. Giai cấp vô sản trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào.
- Đặc biệt ở Đông Dương, Đảng Cộng sản Đông Dương đã lãnh đạo nhân dân ba nước (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia) đấu tranh chống Pháp, tạo bước ngoặt cho phong trào.
- Phong trài dân chủ tư sản tiếp tục phát triển, chưa có phong trào nào thắng lợi, nhưng đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân chống kẻ thù chung.Từ năm 1940, chống chủ nghĩa phát xít.
Thứ năm - 29/3/2018
Trong cuộc đời mỗi con người chúng ta, chắc hẳn ai cũng đã từng trải qua những khoảnh khắc làm thay đổi cuộc sống của chính mình. Với bạn đó có thể là khoảnh khắc vui mừng khi nhận được học bổng du học hay khoảnh khắc hạnh phúc ngập tràn khi cầm trên tay bản hợp đồng lao động với một công ty danh giá.
Còn đối với chúng tôi, những sinh viên năm thứ ba của trường Đại học Sư phạm thì cái khoảnh khắc tạo nên dấu ấn trong cuộc sống của chúng tôi đó chính là ngày mà chúng tôi đến trường THPT kiến tập sư phạm. Bước vào năm thứ ba của Đại học, trong chúng tôi, ai ai cũng đã sẵn sàng cho mình tâm lí để chuẩn bị bước vào quãng thời gian kiến tập đầu tiên trong cuộc đời sinh viên. Vui có, mong chờ có và lo sợ cũng có. Tất cả những dòng suy nghĩ, những cảm xúc trong đám sinh viên non nớt chúng tôi cứ ngày một tăng lên khi thời gian đã hối thúc bên cửa. Và cái khoảnh khắc ấy đã đến ! Mặt trời vừa hé lên những tia nắng đầu tiên của ngày mới thì chúng tôi, những sinh viên chọn cho mình con đường nhà giáo đã có mặt tại trường, ngôi trường THPT mà chúng tôi chọn để rèn luyện nghiệp vụ sư phạm. Bước vào trường, cảm giác của chúng tôi là sự choáng ngợp trước một không gian vô cùng rộng lớn của ngôi trường mang tên nhà giáo Võ Trường Toản. Có lẽ đã ngần ấy năm chúng tôi rời xa chiếc ghế nhà trường THPT để đến với chiếc ghế của giảng đường đại học nên khi quay trở lại với không gian này, chúng tôi dường như có chút gì đó bỡ ngỡ. Cảm giác bỡ ngỡ, choáng ngợp trước không gian của trường chưa hết thì một cảm xúc khác lại chợt ùa về. Gặp gỡ Ban giám hiệu và các thầy cô giáo hướng dẫn, chúng tôi phần nào cảm thấy tự hào vì ngành giáo nghề dạy đã cho chúng tôi có cơ hội được tiếp xúc và học hỏi kinh nghiệm từ những thầy cô nơi đây, những bậc “tiền bối” vô cùng tâm huyết với sự nghiệp trồng người. Bỡ ngỡ, tự hào, tưởng chừng cảm xúc chỉ dừng chân lại nơi đây nhưng không, tất cả cảm xúc đã thay đổi khi chúng tôi tiếp xúc với học sinh, những thiên thần áo trắng mà chúng tôi sẽ gắn bó trong khoảng thời gian kiến tập này. Ngại ngùng, bối rối, đó chính là cảm xúc chung của đám sinh viên chúng tôi khi gặp gỡ các em. Ánh mắt hồn nhiên của các em khi nhìn chúng tôi làm chúng tôi trở nên lúng túng, bối rối.
Chúng tôi, những cô cậu sinh viên non nớt mặc dù đã chuẩn bị tâm lý nhưng có lẽ cảm xúc của chúng tôi lúc này chỉ có thể ngại ngùng. Được nhìn thấy các em học tập, được các em gọi tiếng thầy cô, tất cả những điều đó đã viết nên một cảm xúc khó tả. Chút bỡ ngở, chút hồi hộp, chút tự hào và cả chút bối rối ấy có lẽ đã tạo nên một cột mốc đáng nhớ trên con đường phía trước còn đầy chông gai của chúng tôi.
Không những thế, đó còn là kỉ niệm, một kỉ niệm khó mà phai mờ được trong kí ức của chúng tôi. Giờ đây, thời gian kiến tập đã gần kết thúc, chúng tôi sắp hoàn thành công việc của mình ở ngôi trường này và chuẩn bị chia tay nơi đây. Có lẽ, ngày ấy sẽ lại là một ngày khó quên nhưng đời mà, có cuộc vui nào mà không tàn thôi thì chúng tôi, những giáo sinh thực tập sẽ giữ mãi kỉ niệm đẹp này cho riêng bản thân mình để rồi khi chia xa, chúng tôi sẽ mãi nhớ về những ngày tháng ấy và lấy chúng làm động lực để bước tiếp con đường phía trước.
Một buổi chiều mùa hè nắng gắt tháng 7, phụ giúp mẹ mấy việc xong, Hiếu chạy qua nhà Minh cách đó 200 m để ôn tập. "Tuy mỗi đứa thi một khối, vẫn có nhiều kiến thức giống nhau, chúng em vẫn trao đổi được". Chẳng ai bảo ai, đôi bạn ngồi mải miết với những con số.
Minh sinh ra với cơ thể không trọn vẹn. Sức khỏe của bố em không tốt, thường xuyên phải đi bệnh viện. Mẹ đi làm cách nhà 20 km nên cũng không có nhiều điều kiện để đưa đón con. Biết được điều đó, Hiếu, khi ấy mới chỉ là cậu bé 7 tuổi, dõng dạc nói với bố mẹ: "Con sẽ cõng bạn Minh đi học".
- Lúc đó còn nhỏ, em cũng chẳng nghĩ gì nhiều, chỉ thấy bạn ham học mà vất vả trong việc đi lại nên thấy mình cần phải làm gì đó.
Hiếu trầm tính, ít nói, trong khi Minh sôi nổi, hoạt bát hơn. Vậy là đã 10 năm, Ngô Văn Hiếu và Nguyễn Tất Minh (học sinh lớp 12, trường THPT Triệu Sơn 5) cứ thế sát cánh cùng nhau qua năm tháng.
"Những ngày đầu chưa quen, đường đến trường còn nhiều cát sỏi, hai đứa ngã lên ngã xuống. Nhất là hôm mưa gió, đôi bạn về nhà, thấy dính đầy bùn đất. Vừa thương vừa xót con, nhưng tôi cũng không còn cách nào khác. Cũng may là chúng rất quý nhau và ham học", ông Mây, bố của Minh, kể.
Năm 2018, tại Phủ Chủ tịch, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã gặp mặt thân mật Đoàn học sinh, sinh viên tiêu biểu, xuất sắc năm học 2017-2018. Hiếu và Minh là hai trong số những học sinh tiêu biểu đó.
Học xong, Minh và Hiếu rủ nhau ra quán cắt tóc gần nhà. Nhanh như sóc, Minh giơ tay quàng qua vai Hiếu. Thân hình chỉ 35 kg, Minh được bạn dễ dàng nhấc bổng, đặt lên xe.
Từ 10 năm nay, mọi hoạt động lớn nhỏ của Minh, Hiếu gần như đều có mặt và ngược lại. Đôi bạn như hình với bóng. Hôm nào Hiếu bị ốm hay có việc không thể đi học, cậu cũng chỉ yên tâm khi nhờ bạn khác trong lớp qua đón Minh.
Ngày mai, họ tham dự lễ bế giảng cuối cùng của hs
Buổi sáng hôm ấy, Minh và Hiếu háo hức hơn ngày thường, cả 2 đều dậy từ 5h. Đánh răng rửa mặt xong, Hiếu lấy xe qua đón bạn.
Sáng sớm ở vùng trung du, gió se lạnh, đôi bạn chở nhau đi trên con đường chạy băng qua cánh đồng vừa xong mùa cấy. Minh nói khẽ: "Chẳng còn mấy lần được chở đi như thế này nhỉ?".
Hiếu lặng im. Quãng đường từ nhà đến trường dường như dài hơn.
Minh và Hiếu đều đoạt giải cao trong kỳ thi học sinh giỏi tỉnh.
Mùa hè trời nắng sớm, nhà trường quyết định tổ chức lễ bế giảng từ 6h. Sân trường nhộn nhịp tiếng cười nói, nữ sinh thướt tha trong tà áo dài.
Lần đầu tiên được đeo cà vạt, cả hai chàng trai đều lóng ngóng, hết thắt vào lại tháo ra. Sau đều phải nhờ đến sự trợ giúp của các bạn nữ trong lớp.
Những chàng trai 18 tuổi bỡ ngỡ trong lần đầu tiên đeo cà vạt, mặc vest.
Buổi lễ bế giảng hôm nay thật đặc biệt. Đó sẽ là buổi lễ cuối cùng hai người bạn được dự cùng nhau, cùng khép lại quãng đời học sinh tươi đẹp để bước sang một trang mới.
Quãng đường từ nhà đến lớp học 3 năm qua sẽ một lần nữa thay đổi. Sẽ là con đường mới mẻ hơn, nhiều thử thách hơn.
Mỗi lần Hiếu bận, các bạn nam khác trong lớp sẽ thay nhau đưa đón Minh đi học.
Sinh ra cơ thể không lành lặn nhưng dường như Minh chẳng bao giờ nghĩ đó là thiệt thòi của bản thân, mọi hoạt động tập thể của trường, lớp, cậu đều tham gia. Có những trận cầu cậu không thể ra sân nhưng vẫn ngồi lại để xem Hiếu và bạn bè thi đấu.
Như thông lệ, trận bóng nước không thể thiếu đối với khối học sinh cuối cấp. Lúc này, Hiếu lại là lá chắn hiệu quả để Minh tung ra những cú ném chính xác. Đôi bạn cứ thế phối hợp nhịp nhàng, "tiêu diệt" đối thủ.
Cuối trận, ai cũng ướt sũng, nhưng gương mặt đều rạng rỡ.
Ước mơ làm bác sĩ để chữa lành vết thương cho bạn
Mấy hôm nay, căn nhà rộn ràng hơn khi ông Định, bố của Hiếu, đi làm ăn xa cũng về nhà để cổ vũ tinh thần cho con. "Người quê chẳng biết nói gì động viên cháu, thôi thì tôi xin nghỉ một tuần để về đưa cháu đi thi", ông nói.
Sáng nay, cả nhà dậy sớm hơn thường lệ, ông Định đi ra đi vào, kiểm tra kỹ càng chiếc xe. Ông đặt vào cốp lốc sữa tươi. Ông gọi con dậy, cả nhà cùng ăn sáng rồi qua nhà Minh. Hôm nay, Minh được mẹ chở đi. Bé Việt cũng theo bố và anh đến trường thi.
Dù đôi bạn tự đi được đến điểm thi nhưng để đảm bảo an toàn, bố mẹ Minh - Hiếu cùng đưa các em đi.
- Hai em đang cảm thấy thế nào?
- Cũng hơi hồi hộp chút chị ạ. Nhưng mọi chuyện sẽ ổn thôi, chị nhỉ?
Đôi bạn kiếm tra lại số báo danh, phòng thi lần cuối.
Hiếu cõng Minh lên phòng thi ở tầng 3, chờ bạn xem có cần gì không rồi sau đó mới xuống tầng 2 để chờ vào phòng. Sáng nay thi môn Văn, thời gian 120 phút.
Hiếu đăng ký vào Đại học Y Hà Nội. Dù đã 10 năm nay làm đôi chân cho bạn, em bảo vẫn muốn làm được điều gì đó giúp Minh.
"Đến bây giờ nghĩ lại, em thấy mình may mắn hơn Minh rất nhiều. Em có cơ thể khỏe mạnh, có thể chạy nhảy trên đôi chân của mình, đi bất cứ đâu mình muốn mà không phải phụ thuộc vào ai.
Ở bên cạnh cậu ấy, em học được tính kiên trì, nhẫn nại, dám ước mơ và dám thực hiện".
Hiếu ít chia sẻ về mình nhưng khi được hỏi về người bạn thân, cậu nói ngay không cần suy nghĩ.
+ Mở bài tham khảo : Bạn hãy tưởng tượng cuộc đời như một trò chơi tung hứng. Trong tay bạn có năm quả bóng mang tên là: công việc, gia đình, sức khoẻ, bạn bè, và tinh thần. Bạn sẽ hiểu ngay rằng công việc là quả bóng cao su. Vì khi bạn làm rơi nó xuống đất, nó sẽ nảy lên lại. Nhưng bốn quả bóng còn lại – gia đình, sức khoẻ, bạn bè và tinh thần – đều là những quả bóng bằng thủy tinh. Nếu bạn lỡ tay đánh rơi một quả, nó sẽ bị trầy sướt, có tì vết, bị nứt, bị hư hỏng hoặc thậm chí bị vỡ nát mà không thể sửa chữa được. Chúng không bao giờ trở lại như cũ. Bạn phải hiểu điều đó và cố gắng phấn đấu giữ cho được sự quân bình trong cuộc sống của bạn. Vậy điều gì quan trọng nhất trong cuộc sống của chúng ta?
Thân bài :
Cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
– Nêu vấn đề: điều quan trọng nhất trong cuộc sống của bản thân là gì?
– Lí giải nguyên nhân, khẳng định sự cần thiết, đúng đắn; phân tích những biểu hiện của điều quan trọng đó.
– Lật lại vấn đề, phê phán những quan niệm trái chiều, lệch lạc đối với vấn đề được trình bày.
– Liên hệ, rút ra bài học bổ ích thấm thía đối với bản thân.
Kết bài : Khẳng định lại vấn đề, bàn bạc mở rộng vấn đề, .
Gợi ý:
+) “Cuộc sống đã cho em bao ước mơ màu hồng, cho em bao khát vọng và tình yêu mênh mông… Lời hát ấy cứ ngân vang mãi khiến cho tôi bao lần phải đặt ra câu hỏi “Cuộc sống là gì vậy nhỉ? Cuộc sống tươi đẹp và phong phú đến dường nào?…”. Phải chăng cuộc sống là một cuốn sách thần kì mà mỗi ngày là một trang sách mới?..........
+) Hàng ngày chúng ta tiếp xúc với thế giới muôn loài và qua đó chúng ta hiểu thêm về ý nghĩa cuộc sống. Trái đất đang quay, nước sông đang chảy, con người đang làm việc… đó là cuộc sống. Mỗi vật xung quanh chúng ta luôn có cuộc sống để tồn tại, sinh sôi và phát triển. Chúng được sinh ra rồi lại chết đi. Con người chúng ta cũng vậy, từ thuở lọt lòng – nhìn thấy mặt trời đến khi tạm biệt với thế giới đang sống là cả một chuỗi thời gian dài. ==> Cái cảm giác đi vào giấc ngủ dài và không bao giờ tỉnh lại có thể làm con người ta hoảng hốt vì phải xa lìa với cuộc sống muôn vàn điều kì diệu đang và sẽ diễn ra. Nhiều lúc suy nghĩ vẩn vơ, tôi bỗng giật mình thót tim rằng “Rồi sẽ có ngày mình như thế*. Quy luật của tự nhiên và cuộc đời không ai có thể tránh khỏi. Thế nhưng để can đảm vượt qua cái “chết” thì mỗi người, ngay bây giờ hãy tự tạo ra cuộc sống có ý nghĩa để tạm thời lãng quên cái chết, để phấn đấu cho cuộc sống hôm nay..........
+) Cuộc sống là một vòng quay kì diệu. Trong vòng quay ấy nó đem đến cho con người bao điều bổ ích, lí thú, bao nhiêu bài học, những kiến thức quý giá. Vì sao có nắng? Vì sao có mưa? Vì sao có gió thổi?… Bạn sẽ biết tất cả những điều đó khi tìm hiểu cuộc sống của chúng ta.........
+) Cuộc sống còn làm phong phú cho tâm hồn của con người. Không có tâm hồn đẹp thì con người cũng sẽ chỉ là những vật vô tri vô giác, không có tình cảm, tâm tình. Nhiều lúc tôi để ý, chỉ là chuyện một chiếc lá rơi, một con chim bé nhỏ bị chết cũng khiến trái tim con người phải rung động, xót thương...........
==> Cuộc sống đúng là một kho báu vô giá và tuyệt đẹp. Vì vậy chúng ta phải sống làm sao cho thật tốt và ý nghĩa để không lãng phí một quà tặng tuyệt vời mà Thượng đế đã ban cho chúng ta.
Cậu bé Hồng là nhân vật chính,nhân vật tự truyện được viết như sự phát ngôn và hóa thân của nhà văn Nguyên Hồng. Cậu bé Hồng có một tuổi thơ đầy cay đắng và tủi cực. Cha cậu mất sớm do nghiện ngập,mẹ cậu vì túng quẫn nên bỏ con đi tha hương cầu thực. Cậu phải sống trong sự ghẻ lạnh cảm họ hàng bên nhà nội.Nhưng Hồng cũng là một cậu bé thông minh, nhạy cảm. Khi nghe những lời nói tâm độc và những rắc tâm vấy bẩn của bà cô. Cậu bé tinh ý nhận ra những tâm địa đồ ác của bà cô. Cậu bé Hồng có một trái tim tha thiết yêu thương mẹ. Mặc cho bà cô luôn nói xấu mẹ cậu nhưng tình yêu của Hồng dành cho mẹ vẫn đằm thắm, vẹn nguyên. Cậu có một trái tim luôn khao khát hạnh phúc được ở bên người mẹ hiền. Khi đi học về,cậu vô tình gặp được mẹ. Cậu sung sướng cực điểm khi gặp mẹ ở trong lòng mẹ. Có thể nói,cậu bé Hồng là hình ảnh của tuổi thơ nhiều data hạnh nhưng vẫn tỏa sáng một trái tim yêu thương sâu sắc,để lại ấn tượng trong lòng người đọc.
Chú bé Hồng là một cậu bé có một tuổi thơ bất hạnh nhưng cậu có một tâm hồn vô cùng trong sáng và dạt dào tình yêu thương. Bố cậu ăn chơi , nghiện ngập mất sớm, mẹ cậu phải tha hương cầu thực. Còn cậu , cậu phải sống với bà cô cay nhiệt ,ghẻ lạnh,luôn gieo rắc vào đầu óc non nớt của đứa chấu những hình ảnh xấu về người mẹ để cậu ruồng rẫy mẹ của mình. Nhưng Hồng đã ruồng bỏ những lời nói thâm độc của bà cô, cậu đặt một niềm tin mãnh liệt vào người mẹ của mình , cậu căm hận những thành kiến tàn ác đã khiến cho mẹ con Hồng phải xa lìa. Hơn ai hết , cậu luôn muốn sống trong tình yêu thương , được mẹ vỗ về, được làm nũng được chiều chuộng,....như bao đứa trẻ khác . Giờ đây mẹ là niềm hạnh phúc, là khát khao duy nhất của cậu. Và rồi , vào hôm giỗ đầu thầy cậu. Mẹ đã về. Hồng sung sướng vô bờ. Dạt dào, miên man khi được nằm trong lòng mẹ, được mẹ âu yếm vỗ về. Tất cả những khổ đau, những lời nói của bà cô đều bị lãng quên - trôi đi nhẹ như một đám mây. Trong lòng cậu lúc này chỉ còn niềm hạnh phúc. Qua đây, ta thấy được Hồng là một chú bé hiếu thảo, có tâm hồn trong sáng và hơn nữa cậu có một tình yêu thương cháy bỏng dành cho người mẹ bất hạnh của mình: hay là biểu hiễn rõ nhất của tình mẫu tử thiêng liêng.
mk viết về chú bé hồng nha bn
Trong góc học tập của mỗi người học trò đều có một cái bàn. Cái bàn là một đồ dùng học tập và sinh hoạt rất thân thiết với mỗi chúng ta thời cắp sách.
Vật liệu để làm bàn học thường bằng gỗ. Phần lớn bằng gỗ thường. Mặt bàn là một hình chữ nhật, dài độ 120cm, rộng 60cm, bằng gỗ tấm hoặc gỗ dáng. Cái bàn theo kiểu cổ có bốn chân và chiếc ngăn kéo. Cái bàn theo kiểu mới có ngăn phụ chạy song song với mặt bàn, phía bên phải là một cái buồng có chiều cao độ 60- 70cm, rộng độ 50cm, chiều dài 60cm bằng chiều rộng mặt bàn, chứa được bao nhiêu thứ. Người thợ mộc đã dùng hai tấm ván gỗ, vừa tạo thành chân bàn, vừa để làm ngăn bàn đựng đồ dùng, sách vở; cái bàn trở nên vuông vắn, vững chắc.
Mặt bàn có thể bằng gỗ tấm bào nhẵn hoặc bằng gỗ dán phẳng lì được sơn hoặc đánh véc-ni màu, bóng lộn, đẹp mắt. Bàn được kê vào một nơi hợp lí trong gian nhà, thường gần cửa sổ, hướng ra sân ra vườn, nơi có ánh sáng chiếu rọi vào làm cho góc học tập được thoáng đãng.
Trên mặt bàn của người học sinh nào cũng có ít sách vở, cái đèn bàn, cái đồng hồ và một vài thứ đồ dùng học tập khác. Có thể đặt một lọ hoa nhỏ, trang trí một vài tranh ảnh đẹp cắt từ họa báo. Chỉ nhìn qua những thứ xếp đặt, bày biện... trên mặt bàn, là có thể hiểu được phần nào đạo đức, nếp sống, nếp sinh hoạt và tinh thần học tập của cô, cậu học trò - chủ nhân của cái bàn ấy.
Ngoài học ở trường ban ngày, học trò còn phải từ học ở nhà. Mỗi tối, mặt bàn được ánh đèn chiếu sáng, trở thành nơi học bài, làm bài của người học trò. Thời gian tự học gắn liền với cái bàn có thể dài, ngắn khác nhau; càng học lên cao, nhiều học sinh có thể ngồi học bài, làm bài đến 10-11 giờ khuya mới đi ngủ.
Ngày xưa, cái bàn học của các nho sinh gọi là cái án thư. Nguyễn Trãi có câu thơ Quốc âm: "Án sách, cây đèn hai bạn cũ”. Trong những năm dài “nấu sử sôi kinh”, cái đèn, cái bàn (án thư) trở thành người bạn vô cùng thân thiết với cậu tú, ông cống, ông nghè tương lai.
Cái bàn phải đi liền với cái ghế; cái ghế để ngồi học, ngồi đọc sách, làm bài.
Cạnh cái bàn học thường có tủ sách hoặc giá sách.
Cái bàn là một vật dụng bình dị, thân thiết, nó phản ánh đầy đủ nhất nền nếp, truyền thống hiếu học của bất cứ gia đình nào, người học sinh nào. Gia đình văn hoá phải có góc học tập, cái bàn học đàng hoàng cho tuổi trẻ, cho con cái thời cắp sách.
Theo thời gian, bằng sự nỗ lực của các nhà khoa học, kích thước chiếc máy tính đã được thu gọn lại như ngày nay.
Máy vi tính để bàn gồm hai bộ phận lớn tách rời nhau là CPU và màn hình. CPU là bộ phận quan trọng nhất của máy vi tính, đó là nơi xử lí các thông tin dữ liệu rất tinh vi. CPU có hình hộp chữ nhật, kích thước thường là 50 cm * 10 cm * 40 cm. vỏ ngoài được làm bằng kim loại có phủ sơn cách điện. Bên trong là ổ cứng, bộ vi xử lí, các mạch điện, dây dẫn… Mặt trước của máy vi tính là hình chữ nhật kích thước 10 cm * 40 cm. Tại đây có các bộ phận nhỏ để nhận đĩa mềm, kết nối USB và máy, hệ thống nút điều khiển máy… Mặt sau của CPU là ổ cắm dây nối CPU với nguồn điện, màn hình, bàn phím và con trỏ chuột.
Màn hình máy vi tính thường có kích thước và hình dáng tương đương một chiếc ti vi 21 inch. Nhưng ngày nay do sự phát triển của công nghệ, màn hình máy vi tính chỉ mỏng chừng 2 cm đến 3 cm và được làm bằng tinh thể lỏng.
Ngoài hai bộ phận trên còn cần có bàn phím và con trỏ chuột mới có thể hoàn chỉnh một chiếc máy vi tính. Bàn phím có hình chữ nhật, kích thước vào khoảng 16 cm * 25 cm, có các phím chữ nổi lên giúp nhập thông tin vào máy. Con trỏ chuột thon nhỏ, vừa tay nắm, có ba nút để điều khiển các lệnh trên màn hình.
Việc sử dụng máy tính khá đơn giản. Với người học sinh, công dụng chủ yếu là tạo lập văn bản, sử dụng các phần mềm ứng dụng, khai thác Internet và … chơi game!
sử dụng máy, trước tiên, ta phải cắm phích vào ổ điện, bật máy CPU và bật máy màn hình. Tiếp đó, nếu tạo lập văn bản, ta nhấn hai lần chuột trái vào biểu tượng “W” (microsolf word) trên màn hình rồi sử dụng các phím chữ, đấu… nhập thông tin vào trang trắng trên màn hình. Để sử dụng các chương trình khác, ta cũng mở máy rồi sử dụng bàn phím và con chuột để nhập thông tin và tạo các lệnh.Nhờ chiếc máy vi tính, người học sinh có thể trao đổi thông tin học tập, tâm tư tình cảm nhanh chóng, tiện dụng, có thể xem và thực hiện các thí nghiệm vật lí, hóa học, có thể tìm kiếm các thông tin cần thiết cho việc học tập… Ngoài ra, ta có thể giải trí bằng cách chơi trò chơi trên máy tính…
Chiếc máy vi tính là người bạn vô cùng hữu ích đối với người học sinh. Để bảo vệ người bạn đặc biệt này, chúng ta cần thường xuyên vệ sinh bàn phím, phủi bụi cho các bộ phận cùa máy. Ngoài ra, ta cần để máy nơi khô ráo, tránh ẩm ướt. Đặc biệt, nên cài một chương trình diệt “virus” – tác nhân có thể phá hoại dữ liệu trong máy.
kham khảo
Hệ động vật Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt
vào thống kê
hc tốt