Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bản thân em cần phải làm gì để góp phần phòng chống hiện tượng lũ lụt ấy:
- Cần tích cực, tuyên truyền với mọi người về việc trồng cây gây rừng để ngăn lũ quét, sạt lở đất, nước mạnh từ trên thượng nguồn đổ xuống đồng bằng
- Cần hưởng ứng tốt phong trào '' Chống lũ lụt '' mà địa phương, nhà nước đưa ra
- Bảo vệ môi trường để tránh những trận bão, lũ lụt lớn xảy ra
chào tôi đang rảnh, thấy chị kêu la om sòm nên ko chịu đc cho nên tôi mất thời gian để giúp chị vì nể mặt chị, rồi, chị muốn làm gì thì làm
Hằng năm chúng ta có thể thấy trên trên các phương tiện truyền hình như sách báo, tivi ,....có nhiều người dân phải chịu nhiều ảnh hưởng của bão lũ ,thiên tai. Đó chính là những nỗi đau những nỗi mất mát từ thể xác lẫn tâm hồn, là những điều không một ai mong muốn. Vì vậy để phòng chống thiên tai, lũ lụt mỗi người dân cần nâng cao ý thức của bản thân mình, cần có ý thức bảo vệ bản thân và những người xung quanh. Đừng nên xem thường những trận mưa ,trận bão, cần chuẩn bị trước tinh thần để đối phó khi những trường hợp không may xảy ra, biết bảo vệ và nâng cao chất lượng rừng. Và mỗi người hãy tuyên truyền với mọi người , tất cả cùng chung tay để góp phần giảm thiểu thiên tai, lũ lụt hằng năm.
Tất cả những gì ở nơi đây bao trùm một thứ gì đó đơn điệu mà ẩn chứa bao nguy hiểm cùng với màn trắng của nước là màu xanh của ngọn cây, những cây cổ thụ dám dương đầu với dòng nước lũ và những mái ngói nhấp nhô.Nơi duy nhất để người dân bám trụ là những nhà văn hóa, những bệnh viện cao ráo hơn. Mọi người từ cụ già đến trẻ em đều sống trong tâm trạng lo lắng, hoang mang, lo sợ, làn da xám đi vì lạnh. Có những đứa trẻ mới sinh ra mới vài tháng, cơ thể như không còn chút sinh lực. Họ sống trong tình trạng thiếu thốn không điện, không thức ăn, nước uống. Nhiều thanh niên đi mò trong biển nước những cây lúa còn sót lại một cách vô vọng.
Thiên tai lũ lụt gây thiệt hại cho chúng ta rất nhiều. Nguy hiểm nhất là về tính mạng và tài sản của con người. Họ ko có gì để mặc, trẻ em ko có sách vở để học, cống nước ko thể thoát nước kịp,…Đời sống gặp nhiều khó khăn. Vì thế chúng ta phải có ý thức trồng nhiều cây xanh, ko nên chặt phá rừng để hạn chế gặp nhiều thiện tai lũ lụt.
Em đã từng đọc rất nhiều truyện thần thoại, cổ tích, truyền thuyết; mỗi câu chuyện đều để lại trong em những cảm xúc riêng. Tuy nhiên em vẫn ấn tượng với truyện Sơn Tinh Thủy Tinh. Đây là câu chuyện do nhân dân dựng nên, mượn hình ảnh của các vị thần để nói lên sự tàn khốc của thiên tai, bão lũ hằng năm. Đồng thời qua đó ngợi ca công lao dựng nước, giữ nước của các vua Hùng.
Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh xoay quanh cuộc đấu tài, đấu trí của hai vị thần Sơn Tinh – chúa tể vùng non cao và thần Thủy Tinh – chúa tể của vùng nước thẳm để có được công chúa Mỵ Nương. Sơn Tinh khi vẫy tay về phía đông thì phía đông nổi lên cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây lập tức hiện ra núi đồi. Thủy Tinh gọi gió, gió tới; hô mưa, mưa về. Cả hai vị thần này đều rất tài giỏi. CHính điều này đã khiến vua Hùng không biết chọn ai nên bèn đưa ra điều kiện: Ngày mai, nếu ai mang lễ vật đến sớm thì sẽ cưới được Mỵ Nương. Ngay trong chuyện lễ vật nhà vua đã có ý nghiêng về thần Sơn Tinh: voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, trăm ván cơm nếp, trăm nệp bánh chưng. Tất cả những thứ đó đều là thức quà của đồng ruộng và núi rừng hùng vĩ.
Sơn Tinh là người đến trước và rước công chúa Mỵ Nương về, nhưng Thủy Tinh vì không cưới được công chúa đã nổi giận đùng đùng và lập kế hoạch cướp công chúa về. Thủy Tinh hô mưa gọi gió gây nên bão lũ, nước sông dâng tràn. CUộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh không cân sức. Nhưng Sơn Tinh mưu dũng và tài trí đã chiến thắng được thủy tinh.
Cuộc chiến giữa hai vị thần đã gây ra bao nhiêu lầm than và nước mắt cho nhân dân. Lũ lụt triền miên, sạt lở đất là những thiên tai mà hằng năm nhân dân ta vẫn phải hứng chịu.
Nhân dân ta đã có một trí tưởng tượng phi thường mới có thể nghĩ ra một câu chuyện hư cấu nhưng lại mang ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống như vậy. Sự nổi giận của các vị thần sẽ gây nên hệ quả xấu đối với đời sống của nhân dân.
Chi tiết Thủy Tinh vẫn ôm hận hằng năm hô mưa gọi gió gây ra cảnh lũ lụt triền miên cũng là một cách lý giải cực kỳ sâu sắc cho việc thiên tai hằng năm vẫn đổ ập lên đời sống nhân dân. Thực tế năm nào cũng vậy, nhân dân ta luôn phải hứng chịu những trận bão lũ cuồng phong do Sơn Tinh và Thủy Tinh gây ra. Nhưng năm nào Sơn Tinh cũng chiến thắng Thủy Tinh. Chi tiết này ẩn dụ cho việc con người không bao giờ chịu khuất phục trước thiên nhiên, bằng mọi giá phải chống chọi và đẩy lùi nó. Một tinh thần quả cảm, anh hùng đáng khâm phục.
Cuộc chiến Sơn Tinh và Thủy Tinh đều không có thực, đều là do nhân dân tưởng tưởng nên nhưng vua Hùng và Mỵ Nương là những nhân vật lịch sử có thật. Điều này cho thấy rằng từ ngàn đời nay nhân dân đã hứng chịu thiên tai lũ lụt triền miên, đồng nghĩa với tinh thần kiên cường, không bất khuất của nhân dân.
Qua câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh; chúng ta thấy được rằng hằng năm nhân dân ta phải hứng chịu rất nhiều thiên tai, bão lũ nhưng tất cả đều không nao núng, vẫn kiên cường chống chọi và chiến thắng tất cả.
Sơn Tinh Thủy Tinh là một câu chuyện được xây dựng trí tưởng tượng của người dân Việt Nam khi xưa. Truyện mang yếu tố thần thánh, tâm linh nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt hằng năm ở đồng bằng Bắc Bộ. Đồng thời, truyện thể hiện ước mơ chiến thắng thiên nhiên, bảo vệ cuộc sống của con người không chỉ thời xưa mà thòi nay vẫn vậy....( bạn lấy một số dẫn chứng ra rồi chém abc cho nó dài 1 tí là ok) <mk ngại tìm dẫn chứng nên ko viết nữa hịhi
Trả lời
- Vì nếu để Thủy Tinh thắng thì công chúa Mị Nương sẽ phải xuống biển mà con người không thể thở được dưới biển nếu không có oxi . Thủy Tinh lên cạn thì nhân dân ta sẽ chìm trong biển nước,suốt ngày bị lũ lụt . Có rất nhiều trường hợp mà tác giả dân gian không muốn để cho Thủy Tinh thắng vì thế vì Thủy là nước .
- Đã làm những việc :
+ Đắp đê phòng lũ .
+ Chuyển bà con nơi lũ lụt đến nơi an toàn để tránh thiệt mạng về người .
+ Quyên góp sách vở,đồ ăn cho bà con nơi lũ lụt .
...
Bài làm
+Tại sao ko thể để Thủy Tinh thắng Sơn Tinh?
- Vì như vậy sẽ phản lại ý nghĩa của mỗi nhân vật trong truyện . Sơn Tinh (con người) chống lại Thủy Tinh (lũ lụt , thiên nhiên) nên Thủy Tinh không thể thắng Sơn Tinh.
+ Ngày nay những chàng Sơn Tinh là những việc để chống lũ lụt là:
- Chủ động theo dõi thông tin mưa, lũ, lụt và sự chỉ đạo của chính quyền qua đài phát thanh, truyền hình và hệ thống truyền thanh xã, phường.
- Thực hiện chế độ tuần tra canh gác đê theo cấp báo động theo sự phân công của chính quyền địa phương.
- Tranh thủ thu hoạch hoa màu trên bãi sông.
- Sẵn sàng đóng góp vật tư, vật liệu được chuẩn bị tại chỗ theo sự phân công của chính quyền để hộ đê, phòng chống lụt bão khi có yêu cầu.
- Có trách nhiệm đảm bảo an toàn về người và phương tiện, tuân thủ các quy định về điều kiện an toàn đối với hoạt động của các bến đò ngang, đò dọc. Chủ động dừng hoạt động trên sông khi thấy không an toàn.
- Chủ động dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm.
- Đối với nhân dân vùng bãi sông, vùng thấp trũng, vùng nguy cơ sạt lở mạnh, cần chuẩn bị hoặc chủ động sơ tán để bảo đảm an toàn.
- Kiểm tra thiết bị điện trong nhà, di dời các hóa chất, thuốc trừ sâu ra khỏi nơi có nguy cơ bị ngập; không ra vớt củi trên sông.
- Báo cáo với chính quyền địa phương khi phát hiện thấy những sự cố hư hỏng đê, kè, cống…
# Chúc bạn học tốt #
Tham khảo :
Không lội qua sông, suối khi nước đang chảy xiết hoặc khi nước đang màu trong chuyển sang màu đục; không cố ra sông với củi, gỗ khi nước lũ đang lên.
Chú ý đề phòng rắn, rết và côn trùng cắn; không sửa chữa, cầm nắm dây điện khi trời đang mưa bão.
Khi bão, mưa to, ngập lụt, sạt lở đất, lốc xoáy,…đã qua, nhân dân vùng ảnh hưởng thiên tai cần chủ động:
+ Nhanh chóng đưa người bị thương đến trạm xá, bệnh viện, tìm kiếm người còn bị mất tích.
+ ...
Chúng ta phải ko xả rác bừa bãi, bảo vệ môi trường sống , bảo vệ rừng cây, biển