Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Môi trường hiện nay đang bị ô nhiễm nặng nề bởi chất thải của các khu công nghiệp, rác thải sinh hoạt, khói bụi các phương tiện giao thông... Với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái. Đối với nguồn nước bị ô nhiễm làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại nước,chất thải công nghiệp được thải ra lưu vực các con sông mà chưa qua xử lí đúng mức; các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ; nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông gây ô nhiễm trầm trọng,ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân,sinh vật trong khu vực. Ô nhiễm môi trường không khí là do khí thải của các nhà máy, khí thải từ phương tiện giao thông làm cho không khí không sạch hoặc gây mùi khó chịu, giảm thị lực khi nhìn xa do bụi. Như vậy, môi trường bị ô nhiễm là đe dọa đến cuộc sống con người. Chúng ta cần đánh lên hồi chuông cảnh báo để thức tỉnh mọi người, cần chung tay bảo vệ môi trường.
Chào em, em tham khảo nhé!
1.I (be)......(am/was/were/is) happy after the summer vacation in Nha Trang.
Ở câu này em để ý có dấu hiệu chỉ thời gian after the summer vacation in Nha Trang, đây là dấu hiệu thời gian trong quá khứ. Vậy ở đây chúng ta cần chia động từ ở thì quá khứ đơn.
2. Her father wrote sick.....(note/paper/ record/ check) because she was ill.
Chúng ta có cụm từ sick note: giấy xin phép nghỉ ốm em nhé!
Chúc em học tốt và có những trải nghiệm tuyệt vời tại olm.vn!
1a) n = Số nguyên tử hoặc phân tử của chất : N (mol)
b) m = m/M (mol)
c) n = V/22,4 (mol)
2.
Mẫu chất | Số mol | Khối lượng | Thể tích (lít, đktc) |
16 gam khí oxi | 0,5 | ---------------- | 11,2 lít |
4,48 lít khí oxi (đktc) | 0,2 | 6,4g | ------------------------ |
6,02.1022 phân tử khí oxi | 0,1 | 3,2g | 2,24 lít |
6 gam cacbon | 0,5 | ---------------- | 11,2 lít |
0,4 mol khí nitơ | ---------- | 11,2g | 8,96 lít |
9 ml nước lỏng | 0,5 | 9g | ------------------------ |
1. a) Số nguyên tử hoặc phân tử của chất:
n = A/N => A=n.N
* Chú thích:
- n: Số mol chất (mol)
- N: Số A-vô-ga-đrô
- A: Số phân tử, nguyên tử
b) Khối lượng chất:
n = m/M => m = n.M
* Chú thích:
- n: Số mol chất (mol)
- m: Khối lượng của chất (g)
- M: Khối lượng mol (g/mol)
c) Thể tích (đối với chất khí)
n = V/22,4 => V = n.22,4
* Chú thích:
- n: Số mol chất (mol)
- V: Thể tích chất khí (lít)
NẾU MK ĐÚNG, NHỚ TICK NHA!
a. Giải bài toán lập CTHH bằng phương pháp đại số.
Thí dụ: Đốt cháy một hỗn hợp 300ml hiđrocacbon và amoniac trong oxi có dư. Sau khi cháy hoàn toàn, thể tích khí thu được là 1250ml. Sau khi làm ngưng tụ hơi nước, thể tích giảm còn 550ml. Sau khi cho tác dụng với dung dịch kiềm còn 250ml trong đó có 100ml nitơ. Thể tích của tất cả các khí đo trong điều kiện như nhau. Lập công thức của hiđrocacbon
Bài giải
Khi đốt cháy hỗn hợp hiđrocacbon và amoniac trong oxi phản ứng xảy ra theo phương trình sau:
4NH3 + 3O2 -> 2N2 + 6H2O (1)
CxHy + (x + y/4) O2 -> xCO2 + y/2 H2O (2)
Theo dữ kiện bài toán, sau khi đốt cháy amoniac thì tạo thành 100ml nitơ. Theo PTHH (1) sau khi đốt cháy hoàn toàn amoniac ta thu được thể tích nitơ nhỏ hơn 2 lần thể tích amoniac trong hỗn hợp ban đầu, vậy thể tích amonac khi chưa có phản ứng là 100. 2 = 200ml. Do đó thể tích hiđro cácbon khi chưa có phản ứng là 300 - 200 = 100ml. Sau khi đốt cháy hỗn hợp tạo thành (550 - 250) = 300ml, cacbonnic và (1250 - 550 - 300) = 400ml hơi nước.
Từ đó ta có sơ đồ phản ứng:
CxHy + (x + y/4) O2 -> xCO2 + y/2 H2O
100ml 300ml 400ml
Theo định luật Avogađro, có thể thay thế tỉ lệ thể tích các chất khí tham gia và tạo thành trong phản ứng bằng tỉ lệ số phân tử hay số mol của chúng.
CxHy + 5O2 -> 3CO2 + 4 H2O
=> x = 3; y = 8
Vậy CTHH của hydrocacbon là C3H8
b. Giải bài toán tìm thành phần của hỗn hợp bằng phương pháp đại số.
Thí dụ: Hoà tan trong nước 0,325g một hỗn hợp gồm 2 muối Natriclorua và Kaliclorua. Thêm vào dung dịch này một dung dịch bạc Nitrat lấy dư - Kết tủa bạc clorua thu được có khối lượng là 0,717g. Tính thành phần phần trăm của mỗi chất trong hỗn hợp.
Bài giải
Gọi MNaCl là x và mKCl là y ta có phương trình đại số:
x + y = 0,35 (1)
PTHH: NaCl + AgNO3 -> AgCl ↓ + NaNO3
KCl + AgNO3 -> AgCl ↓ + KNO3
Dựa vào 2 PTHH ta tìm được khối lượng của AgCl trong mỗi phản ứng:
m'AgCl = x . MAgCl/MNaCl = x . 143/58,5 = x . 2,444
mAgCl = y . MAgCl/MKCl = y . 143/74,5 = y . 1,919
=> mAgCl = 2,444x + 1,919y = 0,717 (2)
Từ (1) và (2) => hệ phương trình
Giải hệ phương trình ta được: x = 0,178
y = 0,147
=> % NaCl = .100% = 54,76%
% KCl = 100% - % NaCl = 100% - 54,76% = 45,24%.
Vậy trong hỗn hợp: NaCl chiếm 54,76%, KCl chiếm 45,24%
------------ Chúc bn học tốt ----------------
a)Khi đốt cháy hồn hợp hiđrocacbon và amoniac trong oxi phản ứng xảy ra theo phương trình sau
\(4NH3+3O_2\rightarrow2N_2+6H_2O\left(1\right)\)
\(CxHy+\left(x+\frac{y}{4}\right)O_2\rightarrow xCO_2+\frac{y}{2}H_2O\left(2\right)\)
Theo dữ kiện bài, sau khi đốt cháy amoniac thì tạo thành 10ml nitơ
Theo PTHH (1) sau khi đốt cháy hoàn toàn amoniac ta thu được thể tích nitơ nhỏ hơn 2 lần thể tích amoniac trong hồn hợp ban đầu, vậy thể tích amonac khi chưa có phản ứng là:\(100\cdot2=200ml\)
Do đó thể tích hiđro cácbon khi chưa có phản ứng là:\(300-200=100ml\).Sau khi đốt cháy hỗn hợp tạo thành (550-250)=30ml, cácbonnic và (1250-550-300)=400ml hơi nước
Từ đó ta có sơ đồ phản ứng:
\(CxHy+\left(x+\frac{y}{4}\right)O_2\rightarrow xCO_2+\frac{y}{2}H_2O\)
100ml 300ml 400ml
Theo định luật Avogađro, có thể thay tỉ lệ thể tích các chất khí tham gia và tạo thành trong phản ứng bằng tỉ lệ phần tử hay số mol của chúng
\(C_xH_y+5O_2\rightarrow3CO_2+4H_2O\)
\(\Rightarrow x=3;y=8\)
Vậy CTHH của hidrocacbon là C3H8
Khi ta cho viên sủi vào nước:
- Thoạt đầu khi bỏ viên C sủi vào ly nước, viên sủi chìm xuống đáy ly và có hiện tượng sủi bọt từ viên C sau đó viên C tan từ từ trong nước.Vì:
+ Vật lí: Viên sủi có tỉ trọng lớn hơn so với nước. Khi bỏ vào nước, viên thuốc sủi bọt ngay nhưng nó vẫn chìm vì tổng lực đẩy Acsimet và lực nâng của các bọt khí nhỏ hơn trọng lượng viên thuốc (lực quán tính khi thả viên thuốc vào cốc nước mình không tính vì dù bạn có thả thật nhẹ nhàng thì viên thuốc vẫn chìm).
+ Hóa học: Trong viên sủi có hai thành phần là bột NaHCO3 và bột axit citric( axit trong chanh). Khi cho viên sủi vào nước thì sẽ tạo ra 2 dd natri hidrocacbonat và axit citric., chúng tác dụng với nhau tạo ra khí CO2 (đó là H2CO3 thủy phân tạo ra CO2 và nước), nhờ những hoạt chất này cùng với một số tá dược khác sẽ làm thúc đẩy quá trình tan các hoạt chất chính được nhanh hơn, đồng thời cũng giúp khả năng hấp thu của thuốc vào cơ thể tốt hơn.
- Sau một thời gian ngắn (khi viên sủi gần tan hết) thì bắt đầu nổi lên từ từ và sau cùng là nổi bằng với mặt thoáng của ly nước. Vì:
+ Vật lí: Khi thuốc tan gần hết, viên thuốc đủ mỏng, lực nâng của các bọt khí sẽ lớn hơn hiệu của trọng lực và lực đẩy Acsimet (lực đẩy Acsimet và trọng lực sẽ tỉ lệ với thể tích viên thuốc, còn lực nâng của các bọt khí lại tỉ lệ với diện tích bề mặt mà khi viên sủi nhỏ lại, thể tích sẽ giảm nhanh hơn so với diện tích bề mặt nhiều lần => điều mình nói)
\(\Rightarrow\) Viên sủi bắt đầu nổi lên từ từ và sau cùng là nổi bằng với mặt thoáng của ly nước.
+ Lí do viên thuốc sủi mình đã nói ở trên.
Hết, mình cạn lời...
- Trong viên sủi chứa Natrihiđrocacbonat (NaHCO3) và một ít axit xitric ( C6H8O7 )
+ NaHCO3 là chất tạo sủi có tính kiềm , tan trong nước . Khi hòa tan vào nước sẽ xảy ra phản ứng , tạo bọt khí CO2 sủi tăm thoát ra . Viên sủi tan giần
PTHH : C6H8O7 + 3NaHCO3 -> 3H2O + 3CO2 \(\uparrow\)+ Na3C6H5O7
ý sau không biết làm ...
Đường sau khi đun nóng :
Trạng thái : rắn
Màu sắc : Đen
Đường trước khi đun nóng :
Trạng thái : rắn
Màu sắc : trong suốt (ta nhìn thấy đường có màu trắng trong vì do hiện tượng ánh sáng bị khuếch tán )