Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đầu làng tôi có những khóm tre xanh mát, không biết những khóm tre ấy có từ đời nào, nhưng chỉ biết rằng chúng rất thân với người dân quê tôi.
Nhìn từ xa, lũy tre làng như một bức tường thành bao quanh thôn xóm. Tới gần, mới thấy bức tường thành ấy được tạo bởi nhiều cây tre, gầy guộc, khẳng khiu. Cây này nương tựa cây kia, bất chấp nắng mưa bão dông, vươn lên trên cao, đón nhận ánh sáng mặt trời. Các cj già trong làng thường bảo: “Cây tre cũng như người dân quê mình một nắng hai sương, chịu thương chịu khó, bất khuất kiên cường”.
Thân tren tròn lẳn lại nhiều gai, trên thân cây tua tủa những vòi xanh ngỡ như những cánh tay vươn dài. Dưới gốc, chi chít những búp măng non. Búp thì mới nhô khỏi mặt đất, búp thì cao ngang ngực tôi, có búp vượt đầu người. Tôi cứ nghĩ những búp măng ấy chính là những đứa con thân yêu của tre. Năm năm tháng tháng được mẹ chăm chút ngày một lớn lên, ngày một trưởng thành trong bóng mát yêu thương.
Những ngày hè oi bức, nắng như đổ lửa trên đồng, lũy tre là nơi nghỉ ngơi của bà con, cô bác. Buổi trưa, tre che nắng cho trâu nằm, ru cho trâu ngủ. Buổi chiều, chúng tôi ra ngồi dưới gốc tre trò chuyện, vui chơi. Có những đêm rằm, bọn tôi mang đèn treo lên những cành tre. Ánh sáng lấp lánh, chúng tôi nhảy múa, cười đùa, vui ơi là vui! Lá tre rì rào tiếng hát, rầm rì kể chuyện ngày xưa … tre cũng vui cùng chúng tôi.
Tre đi vào cuộc sống của con người quê tôi. Đó là người bạn tâm tình của nhiều thế hệ người làng tôi. Người làng tôi ai đi xa cũng nhớ về cây tre, cũng nhớ về lũy tre làng xanh mát yêu thương.
Cây tre Việt Nam là một tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Thép Mới. Hình tượng cây tre trong tác phẩm là phẩm chất của người Việt Nam, chí khí của tre Việt Nam là chí khí của dân tộc Việt Nam trên mọi chặng đường lịch sử, tâm hòn của tre là tâm hồn của nhân dân lao động Việt Nam…
Đọc văn bản Cây tre Việt Nam, ta bắt gặp hình ảnh cây tre thật gần gũi với người lao động, cây tre in đậm trong tâm hồn chúng ta, nó là người bạn thân thiết của nông dân và nhân dân Việt Nam. Tác giả đã nhấn mạnh vị thế của cây tre trong lòng người. Cây tre thật mộc mạc, giản dị nhưng được đề cập đến hơn muôn ngàn cây lá khác. Tuy đất nước ta có nhiều loại cây quý, nhưng gắn bó nhất với con người vẫn là tre, nứa. Tre bao bọc xóm thôn, tre có mặt khắp nơi trên đất nước, tre gần gũi với con người.
Tác giả đã phát hiện rất tinh tế về họ nhà tre. Dù mấy chục loại khác nhau nhưng đều có một điểm chung là có mầm non măng mọc thẳng. Dáng tre vươn cao thanh mảnh, màu tre xanh tươi, lá nhọn, mượt mà. Khi lớn lên, tre cứng cáp, dẻo dai, tre trông thanh cao, giản dị và chí khí như con người lao động cần cù.
Tuy mộc mạc nhưng tre Việt Nam có vẻ đẹp như chiều sâu của tâm hồn con người. Tre là vẻ đẹp của phong cảnh quê hương, là vẻ đẹp của nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre, xóm làng hiện lên thật đẹp, một vẻ đẹp thanh bình, yên ả. Đặc biệt vẻ đẹp trang nghiêm của những mái đình chùa thấp thoáng dưới bóng tre xanh, vẻ đẹp thơ mộng của ánh trăng vàng lơ lửng trên ngọn tre. Hình ảnh đẹp của tre không chỉ có như thế, không chỉ đơn thuần là màu xanh cây lá, không chỉ là cái dáng nghiêng nghiêng ôm ấp xóm làng mà vẻ đẹp của tre là sự cần cù, chất phác. Nhà nông xem cây tre như cánh tay phải của mình:
Cánh đồng ta năm đôi ba vụ
Tre với người vất vả quanh năm.
Tre là bạn của nông dân, tre chia sẻ ngọt bùi cùng con người, tre là bạn tâm giao cho mọi lứa tuổi, tre gắn bó với tuổi già, chiếc điếu cày giúp các cụ già trong làng khoan khoái hút thuốc làm vui, nhớ vụ mùa trước, nghĩ đến vụ mùa sau, hay nghĩ đến một ngày mai tươi đẹp. Tre đem lại niềm vui cho trẻ thơ, cái ống sáo hay que chuyền cũng đủ giúp cho lũ trẻ chúng tôi có được niềm vui thú. Tre đem lại hạnh phúc cho từng đôi nam nữ:
Lạt này gói bánh chưng xanh
Cho mai lấy trúc, cho anh lấy nàng.
Đặc biệt hơn nữa là hình ảnh cây tre trong chiến đấu. Gậy tre, chông tre, mũi tên tre đã chiến thắng kẻ thù từ những buổi đầu. Tre mang chí khí như người chiến sỹ vệ quốc đang tung hoành ngang dọc: giữ làng, giữ nước, giữ hòa bình hạnh phúc cho bao người. Hình ảnh cây tre thật đáng tự hào.
Chiến tranh đã đi qua, tre trở lại với nét đẹp duyên dáng của mình. Tre rì rào khúc hát giữa làng quê yên ả, tre vi vút những bài ca xây dựng trong cuộc sống sôi động đang hướng tới tương lai. Tre hiên ngang đứng giữa công chào thắng lợi.
Trong tương lai, tre vẫn còn mãi mãi. Búp măng non luôn trên phù hiệu ở áo học sinh, áo của thanh thiếu niên Việt Nam. Đó là hình ảnh lớp trẻ đang lớn mạnh. Tre vẫn còn mãi mãi với dân tộc Việt Nam, cũng như sức mạnh dẻo dai luôn còn mãi với bao thế hệ. Tre, nứa luôn giúp ích cho người, nứa làm nên trang giấy trắng để chứa đựng bao nguồn tri thức, tre làm nên chiếc nôi êm nuôi dưỡng trẻ thơ, các mặt hàng bằng tre sẽ đi khắp mọi nơi để làm đẹp cho đời.
Hình ảnh cây tre Việt Nam thật cao quý: cần cù, bất khuất, thủy chung. Tre gắn bó với người, cùng người lao động và chiến đấu, cùng con người xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hình tượng cây tre Việt Nam là hình tượng của đất nước, của dân tộc Việt Nam. Phẩm chất của tre là phẩm chất của người Việt Nam yêu nước. Tôi ước mong họ nhà tre sẽ mãi xanh, một màu xanh của tâm hồn, của nền văn hóa, của cuộc sống tươi đẹp đang hướng tơi tương lai. Đúng như nhà thơ Nguyễn Duy đã nói:
Mai sau
Mai sau
Mai sau
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh.
– Tiếp đó là những thuyền bè chở đầy thức quả, nào là mít, cau tươi dây mây…
– Rồi bao nhiêu là núi non hiện lên, những cây cổ thụ được nhân hóa nhìn trầm ngâm xuống mặt nước
=> Chốn đây quả thật là một nơi phong cảnh hữu tình, nước non thiên nhiên hòa quyện với thuyền bè của con người tạo nên một khung cảnh thiên nhiên vừa hùng vĩ vừa rất mực đời thường giản dị
– Qua đoạn thác hiểm trở là những cây cối hiện lên
– Những đồng bằng xanh tươi trù phú, nhưng khúc sông chảy quanh co nhịp nhàng
=> Nghệ thuật nhân hóa, so sánh, ngôn ngữ gợi hình đã giúp nhà văn thành công trong việc miêu tả thiên nhiên vừa mang vẻ hiền hòa cổ xưa lại vừa mang vẻ hùng vĩ mà lại rất thơ mộng
mk liệt kê rùi đó, bn tự làm nha
Dòng sông Thu Bồn-1 dòng sông mang 1 vẻ đẹp đơn sơ, giản dị nhưng trù phú. Trên sông những thuyền bè chở đầy...
thiếu j cách viết, mk bịa cug được vài câu rùi
chương trình địa phương chủ yếu là liện hệ thực tế nên bạn chỉ cần liện hệ với nơi bạn sống
-Dàn bài chung về văn tả cảnh:
1/ MB: Giới thiệu cảnh được tả.Cảnh gì? Ở đâu? Lí do tiếp xúa vs cảnh? Ấn tượng chung?
2/ TB
a, Bao quát: Vị trí , chiều cao hoặc diện tích. Hướng của cảnh, Cảnh vật chung quanh.
b, Chi tiết; ( Tùy từng cảnh mà tả cho phù hợp)
* Từ bên ngoài vào (từ xa): vị trí quan sát, những cảnh nổi bật, từ ngữ, hình ảnh gợi tả,...
* Đi vào bên trong (gần hơn): vị trí quan sát, những cảnh nổi bật, từ ngữ, hình ảnh gợi tả,...
* Cảnh chính hoặc cảnh quen thuộc mà em thường thấy ( rất gần): cảnh nổi bật, từ ngữ hình ảnh miêu tả...
3/ KB : cảm nghĩ chung sau khi tiếp xúc, tình cảm riêng hoặc nguyện vọng của bản thân,...
- Dàn bài chung về văn tả người:
1/ Giới thiệu người định tả: tả ai, người được tả có mối quan hệ gì vs em, ấn tượng chung
2/ TB:
a, Ngoại hình: tuổi tác, tầm vóc, dáng người, khuôn mặt, mái tóc, làn da, mắt, mũi, miệng, trang phục,...(từ ngữ, hình ảnh miêu tả).
b, Tả chi tiết: (tùy từng người mà tả cho phù hợp).
* Nghề nghiệp, việc làm (cảnh vật làm việc + những dộng tác,việc làm...). Nếu là hs, em bé: học, chơi đùa, nói năng...( từ ngữ, hình ảnh miêu tả) .
* Sở thích, sự đam mê: cảnh vật, thao tác, cử chỉ, hành động...( từ ngữ, hình ảnh miêu tả)
* tính tình: tình yêu thương vs những người xung quanh: Biểu hiện, lời nói, cử chỉ, hành động ( từ ngữ, hình ảnh miêu tả)
3/KB: Tình cảm chung về người em đã tả, yêu thích, tự hào, ước nguyện,...
Tham khảo nha bạn:
=> Bài văn tả mẹ:
Trong gia đình, ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gũi, chăm sóc em nhiều nhất.
Năm nay, mẹ em bốn mươi tuổi. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tôn thêm vẻ đẹp sang trọng của người mẹ hiền từ. Mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng . Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến thương yêu. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng. Đôi môi thắm hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú càng nhìn càng thấy đẹp. Khi cười, nhìn mẹ tươi như đóa hoa hồng vừa nở ban mai. Đôi bàn tay mẹ rám nắng các ngón tay gầy gầy xương xương vì mẹ phải tảo tần để nuôi nấng, dìu dắt em từ thưở em vừa lọt lòng.Mẹ làm nghề nông nhưng mẹ may và thêu rất đẹp. Đặc biệt mẹ may bộ đồ trông thật duyên dáng, sang trọng.Ở nhà, mẹ là người đảm nhiệm công việc nội trợ. Mẹ dạy cho em các công việc nhẹ nhàng như: quét nhà, gấp quần áo... Còn bố thì giúp mẹ giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ. Thỉnh thoảng, mẹ mua hoa về chưng ở phòng khách cho đẹp nhà. Mỗi khi khách đến, mẹ luôn đón tiếp niềm nở, nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát. Mẹ luôn dậy sớm để chuẩn bị bữa ăn sáng cho cả nhà, để hai anh em cùng cắp sách đến trường kịp giờ học.Khi em ốm đau mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc. Mẹ lo thuốc cho em uống kịp thời. Mẹ nấu cháo và bón cho em từng thìa. Tuy công việc đồng áng bận rộn nhưng buổi tối mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em. Sau đó mẹ chuẩn bị đồ để sáng mai dậy sớm lo buổi sáng cho gia đình .Mẹ rất nhân hậu, hiền từ . Mẹ chưa bao giờ mắng em một lời. Mỗi khi em mắc lỗi , mẹ dịu dàng nhắc nhở em sửa lỗi. Chính vì mẹ âm thầm lặng lẽ dạy cho em những điều hay lẽ phải mà em rất kính phục mẹ. Mẹ em là vậy. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm! Mỗi khi được mẹ ôm ấp trong vòng tay ấm áp của mẹ, con thấy mình thật hạnh phúc vì có mẹ .Mẹ ơi! Có mẹ, con thấy sướng vui. Có mẹ, con thấy ấm lòng. Trong trái tim con, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời con. Con luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ.
Tấm lòng của mẹ bao la nh biển cả đối với con và con hiểu rằng không ai thương con hơn mẹ. Ôi, mẹ kính yêu của con! Con yêu mẹ hơn tất cả mọi thứ trên cõi đời này vì mẹ chính là mẹ của con. "Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ...." Con mong sao cho mình mau lớn để có thể giúp cho mẹ đỡ vất vả hơn. Con hứa sẽ chăm học và cố gắng học thật giỏi để báo đáp công ơn sinh thành nuôi nấng con nên người, mẹ ơi.
Bài văn tả cây phượng:
=>
Dường như hòa cùng sự mải miết học tập trong suốt năm của chúng em, hàng phượng vĩ cũng cần mẫn vươn rộng những cánh tay che mát cho con đường dẫn vào trường. Đến kì nghỉ hè, những nàng phượng vĩ mới dịp phô này vẻ đẹp của mình với những nghệ sĩ ve sầu trong dàn hợp xướng mùa hạ.
Từ xa trông lại, hàng phượng vĩ như đôi môi đỏ tươi của bầu trời. Những thân hình cao lớn, xép hàng thẳng tắp nhưng khi chúng em xếp hàng vào lớp. Người mẹ thiên nhiên đã đã khoác cho chúng những chiếc áo giáp cứng cáp khiến mỗi thân cây như một chàng hiệp sĩ, luôn bảo vệ cho nàng công chúa hoa phượng đang khoe sắc. Những chiế lá cũng tươi hơn, xanh hơn, nâng đỡ những chùm hao. Những tia nắng mùa hè rọi ánh vàng rực rỡ khiến sắc đỏ của hoa phượng thêm sáng, thêm tươi. Hàng phượng vĩ như một nhóm nhạc thỉnh thoảng lại cất cao giọng hát. Một âm thành du dương, khi trầm khi bổng nhưng rất đều. Có một tiết mục trình diễn làm vui tai học trò chúng em là nhờ những chú ve. Hàng trăm chú ve nhỏ náu mình trong những cành cây phượng và mải miết hòa tấu cho dàn đồng ca. Mặt đường như ngập tràn tiếng nhạc ve ngân. Tiếng ve gọi những nụ hoa phượng còn e thẹn náu mình trong chiếc vỏ non xanh thức dậy, thưởng thức tiếng nhạc và khoe săc. Hàng phược vĩ và những chú ve như đôi bạn thân thiết mỗi dịp hè về. Tình bạn này thật đáng yêu biết mấy.
Tiếng ve .. ve … ve… âm thành gọi mùa hè. Hoa phượng vĩ khoe sắc cũng báo hè sang. Mùa hè cũng vì vậy mà rực rỡ sắc màu hơn, tươi thắm hơn. Hoa phượng cùng tiếng ve luôn gắn bó với tuổi học trò chúng em.
trong trái tim tôi, các ông tiên, bà tiên, ông bụt, các vị thần đều thật tuyệt vời. họ mang tới những điều kì diệu cho các nhân vật bất hạnh, đem tới niềm vui, sự hạnh phúc và niềm tin trong mỗi tâm hồn non nớt, thơ ngây của những đứa trẻ thơ. phép màu họ tạo ra như cơn gió mùa xuân, sưởi ấm đêm đông giá lạnh; nó như nước suối ngọt ngào, làm tươi mát sa mạc khô hanh; nó như mặt trời ấm áp, xua tan bóng tối quạnh hiu. dù ngoài đời thật, họ không hề tồn tại nhưng chính những nhân vật hư cấu này lại tạo nên niềm tin, là chỗ dựa cuối cùng cho những con người rủi ro, bất hạnh. những họa sĩ đã vẽ rất nhiều hình ảnh về họ, không hình ảnh nào giống nhau. nhưng dù có muôn hình muôn vẻ thì sự nhân hậu, lòng từ bi vẫn không bị mất đi, vẫn giữ lại một cách trọn vẹn. tôi luôn cảm thấy thật yêu mến, ngưỡng mộ và cảm phục họ. ước gì, tôi được thấy họ, được gặp họ,chỉ một lần thôi,chỉ một lần duy nhất.
vậy ko chép mag thì sao biết được hả bạn
sao bạn ko tự suy nghĩ đi mà đăng lên web học 24 làm gì
Cứ sau mỗi năm học, để động viên tinh thần học tập của em, bố mẹ thường tổ chức cho cả nhà đi nghỉ mát. Năm nay, kết thức nămhọc, em đạt danh hiệu học sinh xuất sắc, bô' rất vui mừng, thưởng cho em một chuyến tham quan ở vịnh Hạ Long - một vùng biển đẹp nổi tiêng của nước ta hiện đang được bình chọn là di sản văn hóa thế giới.
Em đến Hạ Long với bao nhiêu là háo hức! Em đã nghe truyền thuyết về vịnh, về những con rồng trầm mình làm nên những hòn đảo muôn hình vạn trạng trong lòng vịnh. Trên đường đi, hình ảnh những làng mạc, nhà cửa, phố xá trải dài ra trước mắt... Non nước Việt Nam sao mà đáng yêu đến thế!
Kia rồi vịnh Hạ Long! Em reo lên sung sướng khi chiếc ô tô đỗ lại. Thật là trời nước một màu trong xanh thăm thẳm. Trước mắt em, trải ra ngút ngàn là màu nước biển mát lành và những hòn đảo nhỏ đan xen nhấp nhô trong lòng vịnh. Lên thuyền ra vịnh mới thấy hết cái tươi đẹp kì vĩ của khung cảnh nơi đây.
Đứng trên khoang thuyền, em nghe gió mát lồng lộng mơn man trên mái tóc. Nắng trải ra làm nước biển xôn xao lấp lánh. Càng vào sâu trong lòng vịnh càng có cảm giác nước trong vịnh là một khối ngọc bích nhưng mềm mại uyển chuyển. Nhìn bốn bề thấy mênh mang là sóng nước hiền hòa. Xa xa, cây cầu treo Bãi Cháy nổi tiếng trông như một bàn tay xinh xắn đang vẫy chào du khách. Đi sâu thêm chút nữa, quanh ta đều là những hòn đảo nhỏ đan xen vào nhau như một mê cung đầy hấp dẫn.
Mỗi hòn đảo mang một hình dáng riêng, rất kì lạ. Truyền thuyết kể rằng có 99 con rồng đã trầm mình xuống vịnh khiến cho nước biển nơi đây xanh một màu xanh biêng biếc kì diệu. Mỗi con rồng đã hóa thành một hòn đảo nên nơi đây mới có tên là vịnh Hạ Long. Tên mỗi hòn đảo lại được đặt theo hình dáng mà người ta tưởng tượng về hòn đảo đó, nào là hòn Trống Mái, nào là đảo Con Gà, nào là hang Đầu Gỗ,... lại còn hang Ti Tốp, hang Sửng Sốt nữa chứ! Có lẽ con người quá ngỡ ngàng về những gì tạo hóa diệu kì ban cho vịnh Hạ Long. Đến gần, ta mới thấy 'những hòn đảo nơi đây được tạo nên bởi những khối đá vôi khổng lồ. Qua mưa nắng thời gian, chúng đã bị bào mòn nên có hình dáng kì lạ như ngày nay. Mỗi hòn đảo lại được phủ xanh bởi những loài cây kiên cường dũng cảm: bản thân loại đá vôi có rất ít chất dinh dưỡng, cây phải tự bám đá, rễ của chúng tiết ra một loại dịch để có thể “tiêu hóa” thứ đá khô cằn kia.
Nhưng phải đến với các hang động mới thấy được hết vẻ đẹp kì lạ của Hạ Long. Bước vào hang Sửng Sốt (có lẽ vì hang đẹp đến sửng sốt chăng?) ta thấy trong lòng hang có những mạch nước ngầm nhỏ,những giọt nước từ trên trần hang nhỏ xuống mang theo vài ba hạt cát tí xíu. Những hạt cát này không theo nước rơi xuống mà ôm ấp lấy nhau, qua hàng nghìn hàng triệu năm, chúng tạo thành những mảng thạch nhũ lấp lánh. Những cái hang ở đây đều được tạo nên bởi những mảng thạch nhũ như thế, đó là kết quả của một sự vận động tự nhiên bền bỉ diệu kì đến kinh ngạc. Hang rất sâu và rộng, có thể chứa đến nghìn người. Nền hang là đá thường, còn trần hang đầy những thạch nhũ. Thạch nhũ cũng có muôn hình vạn trạng khiến du khách sửng sốt. Hình dáng phổ biến của chúng là hình trụ, thuôn nhọn về phía đuôi xuống lòng hang. Đặc biệt, có những nơi, thạch nhũ tạo thành những hình có ý nghĩa trên vách hang, trần hang. Đó là hình đôi vợ chồng trong ngày cưới, là hình con gà, con khỉ,... Dưới ánh đèn, những hình ảnh đó lấp lánh kì ảo đẹp đến khó tin.
Bước ra khỏi hang là đặt chân lên đỉnh của hòn đảo. Đứng trên cao nhìn ra bao la bát ngát vịnh Hạ Long, một lần nữa ta lại được thấy quanh mình cái mênh mông trời bể trong xanh mát lành. Những hòn đảo nhỏ nhấp nhô như ôm ấp lòng vịnh. Còn những chiếc thuyền nhỏ của ngư dân, của những đoàn khách du lịch quây quần dưới chân đảo như đàn con đang làm nũng cha mẹ...
Rời vịnh Hạ Long, em vẫn còn cảm giác ngỡ ngàng thích thú trước vẻ đẹp của vịnh - một kì quan hiếm có của Tổ quốc. Em thấy tự hào hơn về non sông gấm vóc của mình và càng thấm thìa hơn trách nhiệm phải góp phần giữ gìn và xầy dựng đất nước. Kì nghỉ hè của em đã trôi qua với bao điều thú vị và bổ ích như thế.
Câu truyện kể về hai anh em Kiều Phương ( còn gọi là mèo ) qua lời kể của người anh. Mèo là một cô bé hay nghịch ngợm nhưng lại có năng khiếu vẽ đặc biệt. Sau một thời gian theo dõi, nhất là khi nghe chú Tiến Lê khen tranh của em gái, người anh rơi vào trạng thái mặc cảm. Trạng thái tâm lý này khiến người anh thường gắt gỏng với Mèo mặc dù cô bé chẳng có tội tình gì. Nhưng thật bất ngờ, bức tranh đạt giải của Kiều Phương lại là bức tranh vẽ về người anh thân yêu của mình. Trước bức tranh, người anh nhận ra tấm lòng nhân hậu của em gái và hối hận vì đã có lúc mình đã đối xử không đúng với em .
E thamkhao nhé!
Võ Quảng là nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Ông đã để lại cho bạn đọc nhiều tác phẩm quý giá nhưng có lẽ ấn tượng nhất là bài "Vượt thác". Trong tác phẩm, nhà văn đã phác họa lên khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp về dòng sông Thu Bồn. Đó là một dòng sông mang vẻ đẹp độc đáo, khi dữ dội khi hiền hòa như người mẹ hiền. Hơn nữa, bức tranh này còn được miêu tả độc đáo, thay đổi qua những cách nhìn của tác giả. Khi ở trên thuyền, nhà văn đã dẫn bạn đọc đến cảnh quan hai bên bờ cũng như dòng nước trên sông: con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy. Tác giả đã tìm ra được những nét tiêu biểu, đặc sắc của từng vùng con thuyền đã đi qua: vùng đồng bằng êm đềm thơ mộng, trù phú bao la với những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít; đoạn sông có nhiều thác dữ thì từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Khi con thuyền vượt qua thác dữ thì nhiều lớp núi, đồng ruộng lại mở ra. Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn... Dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững. Khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến chỗ có nhiều thác dữ thì dọc bờ sông hiện ra những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước như là cảnh báo con người. Chỉ với vài dòng ngắn ngủi mà Võ Quảng như đưa người đọc đến xem một bộ phim về vẻ đẹp thiên nhiên đất nước con người Việt Nam.
Tham khảo
Võ Quảng là nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Ông đã để lại cho bạn đọc nhiều tác phẩm quý giá nhưng có lẽ ấn tượng nhất là bài "Vượt thác". Trong tác phẩm, nhà văn đã phác họa lên khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp về dòng sông Thu Bồn. Đó là một dòng sông mang vẻ đẹp độc đáo, khi dữ dội khi hiền hòa như người mẹ hiền. Hơn nữa, bức tranh này còn được miêu tả độc đáo, thay đổi qua những cách nhìn của tác giả. Khi ở trên thuyền, nhà văn đã dẫn bạn đọc đến cảnh quan hai bên bờ cũng như dòng nước trên sông: con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy. Tác giả đã tìm ra được những nét tiêu biểu, đặc sắc của từng vùng con thuyền đã đi qua: vùng đồng bằng êm đềm thơ mộng, trù phú bao la với những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít; đoạn sông có nhiều thác dữ thì từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Khi con thuyền vượt qua thác dữ thì nhiều lớp núi, đồng ruộng lại mở ra. Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn... Dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững. Khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến chỗ có nhiều thác dữ thì dọc bờ sông hiện ra những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước như là cảnh báo con người. Chỉ với vài dòng ngắn ngủi mà Võ Quảng như đưa người đọc đến xem một bộ phim về vẻ đẹp thiên nhiên đất nước con người Việt Nam