Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
HƯỚNG DẪN
a) Vào mùa đông ở vùng khí hậu Nam Bộ khô nóng, còn ở vùng khí hậu Trung và Nam Bắc Bộ lạnh và có mưa phùn.
- Mùa đông ở Nam Bộ chịu tác động của gió Tín phong Bán cầu Bắc thổi từ cao áp chí tuyến Tây Thái Bình Dương đến; đây là khối khí khô, nóng và ổn định nên gây ra thời tiết khô nóng.
- Ở Trung và Nam Bắc Bộ về mùa đông chịu tác động của gió mùa Đông Bắc thối từ áp cao phương Bắc về nên lạnh, sang nửa sau mùa đông gió này lệch về biển nên tăng độ ẩm và gây mưa phùn khi vào Bắc Bộ.
b) Mùa mưa ở Nam Bộ kéo dài hơn ở Bắc Bộ, trong mùa đông ở Bắc Bộ vẫn có những ngày nhiệt độ khá cao, nóng như mùa hạ:
- Mùa mưa ở Bắc Bộ và Nam Bộ trùng với thời gian hoạt động của gió mùa mùa hạ; do tác động kéo dài của gió mùa Tây Nam ở Nam Bộ nên mùa mưa ở đây kéo dài hơn ở Bắc Bộ.
- Mùa đông ở Bắc Bộ có gió mùa Đông Bắc thổi theo từng đợt gây lạnh. Giữa những đợt thổi của gió mùa Đông Bắc, Tín phong Bán cầu Bắc mạnh lên, làm nhiệt độ tăng khá cao
c) Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có chế độ nhiệt ít biến động và không có mùa đông lạnh như ở hai miền địa lí tự nhiên khác.
- Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ vào khoảng thời gian từ tháng IX - IV chịu tác động của Tín phong Bán cầu Bắc từ cao áp chí tuyến Tây Thái Bình Dương thổi đến. Khối khí này khô, nóng, tương đối ổn định nên làm chế độ nhiệt ở đây ít biến động.
- Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ về mùa đông (từ tháng XI - IV) chịu tác động của gió mùa Đông Bắc từ cao áp phương Bắc tràn về nên lạnh và có nhiều biến động. Tín phong Bán cầu Bắc thổi từ cao áp chí tuyến Tây Thái Bình Dương cũng hoạt động mạnh lên ở hai miền này vào những lúc gió mùa Đông Bắc suy yếu, góp phần làm biến động chế độ nhiệt.
d) Tuy có mưa phùn vào mùa đông, nhưng lượng mưa trung bình năm của vùng khí hậu Đông Bắc Bắc Bộ vẫn nhỏ hơn ở vùng khí hậu Nam Bộ:
- Nam Bộ có lượng mưa lớn trong suốt cả các tháng về mùa mưa do chịu tác động mạnh của gió Tây Nam từ cao áp Bắc Ấn Độ Dương đến vào đầu hạ và gió mùa Tây Nam có nguồn gốc từ Bán cầu Nam lên vào giữa và cuối mùa hạ.
- Bắc Bộ vào đầu mùa hạ chỉ có mưa dông nhiệt, lượng mưa không lớn; đến khoảng tháng VIII lượng mưa mới lớn do tác động của dải hội tụ và gió mùa Đông Nam (gió mùa Tây Nam). Cuối mùa mưa, vào khoảng tháng X, những đợt gió mùa Đông Bắc tràn về sớm làm giảm lượng mưa.
a) Nguyên nhân chủ yếu gây ra thời tiết lạnh về mùa đông ở vùng Tây bắc
- Do gió mùa đông bắc và độ cao địa hình
- Vùng Tây bắc bị khuất sau dãy Hoàng Liên Sơn nên ít bị ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc; khí hậu lạnh chủ yếu do độ cao địa hình bởi vì phần lớn lãnh thổ của vùng có nhiều khối núi cao trên 2.000m, nhiều đỉnh vượt trên 3.000m tạo nên sự phân hóa khí hậu theo độ cao.
b) Duyên hải Nam Trung Bộ có mưa vào thu đông (khoảng tháng 8 đên tháng 1) : do đón nhận trực tiếp của các luồng gió thổi hướng đông bắc từ biển vào (gió mùa đông bắc, Tín phong nửa cầu Bắc), bão, áp thấp nhiệt đớ từ biển Đông dải hội tụ nội chí tuyến.
c) MIền Nam Trung Bộ và Nam Bộ lại không có đai ôn đới : vì đai ôn đới chỉ xuất hiện ở độ cao trên 2.600mm, trong khi đó đỉnh núi cao nhất của miền mới đạt 2.598m (đỉnh Ngọc Lĩnh)
b, duyên hải miền trung có mưa về thu đông là vì :
mùa đông có gió mùa đông đi qua biển bị biến tính vào đất liền thổi vuông góc với dãy trường sơn bắc gây ra mưa lớn vào thu đông
2.
- Nhận xét:
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy nhiệt độ trung bình tháng I, nhiệt độ trung bình tháng VII và nhiệt độ trung bình năm đều có sự thay đổi từ Bắc vào Nam.
+ Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam (Hà Nội: 23,50C, Huế: 25,10C, TP.Hồ Chí Minh: 27,10C).
+ Nhiệt độ trung bình tháng I: cũng tăng dần từ Bắc vào Nam (Lạng Sơn: 13,30C, Huế: 19,70C, TP. Hồ Chí Minh: 25,80C)
+ Nhiệt độ trung bình tháng VII: cao nhất ở khu vực miền Trung (Huế: 29,4; Quy Nhơn: 29,70C), khu vực miền Nam và Bắc Bộ có nhiệt độ thấp hơn tuy nhiên vẫn ở mức cao trên 270C (Lạng Sơn: 270C, Hà Nội: 28,90C, TP. Hồ Chí Minh: 27,10C).
- Giải thích:
+ Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam vì càng về phía Nam góc nhập xạ càng lớn nên lượng nhiệt nhận được càng lớn, nhiệt độ tăng dần.
+ Tháng I, chênh lệch nhiệt độ giữa 2 miền Bắc Nam rõ rệt do miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh, nhiệt độ giảm sâu; miền Nam không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nóng quanh năm.
+ Tháng VII, không còn tác động của gió mùa Đông Bắc nên sự chênh lệch nhiệt độ giữa các địa điểm từ Bắc vào Nam không rõ rệt.
Nhiệt độ trung bình tháng VII cao nhất ở miền Trung vì vào thời điểm này miền Trung chịu tác động mạnh mẽ của hiệu ứng phơn khô nóng. Ở TP. Hồ Chí Minh, nhiệt độ tháng VII thấp hơn các địa điểm khác vì đây là tháng có mưa lớn (tháng nóng nhất ở TP.Hồ Chí Minh là tháng IV: 28,90C).
3.
Nguyên nhân miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có mùa đông lạnh giá nhất cả nước là do:
- Thứ nhất miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là một vùng núi thấp, hướng vòng cung, mở rộng về phía bắc và đông bắc tạo hành lang hút gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng sâu rộng.
- Thứ hai miền nằm ở vị phía Bắc - là nơi đầu tiên và trực tiếp chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc (miền đón những đợt gió mùa đầu tiên và cuối cùng) với một mùa đông kéo dài nhất cả nước (đến sớm và kết thúc muộn).
- Thứ ba là do vị trí tiếp giáp khu vực ngoại chí tuyến nên ít nhận được bức xạ Mặt Trời nhất so với hai miền còn lại.
Gợi ý làm bài
a) Cơ cấu ngành của trung tâm công nghiệp Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh
- Thành phố Hồ Chí Minh: cơ khí, luyện kim đen, luyện kim màu, chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng, nhiệt điện, sản xuất giấy, xenlulô, dệt, may, hoá chất, phân bón, điện tử, đóng tàu, sản xuất ô tô.
- Hà Nội: cơ khí, luyện kim đen, sản xuất ô tô, chế biến nông sản, hoá chất, phân bón, điện tử, sản xuất giấy, xenlulô, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt, may.
b) Giải thích
* Thành phố Hồ Chí Minh
- Vị trí địa lí: Liền kề với Đồng bằng sông Cửu Long, vùng trọng điểm lương thực lớn nhất cả nước. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
- Nằm trong vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước.
- Nguồn lao động dồi dào, có tay nghề cao.
- Cơ sở hạ tầng phát triển mạnh và hoàn thiện nhất cả nước, đầu mối giao thông quan trọng nhất của các tỉnh phía Nam. Cảng Sài Gòn và sân bay Tân Sơn Nhất hiện đại nhất nước ta.
- Cơ sở vật chất - kĩ thuật phát triển mạnh.
- Được sự quan tâm của Nhà nước và là nơi thu hút đầu tư nước ngoài vào lớn nhất cả nước.
- Thị trường tiêu thụ tại chỗ, trong và ngoài nước lớn.
- Là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước. Cơ cấu ngành công nghiệp hoàn chỉnh, trong đó có nhiều ngành công nghệ cao.
* Hà Nội
- Vai trò là thủ đô, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật quan trọng nhất cả nước.
- Vị trí địa lí thuận lợi:
+ Trong vùng Đồng bằng sông Hồng và phụ cận, một vùng đông dân, kinh tế phát triển của cả nước; nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
+ Có điều kiện thuận lợi trong hợp tác sản xuất với các trung tâm công nghiệp khác ở Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận.
+ Gần nguồn cung cấp nguyên liệu, năng lượng (dẫn chứng).
- Có lịch sử khai thác lâu đời.
- Đầu mối giao thông lớn nhất ở khu vực phía Bắc (dẫn chứng) thuận lợi đế mở rộng vùng cung cấp nguyên liệu, năng lượng và tiêu thụ sản phẩm.
- Thành phố triệu dân, có thị trường tiêu thụ tại chỗ, nguồn lao động dồi dào, có trình độ chuyên môn cao.
- Đường lối chính sách.
- Cơ sở vật chất - kĩ thuật. Khả năng thu hút mạnh đầu tư trong và ngoài nước.
- Thị trường trong nước và xuất khẩu.
- Cơ cấu ngành công nghiệp khá đa dạng, trong đó có một số ngành truyền thông, lâu đời.
HƯỚNG DẪN
- Tín phong Bán cầu Nam xuất phát từ các cao áp chí tuyến Nam bán cầu, sau khi vượt qua vùng biển Xích đạo rộng lớn đã nóng và ẩm hơn, gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên; khi thổi ra phía bắc, bị hút vào áp thấp đồng bằng Bắc Bộ, chuyển hướng đông nam, gây mưa ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
- Tín phong Bán cầu Bắc xuất phát từ khối khí cao áp chí tuyến Tây Thái Bình Dương (Tm) thổi vào nước ta theo hướng đông bắc. Khối khí này khô nóng, ổn định, độ ẩm tương đối thấp, thống trị miền Nam trong suốt mùa đông, gây ra một mùa khô sâu sắc cho miền khí hậu phía Nam.
a. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp: là sự sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở sản xuất công nghiệp trên một lãnh thổ nhất định để sử dụng hợp lý các nguồn lực sẳn có nhằm đạt hiệu quả cao về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
Tổ chức lãnh thổ công nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình đổi mới kinh tế - xã hội nước ta. Đây là một trong những công cụ hữu hiệu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
b. Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta là vì:
- Có vị trí địa lí thuận lợi:
+ Hà Nội nằm ở trung tâm của vùng Đồng bằng sông Hồng, nằm ở trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, là một trong ba đỉnh của tam giác tăng trưởng phía bắc, nằm trong vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm lớn thứ hai của cả nước, lại nằm gần những vùng giàu tài nguyên về khoáng sản, lâm sản, thủy điện.
+ Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở trung tâm của của vùng Đông Nam Bộ, nằm ở trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là đỉnh của tam giác tăng trưởng kinh tế Tp. HCM – Biên Hòa – Vũng Tàu. Tiếp giáp với những vùng tài nguyên, nằm gần tuyến giao thông quốc tế.
- Cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật tốt nhất và hoàn thiện nhất cả nước. Đây là hai đầu mối giao thông vận tải lớn nhất nước ta.
- Nguồn lao động dồi dào và có chất lượng nguồn lao động dẫn đầu cả nước, đặc biệt là TPHCM.
- Là hai vùng thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài.
- Có thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Hà Nội và TP HCM là hai thành phố đông dân nhất cả nước. Năm 2006, dân số Hà Nội là 3,2 triệu người, dân số Tp. HCM là 6,1 triệu người.
- Có nhiều chính sách năng động trong phát triển kinh tế.
TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội là 2 trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta vì hai thành phố này hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp:
- Vị trí địa lí thuận lợi.
+ Hà Nội nằm ở trung tâm Đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, là một trong ha đỉnh của tam giác tăng trưởng phía bắc.
+ TP. Hồ Chí Minh nằm ỏ trung tâm của vùng Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
- Hà Nội là thủ đô của nước ta, có sức hút đầu tư trong và ngoài nước.
- TP. Hồ Chí Minh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, đầu mối giao thông lớn nhất phía Nam.
- Tài nguyên:
+ Hà Nội nằm gần cơ sở nguyên liệu, năng lượng của miền núi trung du phía bắc, nguồn thủy năng trong hệ thống sông Hồng và có nguồn nguyên liệu nông -lâm - thủy sản khá dồi dào của vùng Đồng bằng sông Hồng.
+ TP. Hồ Chí Minh nằm trong vùng Đông Nam Bộ, nên có tài nguyên dầu khí, vật liệu xây dựng, tài nguyện thủy điện, nguồn thủy sản, điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp; liền kề với Đồng bằng sông Cửu Long, vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm lớn nhất nước.
- Là hai thành phố có số dân đông nhất (năm 2008, số dân của Hà Nội là 6116,2 nghìn người, TP. Hồ Chí Minh là 6611,6 nghìn người), có nguồn lao động dồi dào, trình độ tay nghề cao.
- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ công nghiệp có chất lượng tốt nhất và hoàn thiện nhất cả nước.
- Đây là hai thành phố thu hút mạnh đầu tư từ bên ngoài.
- Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là nơi tập trung nhiều ngành công nghiệp, trong đó có nhiều ngành công nghiệp trọng điểm.
- Có nhiều chính sách năng động trong phát triển kinh tế, đặc biệt là công nghiệp.
a) Hà Nội có một mùa đông lạnh không quá khô : do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nửa sau mùa đông, gió này di chuyển lệch về phía đông qua biển vào nước ta mang theo nhiều hơi nước, gây ra hiện tượng mưa phùn ở đồng bằng Bắc Bộ,.
b) Huế có mưa vào thu đông (tháng 8 đến tháng 11) : là do bức chắn của dãy Trường Sơn và Bạch mã đối với các luồng gió thổi hướng đông bắc (Gió mùa đông bắc, Tín phong nửa cầu Bắc), bão, dải hội tu nội chí tuyến....
c) Thành phố Hồ Chí Minh nóng quanh năm do nằm ở vĩ độ thấp, hằng năm nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn và hầu như không chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc. Mùa khô rất rõ rệt là do sự thống trị của khối khí Tín phong nửa cầu bắc trong điều kiện ổn định.
Câu 1:
Thực chất, Hà Nội thuộc á đới nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh, khô trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh. Song, xét về tính chất lạnh và khô so với các địa phương thuộc vùng Đông Bắc thì Hà Nội có mùa đông không quá khô hay không khô bằng. Sở dĩ như vậy vì: Từ tháng 2 đến đầu tháng 4 là thời kì NPc biển hoạt động. Bản chất của NPc biển là lạnh, ẩm, trời âm u và gây mưa phùn. Đồng thời chịu tác động của các đợt Frond cực cuối mùa nên ẩm hơn.
Câu 2:
Mùa mưa của Huế là vào thu đông (tháng 8-tháng 1) chậm hơn mùa mưa của nước ta (tháng 5-tháng 10) do:
-Chịu tác động của gió Fơn đầu mùa nên mùa mưa bị chậm hơn.
- Khi các luồng gió TBg và Em hoạt động mạnh, phơn bị yếu đi và các luồng gió này cùng với sự hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới hướng kinh tuyến, gây mưa cho miền Trung.
Câu 3:
Do vị trí của TPHCM và các luồng gió hoạt động theo mùa.