K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 11 2018

+ Đoạn ( a) câu: " Thôi đừng lo lắng." và " Cứ về đi."

    + Đoạn (b ) câu: " Đi thôi con."

    - Đặc điểm hình thức: Có các từ cầu khiến "Thôi", "đi".

    - Câu cầu khiến ở những đoạn trên dùng để: yêu cầu và đề nghị.

18 tháng 3 2020

1. Câu cầu khiến:

- Nó không muốn là nhất phẩm phu nhân nữa, nó muốn làm nữ hoàng -> thảng thốt, cầu xin nhưng không dám nói.

- Thôi đừng lo lắng. Cứ về đi. -> an ủi, khuyên nhủ.

2. b

22 tháng 3 2020

1.Các câu cầu khiến là:

.Nó không muốn làm nhất phẩm phu nhân nữa ,nó muốn làm nữ hoàng->hoảng hốt,cầu xin con cá

Thôi đừng lo lắng.Cứ về đi ->an ủi,khuyên nhủ

2.Những câu cầu khiến là :

A và B

23 tháng 2 2023

Câu cầu khiến:

- Cứ về đi (câu a)

- Đi thôi con (câu b)

Đặc điểm hình thức: có từ cầu khiến "đi"

Câu cầu khiến trong những đoạn trích trên dùng để kêu bảo ai đó làm một hành động mà bản thân người nói muốn.

23 tháng 2 2023

Câu 1 (trang 30 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Đọc những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.

a) Ông lão chào con cá và nói:

- Mụ vợ tôi lại nổi cơn điên rồi. Nó không muốn làm bà nhất phẩm phu nhân nữa, nó muốn làm nữ hoàng.

Con cá trả lời:

- Thôi đừng lo lắng. Cứ về đi. Trời phù hộ lão. Mụ già sẽ là nữ hoàng.

(Ông lão đánh cá và con cá vàng)

b) Tôi khóc nấc lên. Mẹ tôi từ ngoài đi vào. Mẹ vuốt tóc tôi và nhẹ nhàng dắt tay em Thuỷ:

- Đi thôi con.

(Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê)

- Trong những đoạn trích trên, câu nào là câu cầu khiến? Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu cầu khiến?

- Câu cầu khiến trong những đoạn trích trên dùng để làm gì?

+ "Thôi đừng lo lắng. Cứ về đi.": dùng để khuyên bảo.

+ "Đi thôi con": dùng để yêu cầu.

25 tháng 10 2017

Chọn đáp án: D

22 tháng 2 2020

*Đặc điểm hình thức: + dấu chấm than( có thể là dấu chấm)

+Có các từ cầu khiến: hãy, đừng, chứ, đi

*Đặc điểm chức năng:Mang tính chất điều khiển, ra lệnh, yêu cầu, đề nghị... 

*a",Đem chia đồ chơi ra đi !"

Chức năng: Ra lệnh

b,"Ông đừng băn khoăn quá"

Chức năng: Đề nghị

25 tháng 3 2022

a. Săc thái ý nghĩa: thể hiện sự van xin.

b. Sắc thái ý nghĩa: thể hiện sự an ủi.

c. Sắc thái ý nghĩa: thể hiện sự ra lệnh.

Giải thích ý nghĩa của các tình thái từ in đậm trong những câu dưới đây.a) Bà lão láng giếng lại lật đật chạy sang:- Bác trai đã khá rồi chứ?(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)b) – Con chó là của cháy nó mua đấy chứ!... Nó mua về nuôi, định để đến lúc cưới vợ thì giết thịt…(Nam Cao, Lão Hạc)c) Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm láng giềng…...
Đọc tiếp

Giải thích ý nghĩa của các tình thái từ in đậm trong những câu dưới đây.

a) Bà lão láng giếng lại lật đật chạy sang:

- Bác trai đã khá rồi chứ?

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

b) – Con chó là của cháy nó mua đấy chứ!... Nó mua về nuôi, định để đến lúc cưới vợ thì giết thịt…

(Nam Cao, Lão Hạc)

c) Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm láng giềng… Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư?

(Nam Cao, Lão Hạc)

d) Bỗng Thủy lại xịu mặt xuống:

- Sao bố mãi không về nhỉ? Như vậy là em không được chào bố trước khi đi.

(Khánh Hoài, Cuộc chia tay  của những con búp bê)

e) Cô giáo Tâm gỡ tay Thủy, đi lại phía bục, mở cặp lấy một quyển sổ cùng với chiếc bút máy nắp vàng đưa cho em tôi và nói:

- Cô tặng em. Về trường mới, em cố gắng học tập nhé!

(Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê)

g) Em tôi sụt sịt bảo:

- Thôi thì anh cứ chia ra vậy.

(Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê)

h) Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi.

- Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về được về nhà cơ mà.

(Thanh Tịnh, Tôi đi học)

1
12 tháng 6 2017

a, Tình thái từ nghi vấn "chứ": dùng để hỏi, nhưng điều muốn hỏi ít nhiều đx biết trước câu trả lời

b, Tình thái từ cảm thán "chứ" : nhấn mạnh điều vừa thực hiện

c, Tình thái từ nghi vấn "ư" biểu lộ sự hoài nghi, thắc mắc

d, Tình thái từ nghi vấn "nhỉ" biểu lộ sự băn khoăn, nghi vấn

e, Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm "nhé": biểu thị thái độ thân mật, cầu mong

g, Tình thái từ cảm thán "vậy": miễn cưỡng đồng ý

h, Tình thái từ "cơ mà": biểu thị thái độ động viên, an ủi một cách thân tình.

6 tháng 3 2020

a. Cái Tí lễ mễ bưng rổ khoai luộc ghếch vào chân cột, và dặn thằng Dần:
- Hãy còn nóng lắm đấy nhé! Em đừng mó vào mà bỏng thì khốn.
b. Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì
cho cái vườn của lão
. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão.

(Lão Hạc – Nam Cao)

c. Mẹ tôi, giọng khản đặc, từ trong màn nói vọng ra:
- Thôi, hai đứa liệu mà đem chia đồ chơi ra đi.

- Lằng nhằng mãi. Chia ra! – Mẹ tôi quát và giận dữ đi về phía cổng,

(câu in đậm là câu cầu khiến)

Câu 1: Đọc đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi:“Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…- Khốn nạn…Ông giáo ơi!...Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay...
Đọc tiếp

Câu 1: Đọc đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi:

“Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…

- Khốn nạn…Ông giáo ơi!...Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt bốn chân nó lại. Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!...Này! ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như có trách tôi; nó kêu ư ử nhìn tôi, như nuốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”.

(Trích sgk Ngữ văn 8 - Tập Một/ trang 42)

a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? (0,5 điểm)

b. Tóm tắt nội dung đoạn văn trên bằng một câu ngắn gọn. (0,5 điểm)

c. Xác định 2 từ tượng hình, 2 từ tượng thanh trong đoạn văn bản trên. (1,0 điểm)

Câu 2: Xác định thành phần trợ từ, thán từ, được dùng trong đoạn văn và cho biết ý nghĩa sử dụng.(1,5 điểm)

Câu 3: Phân tích cấu tạo ngữ pháp và cho biết câu văn sau thuộc kiểu câu gì? Dấu ngoặc kép trong câu được dùng để làm gì? (1,5 điểm)

“Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như có trách tôi; nó kêu ư ử nhìn tôi, như nuốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?

0