K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 5 2018

Bài ca dao “Con cò mà đi ăn đêm” mượn tiếng kêu thương của con cò khi lâm nạn để nói về con người lao động với phẩm chất vốn có của họ: chết vinh còn hơn sống nhục:

Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.

Ông ơi! ông vớt tôi nao,

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.

Có xáo thì xáo nước trong,

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

Đọc bài ca dao ta có thể cảm nhận đây là một bài ca dao mang tính ngụ ngôn độc đáo. Lý tưởng cuộc sống được trình bày qua con cò đi kiếm ăn gặp nạn:

Con cò mà đi ăn đêm

 Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao

Ở đây nhân vật trọng tâm là con cò. Thường thì cò kiếm ăn vào ban ngày. Như vậy đây là một hoàn cảnh bất bình thường. Vì sao mà cò lại phải lặn lội mò cua bắt tép vào ban đêm? Bởi vì nghèo, kiếm ăn ban ngày gia đình cò không đủ để tồn tại. Người đọc đã thương cảm, cuốn hút ngay khi đọc câu mở đầu. Chữ mà trong câu ca dao làm nổi bật cấu trúc tương phản, gợi nhiều xót xa cho một đời cò. ông Vũ Ngọc Phan ghi: con cò mày đi ăn đêm ăn đêm nghịch lý thì cò lộn cổ xuống ao.

Cần cù, chịu khó kiếm ăn những tưởng sẽ được ấm no hạnh phúc. Bầy cò con chắc chắn sẽ được mẹ tha nhiều mồi về tổ hơn. Cuộc đời vất vả lận đận con cò chịu nhiều đắng cay không thế kế xiết. Con cò đã lộn cổ xuống ao, cò có cánh, cò bay giỏi, cò có rơi xuống ao thì vẫn bay lên được. Thế nhưng cái chết đang đến kề bên, tất cả như quay lưng đi như trách móc cò. Tiếng cò kêu thương trong đêm khuya nghe sầu thảm đến thế:

Ông ơi! ông vớt tôi nao,

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.

Có xáo thì xáo nước trong,

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con

Từ ông được nhắc lại đến ba lần, hai từ tôi được điệp lại như một nốt nhấn bi thảm của bài ca. Cò mong ông cứu vớt, đoái thương. Ông mà cò gọi có thể là tác giả, một người duy nhất chứng kiến cảnh đau thương ấy. Nếu ta cho con cò là tượng trưng cho nhân dân lao động nghèo khổ bị áp bức bóc lột nặng nề. Ông gặp cò đi kiếm ăn ban đêm, ông đi đâu? Ông cũng có nghĩa là nhân dân là những người chứng kiến đồng loại của mình gặp hoạn nạn trước những lời khẩn khoản:

Ông ơi! ông vớt tôi nao

Lời khẩn cầu của cò hoàn toàn không phải vì sự sống mà cò muốn giãi bày tấm lòng trong sạch của mình:

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

Rõ ràng trong lời phân trần này cò không sợ chết mà cò muốn đem cái chết để chứng minh cho tấm lòng trong sạch khi sa vào đường cùng ngõ cụt. Cò đi ăn đêm, nhưng cò không phải là kẻ bất lương, cò hiền lành lương thiện.

Trải qua hàng ngàn năm, người nông dân Việt Nam đã đổ mồ hôi công sức vất vả làm ăn. Làm ra hạt gạo, củ khoai nuôi sống bản thân nhưng thực ra thân phận của họ chẳng khác nào thân phận con cò trong bài ca dao này. Ước muốn sau cùng của con cò là:

Có xáo thi xáo nước trong

 Đừng xáo nước đục đau lòng cò con

Cò muốn chết nơi nước trong. Nếu phải chọn một trong hai cái chết cò van xin đừng để cho cò chết trong nước đục. Đó là điều đau đớn, tủi lòng nhất đối với cò. Có thể đây là một con cò bé chưa đủ lông đủ cánh, mới lớn lên tập tễnh đi kiếm ăn, chưa hiểu gì nhiều nên đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao. Hoặc cò con là thế hệ sau mà khi chết con cò không muốn chúng phải đau lòng. Lời van xin của con cò mang nhiều trắc ẩn, người lao động Việt Nam sống cuộc đời bần hàn lam lũ. Đôi khi họ trở thành con cò mà đi ăn đêm, nhưng dẫu sa vào cạm bẫy, bùn nhơ họ vẫn tha thiết với cuộc sống trong sáng, thanh cao.

28 tháng 5 2018

- Con cò bị rơi xuống ao .

- Con cò mong ông vớt mình lên .

-

24 tháng 1 2018

đoạn thơ trên thể hiện ước mơ của tác giả thủa còn bé . Trong tương lai , tác giả muốn trở thành 1 thi sĩ tài giỏi . Thấy cò trắng giang đôi cánh bay trên bầu trời , ngồi dưới hiên , tác giả nghĩ những con cò trắng kia sẽ mang những ước mơ của mình bay cao , bay xa . Trong câu " Cánh cò bay hoài không nghỉ " chỉ tác giả nỗ lực hết mình vì ước mơ về tương lai trở thành thi sĩ , ước mơ đó sẽ không dừng lại .

24 tháng 1 2018

à mà cậu có thể thay tác giả bằng tên tác giả nhé :) 

14 tháng 8 2020

Ông : Cái cò, cái vạc, cái nông đâu

Sao mày lại dẫm lên lúa nhà ông hả con cò kia

Cò: Không đâu, tôi đứng trên bờ từ nãy mà

Mẹ con cái diệc nó đổ thừa cho tôi đó

Ko tin thì ông đến mà nhìn

Mẹ con nhà nó còn ngồi ở đấy kìa

b)viết các câu đối thoại tiếp theo để cho biết cuối cùng thì cò có giẫm lúc nhà phú ông hay không

Sau đó có một con chim bồ câu bay đến nói

Cò ko giẫm lên lúa nhà ông đâu, lúc đang bay tôi đã nhìn thấy hết rồi

Chim nói tiếp ( nói nhỏ )

Ông hãy quay lại nhìn xem , chân chúng còn dính bùn kìa

26 tháng 8 2021
So sánh các phân sô:12/19và22/23;12/13và1212/1313;123/123và124124/125125
10: Gạch chân các quan hệ từ và cặp quan hệ từ trong đoạn trích saua, Cò và Vạc là hai anh em, nhưng tính nết rất khác nhau. Cò ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, cònVạc lười biếng, suốt ngày chỉ nằm ngủ. Cò bảo mãi mà Vạc chẳng nghe. Nhờ chăm chirsieeng năngnên Cò học giỏi nhất lớp.b, Mùi thơm nhè nhẹ của hoa sen làm dịu mát lòng người.c, Mẹ em luôn khuyên em cố gắng chăm học và chăm làm...
Đọc tiếp

10: Gạch chân các quan hệ từ và cặp quan hệ từ trong đoạn trích sau
a, Cò và Vạc là hai anh em, nhưng tính nết rất khác nhau. Cò ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, còn
Vạc lười biếng, suốt ngày chỉ nằm ngủ. Cò bảo mãi mà Vạc chẳng nghe. Nhờ chăm chirsieeng năng
nên Cò học giỏi nhất lớp.
b, Mùi thơm nhè nhẹ của hoa sen làm dịu mát lòng người.
c, Mẹ em luôn khuyên em cố gắng chăm học và chăm làm để sau này thành người có ích cho xã hội.
d, Những cơn gió mạnh thổi ào ạt và những đợt mưa ầm ầm đổ xuống mái hiên làm mọi người
không dám ra đường.
e. Các bạn nhỏ trong xóm chiều nào cũng tụ tập ở sân đình đợi nghe chú Hưng kể chuyện về những
ngày chiến đấu của chú ở chiến trường miền Nam.
g. Giọng hót trong trẻo , mượt mà của cô ca sĩ còn vang mãi trong lòng tôi.
h. Mặt biển sáng trong và dịu êm.

2
18 tháng 11 2019

a. và, nhưng, còn. Nhờ... nên

b. của

c. và

d. và

e. về

g. còn

h. và

20 tháng 11 2021

b)  x – 14,66 = 3,34

ai làm nhanh và đúng trong hôm nay mk sẽ k  cho một cái đúng

“Con cò lặn lội bờ sông,
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non.
Năm về nuôi cái cùng con,
Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng”.
 
Đọc bài thơ “Cao Bằng” em như được sống lại kỉ niệm tuổi thơ. Em vui thú như được vượt bao đèo cao để tới thăm thú nước non Cao Bằng hùng vĩ:
 
“Sau khi vượt đèo Gió
Ta lại vượt đèo Giàng
Lại vượt đèo Cao Bắc
Thì ta tới Cao Bằng”
 
Đặc sản của Cao Bằng là mận ngọt “đón môi ta dịu dàng”. Phải chăng hai chữ “dịu dàng” còn nói lên một nét đẹp của bà con Cao Bằng là rất đôn hậu và hiếu khách.
 
Các chữ “rất thương”, “rất thảo”; các so sánh “hình như hạt gạo”, “hiền như suối trong”, đã nói lên một cách đậm đà những phẩm chất tốt đẹp của ông bà, của chị, của em, của đồng bào Cao Bằng: hiền lành, phúc hậu, chất phác, trong sáng... Đây là khổ thơ hay nhất trong bài “Cao Bằng”:
 
“Rồi đến chị rất thương
Rồi đến em rất thảo
Ông lành như hạt gạo
Bà hiền như suối trong”.
Núi non Cao Bằng hùng vĩ “đo làm sao cho hết”. Cũng như tình yêu nước, tình yêu cách mạng của nhân dân Cao Bằng thì vô cùng sâu sắc, mãnh liệt, son sắt thủy chung:
 
“Lại lặng thầm trong suốt
Như suối khuất rì rào”
 
Cao Bằng có hang Pác Bó, với núi Các-mác, suối Lê-nin, nơi mà Bác Hồ đã sống và hoạt động cách mạng bí mật những năm 1941-1942; Bác đã sống trong sự đùm bọc, chở che của đồng bào để “nhóm lửa cách mạng”.
 
Cao Bằng với em và với nhiều người thì “xa xa ấy”. Nhưng Cao Bằng lại rất gần gũi với mỗi chúng ta, với mỗi con người Việt Nam. Vì Cao Bằng là biên cương, là vị trí tiền tiêu của Tổ quốc:
 
“Bạn ơi có thấy đâu
Cao Bằng xa xa ấy
Vì ta mà giữ lấy
Một dải dài biên cương”.
 
Đọc bài thơ, em càng thấy yêu cảnh trí núi non và con người Cao Bằng, càng yêu hơn đất nước và con người Việt Nam.

29 tháng 3 2020

Đặc sản của Cao Bằng là mận ngọt “đón môi ta dịu dàng”. Phải chăng hai chữ “dịu dàng” còn nói lên một nét đẹp của bà con Cao Bằng là rất đôn hậu và hiếu khách.
 
Các chữ “rất thương”, “rất thảo”; các so sánh “hình như hạt gạo”, “hiền như suối trong”, đã nói lên một cách đậm đà những phẩm chất tốt đẹp của ông bà, của chị, của em, của đồng bào Cao Bằng: hiền lành, phúc hậu, chất phác, trong sáng... Đây là khổ thơ hay nhất trong bài “Cao Bằng”:
 
“Rồi đến chị rất thương
Rồi đến em rất thảo
Ông lành như hạt gạo
Bà hiền như suối trong”.
Núi non Cao Bằng hùng vĩ “đo làm sao cho hết”. Cũng như tình yêu nước, tình yêu cách mạng của nhân dân Cao Bằng thì vô cùng sâu sắc, mãnh liệt, son sắt thủy chung:
 
“Lại lặng thầm trong suốt
Như suối khuất rì rào”
 
Cao Bằng có hang Pác Bó, với núi Các-mác, suối Lê-nin, nơi mà Bác Hồ đã sống và hoạt động cách mạng bí mật những năm 1941-1942; Bác đã sống trong sự đùm bọc, chở che của đồng bào để “nhóm lửa cách mạng”.

 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:(1)Mùa thu, bầu trời đột nhiên cao bổng lên và xanh trong.(2) Một màu xanh trứng sáongọt ngào êm dịu. (3)Vắng hẳn những đám mây đen thường ùn ùn kéo lên từ phía chân trời mỗibuổi chiều hè oi bức và vì thế, những trận mưa ào ạt như trút nước cũng thưa đi. (4)Con sôngchảy qua đầu làng Thanh thôi sủi bọt đục ngầu, xô đẩy những đám...
Đọc tiếp

 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
(1)Mùa thu, bầu trời đột nhiên cao bổng lên và xanh trong.(2) Một màu xanh trứng sáo
ngọt ngào êm dịu. (3)Vắng hẳn những đám mây đen thường ùn ùn kéo lên từ phía chân trời mỗi
buổi chiều hè oi bức và vì thế, những trận mưa ào ạt như trút nước cũng thưa đi. (4)Con sông
chảy qua đầu làng Thanh thôi sủi bọt đục ngầu, xô đẩy những đám rêu củi bèo bọt chảy về xuôi.
(5)Giờ nó lắng lại, chỉ lăn tăn gợn sóng, vỗ nhẹ vào đôi bờ lóc bóc. (6)Cũng có lúc dòng sông
như một tấm gương tráng thủy ngân xanh, soi rõ trời cao và những cánh cò trắng muốt thong
thả qua sông một cách bình thản. (7)Lúc ấy, mặt nước giống hệt một con người sâu sắc, đang
mải suy nghĩ điều gì.
a. Gạch chân các từ láy trong đoạn.
b. Hai từ “lăn tăn”, “lóc bóc” có gì giống và khác nhau?
c. Hai phép so sánh ở câu 6 và 7 cho em cảm nhận gì về con sông:
Các bạn ơi giúp mình với !!! Ai nhanh mình tick cho !!

0
22 tháng 5 2021

Bài 1: 

Một ngôi sao chẳng sáng đêm

Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng

Một người-đâu phải nhân gian

Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!

-> Những câu thơ trên như 1 lời khuyên bảo rằng hãy cởi mở với mọi người, hòa đồng với xã hội, biết chia sẻ, yêu thương những người xung quanh bạn, đừng sống cô lập với cộng đồng.

Bài 2:

Những câu thơ kết thúc bài “Tre Việt Nam” của nhà thơ Nguyễn Duy nhằm khẳng định một màu xanh vĩnh cửu của tre Việt Nam, sức sống bất diệt của con người Việt Nam, truyền thống cao đẹp của con người Việt Nam. Nhà thơ đã khéo léo thay đổi cách ngắt nhịp, ngắt dòng và điệp ngữ ‘’ mai sau” góp phần gợi cảm xúc về thời gian và không gian như mở ra vô tận tạo bao ý thơ âm vang, bay bổng và đem đến cho người đọc những liên tưởng thật phong phú. Từ “xanh” được nhắc lại 3 lần trong dòng thơ với sự kết hợp khác nhau ( xanh tre/ xanh màu / tre xanh) tạo những nét nghĩa đa dạng, phong phú và khẳng định sự trường tồn của màu sắc, của sức sống dân tộc.

27 tháng 9 2020

Bài 1: Một ngôi sao chẳng sáng đêm

Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng

Một người-đâu phải nhân gian

Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!

Những câu thơ trên như 1 lời khuyên bảo rằng hãy cởi mở với mọi người, hòa đồng với xã hội, biết chia sẻ, yêu thương những người xung quanh bạn, đừng sống cô lập với cộng đồng.

Bài 2:Những câu thơ kết thúc bài “Tre Việt Nam” của nhà thơ Nguyễn Duy nhằm khẳng định một màu xanh vĩnh cửu của tre Việt Nam, sức sống bất diệt của con người Việt Nam, truyền thống cao đẹp của con người Việt Nam. Nhà thơ đã khéo léo thay đổi cách ngắt nhịp, ngắt dòng và điệp ngữ ‘’ mai sau” góp phần gợi cảm xúc về thời gian và không gian như mở ra vô tận tạo bao ý thơ âm vang, bay bổng và đem đến cho người đọc những liên tưởng thật phong phú. Từ “xanh” được nhắc lại 3 lần trong dòng thơ với sự kết hợp khác nhau ( xanh tre/ xanh màu / tre xanh) tạo những nét nghĩa đa dạng, phong phú và khẳng định sự trường tồn của màu sắc, của sức sống dân tộc.