Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) các từ láy có trong đoạn trích trên là : mãi mãi, lặng lẽ
b) Biện pháp tu từ trong câu là so sánh
c) C
Đề thi trường mình cũng như thế này !! ^.^
a. Phương thức biểu đạt: biểu cảm
b. Biện pháp
- So sánh: "Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè - Tỏa nắng xuống dòng sông lấp lánh"
- Nhân hóa: "Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi", gọi con sông qua từ "hỡi" như gọi con người
- Điệp "sông của quê hương.... thân yêu"
Tác dụng: Khẳng định vẻ đẹp của con sông quê hương, thể hiện tình yêu, sự gắn bó với con sông quê hương, lớn hơn nữa là tình yêu đất nước.
a. Câu văn trên trích từ Mùa xuân của tôi - Vũ Bằng. Tác giả viết bài bút kí trên trong hoàn cảnh: cảm nhận được hương vị cũng như dư vị còn lại của ngày tết. Tết đến, xuân về, trong màn mưa xuân giăng mắc khắp chốn đã làm rộn lên trong lòng tác giả một cảm xúc, thôi thúc tác giả cầm bút.
b. Phương thức biểu đạt chính: vì là bút kí nên phương thức biểu đạt chính là biểu cảm (mặc dù tác phẩm được viết dưới hình thức tự sự)
c. Từ láy: riêu riêu, lành lạnh, xa xa
d. Đoạn văn trên có sử dụng phép điệp ngữ, liệt kê.
- Điệp ngữ: mùa xuân của tôi, mùa xuân, mùa xuân => tác giả muốn nhấn mạnh nét đặc trưng riêng của mùa xuân miền Bắc Bộ.
- Liệt kê: có... có... có... => tác giả đang chỉ ra những nét đặc trưng gây mê đắm lòng người của mùa xuân đất Bắc.
e. Qua câu văn trên em thêm yêu và trân trọng ngày tết trên quê hương, đó là vẻ đẹp, thể hiện văn hóa truyền thống và thể hiện đặc trưng riêng của từng vùng miền.
Đọc đoạn ca từ sau và thực hiện các yêu cầu:
Dù năm tháng vô tinh trôi mãi mãi,
có hay bao mùa lá rơi.
Thầy đã đến như muôn ngàn tia nắng,
sáng soi bước em trong cuộc đời.
Vẫn nhớ những khi trời mưa rơi
Vẫn chiếc áo xưa choàng đôi vai
Thầy vẫn đi, buồn vui lặng lẽ…
a.Chỉ ra các từ láy trong đoạn trích trên.
=> lặng lẽ
b.Xác định biện pháp tu từ trong câu: ‘’ Thầy đã đến như muôn ngàn tia nắng, sáng soi bước em trong cuộc đời’’.
=> Biện pháp tu từ so sánh
c.Dòng nào sau đây nêu đúng nất ý nghĩa của cụm từ ‘’mùa lá rơi’’trong đoạn trích ?
A.Chỉ thời điểm cuối mùa đông
B.Chỉ dòng trôi vô tình của thời gian
C.Chỉ sự qua đi của mỗi năm học
D.Chỉ sự tàn tạ của thiên nhiên mùa lá rụng
d.Từ ngữ nào điệp lại nhiều nhất trong đoạn trích? Sự điệp lại ấy giúp em hiểu gì về hình tượng người thầy trong bài hát? (Trả lời ngắn gọn, không phân tích).
- Điệp từ "vẫn"
=> Hình tượng người thầy hết lòng vì sự nghiệp trồng người, dạy dỗ học sinh không một lời phàn nàn.