a. Xác định...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 10 2018

a, Xác định đối tượng, mục đích thuyết minh của từng văn bản:

b, Ý chính văn bản Hội thổi cơm thi ở Đồng Văn:

- Thời gian, địa điểm diễn ra lễ hội

- Diễn biến lễ hội:

   + Thi nấu cơm: thủ tục bắt đầu, lấy lửa trên ngọn chuối, nấu cơm

   + Chấm thi: Các tiêu chuẩn chấm thi, cách chấm đảm bảo chính xác, công bằng

Ý chính trong văn bản bưởi Phúc Trạch

- Hình dáng

- Hương vị

- Danh tiếng

c, Cách sắp xếp ý của hai văn bản:

Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân:

- Kết cấu theo trình tự thời gian, xen kể với tả

Văn bản Bưởi Phúc Trạch tổ chức kết cấu theo trình tự thời gian, xen lẫn kể và tả

- Quan hệ trình tự logic và quan hệ nhân quả

d, Kết cấu của văn bản thuyết minh

   + Kết cấu theo trình tự thời gian

   + Kết cấu theo trình tự không gian

   + Kết cấu theo trình tự logic

   + Kết cấu theo trình tự hỗn hợp

23 tháng 5 2017

a, Văn bản “Đền Ngọc Sơn và hồn thơ Hà Nội” thuyết minh về một thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội- đền Ngọc Sơn. So với các văn bản thuyết minh ở phần trên, văn bản này vừa khác ở đối tượng, vừa khác ở nội dung (tập trung vào đặc điểm kiến trúc và ngợi ca vẻ đẹp nên thơ của đền Ngọc Sơn, đồng thời bày tỏ tình yêu, niềm tự hào với di sản văn hóa)

b, Tóm tắt cảnh Tháp Bút, Đài Nghiên:

Đến thăm đền Ngọc Sơn, hình tượng kiến trúc đầu tiên ấn tượng là Tháp Bút, Đài Nghiên. Tháp Bút dựng trên núi Ngọc Bội, đỉnh tháo có ngọn bút trỏ lên trời xanh, trên mình tháp có ba chữ: “tả thanh thien” (viết lên trời xanh) đầy kiêu hãnh. Cạnh Tháp Bút là cổng dẫn tới Đài Nghiên. Gọi là “Đài Nghiên” bởi cổng mang hình tượng “cái đài” đỡ “nghiên mực” được tạc bằng đá đặt trên đầu ba chú ếch với ý “ao nghiên, ruộng chữ”. Phía sau Đài Nghiên là cầu Thê Húc nối sang Đảo Ngọc, nơi tọa lạc ngôi đền thiêng giữa rì rào sóng nước.

3 tháng 6 2018

Đối tượng thuyết minh của văn bản Tiểu dẫn bài Thơ hai- cư của Ba- sô: tiểu sử, sự nghiệp của Ma-su-ô Ba-sô và những đặc điểm của thể thơ Hai-cư

b, Bố cục 2 phần:

- Phần 1 (từ đầu... M.Si- ki (1867- 1902): Tóm tắt tiểu sử, giới thiệu những tác phẩm của Ba-sô

- Phần 2 (còn lại): thuyết minh về đặc điểm thơ Hai –cư

c, Phần tóm tắt

Thơ Hai-cư có số từ vào loại ngắn nhất, thường chỉ có 17 âm tiết, được ngắt làm ba đoạn theo thứ tự 5 âm- 7 âm- 5 âm. Mỗi bài thơ có tứ thơ nhất định, tả phong cảnh đến khơi gợi cảm xúc, suy tư. Về ngôn ngữ, hai cư không cụ thể hóa sự vật, mà thường chỉ dùng nét chám phá, chừa ra nhiều khoảng trống cho trí tưởng tưởng của người đọc. Thơ hai-cư là đóng góp lớn của Nhật Bản vào kho tàng văn hóa nhân loại.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 12 2023

- Đặc điểm chung:

+ Về nội dung: bày tỏ tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, con người, có chức năng giáo dục thẩm mĩ đến bạn đọc

+ Về hình thức: đều viết theo thể thơ tự do, ngôn ngữ, hình ảnh thơ độc đáo, hàm súc

- Ý nghĩa nội dung chủ đề trong từng văn bản thơ

+ Đất nước (Nguyễn Đình Thi): trân trọng lịch sử thăng trầm của đất nước, thể hiện lòng biết ơn đến những con người đã làm ra đất nước và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước.

+ Lính đảo hát tình ca trên đảo (Trần Đăng Khoa): trân trọng, ngợi ca tinh thần lạc quan, tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của những người lính nơi đảo xa.

+ Đi trong hương tràm (Hoài Vũ): trân trọng ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên và tình yêu thuỷ chung của con người.

+ Mùa hoa mận (Chu Thuỳ Liên): trân trọng, ngợi ca tình yêu thiên nhiên, nỗi nhớ quê da diết của người con đi xa trở về.

- Khi đọc hiểu các văn bản thơ tự do, cần chú ý:

+ Nhân vật trữ tình trong tác phẩm

+ Ngôn ngữ, hình ảnh và cảm hứng chủ đạo của tác phẩm.

Đọc các văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.- Văn bản 1 : (trang 121 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)\a) Hãy tìm hai đoạn có cấu trúc (cách tổ chức) câu, hình tượng tương tự nhau của bài Nơi dựa.b) Những hình tượng (người đàn bà – em bé, người chiến sĩ – bà cụ già) gợi lên những suy nghĩ gì về nơi dựa trong cuộc sống ?- Văn bản 2 : (trang 122 - SGK Ngữ văn 10 tập 2 )a) Theo...
Đọc tiếp

Đọc các văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.

- Văn bản 1 : (trang 121 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)\

a) Hãy tìm hai đoạn có cấu trúc (cách tổ chức) câu, hình tượng tương tự nhau của bài Nơi dựa.

b) Những hình tượng (người đàn bà – em bé, người chiến sĩ – bà cụ già) gợi lên những suy nghĩ gì về nơi dựa trong cuộc sống ?

- Văn bản 2 : (trang 122 - SGK Ngữ văn 10 tập 2 )

a) Theo anh (chị), các câu sau đây hàm chứa ý nghĩa gì ?

- Kỉ niệm trong tôi 

  Rơi

       như tiếng sỏi

                           trong lòng giếng cạn

- Riêng những câu thơ

                                  còn xanh

   Riêng những bài hát 

                                  còn xanh

(đối sánh với hai câu mở đầu của bài, chú ý từ xanh)

b) Qua bài Thời gian, Văn Cao định nói lên điều gì ?

- Văn bản 3 : (trang 123 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)

a) Giải thích rõ quan niệm của Chế Lan Viên về mối quan hệ giữa người đọc (mình) và nhà văn (ta) ở các câu 1, 2.

b) Nói rõ quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học và tác phẩm văn học trong tâm trí của người đọc ở các câu 3, 4.

1
21 tháng 2 2018

Văn bản “Nơi dựa”

- Hai đoạn gần như đối xứng nhau về cấu trúc câu: Mở- Kết

- Hình tượng nhân vật:

    + Người mẹ trẻ: dựa vào đứa con chập chững biết đi

    + Anh bộ đội: dựa vào cụ già bước run rẩy không vững

→ Gợi suy ngẫm về “nơi dựa” chỗ dựa tinh thần, niềm vui, ý nghĩa cuộc sống

Bài “Thời gian”

    + Đoạn 1: Sức tàn phá của thời gian

    + Đoạn 2: Những giá trị bền vững tồn tại mãi với thời gian

- Thời gian trôi chảy từ từ, nhẹ, im, tưởng như yếu ớt “thời gian qua kẽ tay” thời gian “làm khô những chiếc lá”

    + “Chiếc lá” một hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng

    + Chiếc lá khô hay chính là cuộc đời không thể tránh khỏi vòng sinh diệt

- Kỉ niệm và những cuộc đời ngắn ngủi cũng bị rơi vào quên lãng

- Có những thứ còn tồn tại mãi với thời gian: câu thơ, bài hát

Đó là nghệ thuật khi đạt tới độ kết tinh xuất sắc tươi xanh mãi mãi, bất chấp thời gian

- Câu kết tạo bất ngờ: “Và đôi mắt em, như hai giếng nước”. “Hai giếng nước” chứa kỉ niệm, tình yêu, sức sống đối lập với hình ảnh “lòng giếng cạn” quên lãng thời gian

c, Qua văn bản “Thời gian” tác giả muốn thể hiện: thời gian có thể xóa đi tất cả, chỉ có văn học, tình yêu có sức sống lâu bền

Văn bản “Mình và ta”

- Văn bản là bài thơ tứ tuyệt của nhà thơ Chế Lan Viên trong tập Ta gửi cho mình. Bài thơ nói về lí luận thơ ca, nghệ thuật

- Hai câu thơ đầu thể hiện mối quan hệ của người đọc (mình) và nhà văn (ta). Trong quá trình sáng tạo, nhà văn luôn có sự đồng cảm với độc giả, ngược lại, độc giả có sự đồng cảm trong “sâu thẳm” với nhà văn.

- Hai câu tiếp sau là quan niệm của tác giả về văn bản văn học, tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc.

- Nhà văn viết tác phẩm văn học, sáng tạo nghệ thuật theo những đặc trưng riêng. Những điều nhà văn muốn nói đều gửi gắm vào hình tượng nghệ thuật, chỉ có giá trị gợi mở.

- Người đọc cần suy ngẫm, tìm hiểu, phân tích để tìm ra ý nghĩa của văn bản.

- Hai câu cuối là quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học, tác phẩm trong tâm trí người đọc

- Quan niệm trên của Chế Lan Viên được phát biểu bằng tuyên ngôn, hình tượng thơ ca.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

 

Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây

Gặp Ka-ríp và Xi-la

 

Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê

Cách đánh dấu phần bị tỉnh lược

- Kết hợp giữa cách dùng cụm từ để chỉ báo về sự tỉnh lược (lược dẫn, lược một đoạn) và dùng một đoạn văn ngắn tóm tắt nội dung phần bị tỉnh lược.

- Dùng kí hiệu dấu chấm lửng đặt trong dấu ngoặc vuông [...].

 

- Kết hợp giữa cách dùng cụm từ để chỉ báo về sự tỉnh lược (lược một đoạn) và dùng một đoạn văn ngắn tóm tắt nội dung phần bị tỉnh lược.

 

Không có phần bị tỉnh lược

Giải thích ý nghĩa thông tin của các kí hiệu đánh dấu:

- Kí hiệu [...]: nhằm đánh dấu phần đoạn văn trước đã bị lược bỏ.

- Các kí hiệu đánh số 1,2, 3, ... nhằm đánh dấu thông tin chú thích, ý nghĩa, định nghĩa của một số từ ngữ quan trọng cần giải thích cho độc giả hiểu.

 

- Kí hiệu “lược một đoạn”: nhằm tóm tắt nội dung trước đó để mọi người dễ hiểu và có sự liên kết với đoạn sau.

- Các kí hiệu đánh số 1,2, 3, ... nhằm đánh dấu thông tin chú thích, ý nghĩa, định nghĩa của một số từ ngữ quan trọng cần giải thích cho độc giả hiểu.

 

Những chỗ đánh dấu sự tỉnh lược trong văn bản

- Phần đầu tiên của văn bản (trang 38, SGK Ngữ Văn 10, tập một).

- Kí hiệu dấu chấm lửng đặt trong dấu ngoặc vuông [...] (trang 40, SGK Ngữ Văn 10, tập một).

- Lược một đoạn văn trước đó (trang 40, SGK Ngữ Văn 10, tập một).

 

- Phần đầu tiên của văn bản (trang 44, SGK Ngữ Văn 10, tập một).

7 tháng 5 2023

 

 

* Văn bản Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây

- Cách đánh dấu phần bị tỉnh lược:

+) Kết hợp giữa cách dùng cụm từ để chỉ báo về sự tỉnh lược (lược dẫn, lược một đoạn) và dùng một đoạn văn ngắn tóm tắt nội dung phần bị tỉnh lược.

+) Dùng kí hiệu dấu chấm lửng đặt trong dấu ngoặc vuông [...].

- Giải thích ý nghĩa thông tin của các kí hiệu đánh dấu:

+) Kí hiệu [...]: nhằm đánh dấu phần đoạn văn trước đã bị lược bỏ.

+) Các kí hiệu đánh số 1,2, 3, ... nhằm đánh dấu thông tin chú thích, ý nghĩa, định nghĩa của một số từ ngữ quan trọng cần giải thích cho độc giả hiểu.

Ví dụ: Cước chú số 1 “ché đuê” có nghĩa là tên một loại ché (ché: vò ủ rượu bằng gốm).

- Những chỗ đánh dấu sự tỉnh lược trong văn bản:

+) Phần đầu tiên của văn bản (trang 38, SGK Ngữ Văn 10, tập một).

Dẫn chứng: (Lược dẫn: Hơ Nhị, vợ Đăm Săn bị Mtao Mxây bắt cóc. Đăm Săn cùng dân làng đi đánh Mtao Mxây để cứu vợ mình và chàng đã giành chiến thắng oanh liệt. Phần văn bản dưới đây kể về sự kiện này).

+) Kí hiệu dấu chấm lửng đặt trong dấu ngoặc vuông [...] (trang 40, SGK Ngữ Văn 10, tập một).

+) Lược một đoạn văn trước đó (trang 40, SGK Ngữ Văn 10, tập một).

Dẫn chứng: (Lược một đoạn: Đăm Săn giết Mtao Mxây. Sau trận đánh, tôi tớ và dân làng của Mtao Mxây mang của cải, tài sản về theo Đăm Săn rất đông).

* Văn bản Gặp Ka-ríp và Xi-la

- Cách đánh dấu phần bị tỉnh lược:

+) Kết hợp giữa cách dùng cụm từ để chỉ báo về sự tỉnh lược (lược một đoạn) và dùng một đoạn văn ngắn tóm tắt nội dung phần bị tỉnh lược.

- Giải thích ý nghĩa thông tin của các kí hiệu đánh dấu.

+) Kí hiệu “lược một đoạn”: nhằm tóm tắt nội dung trước đó để mọi người dễ hiểu và có sự liên kết với đoạn sau.

+) Các kí hiệu đánh số 1,2, 3, ... nhằm đánh dấu thông tin chú thích, ý nghĩa, định nghĩa của một số từ ngữ quan trọng cần giải thích cho độc giả hiểu.

Ví dụ: cước chú số 2 (Xi-ếc-xê: nữ chúa xinh đẹp, tóc quăn, cai quản một quốc đảo nơi thủy thủ đoàn lạc vào, vì mê đắm Ô-đi-xê nên tìm cách giam giữ, chung sống với chàng, nhưng cũng chỉ dẫn và giúp đỡ chàng trong hành trình trở về quê hương.

- Chỗ đánh dấu sự tỉnh lược:

Phần đầu tiên của văn bản (trang 44, SGK Ngữ Văn 10, tập một).

Dẫn chứng: (Lược một đoạn: Về đến đảo Ai-ai-ê (Aiaie), chôn cất En-pê-no (Elpenor) và lại lên đường vượt biển cả tìm về quê nhà, Ô-đi-xê được Xi-ếc-xê (Circe) báo trước chàng còn phải gặp những nỗi gian nan khác nữa đồng thời căn dặn chàng cách vượt thoát hiểm nguy).

* Văn bản Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê:

Văn bản này không có phần bị tỉnh lược.

3 tháng 10 2019

Chọn đáp án: D

5 tháng 3 2023

* Đặc điểm chung về nội dung và hình thức:

– Nội dung: Phản ánh được những khía cạnh mới của cuộc sống đa dạng, thể hiện những cái nhìn nghệ thuật mới của nhà thơ

– Hình thức: Thơ tự do, không có thể thức nhất định, không bị ràng buộc về số dòng, số chữ, vần, kết hợp của các đoạn làm theo nhiều thể khác nhau

* Ý nghĩa và tính thời sự của nội dung thông điệp được đặt ra trong các bài thơ

– Đất nước (Nguyễn Đình Thi): Sự suy ngẫm và cảm xúc của tác giả về đất nước trong những năm dài kháng chiến hào hùng mà thiêng liêng. Đó là hình ảnh mua thu Hà Nội trong hoài niệm; mùa thu cách mạng, mùa thu độc lập vui tươi, phấn chấn; và hình ảnh đất nước đã vùng lên giành lấy chiến thắng. Cho ta thấy tình yêu tha thiết, niềm tự hào về quê hương, đất nước đã được độc lập, có truyền thống anh hùng, bất khuất của tác giả.

– Lính đảo hát tình ca trên đảo (Trần Đăng Khoa): Viết về vẻ đẹp của người lính đảo và sự dấn thân của người lính. Họ thiếu thốn về cả vất chất và tình cảm nhưng tình yêu cuộc sống, tình yêu đất nước thì vẫn luôn chan chứa.

– Mùa hoa mận (Chu Thùy Liên): Thể hiện cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình về bức tranh thiên nhiên và con người Tây Bắc vào “mùa hoa mận”. Đồng thời thể hiện nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương của người đi xa.

* Điểm cần chú ý khi đọc hiểu các văn bản thơ:

– Cần nắm rõ: tên bài thơ, tập thơ, tên tác giả, năm xuât bản và hoàn cảnh sáng tác bài thơ

– Đọc kỹ bài thơ, cảm nhận ý thơ qua các phương diện: ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu

– Khi đọc cần chú ý những đóng góp riêng của tác giả bài thơ về tứ thơ, cảm hứng, tư tưởng

– Muốn hiểu và làm chủ được thế giới khép kín của bài thơ cần biết cách đi vào nó vào những thời điểm thích hợp.

Về bộ phận văn học dân gian, có các trọng tâm kiến thức: – Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. – Hệ thống thể loại văn học dân gian Việt Nam. – Những giá trị của văn học dân gian Việt Nam. Để nắm được những trọng tâm kiến thức nói trên, có thể ôn tập theo các gợi‎ ý‎ sau: a) Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. Văn học dân gian bao...
Đọc tiếp

Về bộ phận văn học dân gian, có các trọng tâm kiến thức:

– Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian.
– Hệ thống thể loại văn học dân gian Việt Nam.
– Những giá trị của văn học dân gian Việt Nam.
Để nắm được những trọng tâm kiến thức nói trên, có thể ôn tập theo các gợi‎ ý‎ sau:
a) Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. Văn học dân gian bao gồm những thể loại nào? Chỉ ra những đặc trưng chủ yếu nhất của từng thể loại.
b) Chọn phân tích một số tác phẩm (hoặc trích đoạn tác phẩm) văn học dân gian đã học (hoặc đã đọc) để làm nổi bật đặc điểm nội dung và nghệ thuật của sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện thơ, truyện cười, ca dao, tục ngữ.
c) Kể lại một số truyện dân gian, đọc thuộc một số câu ca dao, tục ngữ mà anh (chị) thích.
1
27 tháng 12 2017

a, Những đặc điểm cơ bản của nền văn học dân gian. Các thể loại, đặc trưng chủ yếu của từng thể loại

- Các thể loại chủ yếu của văn học dân gian là: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, ca dao, tục ngữ...

    + Truyền thuyết thuộc thể loại văn học dân gian nhằm lí giải các hiện tượng tự nhiên, lịch sử, xã hội. Sử dụng các yếu tố hoang đường kì ảo để kể chuyện.

    + Truyện cổ tích: kể về các kiểu nhân vật thông minh, ngốc nghếch, bất hạnh... nhằm thể hiện ước mơ cái thiện thắng ác, sự công bằng xã hội... Truyện cũng sử dụng các yếu tố hoang đường, kì ảo.

...

b, Phân tích truyện cổ tích Sọ Dừa:

- Kiểu nhân vật bất hạnh

- Thể hiện ước mơ cái thiện thắng cái ác, ước mơ về hạnh phúc

- Các yếu tố hoang đường kì ảo:

    + Bà mẹ uống nước trong một chiếc sọ dừa về mang thai

    + Sinh ra Sọ Dừa tròn lông lốc, không tay chân

    + So Dừa thoát khỏi lốt trở thành chàng trai khôi ngô tuấn tú

    + Vợ Sọ Dừa bị cá kình nuốt vào bụng, tự mổ bụng cá, trôi dạt vào đảo và sống sót.

c, Một số tác phẩm văn học dân gian đã học: truyện truyền thuyết Con rồng cháu tiên, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, truyện cổ tích Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường, Sọ Dừa, truyện cười Treo biển, lợn cưới áo mới...