Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
-Từ ngữ hình ảnh có chứa biện pháp nghệ thuật tương phản là: Lưng núi thì to mà lưng mẹ thì nhỏ.
-Tác dụng: Nhằm nhấn mạnh hình ảnh “Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ”.Đã cho ta thấy được nỗi vất vả của mẹ khi chỉ có cái lưng nhỏ mà phải gánh biết bao nhiêu trọng trách, biết bao nhêu những nỗi khó khăn,…Qua đó cho ta biết rằng mẹ là người phụ nữ vĩ đại và khuyên chúng ta hãy hiếu thảo, yêu thương mẹ….
Nhớ ngày nào, em còn bỡ ngỡ bước vào trường; nhút nhát chẳng dám làm quen với các bạn. Thế mà thời gian trôi qua thật nhanh,ngỡ như mọi thứ đã xoay chuyển một cách vội vã. Vậy là em đã trải qua bốn năm học rất vui ở trường tiểu học La Thành; và em chỉ còn một năm học nữa trước khi nói lời tạm biệt với ngôi trường thân yêu.
Nằm trong ngõ Thổ Quan, ngôi trường nhỏ của em luôn nổi bật với một màu xanh mát. Mỗi buổi sáng khi dạo bước đến trường;nơi dạy em những điều hay lẽ phải. Cái đầu tiên em thấy là cái cổng trường. Ngày ngày,đứng ở đây, cổng trường như một chú lính gác dũng cảm;được mặc trên mình chiếc áo màu xanh lá cây rất đẹp. Vào trong là sân trường,ở đây rất rộng và trồng nhiều cây xanh nên không khí nơi này thật mát và trong lành. Gìơ ra chơi,học sinh chúng em ùa ra sân như một đàn ong vỡ tổ. Em thích nhất là ngồi ghế đá ở sân trường để đọc những cuốn truyện hay và thưởng thức các bản nhạc do những chú chim tấu lên. Trường em xây thành ba tầng và có hai dãy nhà khác nhau. Hầu hết các phòng đều xây san sát nhau và được lát đá hoa rất đẹp. ở trường, em thích vào phòng thư viện nhất. Khi đến đây, em thấy mình thật nhỏ bé, đang đắm chìm vào một thế giới kiến thức kì diệu và vô tận. Đối với em ngôi trường cũng có tính cách như một con người vậy. Mùa thu, ngôi trường vui vẻ khi được đón thêm nhiều bạn nhỏ dễ thương khác. Mùa đông, ngôi trường trầm tư vì cái mùa mà nó đang trải qua. Nhưng sang xuân, ngôi trường trở nên tươi tắn với một chiếc áo mới lộc non xanh mơn mởn. Mùa hè, ngôi trường rạng rỡ hơn với màu hoa học trò rực lên như mặt trời.
Yêu lắm mái trường tiểu học. Nơi chắp cánh ước mơ của em bay cao, bay xa hơn. Nơi đã cho em những người bạn mến yêu và niềm vui tuổi học trò. Em sẽ mãi không quên ngôi nhà thứ hai này.
So sánh : Nắng như đổ lửa
Tác dụng: Nhấn mạnh cái nắng nóng của buổi trưa hè, từ đó, tình cảm của tác giả đối với buổi trưa đó càng thêm sâu sắc.
Học tốt ^.^
Thanks a lot!!!
a,Trong đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ :
- Nhân hóa : hạt mưa "mải miết trốn tìm", cây đào "lim dim mắt cười",quất"gom từng hạt nắng rơi"
b,Trong đoạn thơ trên, tác giả đã cảnh vật trên quê hương vào đầu mùa xuân. Trong bức tranh thiên nhiên ấy, chúng ta bắt gặp đầu tiên là hình ảnh “đồng làng”. Nhà thơ đã gợi ra trước mắt chúng ta một không gian bao la. Trên cánh đồng xanh, gió heo may vẫn còn vương lại. Thế nhưng, cảnh vật đã bừng tỉnh với tiếng chim ca đầy vườn. Tác giả đã sử dụng các từ láy “mải miết, lim dim” rất tinh tế, gợi tả cảnh vật rất sống động. Đặc biệt tác giả đã nhân hoá các cảnh vật thiên nhiên: mầm cây, hạt mưa, cây đào qua các từ ngữ “tỉnh giấc, trốn tìm, mắt cười”. Mùa xuân về, mầm cây như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Những hạt mưa xuân như những em bé hồn nhiên tinh nghịch đang mải miết chơi trò trốn tìm. Cây đào trước cửa đang lim dim mắt cười đón chào mùa xuân tươi đẹp. Cảnh vật hay lòng người hân hoan, phấn khởi. Qua đó, cảnh vật như có hồn, bức tranh thiên nhiên hiện lên thật đẹp, thật nên thơ làm cho chúng ta càng thêm yêu quý mùa xuân trên quê hương hơn.
a,Trong đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ :
- Nhân hóa : hạt mưa "mải miết trốn tìm", cây đào "lim dim mắt cười",quất"gom từng hạt nắng rơi"
b,Trong đoạn thơ trên, tác giả đã cảnh vật trên quê hương vào đầu mùa xuân. Trong bức tranh thiên nhiên ấy, chúng ta bắt gặp đầu tiên là hình ảnh “đồng làng”. Nhà thơ đã gợi ra trước mắt chúng ta một không gian bao la. Trên cánh đồng xanh, gió heo may vẫn còn vương lại. Thế nhưng, cảnh vật đã bừng tỉnh với tiếng chim ca đầy vườn. Tác giả đã sử dụng các từ láy “mải miết, lim dim” rất tinh tế, gợi tả cảnh vật rất sống động. Đặc biệt tác giả đã nhân hoá các cảnh vật thiên nhiên: mầm cây, hạt mưa, cây đào qua các từ ngữ “tỉnh giấc, trốn tìm, mắt cười”. Mùa xuân về, mầm cây như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Những hạt mưa xuân như những em bé hồn nhiên tinh nghịch đang mải miết chơi trò trốn tìm. Cây đào trước cửa đang lim dim mắt cười đón chào mùa xuân tươi đẹp. Cảnh vật hay lòng người hân hoan, phấn khởi. Qua đó, cảnh vật như có hồn, bức tranh thiên nhiên hiện lên thật đẹp, thật nên thơ làm cho chúng ta càng thêm yêu quý mùa xuân trên quê hương hơn.