K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 9 2023

Khi đất nước lâm nguy trước kẻ thù xâm lực, mỗi người dân Việt Nam cần phải đứng lên dũng cảm chống lại giặc ngoại xâm, thể hiện tinh thần yêu nước, lòng tự tôn dân tộc bằng nhiều cách khác nhau.

13 tháng 9 2023

Đoạn trích Nước Đại Việt ta giúp em hiểu thêm tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước cùng cái nhìn nhận về tình hình, cục diện đất nước của Nguyễn Trãi và thế hệ ông cha ta thời bấy giờ. Với những chứng cứ hùng hồn giàu sức thuyết phục, lời thơ đanh thép thể hiện ý chí của dân tộc, như một bản tuyên ngôn độc lập khẳng định chủ quyền dân tộc và nêu rõ rằng nước ta hoàn toàn tự chủ, độc lập, tự cường.

Tài năng và đức độ của Nguyễn Trãi đã được đánh giá cao.

Cách viết vô cùng đanh thép, chặt chẽ, giàu sức thuyết phục.

14 tháng 9 2023

- Hà Ân: Hoàng Hiển Mô, (16/1/1928 – 25/1/2011), quê ở Hà Nội; là một nhà văn Việt Nam.

- Ông nổi tiếng với các tác phẩm tiểu thuyết lịch sử, truyện kể lịch sử và dã sử.

4 tháng 12 2021

BẠN tham khảo

 

Cô bé bán diêm có một hoàn cảnh thật bất hạnh. Mẹ mất sớm, em sống với người cha hay chửi bới, mắng nhiếc và đe dọa đánh đập. Trong đêm giao thừa, khi nhà nhà đều quây quần bên lò sưởi ấm cúng, cây thông Nô-en được trang hoàng rực rỡ những ngôi sao và bàn cỗ đầy đặn thức ăn, cùng nhau đón chào một năm mới với bao điều tốt đẹp. Cô bé tội nghiệp ấy vẫn lang thang ngoài đường trong giá buốt, không ai để ý đến em, mua cho em những que diêm nhỏ bé. Em nép vào góc tường tăm tối và quẹt những que diêm như muốn xua đi không khí lạnh buốt. Khi ánh sáng nhỏ nhoi sáng lên, em như sống trong những mộng tưởng tươi sáng về lò sưởi ấm áp, bàn cỗ đầy đủ thức ăn, rồi em mơ về bà và cùng bà bay lên cao mãi. Cuối cùng, em đã chết trong đêm giao thừa lạnh lẽo ấy, sự ra đi của em như sự giải thoát khỏi những tăm tối của cuộc đời. Em được đến bên người thân ở một thế giới khác. Nhà văn đã nâng đỡ linh hồn của em bé đáng thương, dường như không phải em chết mà em đang đi vào cõi bất tử, nơi có tình thương bao la của bà em mà em từng khao khát với nụ cười mãn nguyện. Câu chuyện với kết thúc buồn đã để lại bao xúc động trong lòng người đọc. 

 

22 tháng 6 2017

1.Qua đoạn trích "Tức nước vỡ bờ", em hiểu được gì về bản chất của xã hội cũ qua hình ảnh tên cai lệ và người nhà lí trưởng?

Cai lệ hoàn toàn mất hết nhân tính , lung hãn , vô cảm trước nỗi đau của chị Dậu . Cai lệ là hiện thân sinh động của trật tự thức dân phong kiến bất công và tàn bạo .Có thể nói , tên cai lệ vô danh không chút tình người là hiện thân đầy đủ nhất , rõ nét nhất của xã hội thực dân phong kiến đương thời .

2. đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" với nhân vật chị Dậu giúp em hiểu gì về số phận và phẩm chất của người phụ nữ nông dân trong xã hội bấy giờ?

Chị Dậu là người phụ nữ nông dân mộc mạc, khiêm nhường, giàu lòng vị tha, biết nhẫn nhục chịu đựng nhưng không hoàn toàn yếu đuối, không chỉ biết sợ hãi mà trái lại có tinh thần phản kháng tiềm tàng, có sức sống mạnh mẽ, khi bị đẩy tời bước đường cùng đã dám vùng lên chống trả quyết liệt.

22 tháng 6 2017

thanks nhiều nha~~~

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
14 tháng 9 2023

Hoàn cảnh: nhà nghèo, vợ mất sớm, đứa con trai vì không có tiền cưới vợ đã bỏ đi làm phu điền cao su biền biệt. Chỉ có con chó mà con trai để lại làm bạn.

5 tháng 12 2016

"Tắt đèn" là cuốn tiểu thuyết tiêu biểu của Ngô Tất Tố, cây bút truyện kí tiêu biểu của văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.

Tác phẩm có 26 chương mà chương XVIII là chương xảy ra xung đột cơ bản nhất của người nông dân với bọn cường hào ác bá trong làng. Qua “Tức nước vỡ bờ" (một đoạn trích của chương XVIII), Ngô Tất Tố đã vẽ lên bức tranh xã hội đương thời, một xã hội thối nát tàn bạo và bẩn thỉu ghê tởm. Cái xã hội thực dân phong kiến đã đày đoạ người nông dân đến đường cùng mà biểu hiện trong "Tức nước vỡ bờ" chính là tên cai lệ hông hách, tàn ác; bọn người nhà lý trưởng hèn yếu mà cũng dã man không kém. Chúng như những con chuột ma ranh cố mà đục, mà khoét. Từ những của cải vật chất nhỏ nhoi của người nông dân đến những người sức lực điền mạnh mẽ nay chỉ còn là những hơi tàn sức kiệt chúng vẫn không buông tha, vẫn "dai như đỉa" mà hành hạ.

Cũng qua vài trang ngắn ngủi mà đậm nét chân thực, sinh động của "Tức nước vỡ. bờ", Ngô Tất Tố đã lên án gay gắt, căm ghét tột cùng cái xã hội thực dân phong kiến tàn ác, dã man kia để cho một kết thúc chị Dậu quật ngã tên cai lệ và người nhà lý trưởng; đồng thời tác giả cũng bày tỏ một sự cảm thông sâu sắc chân thành với số phận cùng quẫn, bi thưởng của người nông dần mà cụ thể là chị Dậu. Ôi! Cái gia đình đầm ấm yên vui của chị đã bị chính sách sưu thuế ác nghiệt kia làm cho tan nát. Số phận và tiền đồ của chị thật tối tăm như bầu trời đêm 30 không trăng sao vậy.

Không chỉ lên án gay gắt xã hội thực dân phong kiến, cảm thông sâu sắc với người nông dân, Ngô Tất Tố còn đề cao những nhân phẩm cao quý của họ với những nét đẹp truyền thống tiềm tăng: phẩm chất thương yêu chồng con tha thiết của chị Dậu, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ người chồng ốm yếu; phẩm chất thanh cao "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn" không hám danh lợi tiền tài của chị và đặc biệt là sức sống tiềm tàng đã ấp ủ bấy lâu trong lòng người phụ nữ nông dân đã bùng cháy đúng lúc để cứu chồng thoát khỏi nanh vuốt của lũ hùm sói cai lệ và người nhà lý trưởng. Và cuối cùng qua "Tức nước vỡ bờ" Ngô Tất Tố đã quan tâm đến vấn đề hết sức bức thiết trong cuộc sống đương thời, đó là nhu cầu được sống những ngay bình yên, được hưởng hạnh phúc trong mái ấm gia đình bình dị của người nông dân. Đặc sắc nghệ thuật trong "Tức nước vờ bờ" của Ngô Tất Tố thực sự làm chúng ta khâm phục. Nhà văn đã xây dựng một nhân vật chị Dậu điển hình, là tượng trưng cho tất cả những người phụ nữ nông dân với những phẩm chất cao đẹp, đáng quý nhất của loài người chúng ta. Và đặc biệt nhà văn đã sử dụng những lời lẽ hết sức dân dã, đời thường mà sinh động, chân thực, làm chúng ta như đang sống giữa cuộc sống bất công đương thời để chứng kiến những điều ngang trái. Và chính sự kết hợp tài tình giữa 3 phương thức: tự sự, miêu tả và biểu cảm để làm nổi bật tình huống máu thuần cơ bản của tác phẩm giữa hai giai cấp đối kháng đã thực sự thể hiện tài năng tiểu thuyết xuất chúng của Ngô Tất Tố.

"Tức nước vỡ bờ" nói riêng và "Tắt đèn" nói chung sẽ mãi là một tác phẩm đặc sắc trong nền văn học hiện đại nước ta. Nó đã có những thành công vang dội và ảnh hưởng rõ rệt đến xã hội đương thời. Song vẫn còn có những hạn chế nho nhỏ. Nhưng "Tức nước vờ bờ", "Tắt đèn'' sẽ luôn là một tuyệt tác để chúng ta khâm phục và nhớ đến Ngô Tất Tố - nhà văn hiện thực xuất sắc.


 

7 tháng 12 2016

có cóp mạng k ạ

 

4 tháng 12 2021

Tình cảm đó là tình yêu giữa con người với con người với nhau, là sự đồng cảm, yêu thương sâu sắc giữa những người có cùng cảnh ngộ với nhau. Và hơn thế nữa, chiếc là đó được vẽ lên bởi tâm huyết cũng như sự hy sinh cao cả của một con người. Tất cả những giá trị đó đã tạo nên ý nghĩa nhân đạo sâu sắc của chiếc lá thường xuân cuối cùng trên tường - kiệt tác để đời của cụ Bơ men.

Cuối cùng, cụ Bơ-men - người vẽ lên kiệt tác chiếc lá ấy đã không qua khỏi được căn bệnh viêm phổi nặng. Vậy nhưng chiếc lá mà cụ đã vẽ ấy đã giúp hồi sinh một con người. Sự hi sinh thầm lặng mà cao cả của cụ thật đáng trân trọng biết nhường nào. Qua hình ảnh chiếc lá và sự hi sinh của người nghệ sĩ già, tác giả Ô Henri muốn nhấn mạnh với chúng ta mục đích cao cả của nghệ 

13 tháng 9 2023

Tham khảo!

 Những thông tin về tác giả Nguyễn Trãi:

+ Nguyễn Trãi sinh năm 1380, mất năm 1442, hiệu là Ức Trai, quê ở làng Chi Ngại (Chi Linh, Hải Dương) sau rời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây, nay thuộc Hà Nội)

- Gia đình: Nguyễn Trãi sinh ra trong một gia đình cả bên nội và bên ngoại đều có hai truyền thống lớn là yêu nước và văn hóa, văn học. Chính điều này đã tạo điều kiện cho Nguyễn Trãi được tiếp xúc và thấu hiểu tư tưởng chính trị của Nho giáo.

+ Về con người: ông mồ côi mẹ từ lúc 5 tuổi. Năm 1400, đỗ Thái học sinh và cùng cha làm quan dưới triều Hồ. Đến năm 1407, giặc Minh cướp nước ta, Nguyễn Trãi theo Lê Lợi tham gia khởi nghĩa và góp phần to lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc. Vào cuối năm 1427, đầu năm 1428, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết Bình Ngô đại cáo và hăng hái tham gia vào công cuộc xây dựng lại đất nước.

+ Cho đến năm 1439, Nguyễn Trãi xin về ở ẩn tại Côn Sơn. Năm 1440, ông được Lê Thái Tông mời ra giúp nước. Năm 1442, Nguyễn Trãi chịu oan án Lệ Chi viên và bị khép vào tội "tru di tam tộc". Vào năm 1464, Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi và cho sưu tầm lại thơ văn của ông.

+ Thời đại: Nguyễn Trãi sống trong thời đại xã hội nhiều biến động, loạn lạc - mâu thuẫn nội bộ trong triều đình phong kiến, đất nước có giặc ngoại xâm, đời sống nhân dân cơ cực và các cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổ ra khắp nơi… điều này đã hướng ngòi bút của ông hướng tới hiện thực đời sống.

+ Sự nghiệp sáng tác: Nguyễn Trãi là tác giả xuất sắc về nhiều thể loại văn học, bao gồm cả chữ Hán và chữ Nôm:

• Sáng tác viết bằng chữ Hán: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Ức Trai thi tập, Chí Linh sơn phú, Băng Hồ di sự lục, Lam Sơn thực lục, Văn bia Vĩnh Lăng, Văn loại.

• Sáng tác viết bằng chữ Nôm: Quốc âm thi tập gồm 254 bài thơ viết theo thể Đường luật hoặc Đường luật xen lục ngôn.

13 tháng 9 2023

Tham khảo!

     Mùa xuân ở Tây Bắc cuốn hút với khói mờ sương tỏa, với màu trắng tinh khiết của hoa ban, hoa mai, hoa mơ, hoa mận trên khắp các nẻo đường, với từng chồi non lộc biếc nhú lên trên những thân cây xù xì, với rực rỡ sắc áo của trẻ em vùng đồng bào dân tộc, với vẻ đẹp ngây ngất của các cô sơn nữ... Tất cả đều nguyên sơ, mộc mạc nhưng sâu sắc và đi vào tâm cam đến lạ. Xuân nơi vùng cao Tây Bắc không ồn ào náo nhiệt kiểu thành thị mà đến lặng lẽ, yên bình, nên thơ. Tết của mỗi dân tộc mang những đặc trưng khác nhau nhưng tự chung lại tết là dịp gia đình sum vầy bên nhau, cùng cầu mong một năm mới mua thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, cầu mong một năm mới hạnh phúc, một tươi sáng. Tết vùng cao thêm vui tươi, rộn rã với những điệu múa, lời ca như há ví, mo, múa Lạp Lì Lò Sất Sảy, múa khèn, ...và những trò chơi dân gian đặc sắc như chơi cù, ném pao, bắn nỏ,..