Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo
nguồn :https://vndoc.com/nghi-luan-xa-hoi-ve-van-de-o-nhiem-moi-truong-110976
Xã hội ngày càng phát triển, kéo theo đó là hàng loạt các vấn đề cần quan tâm, thậm chí là ở mức báo động như hiện tượng biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường,... Một đất nước muốn tồn tại và phát triển lâu bền thì vấn đề bảo vệ môi trường sống là rất quan trọng, nhưng thực tế môi trường hiện nay ngày một ô nhiễm trầm trọng, gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt của người dân.
Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường sống thiếu trong lành, bị nhiễm các chất độc hại tác động lớn đến đời sống. Thực trạng hiện nay, nhiều khu dân cư rác thải chất thành đống, không có biện pháp xử lý. Nước thải, nước ngầm từ các nhà máy xí nghiệp đổ ra sông, ra biển gây ô nhiễm nguồn nước dẫn đến tình trạng cá chết hàng loạt, nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Nước ở các hồ, sông đen ngòm, bẩn thỉu vì chất thải, vì rác, thậm chí các bãi biển, nơi tập trung nhiều khách du lịch đến tham quan cũng xảy ra hiện tượng rác vứt bừa bãi, gây ảnh hưởng lớn đến mỹ quan. Khói bụi, xe cộ tấp nập, nhiều vô kể trong thành phố, đặc biệt từ các nhà máy thải ra khiến bầu không khí bị ô nhiễm nặng nề, kéo theo đó là các hiện tượng nóng lên của trái đất, hiệu ứng nhà kính,.... Đi khắp các đường làng, ngõ xóm hay các ngóc ngách ở những đô thị lớn, nơi đâu ta cũng thấy rác, dù ngày ngày các công nhân đô thị vẫn chăm chỉ làm việc, thu dọn nhưng vẫn không thể giảm đi lượng rác thải dùng trong ngày của người dân. Nhiều khu vệ sinh công cộng nhiễm bẩn kinh khủng, các công viên, khu vui chơi,... đâu đâu cũng thấy rác. Đó thực sự là một thực trạng đáng buồn hiện nay, khi mà xã hội càng hiện đại thì môi trường lại càng bị ô nhiễm.
Điều gì gây nên hiện tượng ô nhiễm nghiêm trọng như vậy? Phải chăng đó là do chính con người. Những hành vi tiêu cực, hành động khai thác rừng bừa bãi, đốt rừng làm nương rẫy chặt phá cây xanh gây hậu quả đến vấn đề điều hoà môi trường sống. Khai thác các nhiên vật liệu quá mức ở các mỏ quặng cũng gây áp lực rất lớn đến môi trường, làm mất cân bằng sinh thái. Công tác quản lý của nhà nước chưa được thắt chặt, ý thức của người dân còn kém, tiện đâu vứt đó như một thói quen khó bỏ. Nhiều khu công nghiệp, nhà máy vì mục đích thu lợi nhuận, tiết kiệm tiền đầu tư mà bỏ qua các khâu xử lý nguồn nước thải, lợi dụng những kẽ hở, các sông suối biển gần nhà máy thải ra môi trường bao nhiêu nguồn nước bẩn, nhiễm chất độc gây nguy hại môi trường. Việc phân loại, xử lý rác thải chưa được thắt chặt, khó kiểm soát. Ngoài ra, việc người dân sử dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc kích thích, trong trồng trọt và chăn nuôi cũng gây áp lực đến môi trường không nhỏ.
Vì những nguyên nhân trên, môi trường ô nhiễm để lại những hậu quả vô cùng lớn. Vấn đề sức khoẻ con người bị đe doạ, số người chết sớm tăng lên, xuất hiện nhiều làng ung thư, vùng ung thư trên cả nước. Môi trường tù đọng là nơi trú ngụ của các loại muỗi gây nguy hiểm cho con người, nhiều người bị lao phổi, viêm xoang, dị ứng,... cũng do tác động không nhỉ của ô nhiễm mà ra. Môi trường sống thiếu an toàn khiến cho đời sống sinh vật cũng gặp khó khăn, nhiều loài sinh vật mất đi môi trường sống của mình. Hiện tượng biến đổi khí hậu cũng trở nên cấp thiết bởi môi trường đang bị tàn phá quá nặng nề.
Để hạn chế những hậu quả mà ô nhiễm môi trường gây ra. Hơn ai hết, mỗi người dân phải tự ý thức được việc làm của mình. Nhà nước, cơ quan quản lý phải không ngừng tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân. Kiểm tra, xử lý nghiêm minh những nhà máy, xí nghiệp vi phạm quy định về môi trường, thắt chặt công tác cấm xả rác thải bừa bãi ở bất cứ nơi đâu. Cần có các phương pháp, phương tiện xử lý rác thải hiệu quả, tránh đề tình trạng rác ứ đọng, chồng chất từng đống gây ô nhiễm. Sử dụng các phương tiện công cộng hoặc đi xe đạp, xe điện thay thế cho các loại phương tiện gây ô nhiễm đường phố. Phát động trồng nhiều cây xanh tạo sự trong lành, điều hoà môi trường sống. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu khoa học hay mỗi người cần nghiên cứu phát minh ra những thiết bị, công cụ xử lý, tái chế hay phân loại rác thải nhằm giảm công sức và chi phí, đồng thời giảm thiểu lượng rác thải mỗi ngày.
Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vui không của riêng ai, hãy chung tay hành động vì một thế giới sống xanh - sạch - đẹp và an toàn. Sứ mệnh của chúng ta là xây dựng môi trường sống lành mạnh và an toàn.
Tham Khảo
Hiện nay, ô nhiễm môi trường đang là vấn đề réo lên hồi chuông cảnh báo cho toàn xã hội. Ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường xuất hiện những chất độc hại, chất bẩn gây tác động tiêu cực đến tự nhiên và cuộc sống con người. Ô nhiễm môi trường xảy ra ở cả môi trường đất, nước, và không khí.
Môi trường hình thành một khía cạnh rất quan trọng trong cuộc sống của con người bởi vì đó là nơi chúng ta tìm thấy những điều thiết yếu của cuộc sống, ví dụ, không khí, nước và thực phẩm. Do công nghiệp hóa và hiện đại hóa toàn cầu, đã có ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của động vật, thực vật và con người. Các tác động nguy hiểm bao gồm các bệnh đã xuất hiện do ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường về cơ bản là sự ô nhiễm của thiên nhiên môi trường trong cả hệ thống vật lý và sinh học, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của môi trường.
Thực trạng của hiện tượng ô nhiễm môi trường được báo đài đưa tin hàng ngày với hình ảnh rác thải tràn ngập cùng những số liệu thống kê về tình trạng ô nhiễm môi trường đáng báo động. Ngay gần đây, không khí của thành phố Hà Nội đã vượt mức ô nhiễm nặng nề. Với tình hình ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như vậy, không chỉ cuộc sống người dân bị đe dọa mà hệ sinh thái tự nhiên trên Trái đất cũng bị ảnh hưởng, đặc biệt là hậu quả của hiệu ứng nhà kính và hiện tượng băng tan do Trái đất nóng lên.
Nguyên nhân chính của tình trạng này là do ý thức bảo vệ môi trường của con người quá kém và giải pháp bảo vệ môi trường, xử lí rác thải vẫn chưa được thực hiện triệt để.
Ô nhiễm môi trường đã trở thành một mối quan tâm lớn để cứu hành tinh của chúng ta. Chúng ta cần điều chỉnh các biện pháp khác nhau để giảm ô nhiễm môi trường. Một số trong số đó bao gồm trồng cây, giảm sử dụng các nguồn tài nguyên không tái tạo, xử lý chất thải đúng cách… Trách nhiệm của mỗi cá nhân là bảo vệ môi trường của chúng ta khỏi bị ô nhiễm.
Vì vậy, ngay từ bây giờ, mỗi người cần nhận thức rõ ràng và đúng đắn tác hại của ô nhiễm môi trường, chúng ta cải tạo lại tự nhiên và giảm thiểu đến mức tối đa lượng rác thải, khí thải. Có như vậy, chúng ta mới có thể bảo vệ được Trái đất, bảo vệ được chính cuộc sống cũng như sự phát triển của con người và tự nhiên.
Tham khảo
Môi trường của chúng ta được tạo nên từ cả những thứ sống và không sống. Các sinh vật sống bao gồm động vật, thực vật và các vi sinh vật khác, trong khi không khí, nước, đất, ánh sáng mặt trời… tạo thành các thành phần không sống của môi trường.
Bất cứ khi nào bất kỳ loại độc tính nào được thêm vào môi trường xung quanh chúng ta trong một thời gian dài đáng kể, nó sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường. Một số loại ô nhiễm chính là không khí, nước, đất, tiếng ồn, ánh sáng và ô nhiễm hạt nhân.
Khói từ các ngành công nghiệp, ống khói nhà, xe cộ và nhiên liệu gây ô nhiễm không khí. Dung môi công nghiệp, nhựa và chất thải khác, nước thải… gây ô nhiễm nước. Sử dụng thuốc trừ sâu và phá rừng là nguyên nhân chính gây ô nhiễm đất. Việc bấm còi xe không cần thiết, sử dụng loa dẫn đến ô nhiễm tiếng ồn.
Mặc dù khó có thể nhận ra ô nhiễm ánh sáng và hạt nhân nhưng những thứ này đều có hại như nhau. Đèn sáng quá mức tiêu thụ rất nhiều năng lượng trong khi đe dọa sự cân bằng môi trường theo nhiều cách. Không cần phải nói, tác động tiêu cực của một phản ứng hạt nhân kéo dài trong nhiều thập kỷ tới.
Tất cả các thành phần được liên kết với nhau. Khi chu kỳ của tự nhiên diễn ra, độc tính của một thành phần cũng được truyền cho tất cả các thành phần khác. Có nhiều cách khác nhau để ô nhiễm tiếp tục vòng tròn trong môi trường. Chúng ta có thể hiểu nó với một ví dụ dưới đây.
Khi trời mưa, các tạp chất của không khí dần dần hòa tan trong các vùng nước và đất. Khi cây trồng được trồng trên các cánh đồng, rễ của chúng hấp thụ các chất độc hại này thông qua đất và nước bị ô nhiễm. Cùng một loại thức ăn được ăn bởi cả động vật và con người. Bằng cách này, nó đạt đến đỉnh của chuỗi thức ăn khi động vật ăn cỏ được ăn thịt.
Hậu quả của ô nhiễm môi trường có thể được nhìn thấy dưới dạng các bệnh nghiêm trọng về sức khỏe. Ngày càng có nhiều người mắc các vấn đề về hô hấp, khả năng miễn dịch yếu hơn, nhiễm trùng thận và gan, ung thư và các bệnh mãn tính khác. Cuộc sống dưới nước, bao gồm cả hệ thực vật và động vật, đang cạn kiệt nhanh chóng. Chất lượng đất và chất lượng cây trồng đang xấu đi.
Sự nóng lên toàn cầu đã trở thành một vấn đề lớn do ô nhiễm môi trường mà thế giới cần phải đối phó. Các tảng băng tan chảy ở Nam Cực đã dẫn đến mực nước biển dâng cao. Thiên tai như động đất thường xuyên, lốc xoáy…. tất cả là do sự tàn phá gây ra bởi mức độ ô nhiễm môi trường gia tăng. Các sự cố ở Hiroshima-Nagasaki và Chernobyl ở Nga đã dẫn đến thiệt hại không thể khắc phục cho loài người.
Để đối phó với những thảm họa này, mọi biện pháp có thể đang được thực hiện bởi các quốc gia khác nhau trên thế giới. Nhiều chương trình nâng cao nhận thức đang được tổ chức để giáo dục mọi người về các mối nguy hiểm của ô nhiễm môi trường và nhu cầu bảo vệ hành tinh của chúng ta. Cách sống xanh hơn đang trở nên phổ biến. Bóng đèn tiết kiệm năng lượng, phương tiện thân thiện với môi trường, sử dụng năng lượng mặt trời và năng lượng gió, là một số tên.
Chính phủ cũng đang nhấn mạnh vào việc trồng nhiều cây xanh hơn, loại bỏ các sản phẩm nhựa, tái chế chất thải tự nhiên tốt hơn và sử dụng thuốc trừ sâu tối thiểu. Lối sống hữu cơ này đã giúp chúng ta bảo vệ nhiều loài thực vật và động vật khỏi bị tuyệt chủng trong khi làm cho trái đất trở thành một nơi xanh hơn và khỏe mạnh hơn để sinh sống.
Hiện nay, tình trạng xả thải rác bừa bãi xảy ra ở nhiều nơi, trong đó có các thành phố lớn. Đây thật sự là bài toán nan giải. Vấn đề này đặt ra có lẽ không mới, bởi từ nhiều năm nay, nó đã được đưa ra mổ xẻ, bàn luận, tìm giải pháp, song trên thực tế, dường như chưa được cải thiện là bao. Ý thức của cộng đồng chính là vấn đề cần phải nói tới.
Trong cuộc sống, chúng ta vẫn bắt gặp những trường hợp chỉ vì “tiện tay” mà vỏ chai nước, vỏ bánh kẹo có thể được ném xuống đường không một chút đắn đo; cũng “tiện tay”, rác thải trong gia đình có khi hất ngay xuống kênh rạch, cống thoát nước; hay “tiện tay” mà vỏ hộp sữa vừa uống xong, chiếc khăn giấy vừa dùng xong… cũng có thể quăng ngay xuống mái nhà kế bên. Thậm chí, tại những nơi công cộng, có thùng rác để sẵn nhưng cũng chả cần quan tâm, người ta có thể vứt rác ngay tại gốc cây, gầm ghế hay quăng ngay... chân thùng rác.
Điều đáng nói ở đây là hành động ấy lại đang diễn ra ở tất cả các lứa tuổi, thậm chí của cả những người là công chức nhà nước, học sinh, sinh viên. Một lễ hội đi qua là ngổn ngang rác thải, là mồ hôi và thậm chí là cả nước mắt nhọc nhằn của những người lao công khi phải “tiếp nhận”. Một buổi tổng kết, chia tay năm học hay một chương trình văn nghệ, hội thao tại trường học, người ta cũng bắt gặp những mảnh giấy, những vỏ chai, những ly nhựa vứt bừa bãi. Đó hình như đã là thói quen của nhiều người được hình thành từ sự thiếu ý thức bảo vệ môi trường và cũng bởi sự vô trách nhiệm đối với những người xung quanh, với xã hội, với cộng đồng. Việc vứt rác bừa bãi ảnh hưởng đến mỹ quan, làm ô nhiễm môi trường, gây ra những thiệt hại về kinh tế - xã hội, tác động nghiêm trọng tới sức khỏe của con người. Và rồi những hậu quả từ sự thiếu ý thức ấy lại chính con người chúng ta phải gánh chịu.
Một ví dụ về hậu quả của tình trạng vứt rác bừa bãi là vào tháng 10/2017, đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh) ngập nặng bởi một trận mưa chưa tới 1 giờ đồng hồ với vũ lượng chỉ là 40mm, trong khi trước đó, cơn mưa lớn kéo dài hơn 4 giờ, với vũ lượng 125,2mm thì đường sạch ráo. Lúc đó, Thành phố Hồ Chí Minh đang thử nghiệm siêu máy bơm của Tập đoàn Công nghiệp Quang Trung để chống nhập con đường này.
Nguyên nhân khi được kiểm tra là toàn bộ tuyến cống hai bên đường bị tắc nghẽn, máy bơm không hút được nước gây ngập. Bước đầu mở 4 nắp hố ga tại khu vực này thì thấy rất nhiều chai lọ, bao bì, mút xốp bịt kín miệng cống (mỗi hố gần 1 mét khối rác). Hệ thống cống nước được xây dựng để thoát nước thì nay. công năng đã được bổ sung thêm - trở thành nơi “tập kết” rác thải!
Từ vụ việc trên, ngay sau đó, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã lập tức có chỉ đạo khẩn 24 quận, huyện, các sở ngành liên quan, Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước Thành phố Hồ Chí Minh khẩn trương kiểm tra, xử lý, phạt nặng hành vi dồn đổ rác thải làm tắc hệ thống cống thoát nước trên địa bàn Thành phố.
Thiết nghĩ, chúng ta cần phải tăng cường tuyên truyền mạnh hơn nữa, thường xuyên hơn nữa với nhiều kênh khác nhau để thay đổi nhận thức, hành vi của con người và đặc biệt là trong môi trường giáo dục. Công tác này phải được đẩy mạnh ở các cấp học, ngay từ các trường mầm non. Như vậy, không những bản thân các em có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường mà chính các em còn là những tuyên truyền viên hiệu quả làm thay đổi hành vi của người lớn, sẽ tạo sức lan tỏa cho cả cộng đồng.
Tại các đơn vị, khu dân cư, việc tuyên truyền này cũng cần đẩy mạnh, cần đưa vào trong nội dung các cuộc họp tổ dân phố, phát động các phong trào xanh - sạch - đẹp thường xuyên, gắn với các phong trào thi đua của cơ sở.
Bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền thì cũng phải có chế tài đủ mạnh để xử lý những hành vi vi phạm.
Em tham khảo:
Hành tinh xanh của chúng ta đang phải chống chọi với rất nhiều vấn nạn mà chúng ta đang không thể nào giải quyết được. Rác thải và đặc biệt là rác thải nhựa đang lại một vấn nạn mà chưa quốc gia nào có cách giải quyết. Chúng ta ngày nào cũng phải nghe những thông tin rất nhiều rác thải nhựa được vứt ngoài bãi biển, khiến cho các loài động vật dưới biển ăn phải. Hàng ngày chúng ta gặp không biết bao nhiêu người sử dụng những túi ni lông, cốc nhiệt, các chai lọ,... Đất nước càng phát triển khiến cho con người ta luôn tìm đến những thứ gì đó tiện lợi mà những vật dụng khác thì sẽ tìm và không có nhiều như đồ nhựa. Rác thải nhựa là những chất không được phân hủy trong nhiều môi trường. Bao gồm nhiều loại chai lọ, túi đựng hay đồ chơi cũ… Chất thải ni lông gồm các bao bì bằng nhựa polyethylene (PE) sau khi sử dụng trở thành rác thải. Rác thải để lại hậu quả lâu dài nhất chính là nhựa, vì chúng rất khó phân hủy nhưng lại dễ sản xuất. Loại rác thải này có tuổi thọ cao hơn chúng ta rất nhiều, thậm chí gấp 10 lần chúng ta. Một ví dụ điển hình là chai nhựa đựng nước bạn uống hằng ngày chẳng hạn, chúng có thể tồn tại lên đến 10 thế kỷ. Và khi chúng bị phân rã không có nghĩa là đã bị loại trừ hoàn toàn, chỉ là từ một mảnh lớn bây giờ chúng tách thành những mảnh nhỏ xíu và tiếp tục phá hủy đại dương từng chút một. Những mối hại như vậy, cần cả nhân loại chung tay góp sức để giảm thiểu chúng, đây không phải là trách nhiệm của một ai, một tổ chức nào mà là tất cả mỗi chúng ta. Trả lại một hành tinh xanh, sạch, đẹp.
Gợi ý cho em các ý:
MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận
TB:
Bàn luận:
Nêu khái niệm tệ nạn xã hội là gì?
Hậu quả của tệ nạn xã hội đối với học sinh:
+ Khiến cho ý thức học sinh đi xuống
+ Khiến cho xã hội ngày càng bị ảnh hưởng tiêu cực
+ Khiến cho tỉ lệ tội phạm tăng cao
...
Dẫn chứng:
Tệ nạn sử dụng thuốc lá điện tử ngày càng diễn ra hơn...
Nguyên nhân:
+ Do ý thức của học sinh kém
+ Do sự quản lí lỏng lẻo của gia đình và nhà trường
+ Do sự cám dỗ và những lời dụ dỗ của các đối tượng xấu
...
Biện pháp khắc phục:
+ Tuyên truyền ý thức cho học sinh về tác hại của tệ nạn xã hội
+ Nhà trường phải phối hợp chặt chẽ với gia đình quản lí học sinh
+ Xử phạt thật nghiêm minh những kẻ dụ dỗ học sinh vào con đường tệ nạn
...
KB: Khẳng định lại vấn đề
_mingnguyet.hoc24_
1. Mở bài
- Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang trở thành vấn đề trọng tâm của toàn xã hôi và được dư luận hết sức quan tâm. Ô nhiễm môi trường đang diễn ra ngày ngày hàng giờ và ngày càng trở nên phức tạp hơn rất nhiều. Ô nhiễm môi trường đã và đang để lại những hệ lụy hết sức khôn lường cho toàn nhân loại.
2 . Thân bài
a. Biểu hiện của ô nhiễm môi trường
- Môi trường không khí đang bị ô nhiễm hết sức nặng nề, Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh đã vượt quá ngưỡng mức cho phép về ô nhiễm không khí. Những năm gần đây nồng độ chì đã và đang tăng lên ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
- Ô nhiễm môi trường nước: Tình trạng ô nhiêm nguồn nước đang ngày càng báo động. Nguyên nhân chính là do một số khu công nghiệp đã xả nước thải không qua xử lý ra môi trường. Bên cạnh đó hiện tượng xả rác ra ao, hồ sông suối vẫn còn tồn tại ở rất nhiều nơi (dẫn chứng).
- Ô nhiễm môi trường đất: Đất là môi trường sống của một số sinh vật, tuy nhiên hiện tượng đất nhiễm chì, nhiễm chất hóa học do thuốc trừ sâu đang trở thành một vấn nạn mà chúng ta vẫn đang tìm cách giải quyết. Đặc biệt đối với những vùng đất thuộc các khu công nghiệp thì việc ô nhiễm môi trường đất đã trở thành vấn đề thường trực… (dẫn chứng).
b. Nguyên nhân của ô nhiễm môi trường
- Ý thức của một số doanh nghiệp còn kém: một số doanh nghiệp bất chấp pháp luật cố ý xả chất thải chưa qua xử lý vào môi trường, gây nên hiện tượng ô nhiễm môi trường nặng nề ở biển, sông…
- Người dân xả rác thải dẫn đến tình trạng ô nhiễm diện rộng không kiểm soát được.
- Sự quản lý của nhà nước còn nhiều yếu kém, hệ thống quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường vẫn còn nhiều lỗ hổng.
c. Giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường
- Cần có sự quản lý chặt chẽ của người nhà nước trong việc xứ lý những doạnh nghiệp cá nhân vi phạm.
Tăng cường tuyên truyền để cho nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường. Đồng thời nêu rõ tác hại của ô nhiễm môi trường đối với hệ sinh thái, sức khỏe con người…
3. Kết bài
- Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề hết sức cấp bách hiện nay. Chúng ta những thế hệ trẻ – chủ nhân tương lai của đất nước không thể làm ngơ trước những hiện tượng này. Bằng mọi cách hãy hành động để bảo vệ môi trường, bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Mở bài
Bước 1: Nêu các khái niệm
Hiện nay, môi trường nước trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt là ở Việt Nam. Nhu cầu về nước uống và sinh hoạt ở nhiều nơi đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Tỉ lệ người được sử dụng nước sạch không lớn . Các nguồn nước như ao, hồ, sông đang ô nhiễm nghiêm trọng do rác thải và nước thải công nghiệp, dãn tới tình trạng các con sông đang bị bức tử.
Không khí cũng đang bị ô nhiễm nặng nề, nhất là ở các thành phố lớn và tập trung nhiều khu công nghiệp. Các nhà máy mỗi ngày đều thải ra một lượng khí thải khổng lồ: cacbonic, các loại axit hay các loại khí gây hiệu ứng nhà kính… ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, gây ra nhiều bệnh về đường hô hấp.
Nhiều nơi, đất đai của nước ta bị thoái hóa, bị rửa trôi, xói mòn, cạn kiệt, khô cằn. Ngoài ra, nguồn đất bị nhiễm các chất độc hại do rác thải công nghiệp, sinh hoạt, y tế, ngày một nhiều và ngấm vào đất.
Bước 3: Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
– Tình trạng nóng lên của trái đất gây ra những biến động lớn của trái đất dẫn tới những thiên tai ngày càng khủng khiếp: bão, lũ lụt, hạn hán, động đất, song thần…
– Tình trạng chặt phá rừng đầu nguồn
– Sự lỏng lẻo trong việc kiểm soát các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
– Ý thức của người dân còn kém, chưa hiểu hết hậu của của ô nhiễm môi trường cũng như trách nhiệm phải bảo vệ môi trường của bản thân.
– Sự vô trách nhiệm của các công ty , doanh nghiệp: chạy theo lợi nhuận mà bất chấp mọi hành vi sai phạm
Bước 4: Hậu quả mà ô nhiễm môi trường gây ra
Đất, nước, không khí đều bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nước sạch đang khan hiếm ở nhiều nơi. Việc dùng nước bị ô nhiễm gây ra các bệnh ung thư và bệnh ngoài da. Đất bị ô nhiễm gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp: cây trồng, vật nuôi, và ảnh hưởng gián tiếp tới con người. Môi trường không khí bị ô nhiễm gây ra rất nhiều loại bệnh về đường hô hấp.
Bước 5: Giải pháp
Kết bài
Bảo vệ môi trường là bảo về chính cuộc sống của của mỗi chúng ta. Đó không phải là trách nhiệm của riêng ai mà là của tất cả mọi người. Mỗi người hãy chung tay để trái đất xanh hơn, sạch hơn, trong lành hơn.