K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Chủ ngữ là bộ phận thứ nhất trong câu, nêu người hay sự vật làm chủ sự việc. Phần lớn danh từ và đại từ giữ chức vị là chủ ngữ trong câu, các loại từ khác, đặc biệt là tính từ và động từ (gọi chung là thuật từ) cũng có khi làm chủ ngữ. Trong trường hợp này, tính từ và động từ được hiểu như một danh từ. Chủ ngữ có thể dùng trả lời câu hỏi: Ai? Cái gì? Con gì? Việc gì? Sự vật gì?, v.v..
Ví dụ:
- Tôi đang làm việc (Tôi là chủ ngữ).
- Nam đang đi học. (Nam là chủ ngữ)
- Lao động là vinh quang (Lao động là động từ, nhưng trong trường hợp này thì Lao động đóng vai trò là chủ ngữ).
- Quyển sách bạn tặng tôi rất hay (Quyển sách bạn tặng tôi là chủ ngữ, và đây là một cụm chủ - vị đóng vai trò làm chủ ngữ, quyển sách bạn: chủ ngữ/ tặng tôi: vị ngữ, quyển sách bạn tặng đóng vai trò là chủ ngữ trong câu "Quyển sách bạn/ tặng tôi rất hay").
Vị ngữ là bộ phận thứ hai trong câu, nêu hoạt động, trạng thái, tính chất, bản chất, đặc điểm, v.v... của người, vật, việc nêu ở chủ ngữ.
- Vị ngữ có thể là một từ, một cụm từ, hoặc có khi là một cụm chủ - vị.
- Vị ngữ có thể dùng trả lời câu hỏi: Làm gì? Như thế nào? Là gì ?, v.v..
Ví dụ:
- Con mèo con đang ngủ (đang ngủ là vị ngữ).
- Ngôi nhà đẹp quá (đẹp quá là vị ngữ)
- Chiếc bàn này gỗ còn tốt lắm (gỗ còn tốt lắm là vị ngữ, và là một cụm chủ - vị: gỗ: chủ ngữ/ còn tốt lắm: vị ngữ, ở đây cụm chủ - vị đóng vai trò là vị ngữ trong câu "Chiếc bàn này gỗ/ còn tốt lắm")
Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung cho nòng cốt câu, tức là bổ nghĩa cho cả cụm chủ vị trung tâm. Trạng ngữ thường là những từ chỉ thời gian, địa điểm, nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức… để biểu thị các ý nghĩa tình huống: thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, kết quả, phương tiện, v.v.. Trạng ngữ có thể là một từ, một ngữ hoặc một cụm chủ vị.
Ví dụ:
- Thỉnh thoảng, tôi lại về thăm Ngoại. (Thỉnh thoảng là Trạng ngữ chỉ thời gian. "Tôi - lại về thăm Ngoại" là một cụm chủ – vị, được từ Thỉnh thoảng bổ nghĩa, làm rõ việc tôi về thăm Ngoại là không thường xuyên, do đó Thỉnh thoảng là trạng ngữ. Còn khi phân loại trạng ngữ thì Thỉnh thoảng là từ chỉ về thời gian nên Thỉnh thoảng trong câu trên là trạng ngữ chỉ thời gian).
- Với giọng nói từ tốn, bà kể em nghe về tuổi thơ của bà. (Với giọng nói từ tốn là trạng ngữ chỉ cách thức).
- Trước cổng trường, từng tốp các em nhỏ tíu tít ra về. (Trước cổng trường là trạng ngữ chỉ địa điểm).
- Để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ, chúng ta phải học tập và rèn luyện thật tốt. (Để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ là trạng ngữ chỉ mục đích).
- Cô bé dậy thật sớm thổi giúp mẹ nồi cơm, vì muốn mẹ đỡ vất vả. (Vì muốn mẹ đỡ vất vả là trạng ngữ chỉ nguyên nhân).
Bổ ngữ là thành phần phụ đứng trước hoặc sau động từ hoặc tính từ để bổ nghĩa cho động từ hay tính từ đó và góp phần tạo thành Cụm động từ hay Cụm tính từ.
Ví dụ:
- Cuốn sách rất vui nhộn. (rất là bổ ngữ, làm rõ nghĩa cho tính từ "vui nhộn", rất vui nhộn được gọi là Cụm tính từ).
- Gió đông bắc thổi mạnh. (mạnh là bổ ngữ, làm rõ nghĩa cho động từ "thổi", thổi mạnh được gọi là Cụm động từ).
Định ngữ là thành phần phụ trong câu tiếng Việt. Nó giữ nhiệm vụ bổ nghĩa cho danh từ (cụm danh từ). Nó có thể là một từ, một ngữ hoặc một cụm Chủ - Vị.
Ví dụ:
- Chị tôi có mái tóc đen. (Đen là định ngữ, đen là từ làm rõ nghĩa cho danh từ "tóc").
- Chị tôi có mái tóc đen mượt mà. (Đen mượt mà là định ngữ, đen mượt mà là ngữ làm rõ nghĩa cho danh từ "tóc").
- Quyển sách mẹ tặng rất hay. (mẹ tặng là định ngữ, mẹ - tặng là cụm Chủ ngữ - Vị ngữ, làm rõ nghĩa cho danh từ "Quyển sách").

Mỗi lần tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng hồ giải trên các lề phố hà nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.

24 tháng 2 2018

1. Tôi nói đến đâu thì Nam chép đến đó.
 Giá ở chợ Hà Lan giảm bao nhiêu thì giá ở siêu thị ABC tăng bấy nhiêu.
 Mưa càng to,gió càng lớn.
2. Vì tôi mải xem ti vi nên tôi chưa làm xong bài
  Nếu Hà chăm học thì kết quả vừa rồi bạn đã được điểm cao
   Vì nắng chói chang nên ruộng khô nứt nẻ
3. Chủ ngữ 1 : Hoa           Chủ ngữ 2 : chim
   Vị ngữ 1 : nở             Vị ngữ 2 : ca hót
4. Dù ông ở xa em nhưng chủ nhật hàng tuần ông đều sang thăm em.

4 tháng 3 2018

Em làm bài tới đâu, bạn Ngọc chép bài tới đấy CN VN CN VN Nối với nhau bằng dấu phẩy, cặp từ hô ứng

4 tháng 3 2018

CN: em,bạn Ngọc

VN:làm bài tới đâu, chép bài tới đấy

Chọn C

Mình cần giúp:Em hãy cho biết các câu sau là câu gì và xác định chủ ngữ và vị ngữ:(Tự làm cấm tra và hỏi)1)Vì mùa hè đã tới nên hoa phượng nở rộ cả góc trời:......................2) Ôi!Trời hôm nay mới đẹp làm sao:....................3)Em đã ăn trộm đồ phải không?:..................bài 2:Em hãy nghĩ một bài thơ mà các chữ cuối của mỗi câu thơ phải bắt vần với nhau?(càng dài càng...
Đọc tiếp

Mình cần giúp:Em hãy cho biết các câu sau là câu gì và xác định chủ ngữ và vị ngữ:(Tự làm cấm tra và hỏi)

1)Vì mùa hè đã tới nên hoa phượng nở rộ cả góc trời:......................

2) Ôi!Trời hôm nay mới đẹp làm sao:....................

3)Em đã ăn trộm đồ phải không?:..................

bài 2:Em hãy nghĩ một bài thơ mà các chữ cuối của mỗi câu thơ phải bắt vần với nhau?(càng dài càng tốt)

________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

2
11 tháng 1 2018

1) vì mùa hè / đã tới nên hoa phượng nở rộ cả góc trời - câu kể 

2) Ôi ! trời /  hôm nay mới đẹp làm sao- câu cảm thán

3) Em / đã ăn trộm đồ phải không ? -câu hỏi 

hok tốt nk

12 tháng 1 2018

thế còn câu thơ

26 tháng 2 2020

a) Ba em là CN, Đi công tác về là VN       Câu đơn

b) lớp trưởng là CN , hô nghiêm là VN, cả lớp là CN, đứng dậy chào là VN        Câu ghép

c) Mặt trời mọc là CN, sương tan dần là VN           Câu ghép

d) Năm nay là TN, em là CN, lên lớp 5 là VN          Câu ghép

1 tháng 4 2018

Đọc hai câu ghép sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới.

a) Vì con khỉ này rất nghịch / nên các anh bảo vệ thường phải cột dây.

b) Thầy phải kinh ngạc / vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường.

- Dùng gạch xiên (/) ngăn cách các vế câu trong mỗi câu ghép trên

- Gạch dưới từ hoặc cặp quan hệ từ dùng để nối các vế câu trong mỗi câu.

- Cách nối và cách sắp xếp các vế câu trong hai câu ghép trên có gì khác nhau ? Viết câu trả lời vào bảng :

Câu ghép

Cách nối các vế câu

Cách sắp xếp các vế câu

a

Hai vế câu được nối bằng cặp quan hệ từ chỉ nguyên nhân - kết quả.

 -Vế 1 chỉ nguyên nhân

- Vế 2 chỉ kết quả

b

Hai vế cấu được nối với nhau bằng một quan hệ từ.

- Vế 1 chỉ kết quả

- Vế 2 chỉ nguyên nhân

II - Luyện tập

(1) Đọc các câu sau. Tìm vế câu chỉ nguyên nhân, vế câu chỉ kết quả và quan hệ từ (QHT), cặp QHT nối các vế trong mỗi câu. Điền nội dung vào bảng ở dưới:

a)

(1)Bởi chưng bác mẹ tôi nghèo

Cho nên tôi phải băm bèo, thái khoai.

b)(2)Vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học.

c) (3)Lúa gạo quý vì ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được. (4)Vàng cũng quý vì nó rất đắt và hiếm.

Câu ghép

Vế nguyên nhân

Vế kết quả

QHT, cặp QHT

1

Bác mẹ tôi nghèo (vế 1)

Tôi phải băm bèo, thái khoai (vế 2)

Bởi chưng - cho nên

2

Nhà nghèo quá (vế 1)

Chú phải bỏ học (vế 2)

3

Ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được (vế 2)

Lúa gạo quý (vế 1)

4

Nó đắt và hiếm (vế 2)

Vàng cũng quý (vế 1)

(2) Từ một câu ghép đã dẫn ở bài tập 1, em hãy tạo ra một câu ghép mới bằng cách thay đổi vị trí của các vế câu (có thể thêm hoặc bớt từ nếu thấy cần thiết) :

Câu ghép

Câu ghép mới

1

M: Tôi phải băm bèo, thái khoai vì gia đình tôi 

nghèo.

2

-> Chủ phải bỏ học vì nhà nghèo quá.

Vì nhà nghèo quá nên chú phải bỏ học.

3

Vì người ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra lúa

gạo nên lúa gạo rất quý.

4

-> Vì vàng đắt và hiếm nên nó rất quý.

3. Điền quan hệ từ tại, nhờ vào chỗ trống sao cho thích hợp :

a) Nhờ thời tiết thuận nên lúa tốt.

b) Tại thời tiết không thuận nên lúa xấu.

Giải thích vì sao em chọn những quan hệ từ ấy : “Nhờ và tại" hợp với “nên” đều thể hiện quan hệ nhân quả. “Tại" gắn với nguyên nhân dẫn đến kết quả xấu, còn “nhờ” lại gắn với nguyên nhân làm nên kết quả tốt. Trường hợp câu “a” là kết quả tốt nên dùng “nhờ".

4. Viết thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép chỉ nguyên nhân - kết quả :

a) Vì bạn Dũng không thuộc bài nên bạn ấy bị điểm kém.

b) Do nó chủ quan nên bài kiểm tra của nó điểm không cao.

c) Nhờ có sự cố gắng nhiều nên Bích Vân đã có nhiều tiến bộ trong học tập.



 

25 tháng 3 2018

Lên Google mà tra nhé!

25 tháng 3 2018

minh chỉ nhớđúng 1 từ là nhân dân mà thôi.