Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I. PHẦN TIẾNG VIỆT (2 điểm)
Câu 1. (0,5 điểm)
Thế nào là tình thái từ?
Câu 2. (0,5 điểm)
Nói giảm nói tránh có tác dụng gì?
Câu 3. ( 1 điểm)
Đặt một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ: “tuy… nhưng…..” Xác định chỉ ngữ, vị ngữ trong câu ghép vừa đặt.
II. PHẦN VĂN BẢN (3 điểm)
Câu 1. (1 điểm)
Theo em, nguyên nhân nào đã đẩy lão Hạc (“lão Hạc- Nam Cao) đến cái chết thê thảm?
Câu 2. (1 điểm)
Văn bản ” Bài toán dân số” thuộc loại văn bản nào? Vấn đề chính mà tác giả muốn đặt ra trong văn bản này là gì?
Câu 3. (1 điểm)
“Trời chiều phẳng lặng nước trong veo
Nhẹ lướt trên sông một mái chèo”
Câu thơ trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
III. PHẦN TẬP LÀM VĂN. (5 điểm)
Kể về một việc em đã làm khiến ba mẹ rất vui lòng.
I. PHẦN VĂN BẢN: (3,00đ)
Câu 1 (1,00đ): Chép đúng và đủ đoạn văn bản sau đây:
Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
(...)
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.
Câu 2 (1,00đ): Tên văn bản có đoạn văn trên là gì? Tác giả là ai? Được viết vào lúc nào? Viết theo lối văn, thể văn gì?
Câu 3 (1,00đ): Qua hai câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân - Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”, có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của tác giả là gì? Người dân mà tác giả nói tới là ai? Kẻ bạo ngược mà tác giả nói tới là kẻ nào?
II. PHẦN TIẾNG VIỆT: (2,00đ)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
(...)
" - Bà lên đây làm gì thế?
- Đã bảo lên kiếm cơm ăn mà lại!
Cái ***** không tin thế. Nhưng nó cũng không hỏi nữa. Nó nhìn bà một lúc...
- Da bà xấu quá! Sao giờ bà gầy thế?
- Chỉ đói thôi cháu ạ. Chẳng sao hết.
- Lúc này bà ở cho nhà ai?
- Chẳng ở với nhà ai.
- Thế bà lại đi buôn à?
- Vốn đâu mà đi buôn? Với lại có vốn cũng không đi được, nhọc người lắm."
("Một bữa no" - Nam Cao)
Câu 1 (1,00đ): Trong đoạn hội thoại trên có bao nhiêu nhân vật tham gia giao tiếp? Các nhân vật có mối quan hệ gì với nhau? Xác định vai xã hội của các nhân vật đó.
Câu 2 (1,00đ): Đoạn hội thoại có bao nhiêu lượt lời? Xác định lượt lời của từng nhân vật (theo số thứ tự).
III. PHẦN TẬP LÀM VĂN: (5,00đ)
Nhà văn Nguyễn Bá Học có nói:
"Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông".
Em hiểu câu danh ngôn trên như thế nào? Từ đó, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
Mình không còn giữ đề nên chỉ nhớ sơ sơ thôi. Bạn thông cảm nhé.
Câu 1: "Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương: không bao giờ ta thương..."
a. Đoạn văn trích từ tác phẩm nào? Tác giả?
b. Đoạn trích là lời của ai? Diễn ra trong tình huống nào?
c. Tìm trường từ vựng trong đoạn trích. Nêu tên của trường từ vựng.
d. Triết lý trên nói về vấn đề gì. Hãy nêu cảm nhận của em 1 vài dòng về triết lý ấy.
2. Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật cụ Bơ-men trong tác phẩm "Chiếc lá cuối cùng".
3. Hãy kể lại 1 câu chuyện cảm động (về tình người, đức tính hy sinh,...) mà em được chứng kiến hay trải qua.
Câu 1: Văn bản “Tôi đi học” là của tác giả nào?
A. Tô Hoài B. Thạch Lam C. Thanh Tịnh D. Nguyên Hồng.
Câu 2: Nội dung được kể trong văn bản “Trong lòng mẹ” là gì?
A. Nỗi đau của chú bé Hồng trong cảnh ngộ mồ côi cha.
B. Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng dành cho mẹ của mình.
C. Tình mẫu tử thiêng liêng cao đẹp.
D. Nỗi đau của bé Hồng trong cảnh ngộ mồ côi cha và tình yêu thương của chú dành cho mẹ.
Câu 3: Nhân vật chính của văn bản “Tức nước vỡ bờ ” là ai?
A. Anh Dậu. B. Chị Dậu C. Người nhà lí trưởng. D. Cai lệ
Câu 4: Nghệ thuật kể chuyện đặc sắc của Nam Cao trong văn bản “Lão Hạc” là gì?
A. Kể chuyện kết hợp miêu tả và biểu cảm
B. Sử dụng các chi tiết cụ thể, sinh động để khắc hoạ nhân vật
C. Cách kể tự nhiên, chân thực từ ngôi thứ nhất
D. Kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, trữ tình, lập luận, thể hiện được chiều sâu tâm lí nhân vật với diễn biến tâm trạng phức tạp, sinh động.
Câu 5: Văn bản “Chiếc lá cuối cùng” sử dụng các phương thức biểu đạt nào?
A.Tự sự B. Miêu tả
C. Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
D. Tự sự kết hợp với miêu tả
Câu 6: Nghệ thuật chủ yếu của truyện Cô bé bán diêm là gì?
A. Nghệ thuật tự sự xen miêu tả và biểu cảm với những rung động tinh tế.
B .Nghệ thuật xây dựng các tình huống hợp lí,có sự kết hợp giữa tự sự ,trữ tình và bình luận
C. Nghệ thuật kể truyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng, các tình tiết diễn biến hợp lí.
D. Nghệ thuật xây dựng các hình ảnh giàu tính biểu cảm, giọng điệu tâm tình tự nhiên.
II. Tự luận: (7 điểm)
Câu 1: Tóm tắt đoạn trích “Tức nước vỡ bờ ” trích “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố (2 điểm)
Câu 2: Suy nghĩ của em về nhân vật Lão Hạc (Truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao) trong khoảng 6 dòng. (2 điểm)
Câu 3: Qua hai nhân vật Chị Dậu và Lão Hạc em có nhận xét gì về người nông dân Việt Nam sống trong xã hội thực dân phong kiến ? (3 điểm)
Chúc bạn học tốt
Đề thi kì 2 lớp 8 môn Văn 2018 - Quận Thủ Đức
Câu 2. Theo em, trong cuộc sống hòa bình ngày nay, học sinh cần phải làm gì để khẳng định mình là người sống có ích?
Hãy viết 1 đoạn văn ngắn (8 – 10 câu) nêu ý kiến của em về vấn đề trên, trong đó có sử dụng ít nhất một câu cầu khiến. Gạch dưới câu cầu khiến đó.
Đề thi kì 2 lớp 8 môn Văn 2018 - THCS Nguyễn Du
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: (5.0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“… Nếu có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh ; dẫu rằng ruộng lắm vườn nhiều, tấm thân quý nghìn vàng khôn chuộc, vả lại vợ bìu con díu, việc quân cơ trăm sự ích chi ; tiền của tuy nhiều khôn mua được đầu giặc, chó săn tuy khỏe khôn đuổi được quân thù ; chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào! Chẳng những thái ấp của ta không còn, mà bổng lộc các ngươi cũng mất ; chẳng những gia quyến của ta bị tan, mà vợ con các ngươi cũng khốn ; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị giày xéo, mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng bị quật lên ; chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục, rồi đến trăm năm sau, tiếng dơ khôn rửa, tên xấu còn lưu, mà đến gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang tiếng tướng bại trận. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không? ...”
(Trích Ngữ Văn 8, tập 2 – NXB GD Việt Nam 2016)
1. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu ngắn gọn hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
2. Xác định nội dung của đoạn văn bản trên.
3. Xác định kiểu câu của các câu (1), (2) và (4) trong đoạn văn. Xác định mục đích nói của các câu đó.
4.Khát vọng đánh thắng giặc ngoại xâm, giành độc lập – tự do cho Tổ quốc của vị chủ tướng trong đoạn văn trên đã trở thành hiện thực. Nhưng từ khát vọng, ước mơ đến hiện thực ấy là cả một chặng đường dài. Viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 câu) để nêu lên khát vọng, ước mơ của em và cả những dự định để biến ước mơ ấy trở thành hiện thực.
Đáp án đề thi kì 2 lớp 8 môn Văn 2018 - THCS Nguyễn Du