Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đọc hiểu văn bản ở THCS có yêu cầu cao hơn so với việc tập đọc ở chương trình tiểu học, nên lên lớp 6 phân môn tập đọc ở lớp 5 được thay đổi bằng đọc hiểu văn bản. Đồng thời so với lớp 5 thì phân môn đọc hiểu văn bản yêu cầu học sinh phải hiểu được nội dung của các văn bản, nắm chắc được thể loại văn bản, chỉ ra được các nét đặc sắc nghệ thuật.
Các văn bản trong chương trình lớp 6 sẽ được học theo các chuyên đề chính sau:
– Văn học viết: được học các tác phẩm truyện hiện đại gắn liền và quen thuộc với đời sống như: bài học đường đời đầu tiên, sông nước Cà Mau, vượt thác, bức tranh của em gái tôi, buổi học cuối cùng, cây tre Việt Nam, Cô Tô,… và tác phẩm thơ về cách mạng như: đêm nay Bác không ngủ, Lượm. Các tác phẩm văn học này gần gũi với cuộc sống, đem lại cho chúng ta nhiều cảm xúc mới mẻ.
– Văn bản nhật dụng: văn bản này nói về những vấn đề trong cuộc sống: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, cầu Long Biên chứng nhân lịch sử, động Phong Nha.
– Văn học dân gian: được học các thể loại như: truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười với các truyện tiêu biểu như: Sơn Tinh, Thủy Tinh; Thánh Gióng; Thạch Sanh, Sự tích Hồ Gươm, treo biển, lợn cưới áo mới…
Nếu ở lớp 5 ở phân môn này có tên gọi là luyện từ và câu thì lên lớp 6 phân môn sẽ được gọi là tiếng việt. Sở dĩ gọi là phân môn tiếng việt vì ngoài việc học luyện từ và câu thì các em còn được học thêm các đoạn văn và câu chuyên sâu hơn.
Cụ thể trong chương trình văn lớp 6 học sinh sẽ được học các kiến thức về từ và câu sâu hơn, kỹ hơn.
– Từ loại: Ôn lại các kiến thức về danh từ, động từ, tính từ, được học thêm kiến thức về cụm từ (cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ). Làm quen với các phó từ, chỉ từ, số từ, lượng từ.
– Ý nghĩa của từ: các hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
– Câu: Tìm hiểu kỹ hơn về câu trần thuật, câu cảm thán.
– Biện pháp nghệ thuật: Ôn tập lại các biện pháp tu từ như: so sánh, nhân hóa, lặp từ, đảo ngữ, học thêm các biện pháp tu từ mới như ẩn dụ, hoán dụ.
Tiếp tục kế thừa tập làm văn của lớp 5 với hai dạng văn là văn tự sự và văn miêu tả. Tuy nhiên trong hai dạng này mức độ yêu cầu cao hơn.
– Văn tự sự: Tìm hiểu chung về văn tự sự, nhân vật và sự việc trong tự sự, cách làm bài văn tự sự, cách viết đoạn văn, bài văn tự sự (mở bài, thân bài, kết bài), ngôi kể lời kể, lời nói trong văn tự sự, luyện nói văn tự sự.
-Văn miêu tả: Tìm hiểu chung về văn miêu tả, quan sát, tưởng tượng và nhận xét trong văn miêu tả, phương pháp tả cảnh…
– Ngoài ra chương trình văn 6 còn được học loại văn bản mới đó là hành chính công vụ với hình thức là viết đơn: cách viết đơn và sửa lỗi.
Văn học dân gian biểu hiện ở sựû hòa lẫn những hình thức khác nhau của ý thức xã hội trong các thể loại của nó. Có thể nói rằng, văn học dân gian là bộ bách khoa toàn thư của nhân dân. Tính nguyên hợp về nôi dung của văn học dân gian phản ánh tình trạng nguyên hợp về ý thức xã hôi thời nguyên thuỷ, khi mà các lãình vực sản xuất tinh thần chưa được chuyên môn hoá. Trong các xã hội thời kỳ sau, mặc dù các lãnh vực sản xuất tinh thần đã có sự chuyên môn hoá nhưng văn học dân gian vẫn còn mang tính nguyên hợp về nội dung . Bởi vì đại bộ phận nhân dân , tác giả văn học dân gian , không có điều kiện tham gia vào các lãnh vực sản xuất tinh thần khác nên họ thể hiện những kinh nghiệm , tri thức , tư tưởng tình cảm của mình trong văn học dân gian , một loại nghệ thuật không chuyên.
-Về loại hình nghệ thuật : Tính nguyên hợp của văn học dân gian biểu hiện ở chỗ : Văn học dân gian không chỉ là nghệ thuật ngôn từ thuần túy mà là sự kết hợp của nhiều phương tiện nghệ thuật khác nhau. Sự kết hợp này là tự nhiên, vốn có ngay từ khi tác phẩm mới hình thành. Một baì dân ca trong đời sống thực của nó , không chỉ có lời mà còn có nhạc, điệu bộ, lề lối hát...
- Biểu hiện cụ thể của tính nguyên hợp là tính biểu diễn. Văn học dân gian có ba dạng tồn taị: tồn tại ẩn (tồn tại trong trí nhớ của tác giả dân gian) , tồn taị cố định ( tồn taị bằng văn tự ), tồn taị hiện ( tồn taị thông qua diễn xướng). Tồn taị bằng diễn xướng là dạng tồn taị đích thực của văn học dân gian . Tuy nhiên ,không thể phủ nhận hai dạng tồn tại kia; bởi vì như vậy sẽ dẫn tới phủ nhận khoa học về văn học dân gian và công việc giảng dạy văn học dân gian trong nhà trường. Trở lại vấn đề,chính trong biểu diễn , các phương tiện nghệ thuật của tác phẩm văn học dân gian mới có điều kiện kết hợp với nhau tạo nên hiệu quả thẩm mỹ tổng hợp. Sự kết hợp nầy một mặt là biểu hiện của tính nguyên hợp, một mặt là lẽ tồn taị của tính nguyên hợp.
-.Tính tập thể của văn học dân gian mang dac trung truyen thong dan toc
Văn học dân gian là sáng tác của nhân dân, nhưng không phải tất cả nhân dân đều là tác giả của văn học dân gian. Cần chú ý vai trò của cá nhân và quan hệ giữa cá nhân với tập thể trong quá trình sáng tác, biểu diễn, thưởng thức tác phẩm văn học dân gian.
Tính tập thể thể hiện chủ yếu trong quá trình sử dụng tác phẩm. Vấn đề quan trọng ở chỗ nó được mọi người biểu diễn, thưởng thức hay không, nó đã đạt mức thành tựu hay không. Trong quá trình đó, tập thể nhân dân tham gia vào công việc đồng sáng tạo tác phẩm
Quan hệ giữa truyền thống và ứng tác là hệ quả của mối quan hệ giữa các nhân và tập thể. Truyền thống văn học dân gian một mặt là cái vốngiùp nghệ nhân dân gian ứng tác( sáng tác một cách chớp nhoáng mà không có sự chuẩn bị trước) dễ dàng, một mặt qui định khuôn khổ cho việc sáng tác. Ứng tác đến lượt nó sẽ cung cấp những đơn vị làm giàu cho truyền thống
- Hai đặc trưng cơ bản vừa nêu trên có liên quan chặt chẽ với các đặc trưng khác của văn học dân gian như : tính khả biến ( gắn với việc tồn tại các dị bản của tác phẩm ) , tính truyền miệng , tính vô danh .
-Văn học dân gian - một loại nghệ thuật gắn liền với sinh hoạt của nhân dân :
Văn học dân gian nảy sinh và tồn tại như một bộ phận hợp thành của sinh hoạt nhân dân. Sinh hoạt nhân dân là môi trường sống của tác phẩm văn học dân gian. Tác phẩm văn học dân gian có tính ích dụng .Baì hát ru gắn với việc ru con ngủ- một hình thức sinh hoạt gia đình; Ngược lại, việc đưa con ngủ thường không thể thiếu lời ru. Tương tự, những bài dân ca nghi lễ, các truyền thuyết gắn với tín ngưỡng, lễ hội...Từ đặc trưng nầy mà văn học dân gian có tính đa chức năng , trong đó, đặc biệt là chức năng thực hành sinh hoạt.
Chúc bạn học tốt nha !!!
ai biết soạn bài chương trình địa phương (phần tiếng việt)ngữ văn 6 tập 2 trang 41 không
giúp tui với
Câu 1: Điều tr/ch, s/x, r/d/gi, l/n vào chỗ trống:
- Trái cây, chờ đợi, chuyển chỗ, trải qua, trôi chảy, trơ trụi, nói chuyện, chương trình, chẻ tre.
- Sấp ngửa, sản xuất, sơ sài, bổ sung, xung kích, xua đuổi, cái xẻng, xuất hiện, chim sáo, sâu bọ.
- Rũ rượi, rắc rối, giảm giá, giáo dục, rung rinh, rùng rợn, giang sơn, rau diếp, dao kéo, giao kèo, giáo mác.
- Lạc hậu, nói liều, gian nan, nết na, lương thiện, ruộng nương, lỗ chỗ, lén lút, bếp núc, lỡ làng.
Câu 2: Lựa chọn từ điền thích hợp:
a. vây cá, dây sợi, dây điện, vây cánh, dây dưa, giây phút, bao vây.
b. giết giặc, da diết, viết văn, chữ viết, giết chết.
c. hạt dẻ, da dẻ, vẻ vang, văn vẻ, giẻ lau, mảnh dẻ, vẻ đẹp, giẻ rách.
Câu 3: Chọn điều s, x vào chỗ trống:
Theo thứ tự lần lượt, cần điền là: xám, sát, sấm, sáng, xé, sung, sổ, xơ, xác, sầm, sập, xoảng.
Câu 4:
Các từ cần điền lần lượt là: buộc, buột, duộc (hay giuộc), tuộc, đuột, chuột, chuột, muốt, chuộc.
Câu 5: Điền ? , ~
Vẽ tranh, biểu quyết, dè bỉu, bủn rủn, dai dẳng, hưởng thụ, tưởng tượng, ngày giỗ, lỗ mãng, cổ lỗ, ngẫm nghĩ.
Câu 6: Các câu được sửa như sau:
- Tía đã nhiều lần căn dặn rằng không được kiêu căng.
- Một cây tre chắn ngang đường chẳng cho ai vô rừng chặt cây, đốn gỗ.
- Có đau thì cắn răng mà chịu nghen.
Theo sử sách và truyền ngôn, Hà Tĩnh vốn là đất cổ Việt Thường. Lúc đầu, Kinh Dương Vương chọn đóng đô tại đây, nhưng về sau, thấy vùng châu thổ sông Hồng thuận lợi, nên đã dời đô về nơi đó. Hà Tĩnh cũng là vùng biên trấn của quốc gia Đại Việt xưa. Núi Hồng cùng với sông La là hồn cốt, biểu tượng của vùng đất này, đã từng được nhà Nguyễn khắc vào Anh Đỉnh ở Huế.
Nhà nghiên cứu văn hóa Võ Hồng Huy cho biết, Ngàn Hống xuất hiện từ kỷ đệ tứ, cách nay khoảng 1 triệu năm và có tới 7 tên gọi khác nhau, như Ngàn Hống, Núi Hồng, Rú Lớn, Rú Cao, Hương Tượng, Hồng Sơn, Hồng Lĩnh. Chiếm diện tích 30 km2, Ngàn Hống nằm trải dài trên địa bàn 3 huyện Nghi Xuân, Can Lộc và Đức Thọ của tỉnh Hà Tĩnh.
Tương truyền, Ngàn Hống có 99 ngọn như 99 con chim phượng hoàng về chầu đất tổ. Ngàn Hống không chỉ lưu danh sử sách về vẻ đẹp hùng vĩ, hài hòa giữa trời, non, nước, mà còn vì nhiều huyền thoại và truyền thuyết được sinh ra ở đây. Từng trái núi choàng vai nhau thành dãy núi như cột xương sống bao đỡ, che chở cho các dải đồng bằng rộng lớn. Linh khí núi Hồng cùng với tên tuổi của nhiều danh nhân đã tạo nên vỉa tầng văn hóa sâu dày cho cả vùng đất Hà Tĩnh.
Thuộc địa phận huyện Can Lộc, Ngàn Hống có Chùa Hương Tích được xây dựng từ thế kỷ thứ VIII và trùng tu tôn tạo ở thế kỷ thứ XIII. Nói đến Chùa Hương, người ta thường nghĩ ngay đến Chùa Hương Tích ở Hà Nội (Hà Tây trước đây), ít ai biết rằng, Chùa Hương ở Hà Nội chính là khởi phát của Chùa Hương ở Hà Tĩnh.
Tương truyền, Vua Sở Trang Vương ở Trung Quốc có nàng công chúa tên là Diệu Thiện, đẹp người, đẹp nết, nhưng bị vua cha ép gả cho một gia đình quyền quý. Không chấp nhận cuộc hôn nhân ngang trái đó, nàng đã trốn sang đất Việt Thường, tìm đến hang đá trong một ngọn núi cao nhất của dãy Hồng Lĩnh để lập am tu hành. Nhà vua cho quân lính đi tìm và đốt phá chùa, hòng đưa nàng về để gả bán. Nhờ lòng tốt của người dân, nàng trốn được. Sau này, biết tin vua cha bị bệnh nặng không thuốc gì chữa được, chỉ có một con mắt và một cánh tay của con gái làm thuốc mới chữa khỏi, nàng đã trở về tự nguyện chặt tay, móc mắt để cứu cha và cũng là cứu nạn cho chúng sinh.
Cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của nàng, khi nàng viên tịch, Phật Tổ đã cho nàng hóa thành Phật Bà Quan Âm trăm tay ngàn mắt. Sau này, khi đã khỏi bệnh, Vua Sở Trang Vương tìm về nơi con gái đã tu hành, cho xây dựng một ngôi chùa để tưởng nhớ cô công chúa út hiếu thảo. Ngày nay, dấu tích nền ngôi chùa Trang Vương vẫn còn:
Trang Vương nền cũ tùng treo nguyệt
Thánh Mẫu am xưa đá ngậm mây
Tư liệu lịch sử cho thấy, vào thời Lê - Trịnh, các vua Lê - chúa Trịnh phần lớn có quê ở xứ Thanh, nên các phi tần, mỹ nữ đa phần được chọn tuyển ở miền Hoan Châu. Hằng năm, các cung phi, cung nữ Thanh Hóa- Nghệ An
thường trẩy hội Chùa Hương trên núi Hồng Lĩnh. Mỗi lần những “người đẹp” đi xa như vậy khiến chúa Trịnh rất phân vân, do đó, chúa Trịnh đã gọi một vị hòa thượng xác định địa điểm ở miền rừng núi Hà Sơn Bình (nay là Hà Nội) để xây Chùa Hương Tích thứ hai để các “người đẹp” trẩy hội gần hơn.
Ở độ cao trên 550 m so với mặt nước biển, tọa lạc lưng chừng dãy núi Hồng Lĩnh kỳ vĩ, từ xưa, Chùa Hương đã được mệnh danh là chốn “Hoan Châu đệ nhất danh lam”. Chùa nằm yên tĩnh giữa những bóng cây cổ thụ sừng sững, lưng dựa vào những tảng đá lớn. Giống như những ngôi chùa cổ của nước ta, chùa có điện Tam Bảo, nhà Bái Đường, giếng Trời, nhà thờ Tổ và đặc biệt hơn, còn có am Diệu Thiện, am Bát Cảnh, thần Hổ Trắng, thác Giải oan, khe Quỷ Khốc…, gắn liền với những câu chuyện huyền bí được truyền lại trong dân gian.
Từ chân núi đến Chùa dài khoảng 4.000 m, có du khách đi bằng thuyền để tận hưởng ngọn gió lành trên mặt hồ Nhà Đường gợn sóng và tiếng vỗ cánh xào xạc của những đàn chim khi mặt nước bị khua động. Đi thuyền chừng 40 phút, sau đó, du khách đi bộ khoảng một cây số nữa là đến cáp treo lên Chùa. Những du khách muốn nhanh hơn, có thể đi “xe ôm” từ chân núi chạy thẳng lên đến Nhà ga cáp treo.
Còn có những người chọn cách đi bộ, vừa được chiêm ngưỡng phong cảnh hoang sơ của ngàn thông xanh mướt, hoa rừng đủ loại trong không khí huyền ảo của đất trời, vừa thả mình vào cõi Phật thanh tịnh. Đi bộ lên Chùa, phải lội qua hai đoạn suối nhỏ, tuy không khó đi, nhưng cũng dễ trơn trượt, bởi rêu phong của đá. Lên đến Chùa, du khách tiếp tục cuộc chinh phục lên đến đỉnh, với khoảng 500 bậc cấp. Nơi đây, di tích còn lại là nền Trang Vương, mà theo truyền thuyết, là nền ngôi chùa do Vua Trang Vương lập nên lần đầu tiên để thờ công chúa Diệu Thiện.
Từ trên nhìn xuống, bức tranh sơn thủy hữu tình trải rộng trước mắt. Xa xa là hồ Nhà Đường và hồ Cu Lây như những chiếc gương lớn phản chiếu mây trời và bóng núi. Phong cảnh đẹp và gió mát khiến bao mệt nhọc tan biến nơi du khách.
Bạn trịnh thủy tiên , cái đó đâu phải soạn đâu bạn mik không hiểu ?????!!!
Câu 1: Điều tr/ch, s/x, r/d/gi, l/n vào chỗ trống:
- Trái cây, chờ đợi, chuyển chỗ, trải qua, trôi chảy, trơ trụi, nói chuyện, chương trình,chẻ tre.
- Sấp ngửa, sản xuất, sơ sài, bổ sung, xung kích, xua đuổi, cái xẻng, xuất hiện, chimsáo, sâu bọ.
- Rũ rượi, rắc rối, giảm giá, giáo dục, rung rinh, rùng rợn, giang sơn, rau diếp, dao kéo,giao kèo, giáo mác.
- Lạc hậu, nói liều, gian nan, nết na, lương thiện, ruộng nương, lỗ chỗ, lén lút, bếp núc,lỡ làng.
Câu 2: Lựa chọn từ điền thích hợp:
a. vây cá, dây sợi, dây điện, vây cánh, dây dưa, giây phút, bao vây.
b. giết giặc, da diết, viết văn, chữ viết, giết chết.
c. hạt dẻ, da dẻ, vẻ vang, văn vẻ, giẻ lau, mảnh dẻ, vẻ đẹp, giẻ rách.
Câu 3: Chọn điều s, x vào chỗ trống:
Theo thứ tự lần lượt, cần điền là: xám, sát, sấm, sáng, xé, sung, sổ, xơ, xác, sầm, sập, xoảng.
Câu 4:
Các từ cần điền lần lượt là: buộc, buột, duộc (hay giuộc), tuộc, đuột, chuột, chuột, muốt, chuộc.
Câu 5: Điền ? , ~
Vẽ tranh, biểu quyết, dè bỉu, bủn rủn, dai dẳng, hưởng thụ, tưởng tượng, ngày giỗ, lỗ mãng, cổ lỗ, ngẫm nghĩ.
Câu 6: Các câu được sửa như sau:
- Tía đã nhiều lần căn dặn rằng không được kiêu căng.
- Một cây tre chắn ngang đường chẳng cho ai vô rừng chặt cây, đốn gỗ.
- Có đau thì cắn răng mà chịu nghen.
Câu 7: HS viết chính tả đoạn văn SGK vào vở.
có hk mọi người nếu có giúp với ạ