Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Ví dụ như việc thắp đèn vào buổi tối trong việc trồng thanh long.
- Thắp đèn vào ban đêm khiến cây quang hợp liên tục \(\rightarrow\) Quá trình trao đổi chất và năng lượng tăng \(\rightarrow\) Tạo ra nhiều chất dinh dưỡng tăng sư phát triển của cây \(\rightarrow\) Năng suất tăng.
- Ý nghĩa rất lớn trong việc giúp con người có thể điều khiển được cường độ ánh sáng thuận lợi nhất cho quá trình quang hợp (đặc biệt có ý nghĩa trong kĩ thuật trồng cây trong nhà kính), từ đó, giúp nâng cao năng suất của cây trồng.
Tham khảo!
- Cây có điểm bù ánh sáng thấp có khả năng quang hợp ở cường độ ánh sáng thấp, còn cây có điểm bù ánh sáng cao có khả năng quang hợp ở cường độ ánh sáng cao $→$ Trong trồng trọt, người ta thường trồng xen canh các cây có điểm bù ánh sáng thấp với cây có điểm bù ánh sáng cao để tận dụng tối đa nguồn ánh sáng, chất dinh dưỡng trên một diện tích trồng trọt mà vẫn đảm bảo năng suất do cây có điểm bù ánh sáng cao sẽ ở phía tầng trên còn cây có điểm bù ánh sáng thấp sẽ ở tầng dưới.
- Ví dụ: Trồng xen giữa ngô có điểm bù ánh sáng cao với đậu đỗ có điểm bù ánh sáng thấp.
theo mình biết cây xanh có thể trồng trong ánh sáng nhân tạo
đúng thì ks cho mình nha sai thì thui
Tham khảo!
- Công nghệ trồng cây không cần ánh sáng mặt trời là công nghệ sử dụng đèn $LED$ thay thế ánh sáng mặt trời, giúp con người có thể chủ động tạo được nguồn ánh sáng có cường độ và thành phần quang phổ phù hợp với quá trình quang hợp ở từng loại cây trồng.
- Một số loại cây trồng được áp dụng công nghệ trồng cây không cần ánh sáng mặt trời: các loại rau xanh như xà lách, rau diếp, rau cải, rau muống, củ cải đỏ, cần tây,… các loại cây cảnh như hoa hồng, hoa lan, kiềng lá, sen đá,…
Em thử trồng 2 cây đậu trong chậu (đánh dấu chậu là 1/2 hay A/B gì đó), khi cây đã lên mầm:
- Giữ Chậu A ở vị trí cũ, cung cấp đầy đủ ánh sáng (có thể để ở vị trí ban đầu e gieo đậu)
- Chậu B cũng để ở vị trí đó nhưng:
+ Để chậu B nằm ngang lại
+ Hoặc Lấy một cái thùng đục 1 lỗ nhỏ bên hông (Hoặc là cái chai/ chậu gì đó miễn sao có thể bao trùm hết cây từ đầu đến cuối chỉ có lỗ mình đục là ánh sáng vào dk là ok) r trùm lên cây.
Giữ nguyên vị trí, cung cấp đầy đủ nước tưới cho cây 1 tuần sau lấy thùng ra, e sẽ thu dk kết quả.
- Ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến quá trình quang hợp: Ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến phản ứng phân li nước và mức độ kích thích của các phân tử diệp lục, ảnh hưởng đến sự đóng mở của khí khổng nên gián tiếp làm ảnh hưởng đến hàm lượng $CO_2$ trong tế bào.
- Cường độ ánh sáng, thành phần quang phổ và thời gian chiếu sáng đều ảnh hưởng đến quá trình quang hợp ở thực vật: Hiệu quả của quang hợp tăng khi tăng cường độ ánh sáng và đạt giá trị cực đại ở điểm bão hòa ánh sáng; vượt qua điểm bão hòa ánh sáng, cường độ quang hợp không tăng mà có thể bị giảm. Ánh sáng đỏ và xanh tím giúp tăng hiệu quả quang hợp. Thời gian chiếu sáng khoảng $10-12$ giờ/ngày thường phù hợp với đa số thực vật.
Đáp án là C
Tia xanh tím kích thích sự tổng hợp các axit amin, prôtêin
Tia đỏ xúc tiến quá trình hình thành cacbohidrat
Trồng cây có ánh sáng nhân tạo hiệu quả hơn vì:
+ Giúp tiết kiệm chi phí cũng như điện năng trong quá trình trồng trọt, thậm chí là tiết kiệm 75% điện năng.
+ Sử dụng ánh sáng đèn led có bước sóng màu sắc sẽ góp phần làm cây phát triển nhanh, ít sâu bệnh và sản lượng tăng nhiều hơn.
+ Nhờ ánh sáng nhân tạo có thể trồng cây ở nhà kính, điều này giúp cho diện tích trồng trọt được mở rộng.
+ Không cần phải tốn nhiều công sức cho việc tưới nước cũng như chăm sóc cây trồng nếu sử dụng ánh sáng nhân tạo.