Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đề 1: Hãy viết một bài báo tường để khuyên các bạn trong lớp cần phải học tập chăm chỉ hơn.
Trong lớp ta, từ đầu năm nay đã xảy ra một số tình trạng các bạn ham chơi, lười học nên kết quả học tập học kì một không được tốt. Do hổng một khoảng kiến thức khá lớn nên hầu như các bạn hụt hẫng, mất đi niềm tin không cố gắng được trong những học kì còn lại và những năm học sau này.
Các bạn hãy nghĩ đến tương lai sau này, một tương lai công nghệ hoá hiện đại hoá, tất cả mọi thứ đều có sự tiến bộ vượt bậc. Liệu không có kiến thức trong đầu bạn có làm được chuyện gì ra hồn trong tương lai mình không? Bạn theo đuổi kịp sự hiện đại đó không? Các bạn muốn bây giờ mình vui chơi thoải mái, thả mình với thời gian, hay muốn sau này mình sẽ làm được một điều gì đó cho nhân loại, bạn sẽ hết sức vinh dư, đi đâu cũng được mọi người khen ngợi, ca tụng, tiếng thơm còn lưu lại lịch sử khoa học muôn đời. Nếu bây giờ, bạn học hành không đàng hoàng, không cố gắng, lơ là, chểnh mảng, tương lai bạn sẽ ra sao? Mọi người chê cười, sỉ nhục bạn, vì bạn quá quê mùa so với thời đại, bạn quá ngu dốt, bạn đi đâu người ta cũng sẽ chẳng buồn để ý đến sự có mặt của bạn, thậm chí chê bai, có thể đuổi bạn đi nữa, bạn chịu nổi một ngày mai như thế không? Bạn chọn một tương lai thế nào? Chắc hẳn, bạn sẽ chọn tương lai tốt đẹp kia và bạn không hề muốn tương lai còn lại xảy ra trong cuộc đời mình. Nếu bạn muốn thế thì tại sao bạn không học?
Đó chỉ là chuyện tương lai, còn hiện tại, kết quả học tập của các bạn không tốt, làm gia đình, thầy cô buồn phiền. Chắc hẳn, không có ai muốn người thân mình, học trò mình có kết quả học tập không tốt. Các bạn có thể vừa học vừa chơi nhưng làm sao bạn “nghiện” học chứ đừng nghiện game. Một khi bạn đã hiểu nghĩa thực sự của từ “học”, lúc đó bạn sẽ say mê học, không ngừng học, học lúc đó đối với bạn là một điều không thể thiếu trong cuộc sống, một ngày không học đối với bạn chẳng còn ý nghĩa gì. Đó là sự “nghiện tốt đẹp”. Và khi bạn lớn lên với biết bao kiến thức đã trao dồi từ bây giờ, bạn sẽ làm được gì nào? Một nhà bác học, sử học uyên bác, nhà chiêm tinh học tài ba, nhà khoa học, vật lí học vĩ đại của nhân loại hay bác sĩ, nhạc sĩ, nhà văn,... biết bao công việc tốt đang chờ bạn trong tương lai.
Như Bác hồ đã từng nói: "Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”. Vậy từ hôm nay, bạn hãy học, học vì xã hội, đất nước Việt Nam, vì tương lai của chính mình các bạn nhé!
Đề 2: Chứng minh tình yêu thiên nhiên, đất nước của Hồ Chí Minh thông qua bài Cảnh Khuya, Tố Hữu- Khi con tu hú, Tế Hanh- Quê hương.
Bao đời nay, thiên nhiên vẫn là chủ đề đc cái nhà văn thích. Chỉ vì, thiên nhiên làm tâm hồn ta thư thái, thanh thản; tinh thần sảng khoái. Hoà mình cùng cảnh vật cuộc sống còn là thú lâm tuyền của ng xưa. Từ đ1, nhiều tác phẩm nổi tiếng lần lượt ra đời như: "Cảnh khuya", "Ngắm Trăng" của Hồ Chí Minh; ""Khi con tu hú" của Tố Hữu, " Quê Hương" củ Tế Hanh. Tất cả đều toát lên tình cảm tha thiết, đằm thấm với thiên nhiên.
Mỗi bài thơ là mỗi một dòng tâm sự của nhà thơ, là một bức tranh thiên nhiên đẹp được cảm nhận qua cặp mắt tươi non và mõi bức tranh là 1 nét chấm phá riêng, nhưng luôn thể hiện được tình cảm đối với thiên nhiên của tác giả, và đặc biệt hơn, đó là tình cảm đối với quê hương sâu đậm ẩn chưuá trong mõi tác phẩm, qua những hình ảnh thiên nhiên.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
(Cảnh khuya).
Tiếng suối, ánh trăng, bóng lồng hoa, ngập tràn trong thơ Bác là nhưũng hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp, cảm nhận dứoi con mắt của mọt con người lạc quan, và ẩn dứoi đó là một tinh thần yêu nước: "Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà".
"Muốn đạp tan phòng hè ôi" - Người tù cách mạng muốn thoát khỏi cái cảnh tù túng, đi đến với tự do, muốn sống để chiến đấu vì Tổ Quốc, bởi qua sngột ngạt trong cảnh tù túng, nhưng đâu chỉ có cái cảm giác ngột ngạt muốn đạp tan phòng, trước đó là một tâm hồn cảm với thiên nhiên, yếu thiên nhiên và mượn tiếng tu hú để nói lên nỗi lòng mình - người chiến sĩ cách mạng.
Và hiện lên là chất muối nồng mặn trong từng câu của Quê Hương - Tế Hanh yêu quê, nhớ đến từng hình ảnh con người vùng biển chất phác, tình cảm quê hương thấm dần trong lòng nhà thơ, và giờ đây ta cảm nhận được vương vấn đâu đây trong thơ tế Hanh là chất muối mặn nồng tình người dân vùng biển.
Luôn là thiên nhiên, và luôn là tình yêu quê hương đất nước - đó là chủ đề luôn mới trong mỗi bài thơ được viết nên.
Đề 3: Hãy trình bày rõ vì sao chúng ta cần phải đổi mới phương pháp học tập.
Phương pháp học tập là cách để tiếp thu kiến thức, vận dụng vào thực tế và sáng tạo ra kiến thức mới. Có một phương pháp học tập tốt sẽ giúp cho học sinh tiếp thu kiến thức tốt, vận dụng đúng đắn và sáng tạo những kiến thức có ý nghĩa thực tiễn.
Phương pháp học tập hiện nay có nhiều ưu điểm nhưng cũng có nhiều khuyết điểm.
Học sinh được cung cấp sách giáo khoa, kho kiến thức căn bản mà ai cũng phải có và sẽ được thầy cô truyền tải kiến thức từ đó khi đến trường. Sau khi tiếp thu kiến thức cơ bản một thời gian, học sinh sẽ làm bài kiểm tra để tự đánh giá lại kiến thức mà mình đã được học, và cũng là bản báo cáo tình hình dạy và học cho nhà trường, từ đó sẽ phát huy hoặc cải thiện phương pháp học tập cho phù hợp.
Ngày xưa, người ta quan niệm thầy hay thì trò mới giỏi, cũng như học trò là kết quả của quá trình giảng dạy, vì vậy cái ta gọi là phương pháp học tập không khác gì phương pháp dạy. Học trò chỉ chuẩn bị một tinh thần tốt để tiếp thu những gì thầy dạy, nên thầy dạy nhiều thì biết nhiều, dạy ít thì biết ít, làm cho học trò thụ động, học một cách gượng ép, khó tiếp thu tốt, nên kết quả cũng không tốt.
Ngày nay, khi nhận ra được việc tiếp thu kiến thức không chỉ ở mỗi thầy giáo mà còn là nỗ lực của học sinh, người ta đã thay đổi phương pháp học rất nhiều. Học sinh phải đọc bài trước ở nhà để có cái nhìn tổng quát về kiến thức mới, sau đó là tự nghiên cứu theo sách để hiểu đến mức độ nào đó, và cuối cùng là hỏi thầy cô bạn bè những điều còn thắc mắc. Ta thấy rằng thầy cô giờ đây chỉ là người hướng dẫn và sửa chữa lỗi sai của học sinh, chứ không còn gò ép hiểu biết của học sinh trong tầm hiểu biết của mình như trước.
Bên cạnh đó, việc tiếp cận với nhiều phương tiện thông tin đại chúng như đài radio, tivi, và nhất là internet ... chính là thế mạnh của học sinh ngày nay, giúp học sinh có thể chủ động trong việc học tập. Học sinh có thể chọn cách học khái quát hoặc đào sâu kiến thức tùy thích
Cần phải chọn cho mình một phương pháp học tốt, tùy theo hoàn cảnh, điều kiện, khả năng của bản thân để đạt được kết quả học tập như mong muốn.
Đề 4: Giáo dục là chìa khóa của tương lai.
Có nhiều căn cứ để đánh giá tình hình phát triển của một đất nước mà giáo dục là yếu tố đóng vai trò đáng kể. Nhận định về vấn đề này đã có ý kiến cho rằng: "Giáo dục là chìa khoá của tương lai". Giáo dục là từ chỉ hệ thống đào tạo, rèn luyện khả năng tư duy và cung cấp kiến thức cho con người. Nói đến giáo dục, bạn thường nghĩ đến điều gì đó to tác, kiểu như là chuyện riêng của xã hội, của những cuộc họp trong các kì đại hội Đảng; nhưng thực chất, giáo dục chính là những cách rèn luyện, dạy dỗ đơn giản nhất mà bạn có thể bắt gặp đâu đó trong đời thường và cả trong gia đình mình. Tương lai là khái niệm trừu tượng chỉ một thời điểm nào đấy sẽ đến. Nếu xem những chặng thời gian của đời người là một chuyến đi dài thì TƯƠNG LAI là một ngã rẽ mớĩ, là cả một sự trải nghiêm-thử thách phía trước. Để đến được ngã rẽ và đi tiếp trên con đường mới ấy, bạn cần chuẩn bị thật nhiều hành trang - đó chính là "chìa khoá của tương lai". Đối với học sinh, sự giáo dục của gia đình và nhà trường là bước đệm vững chắc cho con đường sau này. Đối với đất nước, nền giáo dục tiên tiến và phù hợp giúp xã hội thêm văn mình và phát triển.
Em tham khảo nhé !
Tuổi trẻ luôn sôi nổi, bận rộn với thế giới xung quanh họ. Họ làm tất cả mọi việc một cách nhiệt tình nhưng lại không biết mình đang làm vì mục đích gì. Để rồi một ngày nhận ra, mình không có nổi một hoài bão, một ước mơ để theo đuổi. Làm người, ai cũng nên có một ước mơ dù là giấc mơ nhỏ nhoi. Có ý kiến cho rằng: "Người nghèo nhất không phải là người không có một xu dính túi, mà là người không có lấy một ước mơ". Cái sự “nghèo” có nghĩa là sự thiếu thốn những nhu cầu tối thiểu, còn“ước mơ” là những điều tốt đẹp ở phía trước mà con người tha thiết, khao khát hướng tới mong đạt được. Hay trong câu có nói rằng “người không có lấy một ước mơ” là người nghèo hơn cả “người không có một đồng xu dính túi”. Ý kiến trên muốn đề cao ước mơ, đề cao vai trò, giá trị, ý nghĩa của ước mơ trong đời sống con người Nếu con người chúng ta không có lấy một ước mơ, cuộc đời sẽ trở lên tẻ nhạt và vô nghĩa; tâm hồn sẽ trở nên nghèo nàn, cằn cỗi. Nếu có ước mơ, con người sẽ có sức mạnh, có động lực để vượt qua những gian lao thử thách của cuộc sống và có thêm niềm tin vào tương lai, theo đuổi những khát vọng cao đẹp của đời mình vì “Chỉ có ước mơ mới giúp ta tạo dựng được tương lai”(Vic-to Huy-gô). Chính việc theo đuổi và nuôi dưỡng giấc mơ sẽ khiến chúng ta trở lên giàu có về tâm hồn, trí tuệ, tình cảm. Hay chính những người sống không có ước mơ, những người vì sợ thất bại hoặc không đủ ý chí, nghị lực để nuôi dưỡng ước mơ. … Chúng ta nên nhận thức được vai trò, giá trị của ước mơ trong cuộc sống để thấy bản thân cần xây dựng ước mơ, nuôi dưỡng ước mơ, biến ước mơ thành hiện thực. Ước mơ có thể đạt được, hoặc không đạt được nhưng con người cần tự tin, có ý chí, nghị lực,và luôn dám mơ ước. Như Lỗ Tấn từng nói: "Ước mơ không phải là cái gì sẵn có, cũng không phải là cái gì không thể có. Ước mơ giống như một con đường chưa có, nhưng con người sẽ khai phá và vượt qua".
a, Thể thơ tự do
PTBD: biểu cảm
b, ND: sống phải biết sẻ chia, cống hiến, làm tốt vai trò của mình, không nên chỉ nhận cho riêng mình
Chứng minh qua các ý:
- Thể thơ: Tự do (hay thể chữ)
+ Mỗi câu thơ có 8 chữ
+ Bài thơ, khổ thơ không giới hạn số câu.
+ Cách gieo vần, ngắt nhịp khá tự do, linh hoạt.
Thông thường bài thơ làm theo thể thơ này sẽ có 8 chữ, gieo vần liền (hai câu liền nhau có vần với nhau) vần bằng vần trắc hoán vị đều đặn. Kế thừa thể hát nói (với một số câu tám chữ) truyền thống nhưng Nhớ rừng (và những bài thơ tám chữ khác trong thơ mới) tự do hơn, linh hoạt hơn (về vần, nhịp, số câu trong bài…). Đây được xem là sự sáng tạo của thơ mới, đóng góp vào sự đổi mới thơ ca dân tộc về mặt thể thơ.
- Xây dựng được hình tượng nghệ thuật độc đáo (con hổ) -> cái "tôi" của Thế Lữ, đại diện cho một bộ phận thanh niên trí thức bấy giờ. (phân tích bài thơ).
C1: +Văn nghị luận là loại văn được viết nhằm xác lập cho người nghe, người đọc một tư tưởng, quan điểm nào đó. Văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục.
+
1.Tinh thần yêu nước của nhân dân ta-Hồ Chủ Tịch
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta.
2Sự giàu đẹp của tiếng Việt-Đặng Thai Mai
Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.
3Đức tính giản dị của Bác Hồ-Phạm Văn Đồng
C2:
1. Các khái niệm
a. Có 2 loại Văn nghị luận: Nghị luận chính trị, xã hội và Nghị luận văn chương.
- Bài "Đức tính giản dị của Bác Hồ” (Phạm Văn Đồng) là bài nghị luận xã hội.
- Bài “Sự giàu đẹp của tiếng Việt" (Đặng Thai Mai) là bài nghị luận văn chương.
b. Các kiểu bài - thao tác về văn nghị luận
- Chứng minh.
- Giải thích.
- Bình luận.
- Nghị luận hỗn hợp.
c. Các khái niệm
* Luận đề là gì? - Là vấn để bàn luận, chủ để bàn luận.
Ví dụ
- Ánh sáng cho phòng học.
- Nước sạch cho đô thị.
- Tình bạn của tuổi thơ.
- v.v...
Tham Khảo
'' Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy'' - Cái này không phải tự nhiên mà có, con người chúng ta tiến hóa từ loại vượn cổ họ bắt đầu cầm đá, cây để mưu sinh cho cuộc sống. Con người đứng đầu trong chuỗi động vật họ rất thông minh và họ biết buồn vui, biết khó đau. Họ biết quan tâm và biết tự trọng. Một người có lẽ ko sống được nếu mất đi danh dự. Có những người vô cùng liêm sĩ nhưng có những người họ sống là vì mọi người họ không hám ăn hám lợi, họ không đua đòi. Chẳng hạn như lão hạc ông mặc dù đã đến bước đường cùng , bị đẩy vào con đừng bần cùng nhưng tấm lòng nhân ái rộng lượng của ông là không mất, vả lại có thể là giàu lòng nhân ái. Dù có chết ông cũng phải hành hạ bản thân mình để hiểu thấu cảm giác mà Cậu Vàng đã trải qua. Một con người có tấm lòng nhân đạo trong xã hội cũ. ông là một con người đại diện cho sự nhân ái, nhân đạo, hiền từ , và đầy ấm áp. Và có lẽ cái '' máu'' nhân đạo của ông đã bị ăn mòn trong cốt tủy, dù chết thì xương vẫn còn đó sự nhân đạo.
Vẫn còn thiếu phần liên hệ về tinh thần nhân đạo của O - hen - ri ấy em!
Niềm khao khát cuộc sống tự do mãnh liệt vừa được thể hiện trực tiếp vừa được thể hiện gián tiếp trong tác phẩm:
- Nhớ rừng của Thế Lữ khát vọng cuộc sống tự do ấy bày tỏ kín đáo mà mạnh mẽ qua tâm trạng con hổ nhớ rừng. Con hổ đang nằm trong cũi sắt vườn bách thú. Nó vô cùng cay đắng và căm uất:
Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua
đó là nỗi uất hận của hùm thiêng khi đã sa cơ phải chịu nhục nhằn, tù hãm, phải sống trong cảnh tầm thường, giả dối:
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng
Dải nước đen giả suối chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém
Cảnh vườn bách thú tù túng đó phải chăng là cái thực tại xã hội đương thời được nhà thơ cảm nhận? Không thế sao bài thơ gây ấn tượng mạnh với độc giả đương thời đến thế ! Và Thế Lữ đâu hoài công nói về một con hổ. Con hổ sống trong cảnh giam cầm tù hãm đó nhớ tiếc đến đau đớn cả một thời oanh liệt đã qua:
Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa
Những ngày xưa là cả một quá khứ huy hoàng. Hổ sống tự do giữa giang sơn của mình với những gì lớn lao, phi thường, mãnh liệt và dữ dội, hoang vu: gió goà ngàn, nguồn hét núi, vờn bang âm thầm lá gai cỏ sắc. Trong quá khứ đã qua ấy, nó được tự do tận hưỡng cảnh sống khi thì thơ mộng: những đêm vàng bên bờ suối… đứng say mồi uống ánh trăng tan, khi thì rộn rã , tưng bừng bình minh cây xanh nắng gội, tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng, khi thì mãnh liệt và dữ dội: những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, những chiều lênh láng máu sau rừng. Nhưng tất cả đã qua, đã không còn:
Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu!
Tiếng than đầy u uất, đầy đau đớn có phải chăng chỉ là của con hổ? Không! Nó chính là nỗi đau và tâm trạng hoài vọng của Thế Lữ, của những người yêu nước đương thời. Con hổ càng căm ghét cảnh sống thực tại, càng nhứ tiếc da diết quá khứ thì càng khat khao trở lại rừng xưa:
Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi
Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
Khát vọng trở lại rừng xưa của con hổ cũng là kháy vọng về cuộc sống tự do của cả một lớp người, của cả một dân tọc trong những năm tháng nô lệ.
P/S : Mk tìm được bài này nhưng ko biết có đúng k nữa.
Đặt 3n+63=a23n+63=a2(aa là số tự nhiên) (1)
Ta có:a2≡0,1a2≡0,1(mod 44)
63≡3(mod4)63≡3(mod4)
suy ra 3n≡1(mod4)3n≡1(mod4)
mà 3≡−1(mod4)3≡−1(mod4) nên nn chẵn
Do đó đặt n=2kn=2k(kk là số tự nhiên)
Phương trình (1) trở thành:32k+63=a232k+63=a2
<=>(a−3k)(a+3k)=63<=>(a−3k)(a+3k)=63
đến đây giải phương trình ra n=0,4n=0,4 suy ra điều phải chứng minh nhé
chổ VD 3n thì là 3^n nha