K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 7 2021

Tham khảo nha em:

''So dần dây vũ dây văn

Bốn dây to nhỏ theo vần cung thương''

''Tiên thề cùng thảo một chương

Tóc mây một món dao vàng chia đôi.''

21 tháng 7 2021

    Người quốc sắc, kẻ thiên tài,
Tình trong như đã, mặt ngoài còn e.

       Người đâu gặp gỡ làm chi,
Trăm năm biết có duyên gì hay không?

6 tháng 6 2019

Tham khao cach soan :Soạn bài Tấm Cám, Trang 72 SGK Ngữ Văn lớp 10

27 tháng 3 2017

trên sông có chiếc lá

trôi nhanh theo thuyền cá

ôi bài thơ hay quá

27 tháng 3 2017
Bôn ba ngoài vạn dặm
Cũng chỉ một trăng rằm
Bao nhiêu là hố thẳm
Xoáy về nốt ruồi đậm
.........................................
Chiều hôm băng qua cầu
Phố xưa buồn phong châu
Phù đồ trôi mấy kiếp
Mây trắng nõn trên đầu
15 tháng 10 2017

– Hùng ơi! Sao lâu thế? Muộn học mất rồi. -…?

– Tớ xin lỗi vì đã để cậu phải đợi lâu. Tặng cậu nhân ngày sinh nhật. Tôi thật bất ngờ khi Hùng dúi nhanh vào tay tôi một đôi dép mới.

Nhoẻn miệng cười, tôi nói:

– Sao hôm nay bày vẽ thế. Cậu định chuộc lại lỗi lầm hôm trước hay sao?

Tôi nói ra câu ấy cốt là chỉ nói đùa thôi. Ấy vậy mà không ngờ mặt Hùng xịu hẳn đi. Trông cậu, tôi hối tiếc về những gì mà mình vừa mới nói.

Câu chuyện xảy ra hai tháng trước đây khi tôi với Hùng từ một đôi bạn vô cùng thân thiết trở nên đối nghịch. Hùng với tôi không cùng xóm nhưng chúng tôi làm bạn với nhau từ khi bước vào lớp một. Từ đó trở đi năm nào chúng tôi cũng học cùng lớp với nhau, ngồi cùng bàn với nhau và chia sẻ với nhau tất cả.

Tình bạn của chúng tôi cũng bởi thế mà bền chặt và thân thiết lắm. Cuộc sống cứ thế trôi đi thật đẹp nếu không có chuyện lớp tôi xảy ra liên tiếp những vụ mất tiền. Trong gần một tháng hơn một triệu đồng bỗng nhiên không cánh mà bay. Nạn nhân là gần chục bạn lớp tôi, trong đó Hùng bị mất nhiều hơn tất cả.

Không khí ở lớp từ hôm xảy ra chuyện mất tiền bỗng nhiên trở nên căng thẳng. Cô chủ nhiệm rồi cả đoàn thanh niên cũng vào cuộc mà không thể nào tìm ra thủ phạm. Ở trường chúng tôi cũng chịu nhiều áp lực. Một lớp chọn với toàn những học sinh ưu tú mà lại xảy ra chuyện không hay như thế thì tránh sao khỏi những cái nhìn và sự chê bai của các bạn lớp bên. Cứ thế nội bộ lớp tôi bắt đầu lục đục. Một số mối quan hệ có nguy cơ rạn nứt và đổ vỡ. Dẫu vẫn biết “một mất mười ngờ” nhưng rõ ràng không thể không bực giận khi mình tự nhiên bị cả lớp hoài nghi.

Gần một tháng đã trôi qua vậy mà chuyện ở lớp vẫn không hề tiến triển. Hôm ấy, vẫn như thường lệ, tôi đi học và qua cổng nhà Hùng. Thế nhưng mới gặp tôi, Hùng đã nói:

– Có lẽ từ nay tao chẳng nên tin ai cả.

Tôi nghe thấy lạ, bèn hỏi lại:

– Cậu nói thế nghĩa là sao?

Hùng lạnh nhạt:

– Chẳng sao cả. Có vậy mà còn không hiểu hay sao?

Câu nói của Hùng đáp hẳn vào nhân cách của tôi. Nhưng tôi chưa kịp phản ứng gì thì Hùng quay ngoắt đầu xe đi thẳng.

Vậy là đã rõ, Hùng đã nghi ngờ cả bản thân tôi. Tôi buồn lắm, rệu rã đạp xe tới cổng trường, cắp cặp vào lớp ngồi bên người bạn thân cả buổi mà không dám bắt lời. Mỗi khi tôi trộm nhìn sang, vẻ mặt Hùng lại ánh lên sự bất cần và thách thức. Buổi học hôm ấy trôi qua căng thẳng, chậm chạp và mệt nhọc.

Tan học, lần đầu tiên từ khi bước vào ngôi trường mới, tôi một mình đạp xe vội vã về nhà. Mệt mỏi và chán nản, tôi nằm vật ra giường. Chẳng lẽ tình bạn đẹp đẽ của chúng tôi lại đổ vỡ một cách đơn giản thế ư? Không thể được! Tôi phải nghĩ và phải làm rõ “vụ án” này để chứng minh cho sự trong sạch của mình và quan trọng hơn là để cứu vãn tình bạn của chúng tôi.

Những ngày sau đó là những kỷ niệm rất buồn đối với tình bạn của chúng tôi. Tôi không nói và như thế Hùng càng có lý để ngờ vực gian trá của tôi. Nhưng tôi không chấp nhận, tôi cùng một vài bạn nam trong lớp đã lập thành một nhóm quyết tâm phá vụ án này. Không nghi ngờ bạn nào trong lớp, chúng tôi hướng mũi điều tra vào một số người hay qua lại lớp mình. Không ngờ, chỉ không đầy năm buổi học chúng tôi đã tóm được ngay thủ phạm. Tất cả thế là đã rõ, thủ phạm lấy cắp tiền không phải là học sinh của lớp tôi. Những căng thẳng trong lớp tự nhiên không còn nữa, bạn bè lại hòa nhã và vui vẻ với nhau.

Cũng sau hôm ấy, Hùng đã đến tận nhà tôi và xin lỗi. Tôi chỉ cười và nắm chặt hai bàn tay của nó. Tôi không bao giờ ngờ được giữa tôi và Hùng lại có những ngày như thế. Nhưng quả thực sau tất cả những chuyện này, tôi lại cảm thấy càng yêu quý nó hơn…

– Tớ… tớ cảm ơn và xin lỗi cậu. Tớ chỉ đùa thôi.

Hùng không nhìn thẳng vào tôi:

– Tớ biết mình có lỗi và tớ ân hận lắm. Tớ chỉ mong từ bây giờ cậu vẫn coi mình là bạn.

– Cậu ngốc lắm. Tớ có suy nghĩ gì đâu! Tôi an ủi.

Thế đấy kỷ niệm của tôi và Hùng là thế. Đúng là hạnh phúc là một sự đấu tranh. Hay nói đúng hơn, sau những gian nan ta mới hiểu hết ý nghĩa của hai từ hạnh phúc. Tôi tự hào về người bạn của tôi. Tôi yêu quý cả sự ngây thơ và chân thành của nó.



15 tháng 10 2017

thank ag

10 tháng 3 2017

Cảm nghĩ đoàn viên

Mừng ngày hai sáu tháng ba
Nguồn vui tuổi trẻ nở hoa tưng bừng
Bảy ba năm lớn không ngừng
Vì dân vì nước hiến dâng đức tài

Tôi yêu đoàn như muôn hoa lá
Đoàn vinh quang óng ả giữa mùa xuân
Đang thúc giục tinh thần tôi cố gắng
Để vươn lên hàng ngũ của đoàn
Tôi yêu đoàn, tôi yêu biết mấy
Giây phút nào tả được lòng tôi
Nguyện một lòng cố gắng bạn ơi
Để xứng đáng là đoàn viên giỏi
Nào bạn ơi vững vàng rắn rỏi
bước lên đường bao thế hệ đã qua
Cất tiếng hát và làm nhiều việc khác
Để đất nước ta ngày một đẹp hơn

Ánh sáng Đoàn

Hôm nay là ngày 26/3
Là ngày kỷ niệm đoàn ta ra đời
Đoàn mang tên Bác rạng ngời
Ngàn bông hoa nở đẹp tươi sắc hồng
Là tương lai của núi sông
Kế thừa truyền thống cha ông anh hùng
Mặc cho giông tố bão bùng
Dưới cờ Đoàn quyết xung phong đi đầu
Đời vui đẹp cánh chim câu
Tung hoành bay lượn giữa bầu trời xanh
Chúng em chăm chỉ học hành
Hăng say rèn luyện trở thành đoàn viên
Mỗi điểm tốt mỗi việc làm
Là bông hoa nở đẹp tươi dâng đoàn

Chào mừng đoàn ta

Chào mừng 26/3
Là ngày thành lập đoàn ta ra đời
Giương cao cờ đỏ sáng ngời
Đoàn ta tiếp bước theo lời cha anh
Trải qua khói lửa chiến tranh
Theo lời Bác dạy khó khăn không lùi
Bao gương anh dũng sáng ngời
Ta nguyện gìn giữ đời đời không quên
Mỗi bước đi mỗi bước tiến lên
Đoàn ta viết tiếp nên thiên sử vàng
Hôm nay ngày hội của Đoàn
Mừng vui xin tặng muôn vàn điểm cao.

13 tháng 3 2017

Trong cuộc đời của mỗi con người ai cũng mong muốn sau này lớn lên sẽ trở thành một con người có ích trong xã hội, đặc biệt trong thời đại mà xã hội ta đang trên con đường đổi mới theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để đất nước có thể theo kịp các nước khác chúng ta phải có nhiều nhân tài. Và đối với thế hệ học sinh, nhiệm vụ học tập là vô cùng quan trọng vì họ chính là người chủ tương lai đất nước, họ phải là những con người có tri thức có trình độ mới có thể làm tốt vai trò quan trọng của mình sau này. Về ý thức học tập Lênin có một câu nói rất nổi tiếng “Học, học nữa, học mãi”.

Để hiểu nội dung của lời khuyên này trước hết chúng ta cần hiểu học là gì? Học là một quá trình thu nhận, tích lũy kiến thức, kĩ năng để giúp cho bản thân có thêm hiểu biết về trình độ khoa học, kĩ thuật. Học là một khái niệm rất rộng chứ không phải bó hẹp trong phạm vi ngôi trường mà ngay từ nhỏ khi sống giữa vòng tay yêu thương của cha mẹ, ông bà chúng ta đã được dạy dỗ từ cách ăn nói, ứng xử, đi đứng đối xử với người trên với bạn bè. Thế rồi khi đến trường chúng ta lại được các thầy cô dạy kiến thức về khoa học về xã hội, và dưới bàn tay chăm sóc Ân cần của các thầy cô giáo ta còn được học cả rèn luyện cả về đạo đức. Và khi đi ra ngoài xã hội ta còn được học hỏi qua bạn bè, qua những người xung quanh mình, rồi còn qua các thông tin đại chúng như đài báo sách vở… Song có một điều chúng ta cần chú ý là phải học toàn diện tránh tình trạng hỏi về bất cứ vấn đề về tự nhiên thì đều biết còn hỏi về các vấn đề xã hội thì chẳng biết gì.

“Học nữa” là học hết trình độ này chúng ta phải chuyển sang trình độ khác, từ dễ đến khó, từ phạm vi hẹp đến phạm vi rộng. Việc học không bao giờ được ngừng nghỉ mà là một mạch nối tiếp nhau và không ngừng nâng cao để ta có cơ hội trau dồi tri thức, nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Mỗi lần nâng lên một mức học con người sẽ trưởng thành và vững chắc thêm một bước về tri thức và trình độ và đó là thứ hành trang quý giá giúp con người tự tin khi bước vào cuộc sống tự lập sau này và quan trọng nhất là có tri thức trí tuệ để có thể vận dụng tốt vào công việc và có thể sáng tạo ra những công trình khoa học, góp phần xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.

Còn “học mãi” là học liên tục, học không ngừng nghỉ suốt đời, luôn nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Học mãi để tạo thành thói quen ham học hỏi, say mê với khoa học. Và việc học phải được liên tục không bị hạn chế bởi tuổi tác. Khi ta còn trẻ việc học tập là đương nhiên thế nhưng khi ta càng cao tuổi thì việc học không vì thế mà ngưng trệ, mà ta cũng cần chăm chỉ học hỏi hơn nữa bằng cách tự học, nghiên cứu qua sách vở. Như vậy việc học là vô tận vừa học vừa làm vô cùng có lợi bởi quá trình làm việc sẽ giúp ta hiểu được mình còn thiếu kiến thức gì và việc học sẽ bổ sung cho ta. Như vậy câu nói rất đơn giản của Lênin đã cho ta thấy cần phải học như thế nào mới giúp ta trở thành con người hoàn thiện, một người có tri thức.

Vậy vì sao chúng ta phải hiểu như vậy? Trước hết việc ta học tập tốt sẽ có lợi cho chính bản thân ta, bởi nếu ta không học sau này ta sẽ không thể làm tốt công việc được. Kết quả công việc sẽ không được tốt đẹp như ta mong muốn và chúng ta sẽ không thể nuôi sống bản thân mình, không thể giúp được gia đình công như không thực hiện được nghĩa vụ cao cả của đất nước; là người làm chủ tương lai đất nước. Bác Hồ đã từng nói: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần công lao học tập của các cháu”. Đúng như vậy nếu chúng ta không học tập thì cả thế hệ trẻ sẽ chẳng có ai tài giỏi để giúp cho đất nước tiến lên, vì thế việc học tập là vô cùng cần thiết và hơn thế còn là trách nhiệm đối với mỗi người học sinh chúng ta để đưa đất nước sáng ngang với các nước khác trên thế giới. Và chúng ta không học tập tốt không nắm được những tri thức khoa học hiện đại chúng ta sẽ trở thành những người lạc hậu trước sự lớn mạnh như vũ bão của khoa học kĩ thuật trong ngày nay. Như vậy học tập tốt là giúp cho ta và cho xã hội hơn nữa là phát huy truyền thống hiếu học của ông cha ta từ xưa cho đến nay.

Ngày xưa ông cha ta đã có một truyền thống hiếu học như Mạc Đĩnh Chi là con nhà nghèo nhưng vẫn ham mê học đêm đến vì nhà nghèo không có đèn học nôn ông phải bắt đom đóm cho vào vỏ trứng để học và sau thành tài… Ngày xưa chúng ta có biết bao tấm gương chăm học tập và ngày nay chúng ta cũng cần noi gương theo cha ông.

Song việc học như thế nào để đem lai hiệu quả tốt thì chúng ta thấy cần phải học tập thật chăm chỉ, học say mê hứng thú và phải luôn sáng tao, bên cạnh đó chúng ta cũng cần xem xét phương pháp học tập sao cho đại được kết quả cao. Khi đến lớp cần chăm chú nghe cô giáo giảng bài, ghi chép đầy đủ về nhà học lại và làm bài tập đầy đủ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. Ngoài ra ta còn phải học hỏi thêm bạn bè thầy cô giáo và quan trọng là chúng ta phải luôn chủ động trong việc học tránh sự sao chép học tủ học lệch để có thể phát huy được tính sáng tạo của mình. Luôn tạo cho mình một thói quen học tập thật nghiêm túc, say mê, sáng tạo. Học phải đi đôi với hành bởi có như vậy chúng ta mới nhớ lâu kiến thức đã được học.

Câu nói trên của Lênin đã khuyên chúng ta phải học tập thật nhiều học không mệt mỏi để tạo thành nguồn kiến thức vô tận trong mỗi người để sau này trưởng thành có thể làm chủ mọi công việc, góp phần xây đựng đất nước, xã hội ngày một giàu đẹp văn minh. Đó là một lời khuyên mà mỗi học sinh chúng ta cần nhớ và làm theo.

namblue tham khảo nha

13 tháng 3 2017

Lê-nin là lãnh tụ của Đảng Cộng sản Nga. Tên tuổi và sự nghiệp của Lê-nin gắn liền với cuộc Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại (1917). Ông đã khuyên các đoàn viên thanh niên Cộng sản Nga, hãy: “Học. học nữa, học mãi”

Câu nói của Lê-nin chỉ rõ: việc học là một nhiệm vụ rất quan trọng đối với mọi người, nhất là đối với tuổi trẻ. Phải học liên tục, học suốt đời. Không nên sao nhãng việc học tập. Không nên tự cho mình là tài giỏi mà không học tập.

  1. Tại sao phải học?
  2. Học là một yêu cầu của sự tiến hoá, một họat động mang tính nhân văn của mỗi người. Học để có thể thoát khỏi sự ngu dốt, tối tăm lạc hậu. Nếu không học hoặc vô học sẽ bị mọi người coi thường. Ngọc có mài mới sáng, người có học mới trở thành hữu dụng, có ích cho gia đình và xã hội.

    Học để làm người, người có văn hoá, người có học vấn.người có kiến thức, có tri thức, có hiểu biết. Học để lao động, làm ăn, để vươn lên làm chủ bản thân, làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội, để có trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến, hiện đại.

    Trong xã hội cũ. người có học gọi là kẻ sĩ; đứng đầu trong vị thế xã hội: sĩ, nông, công, thương. Trong xã hội ngày nay, người có học, người tài giỏi được gọi là nhà trí thức, người có chất xám, được trọng vọng.

    Tóm lại, muốn có cuộc đời tốt đẹp, muốn sống sang trọng, sống có vãn hóa thì phải học. Xưa, nay kẻ thấp hèn vì không có học, vì không được học, nên có được quý trọng bao giờ. Câu cổ ngữ: “Bất học diện tường”, nghĩa là người không học, kẻ vô học như úp mặt vào bức tường. Suy nghĩ về câu ấy, ta càng thấy rõ việc học vô cùng quan trọng đối với bất cứ ai.

    Phải học gì? Câu hỏi ấy luôn luôn đặt ra cho mọi người.

    Học chữ để biết đọc. biết viết, để không bị mù chữ.

    Học văn hoá,học ngoại ngữ, học khoa học kĩ thuật, học công nghệ thông tin,học nghề. Nên nhớ: “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”. Học lao động, học chuyên môn (nông nghiệp, chăn nuôi, học y dược, học xây dựng kiến trúc, v.v…). Còn học triết học, học chính trị, học suy nghĩ. Chỉ học cái tiên tiến, hiện đại. Không học cái lạc hậu, học cái mê tín dị đoan. Nếu chọn nghề không đúng, nếu không có trình độ lí luận thì khi bước vào đời sẽ bối rối, gặp khó khăn và dễ bị người ta “dắt mũi lôi đi”!

    Một câu hỏi nữa được đặt ra khi nói về việc học, đó là học như thế nào? Học theo trường lớp. Học thầy, học bạn. Các câu tục ngữ sau đâv cần ghi nhớ: “Không thầy đố mày làm nên”;”Học thầy không tày học bạn”. Học trong cuộc sống, học nhân dân, “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” ”Học phải đi đôi với hành; gắn lí thuyết với thực tế,thực tiễn. Tránh học lí thuyết suông, xa rời thực tế. Phải tự học, phải biết nghiên cứu khoa học. Ông Cẩm Luỹ (Thần Đèn chuyển nhà), Vua Chuột Trần Quang Thiều (Thường Tín, Hà Nội) và hàng trăm nhà sáng chế được báo chí và nhân dân ngợi ca là những tấm gương sáng về học và hành để chúng ta noi gương.

  3. Tại sao phải học nữa?
  4. Học nữa là biểu thị một thái độ, một tinh thần cầu tiến, không hao giờ tự cho mình là tài giỏi, chẳng cần phải học. Xã hội phát triển không ngừng, khoa học kĩ thuật phát triển không ngừng, cho nên phải học nữa, phải được đào tạo lại nếu không sẽ bị lạc hậu, không cáng đáng được công việc, không ai mời, không ai thuê. Biển học rộng mênh mông, sự hiểu biết của mỗi người có giới hạn, chỉ là một giọt nước nhỏ bé mà thôi. Nhà bác học cũng phái học. Chuyện cũ kể rằng Lê Quý Đôn nhà bác học lừng danh của Đại Việt trong thế kỉ XVIII, lúc chết sách còn để quanh đầu, trang sách đọc dở dang còn để trên ngực!

    Học nữa được tự làm mới mình, tự đổi mới mình, để tiến kịp bạn bè tiến kịp thời đại, không bị lạc hậu. Chúng ta đang sống trong thế kỉ XXI, trong nền kinh tế thị trường nên cẩn ý thức được rằng việc học nữa là một nhu cầu, mội yêu cầu quan trọng.

    Đã học nữa sao cẩn phải học mãn còn sống còn lao động, còn làm việc, còn suỵ nghĩ nên phải học, học mãi. Học mãi để tự vận động, làm cho đầu óc được minh mẫn. Có người mới 50 tuổi đã kêu già, nhưng trái lại, nhiều người bảy mươi, tám mươi tuổi vẫn đọc báo, xem sách, xem tivi, nghe nhạc, đi chơi đó đây. Họat động đó đâu chỉ là sự giải trí mà còn thể hiện một nhân cách đầy sinh khí, tự cho mình là “bất tri túc ” (biết không đủ, biết chưa nhiều). Học mãi là sự biểu hiện hiếu học, một nhu cầu được sống, để tồn tại. Lê Thánh Tông là một ông vua anh minh của nước ta có vần thơ tự thuật; tự nói về mình:

    “Trống dời canh còn đọc sách,

    Chiêng xế bóng chửa thôi chầu”

    Chiêng là mặt trời. Một ông vua vĩ đại quá: đêm nào cũng thức khuya để đọc sách (học nữa. học mãi), ngày đã tàn vẫn còn cùng các quan lo bàn việc nước, việc Triều đình.

    Nhà nước Liên Xô do Lê-nin xây dựng nên đã bị sụp đổ cuối thế kỉ XX. Nhiều điều, nhiều lí luận của Lê-nin không còn nguyên giá trị. Chân lí vốn mang tính khách quan và không ngừng được điều chính. Nhưng câu nói cùa Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi” là một chân lí, một lời khuyên, một châm ngôn sống và hành động rất có ích và thiết thực đối với mỗi chúng ta.

    Đất nước đang phát triển và đổi mới hiện đại hoá, công nghiệp hoá. “một ngày bằng hai mươi lăm’’. Tuổi trẻ chúng la phải chăm chỉ, siêng năng, khiêm tốn học hành dể có học vấn chuyên sâu, sớm đem tài năng góp phần xây dựng đất nước. “Học, học nữa, học mãi ” để có thực học. thực tài. Chớ chạy theo hư danh, lấy cái danh, cái bằng cấp giáo sư rởm, tiến sĩ rởm đổ loè thiên hạ mà chẳng được tích sự gì cho nhân dân và cho đất nước.

10 tháng 8 2016

ĐỜI SỐNG, TƯ TƯỞNG CON NGƯỜI VIỆT NAM QUA VĂN HỌC | Soạn Bài - Đơn giản wá

10 tháng 8 2016

1.Văn học trung đại ( từ thế kỷ X-XIX)
+, Đây là bộ phận văn học viết Việt NAm phát triển từ thế kỉ X-XIX, trong 1 bối cảnh lịch sử cụ thể, gắn với sự suy vong, hưng thịnh của các triều đại phong kiến. Văn học trung đại chịu ảnh hưởng nhiều mặt của hệ tư tưởng phong kiến (tôn Quân)
+, Chịu ảnh hưởng của nhiều học thuyết, quan niệm chính trị, đạo đức, thẩm mĩ (đặc biệt là hệ "tam giáo đồng nguyên" Nho giáo, Phật giáo và Lão giáo)
+, văn học trung đại Việt NAm là bộ phận văn học sử dụng 2 loại chữ viết chính: Văn học bằng chữ Hán và văn học bằng chữ Nôm. Văn học chữ Nôm ra đời sau văn học chữ Hán nhưng càng ngày càng phát triển và thu được nhiều thành tựu rực rỡ.
+, Văn học trung đại Việt Nam là bộ phận có hệ thống thể loại và thi pháp riêng, do các nhà thơ, nhà văn việt An m tiếp nhận có sáng tạo thi pháp Trung Quốc, đồng thời có những sáng tạo mang bản sắc dân tộc, bản sắc cá nhân riêng của tác giả.
+, Hệ thống thể loại của Văn học Trung đại rất phong phú: văn xuôi tự sự, thơ Đường luật, hát nói....
+, Hệ thống thi pháp riêng: Những quy tắc, tổ chức, quan niệm, cách cảm nhận , nghệ thuật xây dựng hình tượng của thi pháp trong văn học trung đại.
+, Văn học trung đại là bộ phận lớn của văn học nước nhà, có đóng góp to lớn và tích cực cho văn học dân tộc, để lại những áng văn, những tên tuổi vĩ đại.

2. Văn học hiện đại.
+, Văn học hiện đại là bộ phận văn học phát triển từ đầu thế kỷ XX- nay. Đây là thời kì mà Văn học Việt NAm thoát ra khỏi ảnh hưởng của thi pháp trung đại, tiếp cận những trào lưu của Văn học Thế giới (những xu hướng mới), tạo nên những thành tựu xuất sắc.
+, văn học Hiện đại hình thành trong 1 bối cảnh liịch sử xuất hiện nhiều biến động, chịu ảnh hưởng của nhiều hệ tư tưởng và thẩm mĩ hiện đại.
+, Văn học hiện đại Việt Nam một mặt kế thừa tinh hoa của văn học truyền thống, mặt khác tiếp thu tinh hoa của những nền văn học, văn hóa lớn trên Thế giới nhằm tạo nên những sự đổi mới:

----Tác giả: xuất hiện đội ngũ các nhà thơ, nhà văn chuyên nghiệp.
----Đời sống văn học: Sự xuất hiện của báo chí và kĩ thuật in ấn hiện đại làm cho văn học đến với độc ỉa nhanh hơn, đời sống văn học sôi động hơn
----thể loại: Xuất hiện một hệ thống thể loại mới thay thế hoc hệ thống thể loại cũ đã lỗi thời
----Thi pháp: xuất hiện 1 hệ thống thi pháp mới, lối viết phong phú, giàu cá tính sáng tạo của tác giả, người viết.
+, Văn học hiện đại phát triển qua nhiều thời kì:
----Đầu thế kỉ XX-1945
----1945-1975
----Sau 1975 đến nay.

2)

Không hiểu vì sao cứ mỗi lần nghĩ đến đất nước và con người VN ,chúng ta lại nghe vang vọng trong tâm trí mình những câu thơ của Huy Cận :

 

“ Sống vững chãi bốn ngàn năm sừng sững
Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa
Trong và thực , sang hai bờ suy tưởng
Sống hiên ngang mà nhân ái, bao dung.”
 
Sảng khoái biết bao! Tự hào biết bao! Trong tâm trí ta bỗng cuồn cuộn đổ về dòng lịch sử hang ngàn năm của dân tộc. Bừng sang trong tâm hồn của cha ông ta là công cuộc lao động , là chiến công xây dựng và bảo vệ Tổ quốc , là trời bể ân tình thủy chung như nhất , yêu thương đùm bọc lẫn nhau của những người quen đứng đầu song ngọn gió , chống mọi thế lực thù địch. Qua bao phong ba của lịch sử , dân tộc ta đã thể hiện một sức sống mãnh liệt “ Lưng đeo gươm , tay mềm mại bút hoa” .Quả thật văn học dtộc là một thứ máu của Tổ quốc . Dòng máu văn học ấy chảy và thắm vào tâm hồn chúng ta hôm nay với một sức sống rạo rực mãnh liệt . Yêu biết bao nền văn học ấy , nền văn học mà nội dung cũng như hình thức đều phản ánh chân thực , sâu sắc tư tưởng , tình cảm và sức sống , sự vươn lên của con người VN trong nhiều mối quan hệ đa dạng.
Sức sống ấy bắt đầu bằng mối quan hệ gần gũi,gắn bó với thế giới tự nhiên vô cùng chân thực , sinh động và độc đáo.Mỗi mảnh đất quê hương chúng ta đều mang hơi thở cuộc sống của những ngày cha ông gian khổ khẩn hoang vỡ đất để xây dựng non sông đất nước tươi đẹp và tích lũy nhiều hiểu biết phong phú , sâu sắc về thiên nhiên. Dưới hình thức của tư duy huyền thoại , các tác phẩm dân gian đã vô tình trở thành cây đàn muôn điệu của tâm hồn nhân dân , nhất là những người lao động VN. Con người VN đổ mồ hôi , xương máu gắn chặt tâm hồn mình với mảnh đất thiêng liêng ấy. Thiên nhiên đất nước giàu đẹp nhưng cũng lắm thử thách , hăm họa rình rập theo mỗi bước đi lên của con người VN . Mặc dù vậy , cái tình ta yêu đời , cái tình ta yêu cuộc sống , gian khổ mấy cũng vui được , cái vui vừa ngời chói , vừa trong sang lạ lùng .Với quy mô hoành tráng , sử thi thần thoại “Đẻ đất đẻ nước” của người Mường đã tái hiện lại những hồi ức thô sơ nhưng hấp dẫn về một cộng đồng người trong quá khứ xa xưa vật lộn với thiên nhiên khắc nghiệt để tồn tại và phát triển . Hay câu chuyện truyền thuyết “ Sơn Tinh- Thủy Tinh” ngàn năm rồi vẫn sống trong long dân tộc , âm vang dữ dội , phản ánh những cố gắng không mệt mỏi của người Việt cổ để chiến thắng nạn lũ lụt ở đồng bằng Bắc Bộ . Truyện đề cao sức sống mạnh mẽ của loài người và phần nào giải thích hiện tượng lũ lụt hang năm. Ngoài ra , nhân dân lao động cũng tích lũy được khá sâu sắc về tự nhiên , thiên nhiên dưới hình thức những câu nói cô đúc . Những triết lí , trí tuệ trong tục ngữ bắt rễ từ cuộc sống sinh động phong phú nên nội dung cũng như hình thức của tục ngữ không khô khan mà nó vẫn như cây đời xanh tươi . Tục ngữ VN có rất nhiều chủ đề trong đó nổi bật là những câu tục ngữ về thiên nhiên , lao động sản xuất , về con người và xã hội :
“ Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất , tấc vàng bấy nhiêu.”