K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Khổ thơ đầu của bài thơ "Quê hương của Tế Hanh đã cho ta thấy vẻ đẹp của đoàn thuyền ra khơi đánh cá:
Quê hương là chùm khế ngọt,
Cho con trèo hái mỗi ngày.
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay...."
Trong nền văn học Việt Nam đề tài quê hương luôn là đề tài mở muôn thuở, bởi đây là nơi cuội nguồn của mỗi chúng ta, nó thiêng liêng, mỗi vùng miền khác nhau có nét đẹp riêng. Bởi thế quê hương trong thơ ca luôn ấm áp, trữ tình, giàu cảm xúc, luôn lắng động niềm vui tự hào trong tâm hồn mỗi người. Tiêu biểu trong số những tác phẩm viết về quê hương là bài thơ "Quê hương" của nhà thơ Tế Hanh.
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông
Rất dễ để nhận bài thơ được mở đầu là lời giới thiệu của tác giả về làng quê miền biển của mình. Tế Hanh giới thiệu với mọi người về nghề nghiệp chính ở quê mình ngay trong những vần thơ đầu tiên của bài thơ, đó là nghề ngư nghiệp. Quê hương của tác giả rất đặc biệt khác hẳn với các vùng quê miền biến nằm ăn sát ra biển nhưng lại "cách biển nửa ngày sông", bốn bề quanh năm sóng vỗ. Cuộc sống mưu sinh của người dân ở đây là nghề "chài lưới" vất vả lênh đênh trên biến. Khung cảnh đi đánh cá được nhà thơ miêu tả rất thơ mộng, đẹp đến mê lòng người:
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Buổi sáng khi tiết trời trong lành: bầu trời trong xanh, gió biển nhẹ, bình minh rực rỡ sắc hồng. Lúc đó, những người thanh niên, trai tráng trong làng cùng nhau căng buồm, tiến ra biển cả. Nếu những câu thơ ba và bốn nhẹ nhàng, tinh tế bao nhiêu thì hai câu thơ tiếp theo càng mạnh mẽ, quyết liệt và khỏe khoắn bấy nhiêu.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang
Trong hai câu thơ này, tác giả Tế Hanh đã sử dụng những động từ, tính từ mạnh: "hăng", "phăng" kết hợp với phép so sánh độc đáo khiến cho bức tranh đi đánh cá trở nên giàu chất tạo hình, giàu đường nét và giáu cá tính mạnh. Việc sử dụng động từ "phăng" đã gợi tả sự khéo léo kết hợp sự tinh tế và khỏe mạnh của những người dân vùng chài lưới. Sức lực tràn trề của những người trai làng như truyền vào con thuyền, tạo nên khung cảnh ấn tượng, rất mạnh mẽ và hoành tráng:
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
Nhà thơ lấy hình ảnh cánh buồm để tượng trưng cho "hồn làng" bởi cánh buồm ấy hàng ngày tạo nên công ăn việc làm nuôi sống những người dân miền biển. Thuyền lướt ra khơi, cánh buồm được kéo lên từ từ rồi bất chợt căng phồng vì no gió... Những hình ảnh so sánh đẹp và gợi cảm đi vào bài thơ một cách tự nhiên, dung dị, như không cần một cố gắng kĩ thuật nào. Cánh buồm dường như có sức mạnh phi thường trong không khí trong lành nó hiện lên với vẻ đẹp kiêu hãnh, đầy tự hào, cánh buồm vi vu trong gió biển. Biết bao thi tứ đã nảy sinh từ cánh buồm kiêu hãnh và thơ mộng. Lec-môn-tôp (nhà thơ Nga) có bài thơ trữ tình nổi tiếng về một cánh buồm khao khát đời giông tố:
"Thấp thoáng xa xa một cánh buồm Chập chờn trên biển cả mù sương Buồm kiếm tìm chi nơi đất lạ?
Giã từ chi đó chốn quê hương?"
(Thuý Toàn dịch)
Tình cảm gắn bó với làng quê khiến nhà thơ cảm nhận được sâu sắc niềm vui đơn sơ, hồn hậu của những người dân chài khi đoàn thuyền đánh cá trỏ về:
Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ,
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
"Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe"
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Khắp thân mình nồng thở vị xa xăm.
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm,
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Có thể nói cuộc sống lênh đênh sông nước là cuộc sống khắc nghiệt, luôn phải chuẩn bị tinh thần đương đầu với muôn trùng nguy hiểm buộc những người dân ở đây phải luôn đoàn kết, thống nhất với nhau để cùng hỗ trợ nhau trong công việc đánh bắt cá trên biển. Họ hợp lực với nhau trong những chuyên đi biển và chia sẻ, san sẻ những gánh nặng cùng nhau và mọi nỗi vui buồn. Mỗi lần thuyền ra khơi đánh cá không chỉ người ra đi mà những người thân ở lại đều cầu khấn trời đất mong chuyến đi được bình an, may mắn. Kết quả của thành quả lao động không mệt mỏi ấy là khoang cá nặng chở về là niềm vui, là hạnh phúc của mọi nhà: " Những con cá tươi ngon thân bạc trắng ".
Hơn ai hết, người dân hiểu rằng: đằng sau những mẻ cá "tươi ngon" là bao nỗi vất vả gian nan, bao hiểm nguy mà người thân của họ đã trải qua.
Hình ảnh những chàng trai vùng biển mang một màu da thật riêng "ngăm rám nắng", nước biển mặn ngấm vào da thịt người dân chài tạo thành mùi vị riêng trên cơ thể họ - để gợi nên một hình ảnh vô cùng lãng mạn: chàng đánh cá sau chuyến phiêu du trên biển, lúc trở về còn mang theo hương vị nồng nàn của những vùng biển lạ. Cái mùi này chỉ những người yêu quê hương tha thiết, nồng nàn như tác giả Tế Hanh mới có thể cảm nhận được. Chiếc thuyền dường như cũng hòa mình tựa như con người vậy, cũng mệt mỏi sau những ngày dài đi biển, cũng cần phải nghỉ ngơi. Cái chất muối thấm trong thớ vỏ cũng được tác giả cảm nhận bằng cách "nghe", thật độc đáo!
Nay xa cách, lòng tôi luôn tưởng nhớ:
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
Kết thức bài thơ là nỗi lòng của nhà thơ Tế Hanh, xa nơi mình lớn lên, nơi đã gắn bó cho ông biết bao kỷ niệm của tuổi thơ. Nỗi nhớ ấy khiến ông phải thốt nên lời: Nhớ màu nước biển xanh, nhớ những con cá bạc, nhớ cánh buồm trắng, nhớ con thuyền đang băng băng rẽ sóng ra khơi. Ông còn nhớ cả cái mùi muối mặn của biển quê nhà, thậm chí có những lúc nhớ quê hương mà ông thấy hình ảnh con thuyển ra khơi. Có thể thấy những hình ảnh ấy cứ trở đi trở lại, day dứt mãi trong tầm trí nhà thơ để rồi cuối cùng lại làm bật lên cảm xúc:
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
Bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động, đầy chất lãng mạn trữ tình về một làng quê miền biển, với những hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của người dân làng chài và những sinh hoạt lao động thường ngày của làng chài. Bài thơ như một lời nói hộ những tình cảm yêu quê hương đất nước của người con xa quê.

22 tháng 3 2022

lấy của ng khác à:))

5 tháng 3 2022

vote là vậy

11 tháng 2 2022

Trong bài thơ “Quê hương”, nhà thơ Tế Hanh đã dành trọn tình cảm tha thiết cho quê hương mình . Bài thơ này đã đem lại nguồn cảm xúc lớn không chỉ đối với tác giả mà còn đối với cả chúng ta. Nó nhắc nhỏ chúng ta không nguôi nhớ về miền kỉ niệm ấy. Hình ảnh chiếc thuyền hiện lên không dịu dàng như chiếc thuyền của Xuân Quỳnh mà nó mang một vẻ đẹp kiên cường mạnh mẽ như một con tuấn mã. Tác giả so sánh thật hay, thật đúng, thật chính xác cái sức nhanh của chiếc thuyền ra khơi. Mọi cảnh vật hiện ra trước mắt chúng ta với vẻ đẹp của tốc độ và những chiếc thuyền mộc mạc đơn sơ. Nó không đi dữ dội mà chỉ nhẹ hăng, có lẽ nó nhanh nhưng như lướt trên mặt những con sóng của biển cả thân yêu. Tác giả đã thổi hồn vào những sự vật gần gũi thân thương khiến các sự vật mang 1 vẻ đẹp 1 linh hồn riêng. Điều này càng thể hiện rõ tình yêu quê sâu nặng của ông.

11 tháng 2 2022

Cái này có tham khảo k ạ

22 tháng 3 2022

refer

Câu mở tự viết nha. Hai câu thơ đầu, tác giả đã giới thiệu về làng quê tự nhiên ngắn gọn nhưng cũng rất thiết tha. Đó là làng chài ven biển với con sông thơ mộng uốn lượn, hình ảnh quê hương hiện lên thật sống động, tươi sáng. Sáu câu thơ tiếp nói về nỗi nhớ cảnh thuyền đi đánh cá. Đẹp nhất là hình ảnh quê hương trong lao động. Tác giả đã miêu tả hình ảnh con thuyền cùng trai tráng trong làng ra khơi đánh cá, trong một buổi “trời trong, nắng nhẹ, sớm mai hồng”. Với âm hưởng thơ nhẹ nhàng, phơi phới, những hình ảnh thơ trong sáng, phóng khoáng, mở ra một khung cảnh thơ mộng, bình yên, báo hiệu một ngày lao động thành công. Nổi bật trên khung cảnh ấy là hình ảnh con thuyền đang hăng hái ra khơi với bàn tay khỏe khoắn của dân làng chài. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh, chiếc thuyền với con tuấn mã, là con ngựa hay, quý, chạy rất nhanh và đẹp. Sử dụng động từ mạnh “hăng”, “phăng”, tác giả đã diễn tả sức sống mạnh mẽ, khí thế, phấn khởi của con thuyền, đó cũng chính là sức sống, là khí thế của những con người lao động hăng say, tích cực. Hai câu thơ tiếp, tác giả viết hình ảnh cánh buồm thật độc đáo và ấn tượng. Cánh buồm trắng được so sánh với mảnh hồn làng. Đó là cách so sánh thật đặc biệt, so sánh một cái hữu hình, cụ thể với một cái vô hình, trừu tượng. Tác giả đã làm cho hình ảnh cánh buồm quen thuộc trở nên lớn lao, thiêng liêng, vừa thơ mộng, thân thuộc, dường như, nó đã trở thành biểu tượng, thành linh hồn của làng chài, nó chứa đựng trong đó biết bao hy vọng của người dân chài. Biện pháp tu từ nhân hóa qua từ “rướn” càng thể hiện rõ hình ảnh, tư thế của cánh buồm khi ra khơi. Làm cho nó trở nên gắn bó và gần gũi với dân chài. Bài miêu tả khung cảnh thiên nhiên tươi sáng, phấn khởi, hiện ra nỗi nhớ quê hương của tác giả.

22 tháng 3 2022

Cảm ơn nhiều ( nếu gọn hơn thì vui vs cả câu mở nx) :))))))

10 tháng 3 2022

tham khảo nha:

Đoạn thơ đã làm nổi bật tâm trạng đau buồn, lo âu của nàng Kiều qua cách nhìn cảnh vật. Để diễn tả tâm trạng Kiều Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình để khắc họa tâm trạng của Kiều lúc bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.Điệp ngữ “buồn trông” được lặp lại 4 lần tạo âm hưởng trầm buồn, trở thành điệp khúc diễn tả nỗi buồn đang dâng lên lớp lớp trong lòng Kiều. Cảnh vật thiên nhiên qua con mắt của Kiều gợi nỗi buồn da diết.  Cánh buồm thấp thoáng lúc ẩn lúc hiện nơi cửa bể chiều hôm gợi hành trình lưu lạc mờ mịt không biết đâu là bến bờ. Cánh hoa trôi man mác trên ngọn nước mới sa gợi thân phận nhỏ bé, mỏng manh, lênh đênh trôi dạt trên dòng đời vô định không biết đi đâu về đâu. Nội cỏ rầu rầu trải rộng nơi chân mây mặt đất gợi cuộc sống úa tàn, bi thương, vô vọng kéo dài không biết đến bao giờ. Hình ảnh “gió cuốn mặt duềnh” và âm thanh ầm ầm của tiếng sóng “kêu quanh ghế ngồi” gợi tâm trạng lo sợ hãi hùng như báo trước,chỉ ngay sau lúc này, dông bão của số phận sẽ nổi lên, xô đẩy, vùi dập cuộc đời Kiều. Điệp ngữ lại được kết hợp với các từ láy chủ yếu là những từ láy tượng hình, dồn dập, chỉ có một từ láy tượng thanh ở cuối câu tạo nên nhịp điệu, diễn tả nỗi buồn ngày một tăng, dâng lên lớp lớp, nỗi buồn vô vọng, vô tận. Cảnh được miêu tả từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động để diễn tả nỗi buồn man mác, mông lung đến lo âu, kinh sợ, dồn đến bão táp nội tâm cực điểm của cảm xúc trong lòng Kiều.

10 tháng 3 2022

tham khảo

tác giả Tế Hanh là một nhà thơ nổi tiếng gắn liền với những bài thơ về chủ đề quê hương như “Những ngày nghỉ học”, “Lời con đường quê”. Trong đó bài thơ “Quê hương” chính là bài thơ khẳng định tình cảm của một người con xa quê dành cho ngôi làng của mình. Nổi bật trong bài thơ là hình ảnh người dân chài bơi thuyền ra khơi.hời điểm đoàn thuyền ra khơi là vào một buổi sáng với thời tiết đẹp, trời trong xanh, có gió nhẹ và ánh mặt trời ửng hồng, đó là một dấu hiệu cho thấy thời tiết rất thuận lợi cho việc ra khơi đánh bắt, hứa hẹn một chuyến đi an toàn và bội thu.Khi chiếc thuyền bắt đầu ra khơi, tức là trong khoang thuyền còn trống rỗng, khi ấy nó đang hăm hở lên đường, tác giả ví con thuyền với con tuấn mã đang hăng say, khỏe mạnh và tràn đầy sức lực. Các tính từ mạnh như “hăng”, “mạnh mẽ” kết hợp cùng các động từ như “phăng”, “vượt” đã cho thấy khí thế hừng hực của con thuyền ra khơi, sẵn sàng đối đầu với thử thách của biển cảnh ảnh cánh buồm được tác giả so sánh với “mảnh hồn làng”, lấy một cái hữu hình để nói về một cái vô hình, khiến cho cái vô hình trở nên có hình khối, đường nét và gần gũi hơn. Cách so sánh đó của tác giả đã khiến cho cánh buồm quen thuộc gắn bó bao đời với dân chài nay trở nên thiêng liêng và lớn lao lạ kì. Cánh buồm ấy cùng hòa nhịp với người dân, đang “rướn thân” mình ra để vươn ra biển khơiNhư vậy, dưới ngòi bút tài tình và cảm hứng lãng mạn của nhà thơ Tế Hanh trong đọan thơ tả cảnh người dân chài ra khơi đánh cá, chúng ta đã cảm nhận được khí thế hăng say lao động, sự khỏe khoắn, tràn đầy sức lực, sức sống của người dân làng chài trong chuyến ra khơi. Bên cạnh đó hình ảnh chiếc thuyền và cánh buồm cũng góp phần tô đậm thêm bức tranh lao động của người dân làng chài

16 tháng 6 2020

Tham khảo link này:

https://h7.net/hoi-dap/ngu-van-8/viet-doan-van-cam-nhan-kho-tho-cuoi-bai-que-huong-faq458576.html

#z

24 tháng 1 2022

Bạn Tham Khảo nha :

 

Dàn ý phân tích tâm trạng con hổ trong Nhớ rừng

A. Mở bài:

Giới thiệu tác giả, tác phẩm: “Nhớ rừng” là bài thơ tiêu biểu của Thế Lữ - một trong những nhà thơ lớn của phong trào Thơ mới.Khái quát tâm trạng: Trong tác phẩm, trung tâm chính là tâm trạng con hổ trước thực tại tầm thường và quá khứ vàng son, qua đó nói về chính những con người Việt Nam đang trong hoàn cảnh mất nước. 

B. Thân bài:

Luận điểm 1: Tâm trạng tủi nhục, phẫn uất, chán ghét khung cảnh thực tại.

- Tác giả diễn tả trực tiếp tâm trạng con hổ bằng một loạt động từ mạnh:

“Gậm một khối căm hờn”: Động từ “gậm” gợi ra sự gặm nhấm dần dần, từ từ từng chút một, không phải là một nỗi căm hờn mà là một “khối”. Câu thơ gợi ra tâm trạng tù túng, bế tắc của con hổ khi bị giam cầm.Một loạt các động từ mạnh thể hiện sự khinh thường: “khinh”, “ngạo mạn”, “ngẩn ngơ”, “ giương mắt”,…Những từ ngữ diễn tả trực tiếp tâm trạng: “nhục nhằn”, “làm trò”, “chịu”.

⇒ Tâm trạng phẫn uất, chán ghét đến tột đỉnh khi bị giam cầm, bị coi làm trò đùa cho lũ người nhỏ bé tầm thường của con hổ - biểu tượng của rừng xanh oai linh.

- Tâm trạng chán ghét, khinh thường sự tầm thường, giả dối của thực tại:

“ôm nỗi uất hận ngàn thâu”: Tâm trạng phẫn uất, căm hận của con hổ như được đẩy lên đến đỉnh điểm khi chứng kiến những cảnh tầm thường, giả dối trước mắt: “ghét những cảnh…”

Luận điểm 2: Tâm trạng nuối tiếc, nhớ nhung khi nhớ về quá khứ vàng son ở chốn sơn lâm

- Tiếp tục sử dụng từ ngữ bộc lộ trực tiếp tâm trạng: “tình thương nỗi nhớ”, “ngày xưa”, “nhớ”

- Hình ảnh con hổ khi còn là chúa tể rừng xanh được khắc họa lại bằng một loạt những hình ảnh cụ thể, gợi hình: “dõng dạc”, “đường hoàng”, “lượn tấm thân”, “ vờn bóng”, “quắc”, thể hiện sự uy nghiêm, lẫm liệt, xứng đáng là “chúa tể cả muôn loài”.

 

- Nhớ về quá khứ, con hổ nhớ về những kỉ niệm chốn rừng xanh với tâm trạng nuối tiếc.

Điệp từ “nào đâu”, điệp cấu trúc kết hợp với một loạt câu hỏi tu từ cùng các hình ảnh có giá trị gợi cảm cao: “những đêm vàng” – “ta say mồi”, “những ngày mưa” – “ta lặng ngắm”, “ những bình minh” – “giấc ngủ ta tưng bừng”, “những chiều” – “ta đợi chết…”.Câu cảm thán cuối đoạn “than ôi!” kết hợp với câu hỏi tu từ “thời oanh liệt nay còn đâu?” như một lời than thở, tiếc nuối cho chính số phận mình.

Luận điểm 3: Khao khát được tự do của con hổ

- Sống trong cũi sắt, chứng kiến những điều chán ghét tầm thường, con hổ khao khát được trở về với đại ngàn sâu thẳm, trở về với tự do, với thân phận đáng có của nó. Dù chỉ là trong giấc mộng, con hổ cũng muốn đưa hồn mình trở về với núi non.

+ Câu cảm thán cuối bài vừa thể hiện sự tiếc nuối, vừa thể hiện khao khát tự do mãnh liệt đang bùng cháy trong lòng con hổ.

- Thông qua tâm trạng con hổ, tác giả muốn nói về tâm trạng của hàng nghìn thanh niên yêu nước Việt Nam đang phải chịu sự kìm kẹp, giam lỏng của bọn thực dân, đó là tâm trạng khinh thường, chán ghét sự giả dối, xảo trá của giặc, đó là nỗi nhớ, niềm tự hào về quá khứ, về độc lập dân tộc, và là khao khát tự do, phá nát cái gọng kìm của bọn thực dân.

C. Kết bài:

Khái quát lại tâm trạng con hổ: Nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt.Liên hệ, đánh giá nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật của Thế Lữ