K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 2 2017

"Bảy nổi ba chìm" được đảo thành" Ba chìm bảy nổi" giúp diễn tả được sự long đong, lận đận , bế tắc, tuyệt vong,.. của người phụ nữ trong xã hội phong kiến Việt Nam. Ai thấy đúng thì tick cho mình cái nhaok

18 tháng 2 2017

Chúng ta đang được sống trong một thế giới tràn đầy hạnh phúc,một thế giới có sự bình đẳng về chủng tộc về mọi tầng lớp dân tộc. Mà trong ta có ai biết được trong xã hội xa xưa người phụ nữ phải chịu đựng một quan niệm cổ hữu sai trái ”trọng nam khinh nữ”. Sống trong hoàn cảnh đó ,cũng mang trong mình số phận người phụ nữ Hồ Xuân Hương đã viết nên tác phẩm “Bánh trôi nước”.

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầ tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Chỉ có những chiếc bánh trôi nước mộc mạc giản đơn thế thôi mà tác giả Hồ Xuân Hương đã làm nên một bài thơ nói lên sự chịu đựng, gánh lấy quan niệm sai trái trọng nam khinh nữ của người phụ nữ lúc bấy giờ. Bài thơ chỉ có những vốn từ đơn giản thân thuộc mà chất chứa biết bao nhiêu tình cảm.

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”

Tác giả đã sử dụng mô típ ca dao quen thuộc “Thân em” để ngưởi phụ nữ có thể hóa thân vào những chiếc bánh trôi nước dân dã đáng yêu. Hàm chứa bên trong vẫn là ca ngợi vè đẹp của người phụ nữ biến họ thành những đóa hoa xinh đẹp, lộng lẫy và thắm tươi nhất của cuộc đời. Làm cho cuộc sống này thêm tươi đẹp thêm màu sắc.

“Bảy nổi ba chìm với nước non”

Thành ngữ “bảy nổi ba chìm” được vận dụng tài tình nhằm gợi tả số phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa. Để bày tỏ nỗi xúc động thương cảm của bà Hồ Xuân Hương đứng trước số phận lênh đênh chìm nổi chẳng biết đi về đâu của người phụ nữ. Chỉ mặc cho số phận định đoạt. Tôi tự hỏi:”Một người phụ nữ đẹp đến mà vì lẽ gì phải chịu đựng cuộc đời như vậy, chẳng lúc nào được sống trong cuộc sống vui vẻ hạnh phúc?” Tại sao những người đàn ông to lớn khỏe mạnh như thế mà không chịu những số phận khổ cực mà bắt những phụ nữ nhỏ bé kia phải gánh lấy chứ?

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn” Tác giả sử dụng một biện pháp kinh tế:đảo ngữ. Nó lên người phụ nữ phải sống lê thuộc. “Tại gia tòng phụ, xuất giá tỏng phu, phu tử tòng tử” . Lúc ở nhà thì phụ thuộc vào cha, cha bảo gì làm nấy chằng giám làm trái. Khi lập gia thất thì phải cung phụng cho chồng , cũng chẳng giám làm sai. Lúc chồng mất sống phận của mình phải nương nhờ vào con của mình. Trên cuộc đời này làm gỉ có quan niệm vô lí đến thế! Vậy biết bao giờ họ mới có được cuộc sống riêng tự lâp cho chính bản thân mình. Họ phải đau khổ biết bao để chịu đựng những thứ đao lí như thế

“Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Giọng thơ tự hào quả quyết biểu thị thái độ kiên trì, bền vững. “Tấm lòng son” tượng trưng cho phẩm chất sắc son thủy chung, chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt Nam đối với chồng con, Với mọi người tuy bị cuộc sống phụ thuộc, đối xử không công bằng trong cuộc đời. Câu thơ thể hiện niềm tự hào và biểu lộ khá đậm tính cách của Hồ Xuân Hương: cảm thương cho người phụ nữ, căm phẫn đối với người chồng.

Bài thơ nói về người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua hình ảnh bánh trôi nước – một món ăn dân tộc bằng một thứ ngôn ngữ bình dị, dân gian. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đã được Việt hóa hoàn toàn. Thơ hàm súc đa nghĩa giàu bàn sắc Xuân Hương. Bài thơ biểu lộ niềm thông cảm và tự hào đối với số phận, thân phận và của người phụ nữ Việt Nam nó có gái trị nhân bản đặc sắc. Nữ sĩ viết với tất cả lòng yêu mến, tự hào bản sắc nền văn hóa Việt.


29 tháng 11 2016

Thành ngữ " bảy nỗi ba chìm "

=> làm vị ngữ của câu .

30 tháng 11 2016

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

=> là vị ngữ khúc trên chủ ngữ

9 tháng 11 2017

- Cặp từ trái nghĩa đc sử dụng trong bài: bảy nổi ba chìm ( thành ngữ )

- Tác dụng:

Diễn tả chân thật phẩm giá của người phụ nữ

Bộc lộ phẩm chất của người phụ nữ một cách rõ ràng

Ngụ ý tả thực sâu sắc

- Phẩm chất của người phụ nữ xưa: Số phận chìm nổi, long đong, lận đận bấp bênh giữa dòng đời xô đẩy không có quyền quyết định số phận của mik phải phụ thuộc vào kẻ khác. Mặc dù vậy nhưng người phụ nữ trong bài thơ này chấp nhận sự thua thiệt ở đời nhưng vẫn giữ được phẩm giá trong sạch thủy chung coi trọng tình nghĩa của mình

Chúc bạn học tốt ^.^

5 tháng 2 2018

- Cặp từ trái nghĩa đc sử dụng trong bài: bảy nổi ba chìm ( thành ngữ )

- Tác dụng:

Diễn tả chân thật phẩm giá của người phụ nữ

Bộc lộ phẩm chất của người phụ nữ một cách rõ ràng

Ngụ ý tả thực sâu sắc

- Phẩm chất của người phụ nữ xưa: Số phận chìm nổi, long đong, lận đận bấp bênh giữa dòng đời xô đẩy không có quyền quyết định số phận của mik phải phụ thuộc vào kẻ khác. Mặc dù vậy nhưng người phụ nữ trong bài thơ này chấp nhận sự thua thiệt ở đời nhưng vẫn giữ được phẩm giá trong sạch thủy chung coi trọng tình nghĩa của mình

Chúc bạn học tốt ^.^

9 tháng 9 2018

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người cha già dân tộc, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, trong đêm trường đen tối của cách mạng Việt Nam cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, Hồ Chí Minh đã tìm ra con đường đi mới cho Cách mạng Việt Nam, đưa người dân từng bước tiến lên và chạm vào được ánh sáng của hòa bình. Tuy nhiên, người không chỉ là một người dẫn đường tài ba, xuất chúng mà đối với mỗi người Việt Nam, Bác còn là một người cha, một người Bác thân yêu, luôn quan tâm đến những người dân bằng tất cả tình yêu thương chân thành nhất.

Để đưa Cách mạng Việt Nam thoát ra khỏi bóng đêm nô lệ, sau khi bôn ba khắp năm châu bốn bể trong suốt hai mươi năm ròng rã, Hồ Chí Minh đã tìm ra con đường cứu nước mới có thể đưa cách mạng Việt Nam cập bến thắng lợi. Người trực tiếp về nước lãnh đạo cách mạng, không những vậy, trong những ngày ở chiến khu Việt Bắc, trước sự dáo diết, điên cuồng của Thực dân Pháp, Người đã luôn ở bên, chỉ ra từng đường đi nước bước đúng đắn cho Cách mạng Việt Nam, hình ảnh của Người trong đêm khuya không ngủ suy tính vận nước, thức dậy dùng chăn của mình đắp cho người cháu chiến sĩ khiến cho ai nấy đều vô cùng cảm động về tấm lòng nhân từ, hết lòng vì dân vì nước của Người.

Trong một đêm mùa đông, khi cùng Bác hoạt động ở chiến khu Việt Bác, anh đội viên đã vô cùng xúc động trước những tình cảm yêu thương, chăm sóc của Bác dành cho mình, đồng thời cũng vô cùng đau lòng vì đã khuya Bác vẫn không thôi trăn trở về vận nước, suy tính đường lối, chiến lược sao cho Cách mạng Việt Nam có thể đi đến thắng lợi cuối cùng. Thức dậy vào giữa đêm, anh đội viên vô cùng bất ngờ vì trời đã khuya lắm rồi, vầng trăng cũng đã lên cao, soi sáng vằng vặc trong không gian, nhưng Bác vẫn chưa ngủ, Bác ngồi bên bàn làm việc của mình, khuôn mặt trầm tư, suy nghĩ. Có lẽ đêm nay Bác đã ko ngủ

Bên bếp lửa bập bùng, gương mặt suy tư nghiêm túc, những nếp nhăn trên trán của Người khiến cho anh đội viên vô cùng xúc động, mà trên hết là đau lòng. Vì dù cả ngày lãnh đạo kháng chiến vô cùng mệt mỏi, căng thẳng, ngỡ như đêm về Hồ Chí Minh có thể nghỉ ngơi lấy lại sức lực. Nhưng không, Người không hề chợp mắt, vận nước đang khó khăn, Người không thể yên tâm nên đêm rồi vẫn trầm ngâm suy nghĩ, mong muốn tìm ra con đường đúng đắn nhất cho cách mạng Việt Nam. Anh đội viên xúc động trước tấm lòng cao cả, vĩ đại của Bác dành cho dân tộc, cách mạng Việt Nam, nhưng cũng đau lòng khôn nguôi vì Bác không ngủ.

Bên ngoài trời bắt đầu mưa lâm thâm, bên trong mái nhà tranh xơ xác là một trái tim vị tha, cao cả của Người, anh đội viên càng nhìn hình ảnh hao gầy của Bác lại càng thương, mái tóc của người vì dân vì nước mà đã điểm nhiều sợi bạc. Nhưng lo lắng cho chính sự là vậy nhưng Bác khiến cho anh đội viên vô cùng ấp áp, cảm động. Chỉ vì sợ đứa cháu nhỏ bị lạnh mà đêm đến Người vẫn ngồi đốt lửa sửa ấm cho cháu, mong cháu có một giấc ngủ ngon. Không chỉ vậy, Người còn dịu dàng đi đắp chăn cho từng người một, vì sợ những đứa cháu giật mình tỉnh giấc mà Bác nhón chân đi nhẹ nhàng.

Nhìn thấy Bác, anh đội viên thấy cay khóe mắt, ngỡ như mình đang nằm mộng, bóng Bác ngồi đó bỗng trở nên cao lớn, vĩ đại. Tấm lòng thương yêu vô bờ bến của Bác còn ấm áp hơn cả ngọn lửa hồng kia. Nỗi lòng thổn thức, xúc động, anh đội viên đã đến bên Bác, ân cần mà hỏi nhỏ : “Bác ơi! Bác chưa ngủ ư?”, “Bác có lạnh lắm không?”. Khẽ quay qua nhìn anh đội viên, Bác khuyên anh đội viên đi ngủ sớm lấy sức ngày mai còn đánh giặc. Vâng lời Bác, anh đội viên nhắm mắt nhưng lòng thì không thể yên tâm, bụng bồn chồn lo lắng.

Lần thứ ba thức dậy, đội viên vô cùng hốt hoảng vì Bác vẫn chưa ngủ, khuyên Bác đi ngủ thì Bác nói thương cho đoàn dân công ngòai rừng sẽ vô cùng khó khăn, dải lá cây làm chiếu, manh áo làm chăn thì làm sao có thể ngủ ngon, trời lại không ngừng mưa lâm thâm. Thương các cháu vất vả nên Bác không cho phép mình chợp mắt, chỉ ngồi lặng im bên bếp lửa mong trời mau sáng. Anh đội viên cũng không thể ngủ nữa mà ngồi cùng Bác bên bếp lửa. Dù không có một giấc ngủ ngon nhưng anh đội viên vẫn thấy vô cùng vui sướng vì anh được thức cùng Bác. Và anh cũng không còn trăn trở nhiều nữa, những hành động vĩ đại của Bác bởi một lẽ đơn giản, người là Hồ Chí Minh.

11 tháng 9 2018

cho mày một SPhehe

Câu 1 :  ( không chắc )

Tĩnh dạ tứ

Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

Xa ngắm thác núi Lư

Câu 2 : 
Thành phố tháng tư (thơ, in chung với Lê Thị Kim, 1984)
Trước vòng chung kết (truyện dài, 1984)
Cú phạt đền (truyện ngắn, 1985)
Đầu xuân ra sông giặt áo (thơ, 1986)
Trò chơi lãng mạn của tình yêu (tập truyện, 1987)
Chuyện cổ tích dành cho người lớn (tập truyện, 1987)
Bàn có năm chỗ ngồi (truyện dài, 1987)
Còn chút gì để nhớ (truyện dài, 1988)
Bí mật của một võ sĩ (tập truyện, 1989)
Cô gái đến từ hôm qua (truyện dài, 1989)
Chú bé rắc rối (truyện dài, 1989)
Nữ sinh (truyện dài, 1989)
Thiên thần nhỏ của tôi (truyện dài, 1990)
Phòng trọ ba người (truyện dài, 1990)
Mắt biếc (truyện dài, 1990)
Thằng quỷ nhỏ (truyện dài, 1990)
Hoa hồng xứ khác (truyện dài, 1991)
Hạ đỏ (truyện dài, 1991)
Bong bóng lên trời (truyện dài, 1991)
Bồ câu không đưa thư (truyện dài, 1993)
Những chàng trai xấu tính (truyện dài, 1993)
Tứ tuyệt cho nàng (thơ, 1994)
Lễ hội của đêm đen (thơ, 1994)
Trại hoa Vàng (truyện dài, 1994)
Út Quyên và tôi (tập truyện ngắn, 1995)
Đi qua hoa cúc (truyện dài, 1995)
Buổi chiều Windows (truyện dài, 1995)
Quán Gò đi lên (truyện dài, 4/12/1999)
Những cô em gái (truyện dài, 7/5/2000)
Ngôi trường mọi khi (truyện dài, 2001)
Kính vạn hoa (bộ truyện 54 tập, 1995-2002: 45 tập, 9 tập viết thêm sau)
Chuyện xứ Lang Biang (bộ truyện 4 phần, 2004-2006)
Tôi là Bêtô (truyện, 4/4/2007)
Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ (truyện, 1/2008)
Đảo mộng mơ (truyện, 21/10/2009)
Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (truyện dài, 24/10/2010)
Lá nằm trong lá (truyện dài, 24/9/2011)
Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ (truyện dài, 6/2012)
Sương khói quê nhà (tạp văn, 2012)
Người Quảng đi ăn mì Quảng (tạp văn, 2012)
Ngồi khóc trên cây (truyện dài, 27/6/2013)
Thương nhớ Trà Long (tạp văn 2014)
Chúc một ngày tốt lành (truyện dài, 6/3/2014)
Bảy bước tới mùa hè (truyện dài, 1/3/2015)
Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng (truyện dài, 28/2/2016)
Ngày xưa có một chuyện tình (truyện dài, 18/09/2016)
Cây chuối non đi giày xanh (truyện dài, 7/1/2018)
Cảm ơn người lớn (truyện dài, 17/11/2018)

Nội dung, ý nghĩa : < nhiều này ai nêu >

Câu  3 

1 .Ai Cập 

2 .Libya 

3 .Tunisia 

4 .Algeria 

5.  Maroc

6 .Tây Sahara 

7.  Sudan 

8.  Nam Phi 

9.  Lesotho 

10.  Swaziland 

11.  Botswana 

12.  Namibia 

13.  Ethiopia 

14.  Eritrea 

15.  Nam Sudan

Câu 4 : 

Thủ đô Hy Lạp : A-ten

Câu 5 :

Tên chính quy :

Tống Bình,Đại La ;La Thành,Long Đỗ,Thăng Long, Đông Đô,Đông Quan,Đông Kinh,Bắc Thành

Hà Nội còn có nhiều các tên gọi không chính thức khác, chủ yếu xuất hiện trong văn thơ và dân gian: Trường An hay Tràng An (lấy theo tên gọi của kinh đô của Trung Quốc thời kỳ nhà Hán và nhà Đường); Phượng Thành hay Phụng Thành (trong bài phú của Nguyễn Giản Thanh); Long Thành, Long Biên, Kẻ Chợ (trong dân gian); Thượng Kinh, Kinh Kỳ, Hà Thành, Hoàng Diệu, ngay sau Cách mạng tháng Tám - 1945, đôi khi trong các báo chí của Việt Nam sử dụng tên này để chỉ Hà Nội.

Câu 6 ; < cái ngoặc là chỉ thời gian trị vì >

1. Gia Long hoàng đế (1802 – 1819) -Nguyễn Ánh

2. Minh Mệnh hoàng đế (1820 – 1840)

3. Thiệu Trị hoàng đế (1841 – 1847)

4. Tự Đức hoàng đế (1848 – 1883)

5. Dục Đức (làm vua ba ngày)

6. Hiệp Hòa (6.1883-11.1883)

7. Kiến Phúc (12.1883-8.1884)

8. Hàm Nghi (8.1884-8.1885)

9. Đồng Khánh (10.1885-12.1888)

10. Thành Thái (1.1889-7.1907)

11. Duy Tân (1907-1916)

12. Khải Định (1916-1925)

13. Vị hoàng đế cuối cùng Bảo Đại (1926-1945)

_Minh ngụy_

12 tháng 12 2018

*khổ đầu:

tác giả đã sử dụng điệp từ "nghe".Có tác dụng:để nhấn mạnh nỗi xúc động của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa. Thông qua đó ta có thể cảm nhận được tình yêu quê hương thắm thiết của người lính trẻ.

*khổ cuối:

Tác giả đã sử dụng điệp từ "vì". Có tác dụng:để nhấn mạnh nguyên nhân khiến người chiến sĩ ra đi chiến đấu. Không phải bắt nguồn từ những nguyên nhân to lớn nào khác mà chính là vì bà, nơi quê hương thân thuộc có tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ.

12 tháng 12 2018

Cả khổ thơ là những rung cảm ban đầu của người lính trên đường hành quân khi nghe tiếng gà trưa.
- Dòng thứ tư “Cục ... cục tác cục ta” với việc lặp âm và những dấu chấm lửng đã mô phỏng sát đúng tiếng gà làm cho chuyện kể như được lồng vào một bức tranh nổi có tiếng gà vang vọng trong không gian.
- Lối dùng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, lấy thính giác (nghe) thay cho cảm giác (thấy) và điệp ngữ “nghe” lặp lại ba lần ở đầu dòng thơ có tác dụng đem lại ấn tư ợng như tiếng gà ngưng lại, làm xao động không gian và xao động lòng người.
- Trật tự đảo của kết cấu so sánh: Nghe xao động nắng trưa (nổi bật nghĩa
bóng) với Nghe nắng trưa xao động (nổi bật nghĩa đen) xen vào những trật tự đảo của câu trước và câu sau, làm cho âm điệu câu thơ thay đổi, tránh được sự nhàm chán và diễn tả được sự bồi hồi, xao xuyến của tâm hồn.

28 tháng 7 2018

a. Đoạn trích trong văn bản : Cây Tre Việt Nam

Tác giả : Thép Mới

b. "Tre la thang than, bat khuat! Ta khang chien , tre lai la dong chi chien dau cua ta.

Tre von cung ta lam an, lai vi ta ma cung ta danh giac

Chủ ngữ : in đậm

Vị ngữ : in nghiên + đậm

c. Biện pháp tu từ : nhân hoá

Tre - thẳn thắn, bất khuất - đồng chí chiến đấu - cùng ta làm ăn - đánh giặc

28 tháng 7 2018

a)Được trích từ văn bản''Cây tre VN'' của thép MỚI

b)Tre là thẳng thắn, bất khuất ! Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta. Tre vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng ta đánh giặc.

CN:IN ĐẬM

VN:IN NGHIÊNG

c)- Biện pháp nhân hóa “Tre”
- Tre Việt Nam là một phép ẩn dụ lớn dựa trên những nét tương đồng giữa tre và con người Việt Nam. Nói đến cây tre là nói đến con người Việt Nam, phẩm chất cao quý của tre cũng là phẩm chất cao quý của con người và dân tộc Việt Nam.