Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mở bài : Giới thiệu đêm trăng ở nơi em sống ( có thể là đêm trăng bình thường hoặc đêm trăng đêm trung thu ) .
· Thân bài : Miêu tả đêm trăng theo trình tự
_ Đêm trăng sáng rất đẹp vào dịp trung thu .
_ Đêm trăng đó rất đặc sắc : Bầu trời cao , trong xanh vời vợi, trăng tròn vành vạch . Trang tỏa ánh sáng khắp không gian : cây cối nhà cửa , đường làng ngỏ xóm tràn ngập ánh trăng .
_ Ánh trăng len lỏi đến từng nhà .
_ Đâu đâu cũng tràn ngập ánh trăng .
· Kết bài : Cảm nghĩ của em về đêm trăng đó .
Đêm trăng thật đẹp , khiến em càng cảm thấy yêu cảnh vật quê hương , đất nước ta .
1. Mở bài: Giới thiệu cảnh đêm trăng:
(Thời gian, địa điểm, hoàn cảnh tiếp xúc)
2. Thân bài:
a. Trước khi trời tối:
+ Nhà nhà chuẩn bị lên đèn điện.
+ Cảnh vật trang nghiêm chờ trăng lên.
b. Trời tối:
+ Trăng hiện ra, vầng trăng tròn…
+ Bầu trời, vì sao,…
+ Cây cối dưới trăng…
+ Nhà cửa…
+ Đường làng, ngõ phố sáng trưng,…
+ Trẻ con tụ tập chơi trốn tìm…
c. Trời về khuya:
+ Không gian trong vắt, tiếng con trùng rả rích.
+ Càng lúc trăng càng nhỏ dần nhưng sáng dần .
3. Kết bài: Cảm nghĩ về đêm trăng.
Chủ nhật vừa rồi em cùng với bố mẹ về quê thăm bà ngoại. Đó là nơi có cánh đồng lúa xanh mướt, chỉ ngửi thôi, cũng đã thấy dễ chịu vô cùng.
Sau một thời gian thi cử mệt mỏi, cuối cùng em cũng đã được xả hơi. Quê ngoại là nơi em luôn mong được về chơi. Em rất nhớ ngoại, nhớ anh chị , cô chú ở đó.
Bài văn kể về một chuyến về quê lớp 6 - Ảnh minh họa
Quê ngoại em là một miền quê yên bình, tĩnh lặng , không ồn ào như thành phố Hà Nội. Suốt chặng đường đi, em luôn háo hức, mong chờ. Cũng lâu lắm rồi em mới được về thăm ngoại. Hai bên đường về nhà ngoại lúa xanh mướt, thoang thoảng mùi thơm của lúa lúc trổ đòng! Xa xa là bóng hình những chú bò, trâu đang chăm chỉ gặm cỏ. Các chú rất khoái món cỏ bởi cỏ cũng xanh và "ngon" như lúa vậy! Các bác nông dân đang ngồi nghỉ bên bờ, ai cũng nở nụ cười rất tươi dù trên trán vẫn lấm tấm những giọt mồ hôi. Gặp ai bố em cũng chào rất nhiệt tình. Mọi người dường như đều là người quê, người làng người nước nên thân thiết ghê!
Về tới nhà ngoại, em đã thấy ngoại đón sẵn ở cổng. Ngoại lo em và bố mẹ mệt nên chuẩn bị sẵn chiếc chiếu ngoài hiên để cả nhà ngồi nghỉ. Nhưng em không thấy mệt tí nào, dù đường có hơi xa một chút, em vẫn cảm thấy "sung sức" lắm! Nhìn ngoại ngày một già đi, em thương ngoại lắm! Mái tóc ngoại bạc hết rồi, chỉ còn lưa thưa vài sợi đen. Ngoại vuốt tóc em, hỏi em súc khoẻ, học tập và dặn dò em rất ân cần.
Nghỉ một lát, em vội phụ ngoại ra vườn hái hoa quả. Chà, vườn nhà ngoại nhiều quả tươi ngon ghê! Nào là na, nào là ổi, là khế,..... Rất nhiều quả cho em lựa chọn. Em phụ ngoại hái mỗi loại một ít đem về ăn. Quả do tay ngoại trồng có khác. Ngon và mát vô cùng!
Ngoại có nuôi một chú mèo rất dễ thương. Em chơi với chú mãi mà không thấy chán. Buổi tối em phụ ngoại nhặt rau nấu cơm. Bữa cơm tối hôm đó, cả nhà em quây quần bên nhau. Thấy ngoại cười hạnh phúc, lòng em cũng tràn ngập xúc động. Em thương ngoại lắm , năn nỉ ngoại lên ở cùng gia đình mà không được. Ngoại nói ngoại ở quê quen rồi, ngoại không muốn đi ở nơi khác.
Hôm sau tạm biệt ngoại mà trong lòng em buồn rười rượi. Chỉ mong hè tới thật nhanh để em có thể về thăm ngoại được lâu hơn.
Sau chín tháng học hành vất vả, cuối cùng chúng em cũng được nghỉ hè. Mùa hè đến, bố mẹ thường hay đưa em đi chơi công viên nước hoặc đi xem vườn thú. Nhưng em thích nhất là được về quê thăm ông bà nội.
Như mọi năm, cứ đầu mùa hè là gia đình em dành khoảng 3 - 4 ngày cùng nhau về quê chơi. Quê em đẹp lắm. Đi trên con đường đất gập ghềnh sỏi đá, ngồi trong xe nhìn ra xa, là cánh đồng lúa rộng bao la mang màu xanh của mạ non. Xa xa, một vài chú bò đang khoan thai gặm cỏ. Một vài cậu bé đang chạy đuổi nhau để giành lấy cánh diều đang bay cao trên trời xanh rộng lớn. Chốc chốc, một đàn chim lại đua nhau chuyền cành.
Nhà ông bà nội em nằm trên một con đường nhỏ, ô tô không đi vào được. Nhà ông bà lợp mái ngói đỏ, mang màu rêu phong cổ kính. Trước nhà là một mảnh vườn nhỏ, là nơi ông em trồng rau và nuôi gà. Cành đó là một ao đầy cá. Khi thấy em và bố mẹ đến, ông bà phấn khởi lắm. Ông ôm em một cái thật chặt sau đó dắt em ra vườn chơi rồi cầm cần rẻ em ra câu cá. Hai ông cháu nói chuyện rôm rả. Ông hỏi thăm tình hình học tập của em và kể cho em nghe rất nhiều chuyện. Thấy hai ông cháu đang vui vẻ với nhau, bà em dắt bố mẹ em vào nhà và pha chè.
Tối đến, bà cùng mẹ chuẩn bị bữa cơm "cây nhà lá vườn": cá kho, thịt luộc cùng canh chua – toàn thịt rau mà ông bà nuôi trồng trong ao vườn. Có lẽ bởi thế nên em thấy bữa ăn rất ngon. Xong, em ra nằm võng ở ngoài vườn và ngủ đi lúc nào không hay.
Thời gian trôi qua mau cũng đã đến lúc bố mẹ phải đi làm, em cũng cần chuẩn bị cho năm học mới. Trước khi chia tay, ông tặng em chiếc cần câu của ông và dặn: "Khi nào rảnh thì lại lên đây chơi với ông nhé".
Truyện cổ tích : loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc :
- Nhân vật bất hạnh ( như : người mồ côi, người con riêng, người em út, người có hình dạng xấu xí,...)
- Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ
- Nhân vật thông minh và nhân vật ngố nghếch
- Nhân vật là động vật (con vật biết nói năng, hoạt động, tính cách như con người).
Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công
Truyện cổ tích (tiếng Anh: Fairy Tales; Hán Việt: 童話; Đồng Thoại) là một thể loại văn học được tự sự dân gian sáng tác có xu thế hư cấu, bao gồm cổ tích thần kỳ, cổ tích thế sự, cổ tích phiêu lưu và cổ tích loài vật. Đây là loại truyện ngắn, chủ yếu kể về các nhân vật dân gian hư cấu, như tiên, yêu tinh, thần tiên, quỷ, người lùn, người khổng lồ, người cá, hay thần giữ của, và thường là có phép thuật, hay bùa mê.
* Phó từ: là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ và tính từ.
* Phó từ đứng trước động từ, tính từ: Những phó từ này thường bổ sung một số ý nghĩa liên quan đến hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất nêu ở động từ hoặc tính từ như: quan hệ thời gian, mức độ, sự tiếp diễn tương tự, sự phủ định, sự cầu khiến.
* Phó từ đứng sau động từ, tính từ: Những phó từ này thường bổ sung một số ý nghĩa liên quan đến hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất nêu ở động từ hoặc tính từ như: mức độ, khả năng, kết quả và hướng. Những phó từ thường gặp: đã, đang, cũng, sẽ, vẫn, còn, đều, được, rất, thật, lắm, quá...
- phó từ là những từ chuyên đi kèm với động từ và tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ và tính từ
- phó từ từ gồm 2 loại :
+ phó từ đứng trước động từ và tính từ
+ phó từ đứng sau động từ và tính từ
Mỗi sự việc xảy ra đều đem đến sự hấp dẫn kỳ lạ, từ việc thay đổi của người con đến cách xử lý vô cùng khéo léo đầy nghệ thuật của người mẹ. Nhưng đứa trẻ nào cũng vậy, luôn ham chơi và dễ bắt chước. Được một thời gian Mạnh Tử vấp phải một sai lầm chính là bỏ học đi chơi, biết được tính ham chơi hơn ham học của người con người mẹ hiền từ nhưng nghiêm khắc đã dùng trí tuệ, sự thông minh để đưa ra một hành động thật quyết liệt, bất ngờ đó là dùng dao cắt đứt tấm vải mình đang dệt. Có lẽ khi chứng kiến hành động lạ thường này bất cứ người con nào cũng thấy sửng sốt. Mẹ không dùng lời nói dạy con mà dùng hành động mang ẩn ý sâu sắc: để dệt được một mảnh vải đẹp, bền là cả một quá trình, học tập cũng vậy để thành đạt cần phải chuyên tâm, việc bỏ học đi chơi giống như việc bản thân con tự cầm dao cắt đứt những gì mình từng cố gắng. Đó là bài học không những sâu sắc mà còn cảm phục mà mẹ mang lại. Em thấy Mạnh Tử cũng như rất nhiều những người con, những đứa trẻ khác, tâm hồn ngây thơ, trong trắng, dễ bắt chước nhưng cũng dễ hoà vào cuộc sống mới, không ngại đổi thay, thông minh và hiểu điều mẹ dạy. Như bất cứ bà mẹ nào, người mẹ trong câu chuyện rất đáng ngợi ca, đó là người mẹ thông minh, khéo léo, tinh tế, cương quyết, yêu thương, hiểu tâm lý con trẻ. Đó quả là một người mẹ hiếm có.
Số từ là từ chỉ số lượng hay số thứ tự
Vd :
Số thứ tự : Ông Sáu đang chạy xe .
Số từ : Sáu .
:)
Học vui !
Kết bạn nha !
- anh em cùng một mẹ cha
cũng như cây cọ sinh ra nhiều cành
- trên trời mây trắng như bông
ở giữa cánh đồng, bông trắng như mây
- qua đình ngả nón trông đình
đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu
- cày đồng đang buổi ban trưa
mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
- thân em như ớt trên cây
càng tươi ngoài vỏ, càng cay trong lòng
- tình anh như nước dâng cao
tình em như tấm lụa đào tẩm hương
- ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu
- dù ai nói ngả nói nghiêng
lòng ta vẫn vững như kiềng 3 chân
- còn duyên thì gắn như keo
hết duyên nghễnh ngáng như kèo đục vênh
- công cha như núi thái sơn
nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
-Loi choi như giòi mắc đẻ
-Lè nhè như chè thiu
-Rè rè như ốc nướng
-Lúng túng như gà mắc tóc
-Lăng xăng như thằng mất khố
-Lôi thôi như cá trôi xổ ruột
-Rành rành như canh nấu hẹ
-Lầm rầm như thầy bói nhầm quẻ
-Nhào nhào như chào mào mổ đom
-Nhăng nhẳng như chó cắn ma
-Lừ đừ như ông từ vào đền
1. "Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông..."
2. "Thân em như chẽn lúa đòng đòng"
3. "Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần."
4. "Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang"
5. "Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu."
6. "Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày."
7. "Thân em như ớt trên cây
Càng tươi ngoài vỏ, càng cay trong lòng."
8. "Còn duyên thì gắn như keo
Hết duyên nghễnh ngãng như kèo đục vênh."
9. "Anh em cùng một mẹ cha
Cũng như cây cọ sinh ra nhiều cành."
10. "Tình anh như nước dâng cao
Tình em như tấm lụa đào tẩm hương."
- Lúng túng như gà mắc tóc
- Lăng xăng như thằng mất khố
- Lôi thôi như cá trôi xổ ruột
- rành rành như canh nấu hẹ
- Lầm rầm như thầy bói nhầm quẻ
- Nhào nhào như chào mào mổ đom
- Nhăng nhẳng như chó cắn ma
- Lừ đừ như ông từ vào đền
- anh em cùng một mẹ cha
cũng như cây cọ sinh ra nhiều cành
- trên trời mây trắng như bông
ở giữa cánh đồng, bông trắng như mây
- qua đình ngả nón trông đình
đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu
- cày đồng đang buổi ban trưa
mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Chỉ từ là những từ dùng để chỉ, trỏ vào sự vật nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian. Một số ví dụ về Chỉ từ có thể kể đến như các từ: Này, nọ, ấy, kia, đó, đấy, đây và nhiều thí dụ khác để thay thế các từ, cụm từ tương xứng.
Học tốt nha !
^^
Chỉ từ là những từ dùng để chỉ ,trỏ vào sự vật nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian
k mk nha