K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 12 2017

Câu 1: Hô hấp có liên quan như thế nào tới hoạt động sống của tế bào và cơ thể ?

Câu hỏi của Nguyễn Như Huyền - Sinh học lớp 8 | Học trực tuyến

Câu 2: Trình bày sự trao đổi khí ở phổi và tế bào

Hỏi đáp Sinh học

Câu 3: Dung tích sống là gì ?

Dung tích sống là thể tích lớn nhất của lượng không khí mà một cơ thể hít vào và thở ra. Dung tích sống phụ thuộc tổng dung tích phổi và dung tích khí cặn

Quá trình luyện tập để tăng dung tích sống phụ thuộc vào các yếu tố nào?

Dung tích phổi phụ thuộc dung tích lồng ngực, mà dung tích lồng ngực phụ thuộc sự phát triển của khung xương sườn trong độ tuổi phát triển, sau độ tuổi phát triển sẽ không phát triển nữa. Dung tích khí cặn phụ thuộc vào khả năng co tối đa của các cơ thở ra, các cơ này cần luyện tập đều từ bé.

Câu 4: Hút thuốc lá có hại như thế nào đối với sức khỏe?

Câu hỏi của Nguyễn Như Huyền - Sinh học lớp 8 | Học trực tuyến

câu này tương tự câu 4 trong link

Câu 5: Trình bày phương pháp hô hấp nhân tạo

1. Phương pháp hà hơi thổi ngạt
a - Đặt nạn nhân nằm ngửa,
đầu ngửa ra phía sau.
b- Bịt mũi nạn nhân bằng hai
ngón tay.
c- Hít một hơi đầy lồng ngực rồi ghé
môi sát miệng nạn nhân và thổi hết
sứcvào phổi nạn nhân.
d- Lặp lại thao tác b và c 12 – 20 lần/phút
cho đến khi sự hô hấp tự động của nạn nhân
ổn định bình thường.
Nếu tim nạn nhân đồng thời ngừng đập, có thể
vừa thổi ngạt vừa xoa bóp tim.

2. Phương pháp ấn lồng ngực
a) Đặt nạn nhân nằm ngửa, lưng kê gối mềm để đầu hơi ngửa ra phía sau.
b) Cầm hai cẳng tay và dùng sức nặng cơ thể ép vào ngực nạn nhân
c) Dang tay nạn nhân đưa về phía đầu nạn nhân.
d) Làm lại thao tác b và c 12 – 20 lần/phút, cho tới khi sự hô hấp
tự động của nạn nhân ổn định bình thường.

Câu 6: Vai trò của tieu hóa đối với cơ thể là gì?

Vai trò của tiêu hóa là biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng để cung cấp cho cơ thể người và thải bỏ các chất bã trong thức ăn.

Câu 7: Nêu các tác nhân có hại trong hệ tiêu hóa ? Biện pháp và cách bảo vệ hệ tiêu hóa

Có rất nhiều tác nhân có thể gây hại cho hệ tiêu hóa ở những mức độ khác nhau :
- Răng có thể bị hư hại khi trong thức ân, đó uống hay kem đánh răng thiếu chất canxi (Ca) và fluo (F). hoặc do vi khuẩn lên men nơi vết thức ăn còn dính lại tạo ra môi trường axit làm hỏng lớp men răng và ngà răng.
- Dạ dày và tá tràng có thể bị viêm loét bởi hoạt động của vi khuẩn Helicobacter pylori kí sinh ở lớp dưới niêm mạc của những cơ quan này.
- Các đoạn ruột khác nhau cũng có thể bị viêm do nhiễm độc dẫn đến rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy. Các chất độc có thể do thức ăn ôi thiu, do vi khuẩn tả, thương hàn... hay kí sinh trùng amip tiết ra.
- Các tuyến tiêu hóa có thể bị viêm do các loại vi khuẩn, virut kí sinh gây ra. Gan có thể bị xơ (tế bào gan bị thoái hóa và thay vào đó là mô xơ phát triển) do viêm gan tiến triển, hay do tế bào gan không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, hoặc do tế bào gan bị đầu độc và hủy hoại bởi rượu, các chất độc khác.
- Hoạt động tiêu hóa còn có thể bị ngăn trở và giảm hiệu quả do giun sán sống kí sinh trong ruột (chúng có thể gây tắc ống mật, tắc ruột và cướp mất một phần chất dinh dưỡng của cơ thể). Các trứng giun sán thường dính trên bề mặt rau, củ không được rửa sạch và có thể sẽ lọt vào ruột khi ta ăn uống.

Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá
Vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi ăn để bảo vệ răng và các cơ quan khác trong khoang miệng.
Ăn uống hợp vệ sinh để tránh các tác nhân gây hại cho các cơ quan tiêu hóa.
Thiết lập khẩu phần ăn hợp lí để đảm bảo đủ dinh dưỡng và tránh cho các cơ quan tiêu hóa phải làm việc quá sức.
Ăn chậm nhai kĩ : ăn đúng giờ, đúng bữa, hợp khẩu vị; tạo bầu không khí vui vẻ thoải mái khi ăn ; sau khi ăn cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lí để sự tiêu hóa được hiệu quả.

30 tháng 12 2017

Câu 1:

- Cung cấp oxi cho tế bào tạo ATP cho hoạt động của tế bào và cơ thể

- Loại thải khí cacbonic do các tế bào thải ra khỏi cơ thể

Câu 2: Trao đổi khí ở phổi và tế bào đều theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp

- Trao đổi khí ở phổi :

+ O2 khuếch tán từ phổi vào máu

+ CO2 khuếch tán từ máu vào phổi

- Trao đổi khí ở tế bào :

+ O2 khuếch tán từ máu vào tế bào

+ CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu

Câu 3:

- Dung tích sống là thể tích lớn nhất của lượng không khí mà một cơ thể hít vào và thở ra. Dung tích sống phụ thuộc tổng dung tích phổi và dung tích khí cặn. Dung tích phổi phụ thuộc vào dung tích lồng ngực, mà dung tích lồng ngực phụ thuộc vào sự phát triển của khung xương sườn trong độ tuổi phát triển, sau độ phát triển sẽ không phát triển nữa. Dung tích khí cặn phụ thuộc vào khả năng co tối đa của các cơ khi thở ra, các cơ này cần được luyện tập thường xuyên từ bé. Vì vậy cần thường xuyên luyện tập thể dục thể thao thường xuyên đều đặn phối hợp tập thở sâu và giảm nhịp thở từ bé để có một dung tích sống lí tưởng

Câu 4: Trong thuốc lá có chứa rất nhiều chất độc hại ( nicotin, oxit cacbon, nitrozamin, ....) có thể gây tổn hại rất lớn đến hệ hô hấp :

- Làm tê liệt lớp lông rung phế quản, giảm hiệu quả lọc sạch không khí

- Có thể gây ung thư phổi

Câu 5: Phương pháp hô hấp nhân tạo :

- Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu ngửa ra phía sau

- Bịt mũi nạn nhân bằng 2 ngón tay

- Tự hít một hơi đầy lồng ngực rồi ghé môi sát miệng nạn nhân và thổi hết sức vào phổi nạn nhân, không để không khí thoát ra ngoài chỗ tiếp xúc với miệng

- Ngừng thổi để hít vào rồi lại thổi tiếp

- Thổi liên tục với 12 - 20 lần/phút cho tới khi quá trình tự hô hấp của nạn nhân được ổn định bình thường

( Nếu miệng nạn nhân bị cứng khó mở, có thể dùng tay bịt miệng và thổi vào mũi

Nếu tim nạn nhân đồng thời ngừng đập, có thể vừa thổi ngạt vừa xoa bóp tim)

Câu 6: Vai trò của tiêu hóa đối với cơ thể : Biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng cho cơ thể hấp thụ được và thải phân ra ngoài

Câu 7:

* Các tác nhân có hại cho hệ tiêu hóa :

- Vi khuẩn

- Giun sán

- Ăn uống không đúng cách

- Khẩu phần ăn không hợp lí

* Biện pháp và cách bảo vệ hệ tiêu hóa :

- Đánh răng mỗi sáng thức dậy, trước khi đi ngủ và sau khi ăn, dùng bàn chải mềm

- Ăn uống hợp lí :

+ Ăn chín uống sôi, rửa sạch, không ăn thức ăn ôi thiu

+ Không để ruồi nhặng, đậu vào thức ăn

- Khẩu phần ăn hợp lí

- Ăn uống khoa học :

+ Ăn uống đúng cách ( ăn chậm nhai kĩ, đúng giờ)

+ Thức ăn hợp khẩu vị; không khí bữa ăn vui vẻ, thời gian nghỉ ngơi sau bữa ăn hợp lí

27 tháng 11 2021

- Hô hấp cung cấp O2 và CO2 cho sự sản sinh và tiêu dùng năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể; đồng thời thải O2 và CO2 từ các tế bào, cơ thể ra ngoài tránh gây độc.

- Hô hấp gồm 3 giai đoạn chủ yếu: sự thở, sự trao đổi khí ở phổi và sự trao đổi khí ở tế bào.

Cau 2 :

a) Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của O2 từ không khí ở phế nang vào máu và của CO2 từ máu vào không khí phế nang.
Trao đổi khí ờ tế bào gồm sự khuếch tán của O2 từ máu vào tế bào của CO2 từ tế bào vào máu.

O2, CO2 khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp

b)

* Làm tăng thể tích lồng ngực:

+ Cơ liên sườn ngoài co → tập hợp xương ức và xương sườn có điểm tựa linh động sẽ chuyển động đồng thời theo 2 hướng: lên trên và ra 2 bên làm lồng ngực mở rộng ra 2 bên là chủ yếu.

+ Cơ hoành co → lồng ngực mở rộng thêm về phía dưới, ép xuống khoang bụng.

* Làm giảm thể tích lồng ngực:

+ Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành không co nữa và giãn ra → làm lồng ngực thu nhỏ trở về vị trí cũ.

+ Ngoài ra còn có sự tham gia của một số cơ khác khi thở gắng sức.

Câu 3 : 

Khi chúng ta chạy cơ thể vận động nhiều cơ thể cần nhu cầu O2 lớn hơn nên chúng ta thở gấp để tăng cường cung cấp O2 cho cơ thể, khi ta dừng lại cơ thể cần một thời gian để điều hòa nên chúng ta vẫn thở gấp thêm một thời gian nữa rồi mới hô hấp trở lại bình thường

27 tháng 11 2021

THAM KHẢO!

1. Vai trò:

- Cung cấp oxi cho tế bào tạo ATP cho hoạt động sống của tế bào và cơ thể, thải caconic ra khỏi cơ thể.

Hô hấp gồm 3 giai đoạn chủ yếu:
- Sự thở
- Sự trao đổi khí ở phổi
- Sự trao đổi khí ở tế bào.

2. 

a. Nhờ hoạt động của lồng ngực với sự tham gia của các cơ hô hấp mà ta thực hiện được hít vào và thở ra, giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.
Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của 02 từ không khí ở phế nang vào máu và của C02 từ máu vào không khí phế nang.
Trao đổi khí ờ tế bào gồm sự khuếch tán của 02 từ máu vào tế bào của C02 từ tế bào vào máu.các khí trao đổi ở phổi và tế bào đều theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp .trao đổi khí ở phổi khí oxi từ phế bào đc chuyển đến hồng cầu và trao đổi thành cacbonic rồi trở về phế bào . còn trao đổi khí ở tế bào thì : oxi từ hồng cầu → tế bào ở các mô cơ thể chuyển thành cacbonic → mao mạch.

b. 

* Làm tăng thể tích lồng ngực:

+ Cơ liên sườn ngoài co → tập hợp xương ức và xương sườn có điểm tựa linh động sẽ chuyển động đồng thời theo 2 hướng: lên trên và ra 2 bên làm lồng ngực mở rộng ra 2 bên là chủ yếu.

+ Cơ hoành co → lồng ngực mở rộng thêm về phía dưới, ép xuống khoang bụng.

* Làm giảm thể tích lồng ngực:

+ Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành không co nữa và giãn ra → làm lồng ngực thu nhỏ trở về vị trí cũ.

+ Ngoài ra còn có sự tham gia của một số cơ khác khi thở gắng sức.

3. Khi chúng ta chạy cơ thể vận động nhiều cơ thể cần nhu cầu oxy lớn hơn nên chúng ta thở gấp để tăng cường cung cấp oxy cho cơ thể, khi ta dừng lại cơ thể cần một thời gian thích ứng nên chúng ta vẫn thở gấp thêm một thời gian nữa rồi mới hô hấp trở lại bình thường

10 tháng 12 2016

Câu 1: Trả lời:

Gồm: ti thể, trung thể, không bào, thành tế bào, màng sinh chất, nhân.

Tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản của sự sống. Cơ thể người gồm hàng nghìn tỉ tế bào. Chúng cung cấp cơ quan cho cơ thể, tạo nên chất dinh dưỡng từ thức ăn, chuyển hóa chất dinh dưỡng thành năng lượng, và mang lại những chức năng đặc bệt. Tế bào còn chứa nguyên liệu di truyền và tế bào có thể tự tạo nên nhiều bản sao từ chính chúng.

10 tháng 12 2016

Câu 2: Trả lời:

Tim là bộ phận quan trọng trong hệ tuần hoàn của con người. Tim được cấu tạo từ một loại cơ đặc biệt là cơ tim. Tim là một khối cơ rỗng, được chia thành 4 buồng: 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất. Nhĩ phải và nhĩ trái, thành mỏng, nhận máu tĩnh mạch, đưa xuống thất; thất phải và thất trái, thành dày, bơm máu vào động mạch với áp lực cao. Hai tâm nhĩ ngăn cách nhau bởi vách liên nhĩ, hai tâm thất ngăn cách nhau bởi vách lên thất.

Độ dày của các thành tim ở các buồng thay đổi tùy theo chức năng của nó. Thành cơ tim thất trái dày gấp hai đến bốn lần thành thất phải, do nó phải bơm máu với áp lực cao hơn để thắng sức cản lớn của tuần hoàn hệ thống.
Năng lượng cần thiết cho sự chuyển động của máu xuất phát từ thành cơ tim

Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp \(O_2\) cho các tế bào của cơ thể và thải \(CO_2\) 

Các cơ quan hệ hô hấp người:

- Đường dẫn khí gồm có mũi,họng,thanh quản,khí quản,phế quản

- Phổi

Sự thông khí ở phổi:

- Không khí trong phổi cần thường xuyên thay đổi thì mới có đủ O2 cung cấp liên tục cho máu đưa tới tế bào

Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào:

- Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của \(O_2\) từ không khí ở phế nang vào máu và của \(CO_2\) từ máu vào không khí phế nang

- Trao đổi khí ở tế bào gồm sự khuếch tán của \(O_2\) từ máu vào tế bào của \(CO_2\) từ tế bào vào máu

 Cần làm những việc sau đây để bảo vệ hô hấp khỏi các tác nhân có hại:

- Trồng cây xanh 

- Đeo khẩu trang

- Sử dụng công nghệ hiện đại với dây chuyền khép kín

- Nơi sống và làm việc tránh ẩm

- Thường xuyên vệ sinh

- Xây dựng môi trường không khói thuốc lá

Cần tích cực rèn luyện để có một hệ hô hấp khỏe mạnh bằng tập thể dục thể thao phối hợp tập thở sâu và giảm nhịp thở thường xuyên từ bé 

6 tháng 1 2022

Tham khảo!

+ Dung tích sống là thể tích lớn nhất của lượng không khí mà một cơ thể hít vào và thở ra.

+ Dung tích sống phụ thuộc tổng dung tích phổi và dung tích khí cặn.

+Trong khói thuốc lá có chứa 1 chất gọi là: Nicotine khi vào cơ thể sẽ gây nên các thay đổi cấu trúc của niêm mạc phế quản dẫn đến tăng sinh các tuyến phế quản, các tế bào tiết nhầy và làm tê liệt lớp lông rung trong khí quản.

+Trồng nhiều cây xanh 2 bên đường phố, nơi công sở, trường học. bệnh viện và nơi ở có tác dụng điều hòa thành phần không khí (chủ yếu là O2, và CO2) có lợi cho hô hấp, hạn chế ô nhiễm không khí...

6 tháng 1 2022

Tham khảo

 

- Dung tích sống là thể tích lớn nhất của lượng không khí mà một cơ thể hít vào và thở ra.

- Dung tích sống phụ thuộc vào tổng dung tích phổi và dung tích khí cặn.Dung tích phổi phụ thuộc dung tích lồng ngực, mà dung tích lồng ngực phụ thuộc sự phát triển của khung xương sườn trong độ tuổi phát triển, sau độ tuổi phát triển sẽ không phát triển nữa. Dung tích khí cặn phụ thuộc vào khả năng co tối đa của các cơ thở ra, các cơ này cần luyện tập đều từ bé.

- Cần luyện tập thể dục thể thao đúng cách, thường xuyên đều đặn từ bé sẽ có dung tích sống lí tưởng.

Dung tích sống phụ thuộc tổng dung tích phổi và dung tích khí cặn. ... Dung tích khí cặn phụ thuộc vào khả năng co tối đa của các cơ thở ra, các cơ này cần luyện tập đều từ bé.

Cơ chế gây hại của thuốc lá với hệ hô hấp

Trong khói thuốc lá có chứa 1 chất gọi là: Nicotine khi vào cơ thể sẽ gây nên các thay đổi cấu trúc của niêm mạc phế quản dẫn đến tăng sinh các tuyến phế quản, các tế bào tiết nhầy và làm tê liệt lớp lông rung trong khí quản. Do đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp.

Trồng nhiều cây xanh 2 bên đường phố, nơi công sở, trường học. bệnh viện và nơi ở có tác dụng điều hòa thành phần không khí (chủ yếu là O2, và CO2) có lợi cho hô hấp, hạn chế ô nhiễm không khí...

24 tháng 12 2020

Câu 1:

Trong máu, tế bào có chức năng bảo vệ cơ thể là: Bạch cầu

Cơ chế hoạt động của bạch cầu: 

+ Các tế bào bạch cầu đi qua đường máu và tiêu diệt các vi-rút, vi khuẩn và các vật lạ trong cơ thể người có thể gây nên bệnh tật hoặc viêm nhiễm.

+ Các tế bào bạch cầu tạo nên hàng rào phòng thủ để bảo vệ cơ thể khỏi những vật lạ.

 
24 tháng 12 2020

Câu 2:

Một số bệnh ở đường hô hấp thường gặp như viêm phổi, viêm phế quản, hen suyễn, lao phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính… 

Các tác nhân có hại cho hệ hô hấp: Bụi, nitơ oxit, lưu huỳnh oxit, cacbon oxit, các chất độc hại và các sinh vật gây bệnh .

Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại:

+ Trồng nhiều cây xanh,

+ Không xả rác bừa bãi,

+ Không hút thuốc lá,

+ Đeo khẩu trang chống bụi khi làm vệ sinh hay khi hoạt động ở môi trường nhiều bụi.

Câu 1:

- Khói thuốc lá chứa rất nhiều chất độc hại có hại cho hệ hô hấp 

- Oxit cacbon (CO): Làm giảm hiệu quả hô hấp,có thể gây chết nếu nồng độ cao và kéo dài thời gian

- Nicôtin: Làm tê liệt các lông rung của phế quản,làm giảm khả năng lọc sạch bụi không khí,có thể gây ung thư phổi 

Câu 2:

Sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường bên ngoài:

- Có thể lấy vào khí \(O_2\) và thải khí \(CO_2\) nhờ hệ hô hấp

- Lấy chất dinh dưỡng, nước nhờ hệ tiêu hóa

- Thải nước tiểu ra ngoài nhờ hệ bài tiết

- Thải phân nhờ hệ tiêu hóa

Ý nghĩa: 

 - Sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài giúp cơ thể tồn tại và phát triển

Sự trao đổi chất giữa tế bào với môi trường bên trong:

- Môi trường cung cấp \(O_2\) và chất dinh dưỡng cho tế bào sử dụng cho các hoạt động sống đồng thời các sản phẩm phân hủy được thải ra môi trường trong đưa tới cơ quan bài tiết,khí \(CO_2\) được đưa tới phổi để thải ra ngoài

Ý nghĩa:

Mọi tế bào đều phải thực hiện trao đổi chất với máu và nước mô (môi trường trong) để tồn tại và phát triển

Câu 3:

Tiêu hóa lí học ở miệng:

- Tiết nước bọt: làm ướt và mềm thức ăn

- Nhai: làm nhuyễn thức ăn

- Đảo trộn thức ăn: làm thức ăn thấm đẫm nước bọt 

- Tạo viên thức ăn: Tạo viên vừa nuốt

Tiêu hóa hóa học ở miệng:

- Hoạt động của enzim amilaza trong nước bọt -> Biến đổi một phần tinh bột (chín) thành đường đôi mantôzơ

- Tinh bột + enzim amilaza \(\xrightarrow[t^037^0C]{pH7,2}\) Đường mantôzơ

Biến đổi lí học ở dạ dày:

- Thức ăn chạm vào dạ dày kích thích tiết dịch vị giúp hòa loãng thức ăn

- Sự co bóp các lớp cơ giúp làm nhuyễn và đảo trộn thức ăn thấm dịch vị

- Khi thức ăn chạm vào niêm mạc thì dạ dày co bóp mạnh

Biến đổi hóa học ở dạ dày:

- Một phần nhỏ tinh bột tiếp tục được phân giải thành đường mantôzơ

- Một phần prôtêin chuỗi dài được enzim pepsin trong dịch vị phân cắt thành các prôtêin chuỗi ngắn (3-10 axit amin)

Câu 4:

Ăn uống không hợp lí:

- Ăn uống không đầy đủ chất dinh dưỡng

- Ăn không đúng giờ

- Ăn nhanh

- Ăn quá nhiều đồ ngọt

Tác hại khi ăn uống không hợp lí:

- Nghẹn thức ăn 

- Tăng cân

- Có khả năng mắc bệnh béo phì

 

 

  
1 tháng 10 2017

- Sự trao đổi chất giữa cở thể và môi trường ngoài biểu hiện ở chỗ:

+ Cơ thể lấy các chất cần thiết cho sự sống (oxi, thức ăn, nước, muối khoáng) từ môi trường ngoài.

   + Nhờ các hệ cơ quan chuyên hóa, cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng đó và thải các chất thừa, chất cặn bã( CO2, phân, nước tiểu, mồ hôi) ra khỏi cơ thể .

- Hệ tiêu hóa có vai trò: lấy thức ăn, biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng cơ thể hấp thụ được và thải phân ra ngoài môi trường.

- Hệ hô hấp có vai trò: lấy O2 và thải CO2.

- Hệ tuần hoàn có vai trò: dẫn máu qua tất cả các tế bào của cơ thể và dẫn máu qua phổi, giúp máu trao đổi O2 và CO2.

- Hệ bài tiết có vai trò: lọc máu và thải nước tiểu ra ngoài, duy trì tính ổn định của môi trường trong.

31 tháng 12 2021

bạn tìm ở đâu mà hay vậy

 

Tham khảo

- Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

- Ở động vật đơn bào, thức ăn được tiêu hóa trong không bào tiêu hóa. Ở các nhóm động vật khác, thức ăn được tiêu hóa ở bên ngoài tế bào, trong túi tiêu hóa hoặc trong ống tiêu hóa.

Hệ tiêu hóa là hệ thống các cơ quan của cơ thể có nhiệm vụ ăn, tiêu hóa thức ăn để tách lấy năng lượng và dinh dưỡng, và đẩy các chất thải còn lại ra ngoài. Hệ tiêu hóa ở người được chia ra làm 2 phần: Ống tiêu hóa bao gồm: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, đại tràng, trực tràng và hậu môn.

30 tháng 12 2021

Tham khảo

1. em vừa lèm rồi ặ

2. 

Các tác nhân có hại cho hệ hô hấp : Bụi, Nitơ oxit, lưu huỳnh oxit, Cacbon oxit, các chất độc hại và các sinh vật gây bệnh . Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại : trồng nhiều cây xanh, không xả rác bừa bãi, không hút thuốc lá, đeo khẩu trang chống bụi khi làm vệ sinh hay khi hoạt động ở môi trường nhiều bụi.

  
12 tháng 12 2016

Câu 1:

Nhờ hoạt động của lồng ngực với sự tham gia của các cơ hô hấp mà ta thực hiện được hít vào và thở ra, giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.
Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của 02 từ không khí ở phế nang vào máu và của C02 từ máu vào không khí phế nang.
Trao đổi khí ờ tế bào gồm sự khuếch tán của 02 từ máu vào tế bào của C02 từ tế bào vào máu.các khí trao đổi ở phổi và tế bào đều theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp .trao đổi khí ở phổi khí oxi từ phế bào đc chuyển đến hồng cầu và trao đổi thành cacbonic rồi trở về phế bào . còn trao đổi khí ở tế bào thì : oxi từ hồng cầu ->tế bào ở các mô cơ thể chuyển thành cacbonic ->mao mạch

20 tháng 12 2016

ok