K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 3 2017

Tố Hữu là nhà thơ của lí tưởng cộng sản, thơ ông ngập tràn những hình ảnh làng mạn cách mạng. Tâm trạng người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ Khi con tu hú của ông tiêu biểu cho phong cách ấy.

Nhan đề của bài chỉ là một cụm từ chỉ thời gian (vẫn chưa đầy đủ). Nhan đề của bài thơ là một ẩn ý vừa chỉ một thời điếm bừng lên của thiên nhiên, tạo vật, vừa chỉ sự khát khao hoạt động của con người.

Có thể tóm tắt nội dung bài thơ như sau: Khỉ con tu hú gọi bầy (cũng là khi mùa hè đang đến), người tù cách mạng càng thấy ngột ngạt, cô đơn trong phòng giam chật hẹp, càng khát khao được sống cuộc sống tự do bay bổng ở ngoài kia.

Sở dĩ, tiếng tu hú kêu lại có tác động mạnh đến tâm hồn của nhà thơ bởi nó là tín hiệu báo những ngày hè rực rỡ đến gần. Nó cũng là biểu tượng của sự bay nhảy tự do.

Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần.

Không phải tiếng chim đơn độc mà là tiếng chim "gọi bầy", tiếng chim báo tin vui. Nghe chim tu hú gọi nhau biết rằng "lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần". Nhưng không phải chỉ có thế. Tiếng chim gợi lên một thế giới tràn ngập âm thanh, màu sắc, hình ảnh:

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đẩy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...

Đó là những sắc màu, âm thanh của cuộc sống hằng ngày. Màu vàng của ngô, màu hồng của nắng nổi bật trên cái nền xanh của đất trời, quyện với tiếng ve ngân và còn được điểm xuyết thêm bằng hình ảnh "Đôi con diều sáo lộn nhào từng không". Không gian tràn trề nhựa sống, đang vận động, sinh sôi nảy nở từng ngày.

Đọc kĩ lại những câu thơ, ta bỗng phát hiện thêm nhiều điều kì lạ khác nữa. Các sự việc không được miêu tả trong trạng thái bình thường, chúng được tô đậm, được đẩy lên mức cao nhất có thể. Không phải "hạt bắp vàng mà là "bắp rây vàng hạt" nắng là "nắng đào" màu sắc lộng lẫy nhất, trời xanh thì "càng rộng càng cao" tầm mắt cứ được mở rộng ra thêm mãi. Tiếng ve không chỉ "ngân" mà còn "dậy" lên, hai tính từ miêu tả âm thanh kết hợp với nhau khiến cho tiếng ve rộn rã khác thường. Chừng như để hoà điệu với những âm thanh và hình ảnh đó, cánh diều sáo cũng không chịu lững lờ" hay "vi vu" mà "lộn nhào từng không”. Cánh diều như cũng nô nức, vui lây trong không gian lộng lẫy màu sắc và rộn rã âm thanh đó.

Sở dĩ có hiện tượng đó là bởi tác giả đã không trực tiếp quan sát và miêu tả cảnh vật. Nhà thơ đang bị giam trong tù. Những bức tường kín mít vây xung quanh làm sao cho phép nhà thơ nhìn ngắm hay lắng nghe... Tất cả đều được tái hiện từ trí tưởng tượng, trí nhớ và hơn thế nữa là tình yêu, lòng khát khao mãnh liệt được tháo cũi sổ lồng. Trong cảnh tù đày, màu ngô lúa hay màu nắng, màu của trời xanh bỗng trở nên quý giá vô ngần, bởi thế nên những màu sắc, âm thanh hết sức bình thường bỗng trở nên lung linh, huyền ảo, rực rỡ hẳn lên. Đoạn thơ này thể hiện tình yêu sâu sắc của nhà thơ đối với cuộc sống, đôi với quê hương.

Mộng tưởng càng tươi đẹp bao nhiêu thì hiện thực lại càng cay đắng, nghiệt ngã bấy nhiêu.

Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

Tưởng như sự liên kết giữa hai đoạn thơ này không thật chặt chẽ và tứ thơ không liên tục. Khi hướng ra bên ngoài, nhà thơ tả cảnh nhưng khi hướng vào trong lại tả tâm trạng. Kì thực đây chính là sự liên kết vô cùng khéo léo và tinh tế. Mối dây liên kết ấy chính là tiếng chim tu hú. Tiếng chim gọi bầy tha thiết gợi mở một thế giơi bao la và vô cùng sinh động. Nhưng thế giới đó càng rộng rãi, rực rỡ bao nhiêu thì lại càng khiến cho người tù (đã bị tách biệt khỏi thế giới ấy) cảm thấy ngột ngạt và khao khát bấy nhiêu.

Tiếng chim tu hú ở đầu và cuối của bài thơ tuy đều biểu trưng cho tiếng gọi tha thiết của tự do, của cuộc sống ngoài kia đầy quyến rũ đối với người tù nhưng tâm trạng của người tù khi nghe tiếng tu hú lại rất khác nhau, ở câu thơ đầu, tiếng tu hú gợi hình ảnh cuộc sống đầy hương sắc, từ đó gợi ra cái khát khao về cuộc sống tự do. Thế nhưng, đến câu kết, tiếng chim ấy lại khiến cho người tù cố cảm giác bực bội, đau khổ vì chưa thể thoát ra khỏi cảnh tù dầy.

Bài thơ hay ở những hình ảnh thơ gần gũi, giản dị mà giàu sức gợi cảm, ở nghệ thuật sử dụng thể thơ lục bát uyển chuyển, tự nhiên và cả ở những cảm xúc thiết tha, sàu lắng, thể hiện được nguồn sống sục sôi của người cộng sản.

10 tháng 3 2017

Nếu cần thì bạn cứ IB vs mk thì mk sẽ tìm hiểu thêm cho! Mk mong giúp đỡ đc 1 phần nào đấy của bạn và các bn trong hoc24h. :)))

29 tháng 8 2017

Dòng cảm xuc của nhân vật "tôi" là dòng cảm xúc theo trinh tự không gian và thời gian. Đây là dòng cảm xúc vừa bỡ ngỡ vừa sợ sệt trong lần đầu tiên đi học:
- Nhân vật "tôi" cảm thấy mọi vật quanh mình thay đổi một cách lạ lùng, dù là con đường đã quen đi lại lắm lần. Và bỗng nhận ra rằng, chính mình đang có một sự thay đổi lớn lao: "hôm nay tôi đi học".
-Nhân vật"Tôi" đã có quyết tâm học tập ngay từ ngày đầu đi học, ko để thua kém bạn bè khi bảo với mẹ đưa cho mình cầm thước, bút.
-Rồi cảm thấy ngôi trường bỗng nhiên to lớn, đẹp đẽ, đâm ra lo sợ vẩn vơ...
-Qua 2 h/a so sánh thấy rằng nhân vật tôi khát khao, và mong muốn như những ng học trò cũ để khỏi sợ sệt.
-Cảm thấy lo sợ khi phải rời xa bàn tay yêu thương của mẹ, và cuối cùng, cậu đã bật khóc nức nở. Chi tiết ấy ko phải nói rằng nv ''tôi'' nhút nhát, nhưng là lần đầu tiên rời xa cái thế giới quen thuộc mà mình vẫn thường ngày đối diện, bc vào hoàn toàn 1 thế giới khác.
-Khi đã vào lớp, nv "tôi" lại thấy mọi vật hay hay. Và thích thú nhìn ra xung quanh. Rồi tự nhiên ko còn cảm thấy xa lạ hay sợ hãi mà là cảm giác gần giũ thân quen ngay với cả nh~ ng bạn chưa lần nào gặp mặt.

P/S : Nhân vật tôi chính là Thanh Tịnh

30 tháng 8 2017

CẢM ƠN BẠN RẤT NHÌU hehehehehihihihi

3 tháng 5 2016

Bạn làm đi

3 tháng 5 2016

  Bài Bình Ngô Đại Cáo_Bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 của dân tộc Nguyễn Trãi đã bổ sung nâng quan điểm khá hoàn chỉnh về tổ quốc.Trong đoạn trích"Nước Đại Việt Ta" quan niệm về tổ quốc và độc lập chủ quyền dân tộc được ông trình bày theo các yếu tố sau: Có nền văn hiến riêng,phong tục tập quán riêng,lãnh thổ cương vực riêng, truyền thống lịch sử riêng,chế độ chính quyền của các hoàng đế riêng.Ông khẳng định chân lý tồn tại độc lập chủ quyền dân tộc bằng cách viện dẫn những chứng cứ xác thực trong lịch sử:Đó là những chiến công oai hùng vẻ vang của ông cha ta trong cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc và những thất bại cay đắng nhục nhã của quân xâm lược.Nguyễn Trãi đã đưa ra một quan niệm toàn diện sâu sắc dựa trên thực tiễn cụ thể về tổ quốc và độc lập chủ quyền dân tộc.

18 tháng 9 2017

tức nước vỡ bờ ko chia thành đoạn đc đâu bn ạ .............còn vì sao thì mik ..........chịu hehe

29 tháng 8 2017

I. Bối cảnh lịch sử xã hội – văn hóa:
1. Các mốc lịch sử xã hội quan trọng:
• 1858, Pháp nổ sung xâm lược Việt Nam ở cửa biển Đà Nẵng, xã hội Việt Nam từ phong kiến  thực dân nửa phong kiến.
• 1930, Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời.
• 1945, cách mạng tháng tám thành công, với Tuyên ngôn độc lập, Việt Nam đã lật đổ ách thống trị giành độc lập.
2. Hoàn cảnh lịch sử xã hội:
2.1. Hình thái kinh tế xã hội mới phát triển:
• Kinh tế phong kiến tự cung tự cấp theo đơn vị làng xã, làng xã là một đơn vị về kinh tế, hành chính.
• Kinh tế tư bản lấy lợi nhuận làm đầu, tất cả mọi thứ đều biến thành hàng hóa.
2.2 Giai cấp mới, tầng lớp mới xuất hiện
• Tư sản: một bộ phận gồm nhà buôn, doanh nghiệp, địa chủ làm môi giới cho tư bản nước ngoài.
• Tiểu tư sản: dân nghèo thành thị, sinh viên – học sinh ở các trường Tây, công chức ở các sở
• Công nhân: làm việc ở các nhà máy, đồn điền.
2.3 Các ý thức hệ mới (tư sản, vô sản) gắn với chuyển biến mới về tư tưởng và văn hóa văn học.
2.4 Các phong trào yêu nước gắn với tư tưởng duy tân và cải cách xã hội (Đông Du, Duy Tân, Đông Kinh Nghĩa Thục,…)
2.5 Tư tưởng của Chủ nghĩa Marx – Lenin và hoạt động của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.
3. Những thay đổi về văn hóa tác động đến đời sống văn học:
3.1 Sự suy tàn của Nho giáo và vị thế của nhà Nho:
• Chữ Hán và chữ Nôm mất dần địa vị độc tôn.
• Bãi bỏ Hán học, khoa thi cuối cùng năm 1919
• Nhà Nho cũng đi ra thành phố trở thành tiểu tư sản, ông nghè đi buôn, quan bốc thuốc, cậu ấm có thể viết kịch,…
• Nhà Nho vốn rất được coi trọng ở nông thôn. (Ông đồ - Vũ Đình Liên)
3.2 Sự thâm nhập của văn học phương Tây, trí thức Tây học:
• Mở trường tiếng Pháp, bên cạnh quốc ngữ.
• Truyền bá văn hóa Pháp, văn học Pháp.
• Xuất hiện trí thức Tây học, tác giả Tây học (Tố Tâm – Hoàng Ngọc Phách)
• Độc giả kiểu mới: Người ta cần giải trí, hiểu biết những gì đang xảy ra trong cuộc sống hang ngày, nên thích đọc báo, truyện ngắn, tiểu thuyết.
• Nếp sống – tư tưởng kiểu mới: nảy sinh mâu thuẫn giữa cái “cũ” với cái “mới”.
• Văn học Việt Nam vốn chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng nghệ thuật văn học Trung Quốc, đã bước ra quỹ đạo khu vực để hội nhập với nền văn học thế giới.
3.3 Vấn đề quốc ngữ và văn học viết bằng chữ quốc ngữ:
• Dễ đọc, dễ viết, dễ thuộc. Có sự thống nhất giữa chữ viết và âm tiếng Việt. Ngôn ngữ viết dựa trên cơ sở ngôn ngữ nói, ngôn ngữ đời sống.
• Lúc đầu, trí thức Tây học không tin dùng chữ quốc ngữ.
• Các nhà văn vẫn tin dung tiếng mẹ đẻ.
3.4 Vai trò của báo chí:
• Dấu hiệu một xã hội hiện đại.
• Vai trò lớn trong phát triển văn xuôi và đưa Văn học đi vào con đường hiện đại hóa.
• Kho lưu giữ lịch sử. (tạp chí Đông Dương)
3.5 In ấn, dịch thuật, nhà xuất bản mang cho văn học bộ mặt mới
• In ấn tạo cầu nối cho công chúng và lực lượng sáng tác.
• Dịch thuật cung cấp nguồn thông tin cần thiết cho người sáng tác.
• Dịch thuật khiến cho người sáng tác làm quen với những các mới, trau dồi kiến thức và tạo độ nhuần nhuyễn trong việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt
II. Đặc điểm văn học Việt Nam 1900 – 1945:
1. Hiện đại hóa toàn diện và sâu sắc:
1.1 Thoát ra khỏi phạm trù trung đại:
(quan niệm thẩm mĩ về xã hội và con người, cộng đồng văn học và hệ thống thi pháp trung đại)
Phạm trù trung đại
Quan hệ thẩm mĩ xã hội – con người: luân thường
• Ngũ luân: 5 mối quan hệ
• Ngũ thường: nhân – lễ - nghĩa – trí – tín.
• Tam cương: vua – tôi, cha – con, chồng – vợ.
Nhân sinh quan:
• Thuyết chính danh
• Thuyết tiểu nhân – quân tử.
• Thuyết nam tôn – nữ tu
Cộng đồng văn học: người sáng tác và công chúng.
(Cộng đồng hẹp: “tao nhân mặc khách”)
Thi pháp văn học:
• Tính ước lệ: đó là những giao ước về cách hiểu nghệ thuật giữa thành viên trong cộng đồng.
• Tính uyên bác và cách điệu hóa:
 Uyên bác vì văn chương của trí thức
 Cách điệu hóa
• Tính sùng cổ: gốc của quan niệm này là sự cảm thụ thời gian xoay tròn, quay về nguồn xưa – khác với cách cảm thụ thời gian tuyến tính.
• Tính chất phi ngã (impersonnel) hay phi cá nhân cá thể
 Thời phong kiến, phẩm chất cá nhân không được coi trọng mà đẳng cấp mới là cái quan trọng.
 Không chú trọng khám phá thế giới nội tâm. Truyện được chú ý cốt truyện và tình tiết.
Quan niệm về thiên nhiên – vũ trụ:
 “Thiên nhiên nhất thể”
 Thiên nhiên không phải là khách thể thẩm mĩ mà là chủ thể thẩm mĩ.
Hệ thống thể loại:
 Văn cao cấp nhất là văn học thuật.
 Văn chương nói về tình cảm cá nhân, những quan hệ đời thường chỉ là thứ văn chương tiêu khiển lúc trà dư tửu hậu.
 Tiểu thuyết.
1.2 Các dấu hiệu chứng tỏ văn học giai đoạn này hiện đại hóa toàn diện:
Quan điểm thẩm mĩ:
• Xóa bỏ quan niệm xã hội luân thường.
• Dẫn đến sự thay đổi các bậc thang có giá trị về nhiều mặt.
• Xuất hiện mẫu hình con người bổn phận, nghĩa vụ quan hệ mật thiết với vận mệnh dân tộc, đây là nhân cách xã hội duy nhất phù hợp với điều kiện lịch sử ngặt nghèo. Cần anh hung hào kiệt không cần nho sĩ.
• Hình mẫu Hồ Chí Minh , nhà thơ – chiến sĩ.
Hệ thống chủ đề: từ bỏ những chuyện trung hiếu tiết nghĩa đi vào cuộc sống, những vấn đề của cuộc sống, của con người nói riêng, cái tôi xuất hiện(1) và đưa ra những đòi hỏi, vấn đề riêng của nó.
Hệ thống hình tượng: không phải những trung thần, liệt nữ, thanh nhi – trúc mã mà là những con người cụ thể của từng khuynh hướng.
Thể loại : những bài chải chuốt, thanh cao, tinh xảo nhưng chạm khắc, như vườn cây cảnh đã bị sóng gió tình cảm của thơ mới làm lung lay tận gốc.
Truyện ngắn: đi đầu trong cách tân và hiện đại hóa thể loại.
• Cũ: nói chí, nói về những anh hùng hào kiệt. Kết có hậu.
• Mới: nói về những sự việc trong cuộc sống hằng này. Không có thứ tự thời gian nà theo quy luật tâm lý. Cái tôi tác giả xuất hiện và lần đầu tiên trần thuật bằng ngôi thứ nhất.
Tiểu thuyết:
• Đề tài chuyện đời tư, thế sự
• Nhân vật là trung tâm miêu tả, đủ mọi tầng lớp, nhân vật điển hình độc đáo.
• Tâm lý nhân vật là đối tượng để khai thác.
• Thời gian nghệ thuật đa tuyến, đa chiều.
• Không gian vĩ mô đa tuyến, đa chiều.
• Kết cấu mở, hoành tráng. Kết thúc bở ngỡ
• Trần thuật linh hoạt.
Phóng sự: “đứa con đầu lòng của nghề viết báo” (Vũ Ngọc Phan). Có ý nghĩa thời sự cập nhật cụ thể, chính xác, năng động, rất gần với đời sống.
Văn xuôi nghị luận: lí luận, phê bình, nghiên cứu văn học.
Kịch nói.
Ngôn ngữ văn học:
• Chữ quốc ngữ: ngôn ngữ của đại chúng. Gần với cuộc sống, diễn tả nhiều trạng thái tinh tế, phức tạp.
• Vốn Hán – Việt ít đi, thuần Việt tăng.
• Tiếng Việt đa âm
2. Phát triển với nhịp độ đặc biệt khẩn trương và mau lẹ: (2)
2.1 Nguyên nhân:
• Sức sống tinh thần mạnh mẽ và sâu sắc của dân tộc, tiềm lực văn học của dân tộc.
• Những trí thức Tây học tâm huyết với tiếng mẹ đẻ và văn học dân tộc.
• Sự thức tỉnh ý thức cá nhân của những người làm nên nền văn học này. Họ đi vào văn chương với khát vọng khẳng định mình.
• Lòng yêu nước - truyền thống, tiếng Việt - tiếng mẹ đè, là vũ khí chiến đấu
• 1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời.
• Do bản chất xã hội và ảnh hưởng của văn hóa phương Tây.
• Văn chương trở thành 1 thứ hàng hóa và nghề kiếm sống
2.2 Biểu hiện:
+Đầu thế kỷ XX đến 1920: tạo điều kiện vật chất: quốc ngữ được phố biến, baó chí phát triển nhưng chủ yếu ở Nam Bộ, dòng chủ lưu chính vẫn là chí sĩ cách mạng.
+ 1920 - 1930: đạt nhiều thành tựu vang dội
* Tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, Hoàng Ngọc Phách,...
* Truyện ngắn Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học,...
* Thơ Tản Đà, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính,... -> phong trào thơ mới xuất hiện.
* Kịch: Vũ Đình Long, Vi Huyền Đắc,...
 Truyện ngắn của Nguyễn Ái Quốc ( Vi hành, lời than vãn của bà Trưng Trắc,....) tạo nền cho văn học giai đọan thế kỉ 20 - văn học - chiến sĩ.
+ 1930 - 1945 : văn học hiện đại hóa mọi mặt, đạt được nhiều đỉnh cao
• Tiểu thuyết: Vũ Trọng Phụng với Giông tố, Số Đỏ, Nhất Linh,…
• Thơ: Xuân Diệu, Huy Cận, Thế Lữ, Lưu Trọng Lưu, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Huy Thông,…
• Truyện ngắn: Nam Cao, Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Ngô Tất Tố,…




3. Sự phân hóa thành nhiều xu hướng văn học:(2)
- Ý thức tự giác về trách nhiệm cầm bút, quan điểm văn học và khuynh hướng thẩm mĩ của mình  phê bình văn học ra đời với nhiều tên tuổi Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Hải Triều, Thiếu Sơn,...
- Xét ở mặt chính trị chia thành 2 bộ phận văn học:
+ Văn học phát triển hợp pháp (công khai): có tính dân tộc và cách mạng nhưng thái độ hok trực tiếp với việc lật đổ chế độ thực dân.
* Xu hướng lãng mạn chủ nghĩa thể hiện trực tiếp và sâu sắc cái tôi trữ tình văn học tràn đầy cảm xúc, đồng thời phát huy cao độ trí tưởng tượng để diễn tả những khát vọng, ước mơ  thơ, văn trữ tình.
* Xu hướng hiện thực chủ nghĩa chú trọng diễn tả, phân tích, lí giải một cách chân thực, chính xác quá trình khách quan của hiện thực xã hội thông qua hình tượng điển hình  tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự
+ Văn học phát trỉên bất hợp pháp và nửa hợp pháp (không công khai): nhà văn - chiến sĩ  vũ khí chiến đấu, tuyên truyền vận động cách mạng, lí tưởng cộng sản
 tạo nền cho văn học việt nam 1945 – 1975

Giải thích:
(1)Trong giai đoạn văn học phong kiến, cái tôi không xuất hiện. Nếu có cũng mập mờ, không rõ. Chỉ có duy nhất nữ sĩ Hồ Xuân Hương (Ngày của Xuân Hương đã quệt rồi)
(2) Phần này xin tìm hiểu chi tiết trong các bài: Khuynh hướng văn học lãng mạn, khuynh hướng văn học hiện thực phê phán, văn học bất hợp pháp.

10 tháng 7 2017

Dạ bn mình biết òi câu nói đúng

Ngược lại nè:

Hay nêu ra khuyết điểm của mình để khắc phục và làm mình toàn diện hơn

10 tháng 7 2017

.

15 tháng 2 2017

Hoa Lư được chọn là kinh đô đầu tiên của Nhà nước phong kiến tập quyền khi Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng Đế năm 968…. Ngày nay dấu tích của Cố Đô Hoa Lư thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, cách thủ đô Hà Nội gần 100 km về phía Nam. Tuy chỉ được chọn làm kinh đô của nước Đại Cồ Việt trong thời gian ngắn ngủi ( 42 năm ) nhưng tại nơi đây đã diễn ra rất nhiều sự kiện có liên quan đến vận mệnh của cả dân tộc như: gắn với sự nghiệp của ba triều đại liên tiếp là nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý với các dấu ấn lịch sử: thống nhất giang sơn, đánh Tống – dẹp Chiêm và phát tích quá trình định đô Hà Nội.

Theo sử sách thì cố đô Hoa Lư và đôi câu đối đền Vua Đinh thì ta thấy rằng: Hoa Lư xưa là 1 cung điện nguy nga, tráng lệ không kém gì Thành Trường An “ Cồ Việt Quốc Đương Tống Khai Bảo – Hoa Lư Đô Thị Hán Trường An ”…. Nếu nhìn về mặt địa lý ta sẽ hiểu vì sao khi lên Ngôi Vua Đinh Tiên Hoàng lại lựa chọn Hoa Lư làm kinh đô bởi: Những núi đồi trùng điệp bao bọc xung quanh vòng đai kinh đô như tấm bình phong; sông Hoàng Long uốn khúc và cánh đồng Nho Quan, Gia Viễn mênh mông là hào sâu thiên nhiên rất thuận lợi về mặt quân sự.

Kinh đô Hoa Lư xưa rộng khoảng 300 ha, gồm Thành Ngoại, Thành Nội và Thành Nam, được bao quanh bởi hàng loạt núi đá vòng cung, cảnh quan hùng vĩ, khoảng trống giữa các sườn núi được xây kín bằng đất ken gạch, chân thành có gạch bó, đắp cao từ 8 – 10 mét. Thành Ngoại rộng khoảng 140 ha thuộc địa phận thôn Yên Thành, xã Trường Yên. Ðây là cung điện chính mà khu vực đền Ðinh, đền Lê là trung tâm và cũng chính là nơi vua Ðinh Tiên Hoàng cắm cờ dựng nước. Trước cung điện có núi Mã Yên tương truyền vua Ðinh đã lấy nơi này làm án.

Kinh thành Hoa Lư xua gồm 2 vòng thành nằm cạnh nhau và một vùng núi kề sát. 3 vòng tạo thành hình giống số 80 hướng về phía đông. Theo cách bố trí thời Đinh Lê các nhà nghiên cứu chia làm 3 vòng thành là thành Đông, thành Tây và thành Nam. Tuy nhiên do thành Nam chỉ là vùng căn cứ quân sự hiểm trở, phòng thủ mặt sau mà nó thường được dân gian gọi riêng là thành Tràng An, 2 vòng thành kia là nơi đặt cung điện nên còn được gọi là thành Hoa Lư…. Đến năm 1010 Vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long thì Hoa Lư chỉ còn là Cố Đô được coi là một căn cứ địa quân sự hết sức quan trọng của quân và dân Đại Việt dưới các triều đại: Lý – Trần – Lê – Mạc – Tây Sơn…..

Ngày nay hình ảnh của Cô Đô Hoa Lư tuy không còn nguyên vẹn mà thay vào đó là đền thờ: Vua Đinh – Vua Lê được dựng ngay trên nền của Cố Đô Hoa Lư xưa. Hai ngôi đền cách nhau khoảng 500m, do khoảng cách gần nhau nên du khách thường gọi “ Cố Đô Hoa Lư ” là “ Đền Vua Đinh – Vua Lê ”.

Ðền vua Ðinh được xây theo kiểu “Nội công ngoại quốc” trên nền cung điện chính thuở xưa, uy nghi với ngọ môn quan, hồ sen, núi Giả, vườn hoa, nghi môn ngoại, nghi môn nội cùng ba toà bái đường, Thiêu hương và hậu cung. Tại bái đường có “Long Sàng” làm bằng đá nguyên khối với đôi nghê đá rất sống động. Tiếp đó là nhà thiêu hương thờ các vị khai quốc công thần. Trong cùng là hậu cung đặt tượng vua Ðinh Tiên Hoàng cùng các con trai ông. Các hình chạm khắc trên đá, trên gỗ với các đề tài rồng, mây, tiên nữ, hoa lá… trang trí tại đền đều khá tinh xảo.
Đền thờ Vua Đinh và Vua Lê ở Hoa Lư Ninh Bình

Ðền vua Lê nằm cách đền vua Ðinh chừng 500 mét thờ vua Lê Ðại Hành. Ðền vua Lê có quy mô nhỏ hơn nhưng có có ba toà: Bái đường, Thiêu hương thờ Phạm Cự Lượng, người đã có công giúp Lê Hoàn lên ngôi; Chính cung – thờ vua Lê Ðại Hành (tức Lê Hoàn) ở giữa, bên phải là Lê Ngoạ Triều (con trai vua Lê), bên trái là Hoàng hậu Dương Vân Nga. Ðền vua Lê còn giữ nhiều dấu tích kiến trúc cổ với những mảng chạm trổ công phu, điêu luyện. Tại đây người ta đã tìm thấy di tích nền cung điện cũ cùng một số gốm sứ cổ. Những hiện vật quý này được lưu giữ tại phòng bảo tàng phía trái khu đền. Khu di tích Hoa Lư còn có một số ngôi chùa khá đẹp như: chùa Ngân Xuyên (gần chân núi Mã Yên), chùa Nhất Trụ (cách đền vua Lê khoảng 200 mét) thu hút được nhiều du khách đến dâng hương, vãn cảnh.

Với khoảng cách 100km tính từ Hà Nội và sự thuận tiện của hệ thống giao thông thì bạn chỉ mất khoảng hơn hai tiếng đồng hồ đi Ôtô… Đến đây và được nghe những câu chuyện về các vị vua được kể một cách giản dị, thành kính và đầy tự hào của các thuyết minh viên tại đểm chắc chắn sẽ khiến chi bạn có cảm giác tự hào về lịch sử nước nhà. Bên cạnh đó bạn có thể kết hợp việc thăm Hoa Lưu với một số thắng cảnh nổi tiếng khác ở Ninh Bình như: KDL Bái Đính – Tràng An, Tam Cốc – Bích Động, Nhà Thờ Đá Phát Diệm hoặc Thung Nham, Vân Long…

16 tháng 2 2017
Đền Hùng nằm ở phía tây bắc Hà Nội, cách Thủ đô chưa đầy 90km. Đền Hùng được xây dựng trên núi Hùng hay còn được gọi là núi Cả, núi Nghĩa Lĩnh, Nghĩa Cương, Hi Cương, Hi Sơn, Bảo Thiếu Lĩnh, Bảo Thiêu Sơn,...). Núi có độ cao 175m so với mặt nước biển. Tục truyền rằng, núi Hùng là chiếc đầu rồng hướng về phía Nam, mình rồng uốn khúc thành núi Vặn, núi Trọc, núi Pheo. Núi Vặn cao 170m, xấp xỉ núi Hùng. Núi Trọc nằm giữa núi Hùng và núi Vặn, cao 145m. Theo truyền thuyết, ba đỉnh núi này là ba đỉnh “Tam sơn cấm địa” được dân gian thờ từ rất lâu đời.

Phong cảnh nơi đây mới hùng vĩ làm sao! Ở đó núi non trùng điệp, rừng cây bạt ngàn xanh tốt. Vào những ngày đẹp trời, ta có thể nhìn thây dòng sống Lô hiền hoà, trong vắt, những xóm làng ẩn hiện trong vườn cây trái như một bức tranh đầy màu sắc. Từ núi Nghĩa Lĩnh có thế’ quan sát được cả một vùng rất rộng của trung tâm Bắc Bộ với ngã ba Hạ, nơi sông Lô đổ nước vào sống Hồng, với các dãy núi Tam Đảo, Ba Vì và các dãy đồi lượn sóng xen kẽ giữa những cánh đồng tốt tươi, những vùng quê trù phú của vùng trung du.

Toàn bộ khu di tích gồm 4 đền, 1 chùa và một lăng hài hòa trong phong cảnh thiên nhiên, có địa thế cao rất đẹp mắt. Cao nhất là Đền Thượng, thấp nhất là Đền Giếng. Các Đền được xây dựng theo một kiến trúc cổ kính. Sau khi qua cổng chính của khu di tích, qua 225 bậc đá, là lên đến đền Hạ. Ở khu vực Đền Hạ có chùa Thiên Quang và cây Thiên Tuế 700 tuổi; gần đó có đền Ngọc và giếng Ngọc. Từ Đền Hạ theo 168 bậc đá nữa là Đền Trung và lên tiếp 102 bận nữa thì lên Đền Thượng và có lăng vua Hùng, tượng trưng cho mộ Tổ.

Cổng đền được xây theo kiểu vòm cuốn. Tầng dưới có một cửa vòm cuốn lớn, đầu cột trụ cổng tầng trên có cửa vòm nhỏ hơn, bốn góc tầng mái trang trí rồng, đắp nổi hai con nghê. Giữa cột trụ và cổng đắp nổi phù điêu hai võ sĩ; giữa tầng một có đề bức đại tự: “Cao sơn cảnh-hành” (lên núi cao nhìn xa rộng). Mặt sau cổng đắp hai con hố là hiện thân vật canh giữ thần.

Qua cổng chính là Đền Hạ. Tương truyền nơi đây, Mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, sau nở thành 100 người con trai, nguồn gốc “đồng bào” (cùng bọc) được bắt nguồn từ đây. Ngay chân Đền Hạ là nhà bia, trên đỉnh có đắp hình, nậm rượu. Nơi đây đặt bia đá ghi lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người về thăm Đền Hùng ngày 19/9/1945: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Gần Đền Hạ có ngôi chùa Thiên Quang thiền tự. Trước cửa chùa có cây thiên tuế là nơi Bác Hồ ngồi nói chuyện với cán bộ và chiến sĩ. Chùa có một gác chuông được xây dựng vào thế kỉ XVII. Tiếp đến là Đền Trung. Tương truyền đây là nơi các vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn ngắm cảnh thiên nhiên và họp bàn việc nước. Đây cũng là nơi vua Hùng thứ 6 đã nhường ngôi cho Lang Liêu - người con hiếu thảo vì đã có công làm ra bánh chưng, bánh dày.

Đền Thượng được đặt trên đỉnh núi Hùng. Tương truyền rằng thời Hùng Vương, Vua Hùng thường lên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh để cử hành những buổi lễ thờ trời đất, thờ thần lúa, cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt. Tục truyền đây còn là nơi vua Hùng thứ 6 lập đàn cầu trời ban cho người tài ra giúp nước đánh giặc Ân. Sau khi Thánh Gióng đánh tan giặc và bay về trời, vua Hùng cho lập đền thờ vọng trên đỉnh núi, về sau, nhân dân đặt thêm bài vị vua Hùng vào thờ cúng. Tiếp đến là Lăng Hùng Vương, tương truyền là mộ của Vua Hùng thứ 6. Lăng hình vuông, tầng dưới bốn góc đắp bốn con rồng tư thế bò, tầng trên đắp rồng uốn ngược, đỉnh lăng đắp hình “quả ngọc”. Ba mặt Tây, Đông, Nam đều có cửa vòm, hai bén cửa đều đắp kì lân, xung quanh có tường bao quanh, trang trí hoa, chất liệu bàng đá. Trong lãng có mộ Vua Hùng. Mộ xây hình hộp chữ nhật dài, có mái mui luyện.

Từ Đền Thượng, đi tham quan một đoạn nữa là đến Đền Giếng (tên chữ là Ngọc Tỉnh), tương truyền là nơi hai công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa (con gái của Vua Hùng thứ 18) thường soi gương, vấn tóc khi theo cha đi kinh lí qua vùng này. Hai bà có công dạy dân trồng lúa nước và trị thuỷ nên dược nhân dân lập đền thờ phụng muôn đời, cổng Đền Giếng có kiểu dáng gần giống cổng chính nhưng nhỏ và thấp hơn.

Đền Tổ Mẫu Âu Cơ được xây dựng trên núi Ốc Sơn (núi Vặn). Trong đền có tượng thờ Mẹ Âu Cơ và hai Lạc hầu, Lạc tướng. Đường đi lên đền được xây bằng 553 bậc đá Hải Lựu.

Ngay dưới chân núi là Bảo tàng Hùng Vương. Trong Bảo tàng có nhiều hiện vật, tranh ảnh, tượng lớn khắc hoạ chủ đề: “Các Vua Hùng dựng nước Văn Lang trên mảnh đất Phong Châu lịch sử”.

Vào những ngày giỗ Tổ Hùng Vương, cờ, hoa, biểu ngữ được trang hoàng khắp mọi nơi. Cờ bay đỏ những cành cây, đỏ những mặt hồ. Trong những ngày lễ, Đền Hùng càng đông khách thập phương đến tham quan và thắp hương, tưởng nhớ ghi dấu công ơn của các vua Hùng.

Đền Hùng vừa là thắng cảnh đẹp, vừa là một di tích lịch sử — văn hóa đặc biệt quan trọng đối với người Việt Nam. Về với Đền Hùng là về với cội nguồn dân tộc, để tự hào về dòng giống tiên rồng đang chảy trong huyết mạch của mỗi người dân Việt Nam!

Trẩy hội Đền Hùng là truyền thống văn hóa đẹp của người Việt Nam. Trong rất nhiều những ngày hội được tổ chức trên khắp đất nước, hội đền Hùng vẫn được coi là hội linh thiêng nhất bởi đó là nơi mỗi người Việt Nam nhớ về cội nguồn và truyền thống oai hùng, hiển hách của cha ông.