Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham Khảo:
Dù mơ mộng hồn nhiên nhưng Phương Định vẫn là một cô gái rất gan dạ, dũng cảm có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Điều đó thể hiện qua một lần phá bom. Mặc dù đã quen với công việc nguy hiểm này, thậm chí một ngày có thể phá bom đến bốn, năm lần nhưng mỗi lần vẫn là một thử thách từ thần kinh đến cả ý nghĩ.
tham khảo
Dù mơ mộng hồn nhiên nhưng Phương Định vẫn là một cô gái rất gan dạ, dũng cảm có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Điều đó thể hiện qua một lần phá bom. Mặc dù đã quen với công việc nguy hiểm này, thậm chí một ngày có thể phá bom đến bốn, năm lần nhưng mỗi lần vẫn là một thử thách từ thần kinh đến cả ý nghĩ.
Em tham khảo bài này nhé:
Hình ảnh Phương Định một trong ba cô gái của "tổ trinh sát mặt đường" trong truyện ngắn "những ngôi sao xa xôi" đã được nhà văn Lê Minh Khuê khắc họa rất thành công. Thật vậy, hình ảnh Phương Định hiện lên vô cùng đáng yêu đáng mến, một cô gái Hà Nội xinh xắn nhưng chỉ khiêm tốn nhận mình là "khá" với "hai bím tóc dày, tương đối mềm", "cái cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn", còn đôi mắt, đôi mắt tuyệt đẹp đôi mắt mà các anh lái xe vẫn hết lời khen ngợi "Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!". Một vẻ đẹp thật nữ tính và có chiều sâu! Bước chân vào chiến trường, hành trang duy nhất mang theo là những kỷ niệm về những ngày tháng hồn nhiên của thời thiếu nữ bên gia đình trong "một căn nhà nhỏ" để rồi cô chợt nhớ nhà, nhớ mẹ, "nhớ những ngôi sao to trên bầu trời thành phố", nhớ "cái vòm tròn nhà hát" hoặc "bà bán kem..." Tất cả như ùa về trong giây lát. Phải chăng chính những kỷ niệm hồn nhiên, trong sáng của thời thiếu nữ nơi quê nhà thân thương ấy đã làm dịu mát lòng cô ngay giữa chiến trường bom đạn ác liệt? Phương Định còn rất thích hát, cô thích "dân ca quan họ mềm mại dịu dàng", "thích Ca-chiu-sa của Hồng Quân Liên Xô", thích "dân ca Ý trữ tình giàu có", cô hát với một niềm lạc quan, yêu đời tha thiết, tiếng hát át tiếng bom, và cái ác liệt của chiến tranh cũng đâu thể ngăn cản được niềm vui thích rất đỗi ngây thơ đến trẻ con của Định, cô "vui thích cuống cuồng" khi bắt gặp một trận mưa đá trên cao điểm. Chao ôi, có ai ngờ rằng ở người con gái tưởng chừng như kiêu kì ấy lại có một tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn ruột thịt như chị em hơn bao giờ hết, và "thực tình trong suy nghĩ của cô những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ". Chẳng những Phương Định là một cô gái có tâm hồn trong sáng, nhiều mơ ước, nhiều xúc cảm mà cô còn là một nữ thanh niên xung phong hết sức can trường quả cảm nữa. Đáng khâm phục biết bao khi người con gái đất Hà thành ấy đã rời chiếc ghế nhà trường xung phong vào phục vụ tuyến đường Trường Sơn máu lửa để rồi từng ngày chạy trên cao điểm, từng giờ từng phút đếm bom rơi, bom nổ, ước lượng khối đất đá lấp vào hố bom, tâm chí phá bom nếu cần, thật nguy hiểm bởi ngày ngày phải đối mặt với Tử thần nhưng dường như cô không hề quan tâm đến cái chết, cô luôn đặt nhiệm vụ lên hàng đầu và hoàn thành tốt công việc. Đọc "Những ngôi sao xa xôi" ta như thấy được ở người con gái ấy hình ảnh của cả thế hệ thanh niên xung phong trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước "Xẻ dọc trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai". Những trang văn của Lê Minh Khuê đã khép lại nhưng hình ảnh một cô gái Hà Nội vớ "hai bím tóc dày" đang "ngồi bó gối mơ màng" bên khung cửa sổ vẫn còn mãi trong lòng người đọc.
Tham khảo:
Trong cuộc sống, mỗi chúng ta cần có rất nhiều đức tính: trung thực, thật thà, hiếu thảo, biết tự trọng,… Và đức tính không thể thiếu đó chính là lòng dũng cảm. Vậy lòng dũng cảm là gì? Dũng cảm là có dũng khí, bản lĩnh, dám đối mặt với mọi khó khăn, nguy hiểm để làm những việc nên làm.
Người dũng cảm là người có bản lĩnh, ý chí, nghị lực, dám nghĩ, dám làm, dám đấu tranh với cái ác để bảo vệ cái thiện...Tại sao mỗi chúng ta lại cần có lòng dũng cảm? Vâng, hẳn ai cũng có sẵn cho mình những câu trả lời thích đáng. Cuộc sống vốn không bằng phẳng, đường đời vốn không phải lúc nào cũng trải hoa hồng đón bước ta đi. Trước những khó khăn thử thách, những vật cản ngăn bước ta đi, lòng dũng cảm trở thành một nguồn sức mạnh nội sinh, một nhân tố quyết định cuộc đời mỗi người thành hay bại. Chắc hẳn chưa ai chưa từng nghe qua cái tên Walt Disney.
Xuất phát điểm từ một người con trong một gia đình nghèo khó, trải qua nhiều lần thất bại trong việc thành lập hãng phim hoạt hình cho riêng mình những ông không hề từ bỏ, chấp nhận “ được ăn cả ngã về không” và cuối cùng đã thành lập được một hãng phim mang tên mình nổi danh khắp thế giới với những tác phẩm tuyệt vời. Lòng dũng cảm ở con người ấy là dũng cảm trước những khó khăn của cuộc sống, là không sợ thất bại và phải đương đầu với thất bại. Hơn thế nữa, sống là kết nối. Chúng ta không thể chỉ sống trong thế giới của riêng mình. Và một trong những cách thức hữu hiệu nhất để kết nối là trao đi yêu thương và bảo vệ lẽ phải. Cuộc sống vốn mang trong nó những nghịch lí trái chiều.
Có khi công lí, lẽ phải và cái thiện bị lấn át bởi cái ác, cái xấu, cái bất nhất và những quan niệm cổ hủ, vô nhân bản. Dũng cảm để nhận ra cái xấu xa đang len lỏi vào đời sống. Dũng cảm để đứng lên tố cáo cái xấu để bảo vệ cái tốt cái thiện. Dũng cảm để mang đến một cuộc sống nhân loại ngày càng văn minh và hạnh phúc hơn. Trong bộ phim truyền hình dài tập của Ấn Độ “ Cô dâu 8 tuổi”, đạo diễn của bộ phim đã lên án tố cáo tục lệ tảo hôn ở những vùng nông thôn lạc hậu trên đất nước này. Chính vì lẽ đó mà khi được công chiếu, bộ phim đã nhận phải bao chỉ trích của chế độ bảo thủ lạc hậu ở những vùng nông thôn còn nghèo khổ đó. Những người làm phim đã không ngại những lời chỉ trích trái chiều của dư luận, nêu ra một vấn đề nhức nhối trong đời sống xã hội Ấn Độ, từ đó gióng một hồi chuông cảnh tỉnh cho con người tự giải thoát mình khỏi những hủ tục lạc hậu để đến gần với văn minh nhân loại.
Ở đây, lòng dũng cảm hòng kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Dũng cảm để đấu tranh chống lại cái khó, cái ác, song dũng cảm cũng còn là dám đối mặt với chính những thiếu sót của bản thân, vượt lên chính mình. Khi mắc lỗi, người dũng cảm là người biết nhận lỗi và sửa chữa lỗi lầm của mình, để hoàn thiện bản thân. Tóm lại lòng dũng cảm là một đức tính quý báu của mỗi con người. Mỗi chúng ta phải biết sống ngay thẳng, thật thà, cần rèn luyện năng lực và trí tuệ để bồi đắp thêm cho lòng dũng cảm của mình.
Tham khảo:
Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi là tác phẩm của nhà văn Lê Minh Khuê - một nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Tác phẩm là bức tranh hiện thực về cuộc sống chiến đấu, từ đó nêu lên vẻ đẹp trong sáng của ba cô gái ở tổ trinh sát mặt đường trong kháng chiến chống Mĩ.
Truyện được kể theo ngôi thứ nhất, tác giả để cho nhân vật xưng “tôi” kể về mình và đồng đội. Việc lựa chọn ngôi kể cũng góp phần làm nên thành công cho câu chuyện. Nhân vât vừa bộc lộ được những suy nghĩ cảm xúc của mình, vừa miêu tả những điều đang diễn ra, góp phần tạo nên một câu chuyện chân thực, mềm mại gợi nhiều xúc cảm cho người đọc.
Tổ trinh sát mặt đường có ba cô gái là Phương Định, Nho, Thao. Họ còn rất trẻ, nhiều mơ mộng. Công việc chính của các cô là “đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom” – rất nguy hiểm và đòi hỏi ý chí cao. Nhưng ba cô gái ấy luôn hoàn thành tốt công việc. Công việc không hề đơn giản chút nào, luôn phải chạy trên cao điểm suốt cả ngày. Đôi lúc bị bom vùi về chỉ nhìn thấy hai con mắt lấp lánh, những lúc ấy họ thường gọi nhau bằng cái tên rất ngộ nghĩnh “những con quỷ mắt đen”. Bất chấp những khó khăn của công việc họ vẫn tìm được cho mình những niềm vui, lấp đi nỗi buồn khi nhớ về gia đình, bạn bè. Say mê ca hát, làm đẹp cho cuộc sống. Họ cũng giống như nhiều cô gái tuổi mới lớn khác. Mặc dù sống trong chiến tranh với những hiểm nguy luôn rình rập nhưng họ vẫn yêu nghệ thuật, yêu cái đẹp. Và trong công việc họ là những người có tinh thần trách nhiệm, có lòng dũng cảm, không ngại hi sinh thân mình. Một ngày của các cô gái trẻ thường kết thúc khi “phá bom đến năm lần. Ngày nào ít : ba lần”. Với họ công việc không đơn giản là nhiệm vụ nữa, mà nó đã ăn sâu vào tâm trí, như một điều gì đó không thể thiếu. Hình ảnh Phương Định và Thao moi đất bế Nho lên khi hầm bị sập thật cảm động. Ở một nơi nguy hiểm, cái chết luôn cận kề nhưng trong họ vẫn có tình đồng đội thắm thiết, hơn thế nữa đó còn là tình chị em gắn bó trong một gia đình.
Cùng chung sống với nhau, nhưng ở mỗi người vẫn bộc lộ những tính cách riêng biệt. Thao là chị cả của nhóm, là người chỉ huy công việc. Không hiểu có phải vì lí do này hay không mà trong tác phẩm cô luôn hiện ra với vẻ bề ngoài cứng rắn, xử lí công việc một cách cương quyết, táo bạo. Có lỗ, do chị là người lớn tuổi nhất trong nhóm nên suy nghĩ có phần thiết thực và những dự tính về tương lai rõ ràng hơn. Nhưng ẩn chứa sau vẻ cứng cỏi là trái tim giàu tình cảm. Chị luôn giành những công việc khó khăn về mình. Sở thích của chị thật giản dị, lúc rảnh rỗi chị thích chép lời bài hát, thậm chí chép cả những lời tự bịa ra. Qua nhân vật Thao, ta cũng thấy rõ được những khát khao trong công việc và những rung động của tuổi trẻ thời kháng chiến.. Không trầm tư như Thao, Nho là một cô gái hồn nhiên, thích được ăn kẹo, trắng trẻo và có vóc người nhỏ bé. Những hình ảnh trên cho người đọc hình dung ra một cô gái rất đáng yêu và vô tư. Nhưng trái lại Nho rất dũng cảm trong công việc. Đó là khi Nho bị thương, mọi người thì rất lo, còn Nho lại nói: “Không chết đâu, đơn vị đang làm đường kia mà. Việc gì khiến mọi người lo lắng”.
Cả ba nhân vật đều cho người đọc những cảm nhận riêng. Nhưng có lẽ, để lại ấn tượng sâu đậm nhất đối với tôi cũng như đa số người đọc tác phẩm là cô gái tên Phương Định.
Là con gái Hà Nội, Định tự nhận là “một cô gái khá” với đôi mắt mà các anh lái xe thường nói : “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm !”. Định có ý thức về mình, biết được có nhiều anh pháo thủ và lái xe hay hỏi thăm hoặc đơn giản là “viết những thư dài gửi đường dây, làm như ở cách xa hàng nghìn cây số”. Cô thấy vui vì mình được các anh yêu quý, nhưng với sự kín đáo của một cô gái Hà Nội, Định chỉ cất giữ ở trong lòng. Mặc dù với cô, người can đảm, thông minh nhất vẫn là những người mặc quân phục, có sao trên mũ. Cũng giống như Thao, Phương Định là người yêu âm nhạc, rất mê hát. Cô thích ngồi dựa vào thành đá và khẽ hát trong những buổi trưa im lặng. Đôi lúc buồn cô nghĩ vẩn. vơ về Hà Nội, về những ngày sống trong hoà bình cùng gia đình. Trong công việc, Định cũng không thua kém một ai cả. Bình tĩnh và tự chủ trong mọi tình huống. Vì cô biết à đâu đó có sự dõi theo của các anh cao xạ, nên sẽ không còn run sợ mà dũng cảm làm nhiệm vụ. Sống trong bom đạn, sự ác liệt của chiến tranh nhưng Định vẫn giữ được tâm hồn, nét đẹp trong sáng của một cô gái Hà Nội. Chính nhờ những điều ấy, nhân vật Phương Định đã thật sự toả sáng trong tác phẩm với hình ảnh của nữ thanh niên xung phong trong thời chiến.
Chiến tranh, bom đạn giờ chỉ còn trong kí ức. Nhưng với tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê, hình ảnh ba cô gái thanh niên xung phong đã gợi nhắc cho mỗi người về một thế hệ nữ thanh niên thời chống Mĩ. Họ can đảm và dám hi sinh cả tuổi trẻ cho đất nước. Đó không chỉ là hình ảnh tiêu biểu của một thời kì mà còn là hình ảnh tượng trứng cho cả thế hệ phụ nữ Việt Nam