Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cho a, b là những số nguyên, b ≠ 0. Nếu có số nguyên q sao cho a = bq thì ta nói a chia hết cho b
1. Bội và ước của một số nguyên
Cho a,ba,b là những số nguyên, b≠0. Nếu có số nguyên qq sao cho a=bq thì ta nói a chia hết cho b và kí hiệu là a⋮b
Ta còn nói a là một bội của b và b là một ước của a.
Lưu ý:
a) Nếu a=bq thì ta còn nói aa chia cho bb được thương là qq và viết q=a:b.q=a:b.
b) Số 0 là bội của mọi số nguyên khác 0.
c) Số 0 không phải là ước của bất kì số nguyên nào.
d) Số 1 và −1 là ước của mọi số nguyên.
e) Nếu c là ước của cả a và b thì c được gọi là một ước chung của a và b.
2. Tính chất
a) Nếu a chia hết cho b và b chia hết cho c thì a chia hết cho c.
a⋮bvà b ⋮ c => a ⋮ c.
b) Nếu a chia hết cho b thì mọi bội của aa cũng chia hết cho b.
a ⋮ b => am ⋮ b. (m∈Z)
c) Nếu aa và bb đều chia hết cho cc thì tổng, hiệu của aa và bb cũng chia hết cho c.c.
a ⋮ c và b ⋮ c => (a + b) ⋮ c và (a - b) ⋮ c.
cách xác định ước chung của 2 hay nhiều số là tìm ƯCLN rồi Ư của ƯCLN chính là ƯC của các số đó
Ccah1 xác định là chúng ta chỉ cần phân tích số đó ra cca1 số nguyên tố thì sẽ xác định dc
Để tính số lượng các ước của số m (m>1) ta xét các dạng phân tích của số m ra thừa số nguyên tố:
Nếu m = ax thì m có x + 1 ước.
Nếu m = ax .by thì m có ( x+1) (y + 1) ước.
Nếu m = ax .by .cz thì m có ( x+1) ( y+1) ( z+1) ước.
Ví dụ: Số 32 = 25 nên số 32 có 5+1 = 6(ước)
Số 63 = 32 . 7 nên số 63 có ( 2+1) ( 1+1) = 6(ước)
Số 60 = 22 . 3. 5 nên số 60 có ( 2+1) ( 1+1) ( 1+1) = 12(ước)
Em hãy thử dùng công thức trên để tính số lượng của các ước khác.