K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 4 2023

Mạch điện kiểu nổi là một loại mạch điện được lắp đặt trên bề mặt của tường hoặc trần, thay vì được lồng vào bên trong tường. Đây là một giải pháp tiết kiệm chi phí và thời gian lắp đặt so với mạch điện lồng vào bên trong tường. Tuy nhiên, khi lắp đặt mạch điện kiểu nổi, cần lưu ý các điều kiện sau:

Chọn vật liệu chất lượng cao: Vật liệu được sử dụng để làm mạch điện kiểu nổi cần phải đảm bảo chất lượng và an toàn. Nên chọn vật liệu chịu nước, chống cháy và chống ẩm.

Lắp đặt đúng cách: Việc lắp đặt mạch điện kiểu nổi cần phải được thực hiện bởi những người có kinh nghiệm và chuyên nghiệp. Các bộ phận của mạch điện cần được lắp đặt chính xác và đúng cách để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Điện áp và dòng điện: Trước khi lắp đặt mạch điện kiểu nổi, cần phải xác định điện áp và dòng điện của mạch điện để đảm bảo rằng nó phù hợp với hệ thống điện trong nhà.

Bảo vệ an toàn: Mạch điện kiểu nổi cần được bảo vệ bằng các thiết bị bảo vệ như ổ cắm chống giật điện, máy ngắt mạch, ổ cắm chống cháy, vv. để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Bảo trì định kỳ: Mạch điện kiểu nổi cần được bảo trì định kỳ để đảm bảo hoạt động tốt và an toàn. Nên kiểm tra và thay thế các bộ phận hỏng hóc, đảm bảo rằng các đường dây không bị lỏng hoặc gãy, và loại bỏ bất kỳ chất lượng nước hoặc bụi bẩn nào trên bề mặt của mạch điện.

Tóm lại, việc lắp đặt mạch điện kiểu nổi cần tuân thủ các quy định an toàn và được thực hiện bởi những người có kinh nghiệm và chuyên nghiệp để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho người sử dụng.

15 tháng 12 2021

Một số lưu ý trước khi lắp đặt mạch điện:

Mục đích sử dụng: dùng để phân phối và điều khiển hợp lí nguồn năng lượng điện cho mạng điện và những đồ dùng điệnVị trí lắp đặt bảng điện: gần cửa ra vào hoặc nơi thuận tiện nhấtVị trí, cách lắp đặt các phần tử của mạch điện: cân đối, khoa học, thẩm mỹ, thuận tiện và hiệu quả sử dụng caoCần đặc biệt chú ý đến sự an toàn điện cho quá trình sử dụng

​Các bước vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện:

Bước 1. Vẽ đường dây nguồnBước 2. Xác định vị trí để bảng điện, bóng đènBước 3. Xác định vị trí các thiết bị điện trên bảng điệnBước 4. Vẽ nối đường dây dẫn điện theo sơ đồ nguyên lí

Bước 1. Vẽ đường dây nguồn

Bước 2. Xác định vị trí để bảng điện, bóng đèn

Bước 3. Xác định vị trí các thiết bị điện trên bảng điện

Bước 4. Vẽ nối đường dây dẫn điện theo sơ đồ nguyên lí

 

Nguồn: https://hoc24.vn/ly-thuyet/bai-6-thuc-hanh-lap-mach-dien-bang-dien.5700

15 tháng 9 2018

Mạng điện trong nhà: lắp đặt kiểu nổi và lắp đặt kiểu ngầm.

Mạch điện trong nhà

Lắp đặt kiểu nổi

Lắp đặt kiểu ngầm

Ưu điểm

– Đảm bảo được yêu cầu mỹ thuật và tránh được các tác động xấu của môi trường đến dây dẫn điện.
– Dễ dàng kiểm tra, sửa chữa và thay thế khi bị sự cố.

– Vừa tiết kiệm không gian lắp đặt, vừa đảm bảo mỹ quan.
– Đảm bảo an toàn điện và phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Nhược điểm

– Nếu bố trí không hợp lý sẽ làm mất mỹ quan, chiếm nhiều không gian lắp đặt.
– Khó lắp đặt với kiểu nhà có kiến trúc phức tạp.

– Lắp đặt dây dẫn điện thường phải tiến hành song song khi xây lắp nhà ở.
– Khó kiểm tra, sửa chữa và khó thay thế khi bị sự cố.

15 tháng 4 2021

Có 4 loại:

- Ống nối chữ T

- Ống nối chữ L

- Ống nối nối tiếp

- Kẹp đỡ ống

3 tháng 3 2022

Câu 1:

+ Tổng tiết diện của dây dẫn trong ống không vượt quá 40% tiết diện ống.

+Bảng điện phải cách mặt đất từ 1,3 đến 1,5m. 

+Khi dây dẫn đổi hướng hoặc phân nhánh phải tăng thêm kẹp ống.

+Không luồn các đường dây khác cấp điện áp vào chung một ống.

Câu 2:

+ Kiểm tra cách điện dồ dùng điện: các bộ phận cách điện bằng cao su, chất dẻo, thủy tinh phải nguyên vẹn không sứt vỡ. Chi tiết bị vỡ cần phải thay ngay.

+ Dây dẫn điện không bị hở cách điện, không rạn nứt. Kiểm tra kĩ các chỗ nối vào phích cắm và chỗ nối vào đồ dùng điện. Nếu bị gẫy, có vết rạn nứt thì khi vặn xoắn dễ gây ngắt mạch hoặc chạm điện ra vỏ.

+ Phải kiểm tra định kì các đồ dùng điện, các đồ dùng điện bị hư hỏng cần được sửa chữa ngay. Chỉ khi nào các đồ dùng điện đó đảm bảo về yêu cầu an toàn điện mới được đưa vào sử dụng.

19 tháng 4 2019

- Đối với mạng điện lắp đặt kiểu nổi, các phụ kiện đi kèm ống luồn dây cách điện là: ống nối chữ T, ống nối chữ L, ống nối nối tiếp, kẹp đỡ ống (1đ)

- Kẹp đỡ ống được dùng để cố định ống luồn dây dẫn trên tường (1đ)

28 tháng 3 2018

- Đối với mạng điện lắp đặt kiểu nổi, các phụ kiện đi kèm ống luồn dây cách điện là: ống nối chữ T, ống nối chữ L, ống nối nối tiếp, kẹp đỡ ống (1đ)

- Ống nối chữ T được dùng để phân nhánh dây dẫn mà không sử dụng mối nối rẽ (1đ)