Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Theo em, câu tục ngữ, thành ngữ nào sau đây không nói về lòng yêu thương con người
Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
Trâu buộc ghét trâu ăn.
Lá lành đùm lá rách.
Thương người như thể thương thân.
Câu ca dao, tục ngữ nào sau đây không thể hiện lòng yêu thương con người? *
Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
Một miếng khi đói bằng một gói khi no.
Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.
Nhường cơm, sẻ áo.
Câu tục ngữ, thành ngữ muốn khuyên răn con người phải có tinh thần đoàn kết, biết đưa tay giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn, xuất phát từ tấm lòng nhân ái, yêu thương con người.
Tham khảo
Câu tục ngữ,thành ngữ muốn khuyên răn con người phải có tinh thần đoàn kết, biết đưa tay giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn, xuất phát từ tấm lòng nhân ái, yêu thương con người.
-câu tục ngữ : ” Lá lành đùm lá rách” nhằm khuyên bảo con cháu về lòng thương người, lối sống vị tha.
-" 1 con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ" ý nhằm chỉ sự đồng cảm yêu thương giữa con người với con người trong hoàn cảnh khó khăn, họ luôn có nhau.
-" Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong 1 nước phải thương nhau cùng"
ông cha ta viết câu ca dao này muốn khuyên nhủ chúng ta: Mọi người phải biết đoàn kết, thương yêu nhau. Tinh thần đoàn kết thương yêu nhau là truyền thống của dân tộc.
" Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung 1 dàn"
Mượn "bầu" với"bí" là 1 loại cây khác nhau nhưng cùng sống nơi hoản cảnh leo dàn, cha ông ta ngụ ý khuyên nhủ con người ra dù không là anh em, dây mơ dễ má, dù không cùng máu mủ ruột thịt nhưng phải biết yêu thương nhau, giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh vì chúng ta cùng chung máu đỏ da vàng.
CHÚC BẠN HỌC TỐT!
- Là lành đùm là rách có ý nghĩa nhân hậu.
- Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ nói lên sự lo lắng liên hệ đến tính đoàn kết.
- Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong nước phải thương nhau cùng.
-> Ý nghĩa: Lòng yêu thương con người
câu 1.
Câu ca dao sử dụng hình ảnh so sánh: so sánh anh em và tay chân:
Khẳng định danh em là cùng một thể thống nhất, cùng chung máu thịtKhẳng định sự gần gũi, thân thiết, tương hổ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống của anh với em như tay với chân.
+ biểu hiện yêu thường , đùm bọc , san sẻ lẫn nhau
tham khảo
câu 2.
Thứ 2 -> Thứ 7
- 6h: sáng dậy, đánh răng, rửa mặt.
- 6h30: tập thể dục, tắm rửa, ăn sáng.
- 7h: đi học.
- 7h30 - 11h30: học ở trường.
- 11h45: đi học về
- 12h: ăn cơm trưa.
- 12h30-1h30: ngủ trưa.
- 14h - 16h: học buổi chiều.
- 16h30 - 18h: đi chơi vs bạn bè...
- 18h30 - 20h: nấu cơm, tắm giặt, làm việc nhà.
- 20h - 21h30: học tập chuẩn bị bài ngày mai.
- 22h: đi ngủ.
Sống có kế hoạch mang lại nhiều điều bổ ích cho con người:
Đối với sức khỏe: Cân đối làm việc và vui chơi, giúp sức khỏe duy trì đều đặn, tránh tình trạng quá sức.Đối với quỹ thời gian: Giúp chúng ta tiết kiệm thời gian, không lãng phí thời gian.Chất lượng và hiệu quả học tập/ làm việc: Tạo thành thói quen tốt, giúp chúng ta chủ động, có ý thức học tập để nâng cao chất lượng.Sự thành công trong cuộc sống: Mang lại nhiều cơ hội thành công trong cuộc sống.
câu 3.
Ý nghĩa của tự trọng:
- Là phẩm chất đạo đức cao quý của mỗi người.
-Giúp ta có nghị lực vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.
-Nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân.
-Nhận đc sự quý trọng của mọi người.
câu 4.
- Một số biểu hiện về tự lập trong học tập và sinh hoạt hằng ngày mà em biết là:
+ Tự làm bài tập, bài kiểm tra không quay cóp, nhìn tài liệu
+ Tự mình chuẩn bị đồ dùng học tập trước khi đến lớp.
+ Tự giặt quần áo, nấu cơm, rửa bát chén, dọn nhà cửa.
+ Không trông chờ, dựa dẫm vào người khác.
+ Tự thức dậy từ sáng sớm, tự vệ sinh cá nhân.
+ Rèn luyện thể dục thường xuyên.
+ ……
- Đây là là một lối sống tốt, giúp cho con người trở nên tự tin, bản lĩnh và làm chủ được cuộc sống của mình và gặt hái được thành công tốt hơn. Thực chất, không phải chỉ có những người trưởng thành mới có khả năng tự lập.
a) câu tục ngữ trên thể hiện tình yêu thương, đùm bọc lẫn nhau trong gia đình. Được ví như tay và chân đều là bộ phận trên cơ thể cũng giống như anh em trong 1 nhà, lành thì đùm rách, hay thì giúp dỡ. Tóm lại câu tục ngữ này muốn nói với chúng ta là người trong gia đình thì phải biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau
b) từ câu tục ngữ trên em thấy mình đã biết quan tâm và giúp đỡ mọi người trong gia đình như: giúp mẹ công việc nhà, giúp bố làm vườn,... và điều quan trọng nhất là em biết lễ phép với mọi người, thực hiện đúng nghĩa vụ của một người con trong gia đình
Cảm xúc về câu một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ
Như vậy câu tục ngữ trên nhằm nó đến tình yêu thương, tấm lòng nhân ái giữa những con người cùng chung sống trong một môi trường. Sự tương thân tương ái đó sẽ tạo nên sự vững chắc và bền vững giúp duy trì những mối quan hệ đó lâu dài hơn.
Thật vậy, trong cuộc sống của chúng ta không phải lúc nào cũng suôn sẻ, cũng theo dòng nước chảy trôi. Trước mặt sẽ còn gặp nhiều khó khăn và thử thách. Nhưng lúc đó nếu có những người khác sẵn sàng ở bên và giúp đỡ thì thật tốt biết bao. Đây cũng chính là một biểu hiện sâu sắc nhất của tình thương, lòng nhân ái.
Trong một lớp học, có một bạn bị ốm suốt một tuần liền không đi học được. Những bạn khác trong lớp đến tận nhà thăm hỏi, động viên; có bạn còn chép bài lại cho bạn, có bạn còn giúp bạn làm bài tập. Những biểu hiện này tuy rất nhỏ nhặt nhưng đã nói lên được tình yêu thương, chia sẻ và giúp đỡ nhau.
Xã hội đang cần lắm rất nhiều tấm lòng có tình yêu thương, sự chia sẻ, cảm thông sâu sắc. Bởi mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn khi được chia sẻ, được giãi bày và được giúp đỡ.
Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có không ít người sống ít kỉ, chỉ biết nghĩ đến bản thân mình. Ví dụ như câu tục ngữ “Đèn nhà ai người ấy rạng”. Đây chính là lối sống chỉ biết mình rất đáng lên án, trái ngược với tinh thần đồng cam cộng khổ nói trên.
Câu tục ngữ “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” đã nhắc nhở chúng ta hãy sống có tình có nghĩa, tương thân tương ái giúp đỡ lần nhau cùng sống, cùng phát triển. Tình yêu thương sẽ làm tốt đẹp hơn rất nhiều mối quan hệ trong xã hội.