Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lần sau nhớ đăng thêm phép tính khi đăng câu hỏi không liên quan đến môn học nha
~ Hok tốt ~
#Nobi
Chủ đề: Học sinh không đội mũ bảo hiểm
Khi tham gia giao thông, người điều khiển các phương tiện như xe máy, xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm theo đúng quy định của luật giao thông đường bộ. Tuy nhiên, hiện nay, hiện tượng học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm đang trở thành một vấn nạn gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ.
Thế giới hiện đại với sự bùng nổ của khoa học công nghệ kéo theo sự ra đời của nhiều phương tiện giao thông hiện đại, trong đó có xe đạp điện. Với giá cả hợp lý, mẫu mã đa dạng thì xe đạp điện đã trở thành một phương tiện được nhiều người sử dụng. Trong đó phần lớn là giới trẻ, đặc biệt nhiều nhất là đối tượng học sinh THCS và THPT. Tuy nhiên, loại phương tiện này có thể đạt tốc độ lên tới 40 -50 km/giờ, gây ra nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông. Chính vì vậy, theo quy định của Luật an toàn giao thông đường bộ, người điều khiển xe đạp điện bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm. Thế nhưng, hiện nay, có rất nhiều học sinh không chấp hành đúng theo quy định này. Nếu đa số các bạn học sinh đều đã có ý thức đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện. Thì vẫn còn có một bộ phận không nhỏ khi đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh này vào mỗi giờ tan trường, khi mật độ giao thông quanh khu vực này trở nên đông đúc. Việc đội mũ bảo hiểm đôi khi chỉ để đối phó, nếu có sự giám sát của nhà trường, sau khi ra khỏi phạm vi trường học lập tức tháo ra. Một số bạn học sinh còn đội mũ mà không đóng quai một cách cẩn thận dễ gây ảnh hưởng đến người khác vì mũ có thể rơi ra đường gây cản trở giao thông. Nhiều bạn còn đem theo mũ bảo hiểm nhưng không đội mà để ở giỏ xe, chỉ khi nhìn thấy lực lượng cảnh sát giao thông từ xa mới dừng lại đội mũ.Vậy nguyên nhân nào khiến cho tình trạng trên vẫn tiếp tục tiếp diễn? Đầu tiên phải nhắc đến ý thức của chính người học sinh. Bản thân học sinh thiếu hiểu biết về Luật giao thông đường bộ, không nắm rõ quy định phải đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện. Hoặc có những học sinh nắm rõ quy định nhưng vẫn cố tình vi phạm do chủ quan, xem nhẹ mức độ nghiêm trọng nếu xảy ra tai nạn mà không đội mũ bảo hiểm. Một số học sinh còn cho rằng đội mũ bảo hiểm sẽ làm mất thẩm mĩ, gây nóng bức chật chội. Có những học sinh cá biệt cho rằng không đội mũ bảo hiểm là khác người, nên không đội mũ để gây sự chú ý. Ngoài ra, nguyên nhân cũng xuất phát từ chính nhà trường khi chưa có những biện pháp tuyên truyền một cách hiệu quả để học sinh nghiêm túc chấp hành. Lực lượng cảnh sát cũng chưa xử phạt một cách nghiêm khắc mà đã số chỉ nhắc nhở hay bỏ qua cho những hành vi vi phạm. Chính vì điều đó mà hiện tượng học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm ngày càng tiếp diễn và có chiều hướng gia tăng. Việc không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nếu xảy ra tai nạn bản thân người điều khiển phương tiện sẽ gặp phải những chấn thương nghiêm trọng đến não bộ, gây ảnh hưởng đến cuộc sống sau này. Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông cũng làm mất đi nét đẹp văn minh đô thị. Đặc biệt, học sinh THCS và THPT là những đối tượng dễ dàng sa ngã, nếu thấy bạn mình không đội mũ bảo hiểm sẽ học theo, tạo nên một tấm gương xấu cho những học sinh khác. Chính vì vậy theo em, gia đình, nhà trường và xã hội cần có những biện pháp để giải quyết vấn đề trên. Cha mẹ hãy thường xuyên trò chuyện với con cái để khuyên bảo nhắc nhở các em việc thực hiện tốt quy định. Nhà trường thường xuyên tổ chức những buổi tập huấn về an toàn giao thông đường bộ cho học sinh. Còn xã hội cần tích cực tuyên truyền tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về an toàn giao thông. Đối với lực lượng cảnh sát an ninh cần nghiêm khắc xử lí cách hành vi không chấp hành để có tính răn đe, giáo dục. Đối với bản thân em là một học sinh cũng cần phải ý thức chấp hành nghiêm chỉnh quy định.
Đội mũ bảo hiểm - một hành động nhỏ bé nhưng cũng góp phần giảm thiểu các vụ tai nạn giao thông đường bộ. Mỗi học sinh hãy cùng chung tay xây dựng một đất nước an toàn khi tham gia giao thông từ những hành động nhỏ bé ấy.
Chọn chủ đề này vì: Thấy đây là một vấn đề phổ biến
Hiện nay trên các tuyến đường giao thông vẫn thường xuyên xảy ra các vụ tai nạn giao thông đáng tiếc, thương tâm. Đặc biệt, ở những nơi có tầm nhìn bị che khuất thì số vụ tai nạn giao thông nhiều đáng kể. Trước tình hình đó, em lựa chọn chủ đề "chú ý những nơi có tầm nhìn bị che khuất" để xây dựng kế hoạch tuyên truyền đến tất cả mọi người
Kế hoạch tuyên truyền này nhằm mục đích giúp mọi người biết được mối nguy hiểm ở những nơi tầm nhìn bị che khuất và biết cách phòng tránh va chạm tại những nơi đó. Từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi người, góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông. Để đạt được mục đích này đòi hỏi tất cả nội dung được đầy đủ, chi tiết và dễ hiểu nhất để hướng tới tất cả mọi người đều có thể hưởng ứng tham gia và biết tới.
Ở những đoạn đường có vật cản lớn che khuất (góc khuất, cây xanh, bức tường lớn, biển quảng cáo, ô tô đỗ sai quy định..) tiềm ẩn rất nhiều mối nguy hại, ví dụ như: Che lấp các biển báo, đèn giao thông, làm hạn chế tầm nhìn của người lái xe, làm cho mất phương hướng rất dễ xảy ra tai nạn giao thông... Vì vậy, nội dung tuyên truyền cần phải nhấn mạnh các cách xử lí khi tham gia giao thông ở khu vực này: cần giảm tốc độ, chú ý nghe ngóng xung quanh; ở những nơi góc khuất nhiều, cần dừng xe lại để quan sát xung quanh, nếu an toàn, không có xe nào đang đến gần mới đi tiếp; khi đi bộ qua đường, cần quan sát cẩn thận, giơ cao tay để người lái xe có thể nhận ra mình một cách dễ dàng; khi đi vào buổi tối, cần lắng nghe tiếng còi xe, nếu không có tiếng xe nào đang đến mới tiếp tục đi để đảm bảo an toàn,.... Bên cạnh đó, việc đội mũ bảo hiểm và không xử dụng chất kích thích khi tham gia giao thông là nội dung không thể thiếu khi tham gia giao thông.
Việc tuyên truyền có thể thực hiện qua nhiều hình thức khác nhau như: vẽ tranh tuyên truyền, tham gia các buổi tuyên truyền về an toàn giao thông ở lớp, ở trường hoặc tổ chức các tình huống, cuộc thi về cách xử lí khi tham gia giao thông ở những nơi tầm nhìn che khuất.
Và cuối cùng, để sự tuyên truyền đạt hiểu quả tốt nhất thì bản thân mỗi chúng ta phải là người thực hiện đúng, thực hiện tốt nhất tất cả những nội dung tuyên truyền. Nội dung này rất quan trọng và cần thiết trong cuộc sống, về nhà, em sẽ tuyên truyền tới gia đình và các cô chú trong tổ dân phố để mọi người đều biết để tham gia giao thông an toàn, góp phần xây dựng văn hóa giao thông an toàn, văn minh.
Câu 10. Sắp xếp các bước xây dựng một kế hoạch tuyên truyền về an toàn giao thông
A. Xây dựng nội dung tuyên truyền
B. Thực hiện công tác tuyên truyền
C. Xác định mục tiêu, đối tượng tuyên truyền
D. Xác định hình thức tuyên truyền
1C……….. 2A……….. 3D………… 4B……
Đối với mỗi chúng ta thật may mắn cho những ai đã được cắp sách đến trường. Và điều tuyệt vời hơn là được ngắm nhìn khung cảnh trường trong mọi thời điểm khác nhau. Nhưng với em, ấn tượng nhất vẫn là quang cảnh trường em trước buổi học.
Hôm nay, em dậy từ rất sớm và đi đến trường sớm hơn so với mọi ngày. Đi trên đường, em có thể thư thả lắng nghe những âm thanh đầu tiên của ngày mới mà không phải vội vã bước đến trường như mọi hôm vì sợ muộn học, lặng ngắm thiên nhiên vừa mới vươn mình thức giấc. Hôm đấy là một buổi sáng đẹp trời, bầu trời trong xanh, cao vời vợi, không khí mát mẻ. Em đến trường với tâm hồn thư giãn, hít thở bầu không khí trong lành nhất.
Nhìn từ xa, ngôi trường thân yêu thấp thoáng dưới những tán cây xanh. Những cành cây mới bừng tỉnh giấc cũng như đang đung đưa nhẹ để vẫy chào các bạn học sinh. Sân trường chỉ thấp thoáng các bạn học sinh cũng đi học sớm, chứ không đông vui nhộn nhịp như giờ ra chơi. Sân trường bỗng trở nên im ắng đến lạ thường. Một lúc sau, cũng có lớp trực tuần đến trực nhật, tiếng chổi, tiếng gọi nhau í ới cũng trở nên đông vui hơn.Lán xe học sinh lúc này cũng chỉ thưa thớt vài xe. Từng cơn gió mát thổi khắp sân trường, làm cho lá quốc kì màu đỏ tươi tung bay trong nắng sớm. Trên cành cây những chú chim ca hót líu lo để chào một ngày mới bắt đầu. Những cánh cửa màu xanh đã được mở toang để đón chúng em vào lớp.
Hôm nay mới em mới có dịp được ngắm toàn bộ khu vườn trong trường. Em đi từ từ và ngắm nhìn trọn những vẻ đẹp của nó. Những bông hoa hồng kiêu sa lộng lẫy như đang mời gọi mọi người đến thưởng thức. Trên những cánh hoa còn đọng lại những giọt sương sớm được ánh nắng chiếu vào lấp lánh kim cương trông thật đẹp mắt. Rồi những bông cúc vàng cũng nghiêng mình trước gió. Hương thơm dịu nhẹ của các loài hoa hòa quyện với nhau khiến ta cảm thấy rất thoải mái.
Lát sau, mặt trời đã như một quả cầu lửa từ từ lên cao ban phát những tia nắng ban mai xuống sân trường làm nó sáng hẳn lên. Cái nắng ấy làm cho ta cảm thấy dễ chịu chứ không chói chang, gay gắt như nắng của buổi trưa. Lúc này các bạn học sinh đã đến đông đủ. Thầy cô giáo sải bước trên sân trường, gặp học sinh của mình thì mỉm cười đầy trìu mến. Tà áo dài của các cô bay bay trong gió. Tùng…tùng…tùng, thế là giờ học lại bắt đầu, không khí bên ngoài sân trường lại trở nên tĩnh mịch. Và em phải bước vào lớp để chuẩn bị cho tiết học đầu tiên.
Được ngắm nhìn quang cảnh trường trước giờ học thật thích thú. Cũng chính mái trường này đã chắp ánh mơ ước cho bao thế hệ học sinh bay cao, bay xa hơn đến những chân trời mới
a ) Vì trời mưa to , nên êm không đi học được
b ) Mừa xuân đã về , em lại được đi chơi tết
Vì trời mưa to nên em đi học muộn.
Mùa xuân đã về, cây cối đâm chồi nảy lộc.
bạn tham khảo google đi
Google luôn đồng hành cùng trương trình này =))