Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Giới sinh vật phát triển mạnh mẽ, thời kì cực thịnh của bò sát khủng long và cây hạt trần là đặc điểm của giai đoạn Cổ kiến tạo.
Đáp án cần chọn là: B
Lãnh thổ nước ta đã được hình thành vững chắc trong giai đoạn nào của lịch sử phát triển tự nhiên?
A) Tiền Cambri.
B) Cổ sinh
C)Tân kiến tạo
D)Cổ kiến tạo
* Mk nghĩ vậy thôi ạ !! Nếu sai thì thông cảm ạ :)) *
Lãnh thổ nước ta đã được hình thành vững chắc trong giai đoạn nào của lịch sử phát triển tự nhiên?
A) Tiền Cambri. B) Cổ sinh
C)Tân kiến tạo D)Cổ kiến tạo
tham khảo link:
https://xn--c-con-xqa.vn/p/cac-mo-dau-khi-o-viet-nam-uoc-hinh-thanh-vao-giai-oan-lich-su-nao-a-giai-oan-tien-cambri-b-giai-oan-co-kien-tao-c-giai-oan-tan-kien-tao-d-nam-2022.p226565.html
1.Ý nào sau đây đúng về giai đoạn diễn ra các vận động tạo núi trong lịch sử phát triển của tự nhiên nước ta?
A.
Vận động Hi-ma-lay-a diễn ra trong thời kì Tiền Cambri.
B.
Vận động Hec-xi-ni diễn ra trong thời kì Cổ kiến tạo.
C.
Vận động Ki-mê-ri diễn ra trong thời kì Tiền Cambri.
D.
Vận động Ca-lê-đô-ni diễn ra trong thời kì Tân kiến tạo.
2.
Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa được thể hiện rõ nhất ở thành phần tự nhiên nào sau đây ?
A.
Sinh vật.
B.
Khí hậu.
C.
Đất đai.
D.
Địa hình.
1. Giai đoạn phát triển tiền Cambri Là giai đoạn đầu tiên hình thành lãnh thổ Việt Nam, cách đây 540 triệu năm. Giai đoạn này nước ta mới chỉ hình thành các mảng nền cổ, các loài sinh vật còn rất ít và sơ khai, bầu khí quyển có rất ít ô xi.
2. Giai đoạn cổ kiến tạo
- Cách đây 65 triệu năm.
- Nước ta chịu ảnh hưởng của các cuộc vận động tạo núi lớn, nên phần lớn lãnh thổ nước ta đã là đất liền, sinh vật phát triển mạnh mẽ, hình thành cho nước ta một số mỏ khoáng sản. Đến cuối giai đoạn này, địa hìrh nước ta chịu tác động của ngoại lực tạo thành những bề mặt san bằng.
3. Giai đoạn Tân kiến tạo
- Đã diễn ra trong thời gian ngắn, từ 65 triệu năm trước cho đến ngày nay.
- Nước ta chịu ảnh hưởng của vận động Tân kiến tạo, nâng cao địa hình, làm cho núi non, sông ngòi trẻ lại, hình thành các cao nguyên badan, các đồng bằng phù sa trẻ, mở rộng Biển Đông và hình thành các bể dầu khí ở thềm lục địa và ở đồng bằng châu thổ.
- Sinh vật phát triển rất phong phú và hoàn thiện.
- Sự xuất hiện của loài người.
Cau 3:
a) Diện tích, giới hạn
Vùng biển Việt Nam là một phần của Biển Đông. Biển Đông là một biển lớn, tương đối kín, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á.
Biển Đông trải rộng từ Xích đạo tới chí tuyến Bắc, thông với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương qua các eo biển hẹp. Diện tích Biển Đông là 3 447 000 km2. Biển Đông có hai vịnh lớn là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan, độ sâu trung bình của các vịnh dưới 100 m.
b) Đặc điểm khí hậu và hải vân của biển
Khí hậu các đảo gần bờ về cơ bản giống như khí hậu vùng đất liền lân cận. Còn khu vực biển xa, khí hậu có những nét khác biệt lớn với khí hậu đất liền.
- Chế độ gió : Trên Biển Đông, gió hướng đông bắc chiếm ưu thế trong bảy tháng, từ tháng 10 đến tháng 4. Các tháng còn lại trong năm, ưu thế thuộc vé gió tây nam, riêng ở vịnh Bắc Bộ chủ yếu là hướng nam. Gió trên biển mạnh hơn trên đất liền rõ rệt. Tốc độ gió trung bình đạt 5-6 m/s và cực đại tới 50 m/s, tạo nên những sóng nước cao tới 10 m hoặc hơn. Dông trên biển thường phát triển về đêm và sáng.
- Chế độ nhiệt : Ở biển, mùa hạ mát hơn và mùa đông ấm hơn đất liền. Biên độ nhiệt trong năm nhỏ. Nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là trên 23°C.
- Chế độ mưa : Lượng mưa trên biển thường ít hơn trên đất liền, đạt từ 1100 đến 1300 mm/năm. Ví dụ : lượng mưa trên đảo Bạch Long Vĩ là 1127 mm/năm, trên đảo Hoàng Sa là 1227 mm/năm. Sương mù trên biển thường hay xuất hiện vào cuối mùa đông đầu mùa hạ.
Cùng với các dòng biến, trên vùng biển Việt Nam còn xuất hiện các vùng nước trôi và nước chìm, vận động lên xuống theo chiều thẳng đứng, kéo theo sự di chuyển của các sinh vật biển.
- Chế độ triều : Thủy triều là nét rất đặc sắc của vùng biển Việt Nam. Vùng biển ven bờ nước ta có nhiều chế độ triều khác nhau. Trong đó, chế độ nhật triều của vịnh Bắc Bộ được coi là điển hình của thế giới, ở đây mỗi ngày chỉ có một lần nước lên và một lần nước xuống rất đều đặn.
Cau 4:
Trả lời
Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam có thể chia làm ba giai đoạn lớn:
- Giai đoạn Tiền Cambri (tạo lập nền móng sơ khai của lãnh thổ):
+ Cách ngày nay ít nhất khoảng 570 triệu năm. Khi đó đại bộ phận lãnh thổ nước ta còn là biển.
+ Phần đất liền là những mảng nền cổ: Kon Tum, Việt Bắc, Hoàng Liên Sơn, Sông Mã, Pu Hoạt.
+ Các loài sinh vật còn rất ít và đơn giản. Bầu khí quyển rất ít ôxi.
- Giai đoạn cổ kiến tạo (phát triển, mở rộng và ổn định lãnh thổ):
+ Cách ngày nay ít nhất là 65 triệu năm.
+ Có nhiều vận động tạo núi lớn (Ca-lê-đô-ni, Hec-xi-ni, In-đô-xi-ni, Ki- mê-ri) làm thay đổi hẳn hình thể nước ta so với trước. Phần lớn lãnh thổ nước ta đã trở thành đất liền.
+ Sinh vật phát triển mạnh mẽ, là thời kì cực thịnh của bò sát khủng long và cây hạt trần.
+ Xuất hiện các khối núi đá vôi và các bể than lớn tập trung ở miền Bắc và rải rác ở một số nơi.
+ Cuối giai đoạn này, địa hình nước ta bị ngoại lực bào mòn, hạ thấp.
- Giai đoạn Tân kiến tạo (tạo nên diện mạo hiện tại của lãnh thổ và còn đang tiếp diễn):
+ Cách ngày nay ít nhất khoảng 25 triệu năm.
+ Nâng cao địa hình; núi, sông trẻ lại.
+ Hình thành các cao nguyên ba dan và các đồng bằng phù sa trẻ; mở rộng Biển Đông, tạo các bể dầu khí ở thềm lục địa và ở đồng bằng châu thổ.
+ Sinh vật phát triển phong phú và hoàn thiện, xuất hiện loài người trên Trái Đất.
Giai đoạn Tân Kiến Tạo là quan trọng nhất.
Vì trong giải đoạn này có nhiều bước ngoặc lớn:
- Dù diễn ra ngắn nhưng đã nâng cao địa hình, làm cho núi sông trẻ lại.
- Quá trình tiến hóa của giới sinh vật đã hoàn thiện và đặc biệt là sự xuất hiện của loài người.
*Đúng thì tíck cho mình nha*