CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC NAM CA...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc văn bản và thực hiện yêu cầu từ 1 đến 5. 

CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC NAM CAO

      (1) Người ta còn gọi Nam Cao là nhà văn của một chủ nghĩa hiện thực tâm lí. Ông chú ý đến nội tâm hơn là ngoại hình nhân vật - trừ những trường hợp có dụng ý đặc biệt (những bộ mặt ghê sợ hay đặc biệt xấu xí của Trương Rự trong Nửa đêm, của Chí Phèo, thị Nở trong Chí Phèo,... có lẽ đã được vẽ ra như là một cách tố cáo cái xã hội tàn bạo đã huỷ hoại cả đến nhân hình, nhân dạng của con người). Dường như mọi đặc sắc nghệ thuật của ông đều gắn với sở trường ấy. Trong Chí Phèo, có những đoạn tả ánh trăng rất thú vị: ánh trăng in cái bóng thằng Chí Phèo trên đường làng "Nó xệch xạc về phía bên phải, nó xệch xạc về bên trái, thu gọn vào rồi lại dài loang ra, xé rách ra vài chỗ. Nó cứ quần quật dưới chân Chí Phèo"; ánh trăng chiếu trên "những tàu lá chuối nằm ngửa, ưỡn cong lên hứng lấy trăng xanh rời rợi như là ướt nước thỉnh thoảng bị gió lay lại giãy đành đạch như là hứng tình". Đó là nghệ thuật diễn tả tâm lí hơn là vẽ cảnh thiên nhiên: tâm lí thằng say rượu sắp sửa gặp thị Nở. Ở truyện này, ông ghép nên những cặp nhân vật tâm sự (Lão Hạc - ông giáo hàng xóm; Chí Phèo - thị Nở; Lang Rận - mụ Lợi,...), ở truyện kia, ông lại tạo những nhân vật gây sự (vợ chồng anh trí thức nghèo chẳng hạn). Xét ở một phương diện nào đấy, đó cũng là một cách sắp đặt tình huống độc đáo để bộc lộ những tâm sự sâu kín của các vai truyện. Nếu so sánh Nam Cao với Ngô Tất Tố, thì dễ dàng nhận thấy Ngô Tất Tố chủ yếu dùng bút pháp ngoại hiện để diễn tả tâm lí nhân vật hơn là trực tiếp quan sát và phân tích thế giới nội tâm của chúng. Nếu so sánh với Nguyễn Công Hoan thì thấy nhà văn trào phúng thường chỉ thành công khi diễn tả những khoảnh khắc tâm lí đơn giản, giới hạn trong một truyện ngắn có một chủ để hết sức rõ ràng. Còn Nam Cao thì có khả năng "du lịch" triền miên trong thế giới nội tâm của nhân vật để theo dõi những quá trình tâm lí phức tạp, quanh co, nhiều khi thật khó phân biệt là vui hay buồn, cười hay khóc, say hay tỉnh, ghét hay thương,...

      Chính vì thông thuộc tâm lí con người mà Nam Cao có lối kể chuyện rất biến hóa, cứ nhập thẳng vào đời sống bên trong của nhân vật mà dẫn dắt mạch tự sự theo dòng độc thoại nội tâm. Lối kể chuyện theo quan điểm nhân vật như thế tạo ra ở nhiều tác phẩm Nam Cao một lối kết cấu bề ngoài có vẻ rất phóng túng, tùy tiện, xáo trộn trật tự tự nhiên của không gian, thời gian, mà thực ra rất chặt chẽ như không thể nào phá vỡ nổi. Đây cũng là lối trần thuật nhiều giọng điệu rất độc đáo và hấp dẫn của Nam Cao.

      (2) Như đã nói, Nam Cao luôn băn khoăn về vấn đề nhân phẩm, về thái độ khinh trọng đối với con người, ông dễ bất bình trước tình trạng con người bị lăng nhục vì nghèo đói cùng đường. Nam Cao đặt vấn đề này ra là để minh oan chiêu tuyết cho những con người bị miệt thị một cách bất công: Chí Phèo, Một bữa no, Lang Rận,... Để giải quyết vấn đề này, nhiều khi ông phải đặt nhân vật của mình vào tình thế cheo leo nơi ranh giới giữa con người và thú vật. Và như thế thì ngòi bút của nhà văn cũng thật cheo leo. Người đọc lắm lúc có cảm giác như đứa trẻ trong rạp xiếc lo lắng nhìn bước chân người tài tử đang diễn trò leo dây giữa khoảng không. Nam Cao không làm xiếc ngôn từ, không làm trò kĩ thuật, ông tự thử thách mình về tư tưởng, về cái tâm đối với con người. Nhiều cây bút khác, đi trên đất bằng mà có lúc cũng vấp ngã, Nam Cao đi trên dây làm sao tránh khỏi có lúc ngả nghiêng. Nhưng người đọc, sau những giây phút hồi hộp, căng thẳng, càng cảm thấy khoan khoái khi thấy nhà văn đã đạt tới đích mà không hề sa chân hụt bước.

      Một cái tâm vững vàng, đằm thắm, đó là nền tảng của mọi tác phẩm của Nam Cao. Cho nên dù ông nhiều khi có cố tình làm ra vẻ lạnh lùng, cố tình dùng những từ vô cảm, thậm chí có sắc thái miệt thị và châm biếm nữa đối với các nhân vật của mình (như những đại từ nhân xưng: hẳn, y, thị...), thì người ta vẫn thấy có biết bao đau xót, biết bao nước mắt trong đó.

      Ấy cũng là một đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa hiện thực của Nam Cao.

(Nguyễn Đăng Mạnh, Nhà văn Việt Nam hiện đại, chân dung và phong cách, NXB Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, 2000, trang 276 - 278)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. 

Câu 2. Văn bản trên đã làm sáng tỏ chủ nghĩa hiện thực của Nam Cao trên những phương diện nào?

Câu 3. Biện pháp tu từ so sánh trong câu văn: "Người đọc lắm lúc có cảm giác như đứa trẻ trong rạp xiếc lo lắng nhìn bước chân người tài tử đang diễn trò leo dây giữa khoảng không" có tác dụng gì?

Câu 4. Nhận xét về ngôn ngữ nghị luận được sử dụng trong phần (2).

Câu 5. Nhận xét về cách lập luận của tác giả. 

0
13 tháng 1 2018

 Khởi ngữ nằm trong câu: Hành thì nhà thị may lại còn, khởi ngữ “Hành”

- Câu có khởi ngữ tạo ra mạch liên kết chặt chẽ hơn do câu trước đó đã nhắc tới cháo hành, câu kế tiếp nhắc tới “gạo” điều đó khiến mạch văn trôi chảy hơn.

19 tháng 7 2023

Tham khảo!

a) Lỗi: thì, coi như là

Sửa: Có thể nói, Chí Phèo là nhân vật mà tác giả Nam Cao muốn gửi đến cho độc giả nhiều thông điệp về bức tranh xã hội, một trong những tiêu cực thời bấy giờ.

b) Lỗi: Trời ơi, thì cũng cũng hơi bị ngạc nhiên đấy ạ!

Sửa: Không thể ngờ rằng một người đàn bà có ngoại hình xấu xí như thị Nở mà cũng khiến Chí Phèo yêu điên cuồng đến vậy!

c) Lỗi: rất chất, thích cực kì luôn!

Sửa: Chí Phèo là một tác phẩm xuất sắc đã khiến cho nhiều độc giả yêu thích!

d) Lỗi: tuy, như vậy, cực kì

Sửa: Mặc dù, Thị Nở có một vẻ bề ngoài nhìn xấu xí nhưng ẩn sâu bên trong thị vẫn toát lên phẩm chất của một người phụ nữ rất giàu tình yêu thương.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1 2024

a) Lỗi: thì, coi như là

Sửa: Có thể nói, Chí Phèo là nhân vật mà tác giả Nam Cao muốn gửi đến cho độc giả nhiều thông điệp về bức tranh xã hội, một trong những tiêu cực thời bấy giờ.

b) Lỗi: rất chất, thích cực kì luôn!

Sửa: Chí Phèo là một tác phẩm xuất sắc đã khiến cho nhiều độc giả yêu thích!

c) Lỗi: tuy, như vậy, cực kì

Sửa: Mặc dù, Thị Nở có một vẻ bề ngoài nhìn xấu xí nhưng ẩn sâu bên trong thị vẫn toát lên phẩm chất của một người phụ nữ rất giàu tình yêu thương.

23 tháng 4 2017

Cuộc đời Chí có bước ngoặt khi gặp Thị Nở:

+ Ban đầu Chí gặp Thị và bị hấp dẫn đơn giản vì Chí là thằng say “ngứa ngáy” thịt da, hai người ân ái với nhau. Sau đó, Chí đau bụng rồi Thị dìu Chí vào nhà tìm manh chiếu rách đắp cho Chí

+ Chí tỉnh dậy sáng hôm sau và cảm thấy lòng “bâng khuâng”, “mơ hồ buồn” khi nghe thấy âm thanh quen thuộc của sự sống

- Ý nghĩa trong cuộc gặp Chí Phèo- Thị Nở:

+ Đó là những giây phút Chí được trở lại “làm người”, mong được sống hạnh phúc

+ Sự săn sóc, quan tâm của người đàn bà xấu xí, khốn khổ khơi dậy bản chất lương thiện vốn bị chèn ép từ lâu trong con người Chí

+ Tác giả thể hiện được tư tưởng nhân đạo sâu sắc của mình đối với hình tượng người nông dân bị tha hóa khi sáng tạo ra chi tiết gặp gỡ của Chí Phèo với Thị Nở

+ Giúp Chí tỉnh táo nhìn lại cuộc đời trong quá khứ, hiện tại, tương lai, ước mơ có gia đình nhỏ, với cuộc sống giản dị

+ Chí ý thức được sự cô độc, bất hạnh của đời mình, và khát khao được sống cuộc đời của con người

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1 2024

- Điểm nhìn: Có sự thay đổi, đan xen giữa điểm nhìn của người kể chuyện và điểm nhìn của người dân làng Vũ Đại.

- Giọng điệu: tự nhiên, gần gũi, sử dụng khẩu ngữ quần chúng một cách triệt để, mang hơi thở đời sống, giọng văn hoá đời sống.

- Ý nghĩa cái chết của Chí Phèo:

+ Là lời tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến đã đẩy người nông dân vào con đường bần cùng hóa, lưu manh hóa, đẩy họ tới cái chết bi thảm.

+ Thể hiện quan niệm hiện thực nhạy bén của Nam Cao: tình trạng xung đột giai cấp ở nông thôn Việt Nam hết sức gay gắt, quyết liệt, không thể xoa dịu được, chỉ có thể được giải quyết bằng những biện pháp quyết liệt.

+ Đó là hành động lấy máu rửa thù của người nông dân thức tỉnh về quyền sống, tuy tự phát, liều lĩnh, tuyệt vọng nhưng không phải là hành động lưu manh.

+ …

Trong mỗi đoạn trích sau đều có những câu văn có bộ phận biểu hiện thời gian (phần in đậm), nhưng bộ phận đó được đặt ở những vị trí khác nhau trong câu (đầu giữa, cuối câu). Hãy phân tích tác dụng của mỗi cách sắp xếp. a) Một đêm khuya, Mị nghe tiếng gõ vách […]. Mị vừa bước ra, lập tức có mấy người choàng đến, nhét áo vào miệng Mị rồi bịt mắt, cõng Mị đi.Sáng...
Đọc tiếp
Trong mỗi đoạn trích sau đều có những câu văn có bộ phận biểu hiện thời gian (phần in đậm), nhưng bộ phận đó được đặt ở những vị trí khác nhau trong câu (đầu giữa, cuối câu). Hãy phân tích tác dụng của mỗi cách sắp xếp.
a) Một đêm khuya, Mị nghe tiếng gõ vách […]. Mị vừa bước ra, lập tức có mấy người choàng đến, nhét áo vào miệng Mị rồi bịt mắt, cõng Mị đi.
Sáng hôm sau, Mị mới biết mình đang ngồi trong nhà thống lí Pa Tra…
(Tô Hoài, Vợ chồng A Phủ)
b) Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có mà trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết…
Một anh đi thả ống lươn, một buổi sáng tinh sương, đã thấy hắn trần truồng và xám ngắt trong một váy đụp […].
(Nam Cao, Chí Phèo)
c) Nhưng rồi hỏi ra mới rõ cô ấy không phải con gái nhà Pa Tra: cô ấy là vợ A Sử, con trai thống lí Pa Tra.
Cô Mị về làm dâu nhà Pa Tra đã mấy năm.
(Tô Hoài, Vợ chồng A Phủ)
1
11 tháng 6 2017

- Đoạn 1: cụm từ “ một đêm khuya” được đặt đầu câu nhằm nêu hoàn cảnh, thời gian cho các sự kiện xảy ra. Trạng ngữ “sáng hôm sau” có tác dụng liên kết câu vì thế phải nằm đầu câu

- Đoạn 2: trạng ngữ chỉ thời gian “một buổi sáng tinh sương” đặt giữa câu, đằng sau hành động của chủ thể.

- Đoạn 3: “đã mấy năm” nằm cuối câu mục đích thông báo, nó biểu thị phần tin mới, phần trọng tâm. Tuy giữ vai trò thứ yếu về mặt ngữ pháp nhưng nó lại giữ vai trò quan trọng về mặt thông báo nên nó cần đặt ở cuối câu.

Trong những câu ghép ở các đoạn trích sau, vì sao vế in đậm lại đặt ở vị trí sau so với vế còn lại? Khi đặt vế đó ở vị trí trước thì nội dung của câu và mạch ý của đoạn có gì thay đổi? a) Chí Phèo đoán chắc rằng một người đàn bà hỏi một người đàn bà khác đi bán vải ở Nam Định đề. Hắn lại nao nao buồn, là vì mẩu chuyện ấy nhắc cho hắn một cái gì rất xa xôi....
Đọc tiếp
Trong những câu ghép ở các đoạn trích sau, vì sao vế in đậm lại đặt ở vị trí sau so với vế còn lại? Khi đặt vế đó ở vị trí trước thì nội dung của câu và mạch ý của đoạn có gì thay đổi?
a) Chí Phèo đoán chắc rằng một người đàn bà hỏi một người đàn bà khác đi bán vải ở Nam Định đề. Hắn lại nao nao buồn, là vì mẩu chuyện ấy nhắc cho hắn một cái gì rất xa xôi. Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải.
(Nam Cao, Chí Phèo)
b) Thưa cụ, việc đó là việc riêng của chị cháu. Tuỳ ý cho cháu cư xử. Cháu không có quyền lạm bàn tới, tuy đối lại chị cháu cũng như đối lại quan huyện, cháu vẫn là người chịu ơn.
(Khái Hưng, Nửa chừng xuân)
1
1 tháng 2 2017

a, Vế chỉ nguyên nhân (in đậm) cần đặt sau vế chính ( Hắn lại nao nao buồn). Vế in đậm cũng cần gắn với câu sau, vì câu sau chính là câu cụ thể hóa cho một cái gì đó xa xôi.

- Vế chính đặt trước liên kết dễ với những câu đi trước, vế phụ sau liên kết dễ dàng với những câu sau đó

b, Câu ghép, vế chỉ nhượng bộ (tuy đối với chị cháu cũng như đối với quan huyện) được đặt sau để nhấn mạnh ý cũng như bổ sung

19 tháng 7 2023

Tham khảo nha!

Phăng - tin là một người phụ nữ xinh đẹp, kiên cường, dù gánh trên vai số tiền lớn, cô vẫn cố gửi tiền về cho vợ chồng chủ trọ đang chăm sóc con của mình. Vì thương con, cô sẵn sàng cắt bỏ mái tóc, sau đó là răng và cuối cùng là làm gái. Cứ càng về sau, người phụ nữ ấy ngày càng sa đọa. Điều này giống như nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn của Nam Cao. Hai con người này đều vì gánh chịu những định kiến không có nhân tính từ miệng đời mà mặc kệ dòng đời đưa đẩy. Nhưng sâu thẳm trong trái tim chúng ta đâu chỉ toàn sỏi đá, trái tim vẫn le lói ngọn lửa của yêu thương, tình người. Nếu Chí Phèo có bát cháo hành của Thị Nở để bùng cháy lên ngon lửa khao khát thành người lương thiện, thì Phăng-tin cũng vậy. Hình ảnh đứa con ngây thơ, trong sáng luôn là ngọn lửa sáng chói trong tâm hồn cô, cho cô niềm tin khát vọng cuộc sống. 

Cuộc sống ngày một khó khăn hơn để rồi đỉnh điểm khiến cô chính thức xa ngã, không lối thoát, cô lựa chọn con đường làm "gái điếm". Trong khi đó, Chí Phèo lựa chọn cái chết để giải thoát cho bản thân.