K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 9 2021

của Tô Hoài

24 tháng 9 2021

của tô hoài bn nhé

15 tháng 2 2016

I. Tác giả - Tác phẩm

1. Tác giả 

Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen, sinh năm 1920 ở làng Nghĩa Đô nay thuộc Cầu Giấy, Hà Nội. Ông tham gia Hội văn hóa cứu quốc từ năm 1943. Tính đến nay, sau hơn 60 năm lao động nghệ thuật, ông đã có gần 200 đầu sách thuộc nhiều thể loại khác nhau : truyện ngắn, truyện dài kì, tiểu thuyết, kí, hồi kí, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác. Năm 1996, ông được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

Tác phẩm chính : "Dế mèn phiêu lưu kí" - Truyện đồng thoại, 1941; "O chuột" - tập truyện, 1942; "Nhà nghèo" - tập truyên 1944, "Truyện Tây Bắc" - tập truyên 1953; "Miền Tây " - tiểu thuyết, 1967; "Cát bụi chân ai" - hồi kí 1992; "Chiều chiều" - hồi kí, tự truyên 1999; và gàn đây nhất là tiểu thuyết "Ba người khác", sản xuất năm 2006.

2. Tác phẩm

Truyện "Vợ chồng A Phủ" in chung trong tập "Truyện Tây Bắc" - tập truyện nhận được giải nhất về truyện, kí, giải thưởng của Hội văn nghệ Việt Nam 1954-1955. "Truyện  Tây Bắc " là kết quả của chuyến thâm nhập thực tế của Tô Hoài cùng bộ đội vào giải phóng Tay bức ( 1952). Trong chuyến đi này, Tô Hoài đã sống  và gắn bó tình nghĩa với đồng bào các dân tộc Thái, Mường, Mông... Và chính cuộc sống của đồng bào các dân tộc miền núi đã khơi nguồn cảm hứng sáng tạo để Tô Hoài hoàn thành 3 truyện ngắn : " Cứu đất cứu mường", "Mường Giơn giải phóng" và "Vợ chồng A Phủ"

"Vợ chồng A Phủ" là một truyện ngắn đậm chất thơ. Ngôn ngữ và lời văn rất giàu tính tạo hình và gợi cảm. Tác phẩm thể hiện tài năng sắc sảo của Tô Hoài trong việc trần thuật, xây dựng đối thoại và miêu tả nội tâm nhân vật

Truyện đặt ra vấn để số phận con người - những con người dưới đáy của xã hội - những con người bị tước đoạt hết tài sản, bị bóc lột sức lao động và bị xúc phạm nặng nề  về nhân phẩm. Giải quyết vẫn đề số phận con người, Tô Hoài đã thức tỉnh họ, đưa họ đến với cách mạng và cho họ một cuộc sống mới.

II. Trả lời câu hỏi 

1. Mị là một cô gái trẻ đẹp, giàu tình yêu, khát vọng sống, là biêu tượng đẹp của người phụ nữ miền núi Tây bắc với những đặc tính : chăm chỉ, nội tâm phong phú, là niềm yêu, say mê của rất nhiều chàng trai. Nhưng người con gái tài sắc ấy phải sống một cuộc đời cơ cực, bất hạnh trong những năm tháng sống ở nhà thống lí Pá Tra, với tư cách một người con dâu gạt nợ. Người đọc cảm nhận được sự tàn ác của nhà thống lí, số phận tội nghiệp, bi kịch của con người thông qua hình ảnh con rùa lùi cũi trong xó cửa. Ở nhà thống lí, chưa bao giờ Mị là một con người, chưa bao giờ được đối xử là người mà chỉ được coi như trâu, như ngưa, như công cụ trong tay phong kiến thống trị. Bi kịch hơn, sống lâu trong cái khổ, Mĩ quen khổ rồi. Con người đánh mất ý thức tồn tại của cá nhân, đánh mất cả những khát khai, phản kháng, trở nên vô thức, vô cảm, trơ lì, chai sạn trước mọi đau khổ. Mị không sống mà chỉ tồn tại như cái bóng dật dờ, leo lắt, vô nghĩa. Tô Hoài miêu tả bi kịch của Mị giống như một định mệnh có sẵn, một bi kịch suốt tháng, suốt năm, suốt đời.

Nhưng người con gái xinh đẹp , tài hoa mà phải trải qua cuộc sống bi kịch, nô lệ đã đổi đời bằng chính sức sống mạnh mẽ, tiềm tàng của mình. Những tưởng sức sống ấy đã tê liệt, chết cứng cùng với sự mài mòn của bao đau khổ, tủi cực của bao lần Mị muốn ngoi lên nhưng lại bị dập xuống sâu hơn. Nhưng sức sống ấy đã sống dậy mạnh mẽ trong đêm tình mùa xuân và trong đêm đông cởi trói cho A Phủ, đã thổi bùng lên khát vọng nhân sinh đẹp đẽ, mãnh liệt. Tiếng sáo có một sức mạnh diệu kì đưa Mị trở về từ quá khứ và sống trọn vẹn với con người giàu yêu thương, lắm khát vọng xưa. Mị sống với quá khứ không chỉ bằng hoài niệm mà còn bằng sự hồi sinh sức sống tiềm tàng. Mị tự tay thắp đèn, tự tay đem lại ánh sáng cho căn phòng tối tăm , tự tay thắp sáng cho cuộc đời mình, khát vọng được sống, được làm người tỏa sáng từ đây chăng ? Đêm tình mùa xuân đã đưa Mị sống lại trong quá khứ, tại nguôi quên hiện tại, nhưng lại chưa giải thoát được cuộc đời nô lệ cho cô. Sức phản kháng của cô gái bất hạnh đã được đánh thức từ nơi đây và được bùng phát trong đêm đông, khi bắt gặp giọt nước mắt của A Phủ. Nếu tiếng sao ma lực đưa Mị về ước vọng tuổi trẻ thì giọt nước mắt của người đồng cảnh lại đánh thức bản tính nhân hậu, yêu thương nơi cô. Cả một quá trình tự nhận thức được diễn ra trong Mị  khi tình thương, sự phản kháng được đánh thức. Giọt nước mắt của A Phủ như một đốm sáng rọi vào cuộc đời Mị, như một mạch nước mát lành làm tan chảy những tê liệt, khổ đau để rồi Mị cứu người và tự cứu mình. Đó là hành động bất ngờ nối tiếp bất ngờ nhưng hợp lí, tất yếu. Tác giả đã dồn tất cả sức sống, khát vọng sống, được vươn lên làm người trong những bước chạy của Mị, của A Phủ, thoát khỏi kiếp nô lệ, về với tự do, về với cuộc sống địch thức. Họ đã đổi đời, tìm sự sự, tìm đến khát vọng bằng chính sống  tiềm tàng, mãnh liệt của những con người biết cứu người và tự cứu mình. Sự đổi đời ấy là bài ca đẹp cho khát vọng được sống, được làm người

2. A Phủ là một nhân vật  mang thân phận nô lệ, tôi đòi. Khác với cách miêu tả nhân vật Mị, Tô Hoài nhấn mạnh vào cuộc đời cô đơn của A Phủ. Vốn là một người mồ côi, không nhà, không cửa, không ruộng đất, phải đi ở đợ, chính xuất phát điểm này đã dự báo chuỗi đời bi kịch của A Phủ. Qua lời giới thiệu hết sức mộc mạc của tác giả, A Phủ hiện lên là một chàng trai khỏe mạnh, chăm chỉ, khéo léo. Nếu Mị là biểu tượng của người con gái Tây Bắc xinh đẹp tài hoa thì A Phủ là biểu tượng đẹp đẽ của những chàng thanh niên Tây Bắc mạnh mẽ, tháo vát, dũng cảm.

Tuy nhiên, Tô Hoài vẫn chú trọng miêu tả sự đối lập giữa A Phủ và cuộc đời bất hạnh mà A Phủ phải trải qua. Cuộc sống tôi đòi ở nhà Pá Tra đã biến A Phủ thành công cụ lao động đắc lực cho thống lí. Thay vào hình ảnh chàng trai yêu đời, thạo việc, đúc lưỡi cày giỏi, quay gụ tài,...... A Phủ phải chôn vùi cuộc đời dưới đòn roi nhà thống lí. Nỗi cô đơn của cuộc đời cùng sự tủi nhục của thân phận bám riết lấy A Phủ. Sự dũng mãnh, tài năng của A Phủ đều bị chìm lấp dưới sự hoành hành của cái ác. Bên cạnh hình ảnh người con gái cam chịu của Mị thì dự tồn tại của A Phủ là minh chứng đầy đủ nhất cho sự thống trị của cái ác. Cái ác bủa vây, đè nén, bóp nghẹt số phận con người. Không gian xã hội tưởng như nghẹt thở mà ở đó, người ta chấp nhận cái ác như một sự tồn tại ngẫu nhiên, tất yếu, khách quan. Số phận của A Phủ cùng bản chất cái ác nhà Pá Tra đã lộ rõ trong cảnh A Phủ bị trói đánh. Cuộc đời nô lệ của A Phủ dường như không thể thay đổi, tất cả mọi sự tàn ác của nhà thống lí đều dồn hết về A Phủ. Mỗi trang văn là một trang đời đầy nước mắt của người nông dân miền núi phong kiến được Tô Hoài viết nên bằng sự gắn bó, am hiểu, cảm thông sâu sắc với số phận của họ, vạch trần bản chất xấu xa của xã hội, gửi vào một niềm trăn trở, thương yêu vô hạn với con người.

Nét khác biệt trong nghệ thuật khắc họa nhân vật ở Mị và A Phủ chính là : nếu Mị được khắc họa từ bên trong nhằm giúp ta khám phá và phát hiện vẻ đẹp của nhân vật ở tiềm lực sống nội tâm thì với nhân vật A Phủ lại được tác giả nhìn từ bên ngoài, tạo điểm nhấn về tính cách ở những hành động, giúp ta thấy rõ vẻ đẹp của A Phủ qua tính cách gan góc, táo bạo, mạnh mẽ.

3. Viết về đề tài miền núi, Tô Hoài đã có những quan sát độc đáo, thú vị, thể hiện sự am hiểu, gắn bó sâu sắc của tác giả đối với cuộc sống, con người, thiên nhiên nơi đây. Ông luôn có những phát hiện mới mẻ, thú vị về các nét lạ trong tập quán và phong tục của người dân miền núi Tây Bắc; tục cướp vợ, trình ma, đánh nhay, xử kiện, ốp đồng, đêm tình mùa xuân,... Nhờ luôn luôn mài sắc khả năng quan sát , tìm tòi nên cách tạo dựng bối cảnh, tình huống, miêu tả thiên nhiên trong tác phẩm của ông thường sống động và đầy chất thơ; cảnh mùa xuân về trên núi cao, lời ca, giai điệu tiếng sáo trong những đêm tình mùa xuân, cảnh uống rượu ngày tết.... Giọng điệu trữ tình, ngọt ngào, hấp dẫn và lôi cuốn người đọc  bởi sự từng trải, đậm đã phong vị và màu sắc dân tộc, ngôn ngữ giản dị, phong phú, đầy sáng tạo mang đậm cá tính, bản sắc riêng,.. tất cả đã tạo nên những trang văn đậm chất thơ.

- Hình thức:

+ Với bút phát hiện thực sắc sảo nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, những chi tiết chọn lọc phát hiện tình huống truyện độc đáo, hệ thống ngôn từ gợi hình, gợi cảm, Tô Hoài đã xây dựng thành công nhân vật Mị - nạn nhân của tục bắt vợ phải sống cuộc đời đau thương tủi nhục.

- Nội dung: 

+ Tô Hoài đã nhìn thấy việc tập tục mê tín Thần Quyền với giai cấp thống trị tạo ra một thứ thuốc phiện tinh thần trói chặt bị nô dịch tinh thần của cô và cũng là những người dân miền núi nơi đây không có cách nào vượt qua được.

+ Tô Hoài viết mang tinh thần nhân đạo cảm thương cho những người lao động nơi núi rừng Tây Bắc nơi bằng niềm tin cảm sức sống mãnh liệt. Dù người ta có thế nào đi chăng nữa thì cuộc sống vẫn luôn tốt đẹp.

 
14 tháng 8 2019

Viết năm 1952, đây là sản phẩm của chuyến thâm nhập thực tế, cùng ăn, cùng ở, cùng gắn bó với đồng bào các dân tộc miền núi Tây Bắc suốt 8 tháng của Tô Hoài trên núi cao đến các bản làng mới giải phóng

Đáp án cần chọn: A

20 tháng 5 2017
* Mở bài: – Tô Hoài là nhà văn viết rất thành công về đề tài miền núi
– Hoàn cảnh st của tp: Là kết quả của chuyến đi 8 tháng, Tô Hoài cùng với bộ đội giải phóng lên Tây Bắc…Tác phẩm được giải Nhất của Hội văn nghệ Việt Nam năm 1954-1955.
– Trong tác phẩm, tác giả đã khắc họa thành công nhân vật Mị.
* Thân bài:
1/ Ngoại hình: Mị là một cô gái xinh đẹp. Ngoại hình của Mị không được miêu tả trực tiếp mà được gợi lên qua chi tiết “Trai làng đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng Mị” -> Với ngoại hình ấy Mị xứng đáng được hưởng một cuộc sống hạnh phúc.
2/ Số phận: bất hạnh
– Sinh ra trong một gia đình nghèo: cha mẹ lấy nhau không có tiền cưới, phải vay bạc nhà giàu đến khi mẹ Mị chết mà vẫn không trả được nợ, để rồi người ta bắt Mị về làm dâu gạt nợ.
– Khi làm dâu nhà thống lí: Mị bị đầy ải về cả thể xác lẫn tinh thần:
+ Thể xác: Làm việc quần quật như trâu ngựa “ Tết đến thì giặt đay xe đay,……cài một bó tay ở cánh tay để tước thanh sợi”-> Mị như một công cụ lao động, bị thống lí Pá Tra bóc lột hết sức lao động.
Mị còn bị đánh đập rất dã man: Đêm tình mùa xuân Mị đang chuẩn bị đi chơi thì nó đi đâu về. Thấy thế nó liền trói Mị vào cột “trói Mị bằng một thúng sợi ……..”. Không những thế, khi Mị ngồi bóp thuốc cho A Sử vì mệt quá nên đã ngủ thiếp đi vậy mà A Sử liền đạp vào mặt Mị. Trong những đêm đông trên núi cao dài và buồn Mị trở dậy thổi lửa hơ tay, có những đêm A Sử đi chơi về đã vô cớ đánh Mĩ ngã gục xuống cửa bếp -> Mị là nạn nhân của xã hội vô nhân đạo. Thằng A Sử – chồng Mị đã coi Mị như một nơi để thỏa mãn thú tính của mình.
+ Tinh thần: Về làm dâu nhà thống lí càng ngày Mị càng không nói “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa” “Mị tưởng mình là con trâu con ngựa” -> với nghệ thuật so sánh vật hóa tác giả đã làm nổi bật thân phận vật của Mị. Câu văn “Ở lâu trong……” thật xót xa bởi nó cho thấy Mị bị đầy ải như thế nào khi ở nhà thống lí
Căn buồng Mị ở “kín mít ……..” – là một thứ ngục thất giam hãm tinh thần của Mị, nó giết chết tuổi trẻ, tình yêu, tự do ở Mị. Ngồi trong căn buồng ấy Mị dường như mất hết ý niệm về thời gian, không gian, mất hết tri giác về cuộc sống.
=> Mị bị áp bức bóc lột về cả thể xác lẫn tinh thần.
3/ Phẩm chất:
– Tài thổi sáo “Mị uốn chiếc ……”
– Yêu tự do, trẻ trung yêu đời: Trước khi về làm dâu nhà thống lí, mùa xuân nào Mị cũng đi chơi, Mị cũng đã có người yêu. Mị đã xin cha đừng gả con cho nhà giàu
– Mị biết lao động, chăm chỉ lao động và rất hiếu thảo: Mị sẵn sằng cuốc nương làm ngô trả nợ cho cha. Khi bị bắt làm dâu nhà thống lí Mị đã định ăn lá ngón tự tự nhưng vì thương cha nên Mị đã không chết.
– Đặc biệt Mị là một cô gái có sức sống tiềm tàng:
+ Khi mới về làm dâu nhà thống lí: Máy tháng đêm nào Mị cũng khóc/ định ăn lá ngón tự tử
+ Trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài năm ấy: Phân tích sự hồi sinh tâm hồn của Mị:
Sự tác động của ngoại cảnh
Tiếng sáo tác động đến Mị nên tâm hồn của Mị dần dần được hồi sinh: tiếng sáo ở đầu núi, Mị thấy thiết tha bổi hổi, Mị nhẩm thầm theo bài hát của người đang thổi. Tiếng sáo đầu làng, Mị uống rượu ừng ực từng bát/ thấy nhớ quá khứ “ngày xưa Mị thổi sáo giỏi…..” / Mị ý thức được hiện tại, ý thức được quyền sống “Đã từ nãy Mị thấy …..Mị thấy mình còn trẻ……chỉ thấy nước mắt ứa ra. Tiếng sáo gọi bạn vẫn lơ lửng bay ngoài đường. Tiếng sáo rập rờn trong đầu Mị thì Mị đã quấn lại tóc, lấy váy hoa…..A Sử trói Mị rất đau mà Mị vẫn không hề biết, sau đó cứ lúc mê lúc tỉnh lúc tình thì thấy mình không bằng con ngựa, lúc mê thì thấy nồng nàn tha thiết nhớ -> chứng tỏ sức sống, khao khát sống đã trỗi dậy mạnh mẽ trong Mị.
+ Trong đêm mùa đông: Lúc đầu Mị thản nhiên “A Phủ là cái xác chết …..hơ tay” -> nhìn thấy “dòng nước mắt bò xuống …..” thì Mị mới nghĩ đến tình cảnh của mình -> nhận ra chúng nó thật độc ác, thương A Phủ -> cắt dây trói cho A Phủ -> chạy theo A Phủ đến Phiềng Sa -> Hành động cắt dây trói chứng tỏ sức sống tiềm tàng mạnh mẽ của nhân vật….
4/ Đánh giá:
– Nghệ thuật:
+ Khắc họa nv Mị tác giả đã sử dựng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật. Tâm lí nhân vật chủ yếu được thể hiện qua nội tâm. Tô Hoài đã diễn tả được những trạng thái tâm lí rất phức tạp, tinh tế của Mị.
+ Ngôn ngữ phong phú, sinh động
+ Chi tiết giàu sức gợi
– Ý nghĩa của hình tượng nhân vật Mị: qua nv nhà văn thể hiện sâu sắc giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tp. Tô Hoài đã thể hiện niềm xót thương đối với những người lao động miền núi; đồng thời ca ngợi những phẩm chất của họ, nhà văn thể hiện niềm tin vào sức sống của người lao động là dù có bị áp bức như thế nào thì họ vẫn có sức sống vươn lên. Tác giả còn lên án bọn chúa đất miền núi độc ác, vô nhân tính,…
20 tháng 5 2017

Dàn ý phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài

1. Mở bài: Giới thiệu nhà văn Tô Hoài và truyện ngắn Vợ chồng A Phủ.

2. Thân bài: Phân tích nhân vật A Phủ cần có những ý chính sau.

Nửa đầu của truyện Vợ chồng A Phủ kể về quãng đời của Mị và A Phủ ở Hồng Ngài, trong nhà thống lí Pá Tra. Ở phần này, A Phủ là nhân vật phụ, nhưng có tác dụng làm nổi bật hình tượng nhân vật chính là Mị và khắc họa rõ hơn chủ đề tác phẩm. A Phủ là nhân vật được miêu tả sóng đôi với Mị, góp thêm một thân phận người lao động nghèo vào bức tranh hiện thực của tác phẩm.

  • A Phủ mồ côi cả cha lẫn mẹ vì nhà bị chết dịch. Có người bắt A Phủ đem xuống bán đổi lấy thóc của người Thái. Tuy mới mười bốn, nhưng A Phủ gan bướng, trốn thoát lên núi, rồi lưu lạc đến Hồng Ngài.
  • Lớn lên giữa núi rừng, A Phủ thành một chàng trai khỏe mạnh "chạy nhanh như ngựa", lao động giỏi, lại"săn bò tót rất thạo". Vì thế, A Phủ trở thành niềm mơ ước của bao cô gái. Họ bảo nhau: "Đứa nào được A Phủ cũng bằng có được con trâu tốt trong nhà".
  • Tuy vậy, A Phủ suốt đời làm thuê làm mướn, nghèo đến nỗi không thể nào lấy được vợ và cũng không có nổi cả cái vòng bạc để đi chơi ngày Tết như bao chàng trai Hmông khác.
  • Chính hoàn cảnh khắc nghiệt này đã góp phần tạo nên ở A Phủ tính cách gan góc, táo bạo và một sức sống mạnh mẽ. Hình ảnh A Phủ khiến người đọc nhớ tới những nhân vật chàng Mồ Côi, chàng Khó tràn đầy sức lực, lao động giỏi và giàu nghĩa khí trong văn học dân gian.
    • A Phủ dám đối mặt với bọn con quan một cách thật hùng dũng và đầy tự tin. Anh sẵn sàng trừng trị kẻ đã phá cuộc vui của bạn bè mình.
    • Cũng vì thế, A Phủ bị trói mang đến nhà Phá Tra để xử kiện. Cuộc xử kiện quái lạ này thực chất chỉ là một cuộc tra tấn dã man để cuối cùng A Phủ vô cớ phải trở thành người nô lệ gạt nợ cho nhà thống lí. Bằng ngòi bút miêu tả phong tục bậc thầy, Tô Hoài đã làm hiện rõ trước mắt người đọc một cuộc xử kiện sống động và giàu sức tố cáo, từ đó vạch trần cách áp bức dã man, trắn trợn kiểu trung cổ của bọn thống trị miền núi. Qua "làn khói thuốc phiện ngào ngạt tuôn ra các lỗ cửa sổ", cứ hút trong một đợt thuốc phiện Pá Tra lại ra lệnh, trai àng lại từng đợt, từng đợt thay nhau lạy tên thống lí lia lịa rồi xông vào đánh A Phủ. Còn người thanh niên khốn khổ này chỉ biết im lặng chịu đòn "suốt chiều, suốt đêm". Như vậy, tuy là một chàng trai tự do của núi rừng, A Phủ vẫn không thoát khỏi nanh vuốt của bọn chúa đất. Từ đây, anh bỗng vĩnh viễn trở thành con trâu, con ngựa, như một nô lệ cho nhà Pá Tra. Hơn nữa, cho đến cả đời con, đời cháu, bao giờ trả hết nợ mới thôi. Và nếu không gặp Mị, chắc chắn A Phủ đã phải chết một cách thê thảm tại nhà thống lí.
  • Tinh thần phản kháng là cơ sở để sau này, khi gặp A Châu – người cán bộ của Đảng, A Phủ nhanh chóng giác ngộ cách mạng, tham gia du kích, tích cực đấu tranh để giải phóng mình và giải phóng quê hương.

3. Kết bài

Câu chuyện về A Phủ - người nô lệ gạt nợ đã bổ sung cho câu chuyện của Mị - người con dâu gạt nợ, để hoàn thiện bản án về tội ác của bọn chúa đất đối với những người lao động lương thiện ở miền núi trước Cách mạng, đồng thời cũng cho thấy sức sống mãnh liệt của họ.

3 tháng 3 2016

Năm 1952,Tô Hoài đi cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc. Với chuyến đi dài 8 tháng ấy, Tô Hoài đã sống cùng đồng bào các dân tộc : Mèo, Thái, Dao, Mường ở nhiều vùng ở đây. Chuyến đi ấy đã giúp ông hiểu rõ về cuộc sống và con người miền Núi đã để lại cho ông những kỉ niệm khó quên và tình cảm thắm thiết đối với đất nước và con người Tây Bắc.

Truyện “Tây Bắc” là kết quả của chuyến đi đó, là tác phẩm văn xuôi xuất sắc của văn học Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp .

Tác phẩm này được tặng giải I của hội văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955.

“Vợ Chồng A Phủ” là truyện ngắn xuất sắc được rút ra từ tập truyện “Tây Bắc”.

3 tháng 3 2016

DÀN Ý

  a/ Là cô gái trẻ , đẹp , tài hoa :

Thổi sáo giỏi, thổi kèn cũng hay như thổi sáo .

Có bao nhiêu người mê, ngày đêm đi theo Mỵ  “đứng nhẵn vách buồng nhà Mỵ”

->  Mỵ có đủ phẩm  chất được  sống hạnh phúc . Tâm hồn Mỵ đầy ắp hạnh phúc , ước mơ.

b/ Là cô gái có số phận bất hạnh :

Vì  bố mẹ không trả nổi tiền thống lí Pá Tra – Mỵ phải trở thành con dâu gạt nợ chịu tủi nhục , cực khổ .

Bị đối xử chẳng khác nào nô lệ , bị đánh đập , trói đứng cả đêm , suốt ngày quần quật làm việc      à Mỵ tưởng mình là con trâu , con ngựa .

Mất hết cảm giác, thậm chí mất hết ý thức sống, sống mà như đã chết“lúc nào mặt cũng buồn rười rượi”.

Không mong đợi điều gì , cũng chẵng còn ý niệm về thời gian , không gian . “suốt ngày lùi lũi như con rùa xó cửa” ->  thân phận nghèo khổ bị áp bức . Cái buồng Mỵ ở kín mít ,cửa sổ “lỗ vuông bằng bàn tay, lúc nào trông ra cũng thấy trăng trắng ,không biết là sương hay nắng”  à căn buồng Mỵ gợi không khí nhà giam .

c/ Sức sống tiềm tàng , khát vọng hạnh phúc của MỴ :

    -   Lần 1 : lúc mới làm con dâu gạt nợ .

*  Mỵ định ăn lá ngón tự tử ( ý thức về đời sống tủi nhục của mình) à không chấp nhân cuộc sống đó .

*   Tìm đến cái chết như một phương tiện giải thoát , là khẳng định lòng ham sống ,khát vọng tự do của mình

  -     Lần 2 : trong đêm tình mùa xuân .

Lòng ham sống ,niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi được đánh thức .

Tiếng sáo gọi bạn làm Mỵ nhớ lại những ngày tháng tươi đẹp trong quá khứ .Mỵ lấy rượu ra uống “ ừng ực từng bát một” –như uống những khao khát , ước mơ ,căm hận vào lòng . Mỵ cảm thấy “phơi phới đến góc nhà lấy ống mỡ , xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng”à thắp sáng niềm tin ,giã từ bóng tối . Mỵ lấy váy áo định đi chơi nhưng ngay lập tức bị A Sử ûtrói vào cột nhà, nhưng vẫn thả hồn theo cuộc vui .

 -   Lần 3 : cởi trói cho A Phủ .

Chứng kiến cảnh A Phủ bị trói, bị hành hạ có nguy cơ chết , lúc đầu Mỵ không quan tâm “dù A Phủ có là cái xác chết đứng đấy cũng vậy thôi”.

 Nhưng thấy “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã đen xám lại” của A Phủ. Mỵ xúc động , thương mình, thương người .   à Mỵ quyết định cởi trói A Phủ.

 Đứng lặn trong bóng tối , rồi chạy theo A Phủ cùng trốn khỏi Hồng Ngài à hành động mang tính tự phát . 

Quá trình phát triển tính cách phong phú , phức tạp . Cởi trói cho A Phủ cũng chính là cởi trói cho cuộc đời mình .  Chấp nhận cuộc sống trâu ngựa và khao khát được sống cuộc sống con người , nhẩn nhục và phản kháng là hai mặt mâu thuẫn trong con người Mỵ ,  Cuối cùng tinh thần phản kháng , khát vọng hạnh phúc đã chiến thắng .

     Giá trị tư tưởng , nhân đạo của tác phẩm :

-         Phản ánh cuộc sống cơ cực , bị đè nén bởi áp bức nặng nề của người dân miền núi Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn phong kiến câu kết thực dân Pháp .

-        Mở ra lối thoát cho nhân vật vùng lên làm CM, xóa bỏ chế độ PK – gắn cuộc đấu tranh tự giải phóng cá nhân với cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp , giải phóng dân tộc.

   Nghệ thuật :

    Đậm đà màu sắc dân tộc   .

-     Khắc họa bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ  thơ mộng với phong tục độc đáo,  hình ảnh người dân TB hồn nhiên chân thật .

-    Thành công trong việc xây dựng nhân vật , diễn biến tâm lý phức tạp .

* Qua việc khắc họa nhân vật Mỵ , Tô Hoài tố cáo chế đ6ï PK miền núi ,ca ngợi phẩm chất cao đẹp của người vùng cao nói chung ,của thanh niên Mèo nói riêng .Họ biết yêu cái đẹp , cái lẽ phải để rồi vượt lên tìm lại chính mình .

* Sức sống của nhân vật Mỵ được Tô Hoài khắc họa hết sức tài tình , độc đáo . Từ một con người dường như bị mất hết quyền làm người , tâm hồn Mỵ dường như không còn tồn tại . Thế nhưng , với một nghị lực phi thường , một lòng ham sống mãnh liệt ,Mỵ đã tìm thấy` hạnh phúc cho bản thân , dám đấu tranh với những thử thách để rồi vượt qua.  Nguyễn Khải đã từng triết lý “hạnh phúc bắt nguồn từ những hi sinh gian khổ . Ở đời không co ùcon đường cùng mà chỉ có những ranh giới . Điều quan trọng là phải có sức mạnh để vượt qua thử thách đó”.

 

24 tháng 6 2016

- Mị- một cô gái con nhà nghèo xinh đẹp, yêu đời, có khát vọng tự do hạnh phúc bị A Sử "cướp" về làm vợ, làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lý Pá Tra.

- Lúc đầu Mị định tự tử nhưng lòng hiếu thảo với cha không cho phép. Mị sống mà như chết. Lâu dần trở nên tê liệt, chỉ lùi lũi như "con rùa nuôi trong xó cửa" .

- Trong một đêm mùa xuân, nghe thấy tiếng sáo, Mị bồi hồi nhớ laị ngày trước… Mị muốn đi chơi tết, nhưng bị A Sử trói đứng Mị vào cột nhà.

- A Sử đi chơi tết, cậy thế con nhà quan bị A Phủ đánh. A Phủ bị bắt, bị phạt vạ và trở thành kẻ ở trừ nợ cho nhà thống lí.

- Vì không may bị hổ vồ mất một con bò, A Phủ bị trói đứng vào cọc phơi sương, nhịn đói suốt mấy ngày đêm

- Mị cắt dây trói cứu A Phủ, hai người chạy trốn khỏi Hồng Ngài.

- Mị và A Phủ được giác ngộ cách mạng và trở thành du kích.

2 tháng 9 2019

Đáp án cần chọn là: C

8 tháng 2 2018

Đáp án cần chọn là: A

26 tháng 11 2021

Tham khảo:

Tô Hoài là cây bút đầy sức sáng tạo của nền văn học Việt Nam với phong cách viết gần gũi với đời sống của con người. Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” in trong tập “Tây Bắc” là câu chuyện giàu giá trị nhân văn khẳng định sức sống phi thường của con người khi bị áp bức, bóc lột. Đặc biệt, Tô Hoài đã khắc họa thành công nhân vật Mị có sức ám ảnh đối với người đọc.

Tô Hoài đã dẫn dụ người đọc vào câu chuyện bằng một lời giới thiệu nhẹ nhàng nhưng đầy ý vị “Ai ở xa về, có dịp vào nhà thống lý Pá Tra thường thấy có một cô gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tầu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”. Tô Hoài đã rất khéo léo khi gợi tả hình ảnh của Mị qua những cử chỉ và nét mặt đặc trưng đó. Một sự đối lập đến đau lòng giữa căn nhà rộng lớn của thống lý và sự lầm lũi, côi cút của người con gái bí hiểm đó. Một cô gái chịu sự dày vò về tinh thần, nhưng dường như lại có sức mạnh, nghị lực phi thường đang được nhen nhóm trong lòng của Mị.

Mị vốn là cô gái xinh đẹp, nết na, được nhiều trai làng theo đuổi. Những tưởng rằng cuộc sống của Mị sẽ sung sướng, hạnh phúc nhưng vì món nợ mà mẹ Mị với nhà thống lí đã khiến cho cuộc đời cô rơi vào bế tắc và tuyệt vọng như bây giờ. Thương cha, thương cho thân phận hẩm hiu của mình mà Mị đành lặng lẽ về làm dâu nhà thống Lý trong tủi nhục và đau khổ.

Tô Hoài đã diễn tả cuộc sống như chết rồi của Mị tại nhà thống Lý, một cuộc sống cơ cực, không khác gì thân trâu ngựa. Phận là con dâu nhưng Mị lại bị đối xử không khác gì nô lệ, thậm chí thân trâu ngựa còn có lúc được nghỉ ngơi “con trâu con ngựa làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái ở nhà này vùi đầu vào công việc cả ngày lẫn đêm”. Bị đày đọa về thể xác và tinh thần khiến cho Mị ngày càng rơi vào cảnh bế tắc, tuyệt vọng.

Bằng sự quan sát tỉ mỉ và nhạy cảm, Tô Hoài đã khắc họa trạng thái lầm lũi, một kẻ sống lặng câm y hệt “một con rùa trong xó cửa, căn phòng chỉ có một lỗ sáng to bằng bàn tay”. Căn phòng đó giống như địa ngục trần gian, giam giữ cuộc đời Mị, khiến cho cuộc đời một người con gái đang tuổi thanh xuân phải chôn vùi nơi đây. Thống lí Pá Tra là hiện thân của xã hội phong kiến nhiều hà khắc, hủ tục, đẩy con người vào bước đường cùng không thương tiếc. Những người nông dân thấp cổ bé họng không biết kêu than ai, chỉ biết chấp nhận và chịu đựng.

Đã có lúc Mị muốn tìm đến cái chết để giải thoát bản thân mình nhưng nghĩ đến cảnh người cha già, thương cha nên cô đành chấp nhận cuộc sống hiện thực. Niềm khát khao sống, khát khao yêu trong con người Mị dường như đã không còn. Mị chấp nhận sống, chấp nhận sự tồn tại như đã chết. Bên trong Mị vẫn còn tiềm ẩn sức sống rất mãnh liệt, chỉ chờ thời cơ thì sức sống sẽ bùng nổ.

Tô Hoài đã khắc họa bức tranh mùa xuân tươi đẹp của Hồng Ngài khiến cho chính người đọc cũng cảm thấy thích thú. Nó dường như là đòn bẩy để khơi gợi lên niềm tin và nghị lực trong cuộc sống. Mị đã lén uống rượu, trong cơn say, Mị đã ý thức được bản thân mình muốn gì “Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng ngày tết vẫn đi chơi. Huống chi Mị và A Sử, không có lòng với nhau mà vẫn ở với nhau”. Lúc ấy Mị đã ý thức được những khát khao trong lòng mình cháy bỏng như thế nào và tiếng sáo ngoài kia là một trong những động lực khơi gợi lại những kỉ niệm êm đẹp một thời Mị từng có.

Nhưng chính hành động này của Mị đã khiến cho A Sử biết được, hắn trói Mị vào cột và bỏ đó đi chơi. Mị vẫn đang lâng lâng trong hơi men rượu, và ký ức của cô lại ùa về dữ dội. Tuy nhiên thực tại đã kéo Mị lại với những gì mà Mị đang đối mặt: đau đớn và tủi nhục, khắp mình mẩy đau nhức.

Tuy nhiên có thể nói cảnh tượng Mị cởi trói cho A Phủ mới là cảnh tượng khắc họa cực kỳ sắc nét và chân thực tâm trạng, khát khao của Mị. Mị đã vùng lên đấu tranh, vùng lên đòi hạnh phúc của chính mình. Giọt nước mắt của A Phủ đêm hôm ấy đã đánh thức tình cảm, sự bùng cháy trong trái tim của Mị: “Đêm ấy A Phủ khóc, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xạm đen”. Giọt nước mắt ấy đã khiến thay đổi cuộc đời Mị về sau.

Chi tiết Mị cởi trói cho A Phủ và quyết định chạy trốn theo A Phủ là một sự bùng nổ về tinh thần. Sự đè nén bấy lâu nay trong lòng Mị đã được bứt phá và giải tỏa ra. Mị đã có thể tự lựa chọn con đường đi cho chính mình, Mị tự đấu tranh, Mị không thể mãi chịu cảnh bị người ta hành hạ, đè nén. Đây chính là sự bứt phá trong con người của Mị. Đây cũng chính là sự thành công của Tô Hoài khi khắc họa hình tượng nhân vật này.

Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài là tác phẩm có giá trị nhân văn sâu sắc. Đặc biệt hình tượng nhân vật Mị để lại trong lòng người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc nhất.

26 tháng 11 2021

Mịn Nguyeeth lớp 12 à