K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 5 2019

- Bài thơ là một bức tranh thủy mặc với những nét vẽ gợi tả. Gợi lên một khung cảnh làng quê thật thanh bình và êm ả, nên thơ: Xóm thôn mờ trong sương khói, tiếng sáo của trẻ chăn trâu văng vẳng, từng đôi cò trắng đang xoè cánh đậu xuống đồng.

- Ta hình dung tác giả như đang đắm chìm mơ màng trong không gian buổi chiều tà dung dị quyến rũ ấy. Trong lòng trào dâng một tình yêu tha thiết đối với xóm làng quê hương đất nước thân thương.

  Về thể thơ, bài"Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Đương trông ra"giống với bài thơ nào đã học?Hãy nêu một số đặc điểm của thể thơ đó và chỉ rõ những đặc điểm ấy đã thể hiện ở bài thơ này như thế nào?Cụm từ "Nửa như có nửa như không"bán vô bán hữu)có nghĩa là gì?Hãy hình dung quang cảnh được gợi lên ở câu thơ thứ 2 này?Trong bài thơ, cảnh vật đc miêu tả...
Đọc tiếp
  1.   Về thể thơ, bài"Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Đương trông ra"giống với bài thơ nào đã học?Hãy nêu một số đặc điểm của thể thơ đó và chỉ rõ những đặc điểm ấy đã thể hiện ở bài thơ này như thế nào?
  2. Cụm từ "Nửa như có nửa như không"bán vô bán hữu)có nghĩa là gì?Hãy hình dung quang cảnh được gợi lên ở câu thơ thứ 2 này?
  3. Trong bài thơ, cảnh vật đc miêu tả vào thời điểm nào trong ngày và gồm những chi tiết gì?(về ánh sáng, amm thanh, màu sắc và cảnh vật)
  4. Qua các nội dung được miêu tả trong bài thơ, em có những cảm nhận gì trước cảnh tượng buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường và về tâm trạng của tác giả trước cảnh tượng đó?
  5. *Sau khi hiểu đc giá trị của bài thơ, em có thêm suy nghĩ gì khi nhớ rằng tác giả là một ông vua chứ không phải là một người dân quê? Từ đó, em có thể nói gì nữa về thời nhà Trần trong lịch sử nước ta?
  • Soạn dùm mình bài "Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra"nha,càng ngắn gọn càng tốt nha,mình tick cho
1
6 tháng 10 2016
1. Về thể thơ, bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra giống với bài thơ nào? Nêu đặc điểm của thể thơ đó thể hiện trong bài này.
Gợi ý: Kiểm tra về số câu, số chữ xem bài thơ này giống bài thơ nào trong hai bài thơ luật Đường đã học? Chú ý từ cuối của các câu 1, 2, 4 để chỉ ra cách hiệp vần của bài thơ.
2. Cụm từ bán vô bán hữu (nửa như có nửa như không) có nghĩa là phong cảnh mờ ảo; vừa như có lại như không; vừa thực lại vừa hư. Quang cảnh gợi lên ở đây là làng xóm đang mờ trong sương khói. Cảnh có nét thực nhưng lại có nét ảo. Chính điều này tạo nên sự mơ màng, nên thơ rất độc đáo của câu thơ.
3. Trong bài thơ, cảnh được miêu tả vào lúc chiều tà (lúc hoàng hôn). Trong khung cảnh có thể nghe thấy tiếng sáo của trẻ chăn trâu đang dẫn những chú trâu no mẫm về nhà, có những cánh cò trắng đang từ từ đáp xuống cánh đồng phía trước, ở phía xa kia, các thôn xóm đã chìm dần trong sương khói như mơ như thực. Một khung cảnh làng quê thật thanh bình và êm ả, nên thơ.
4. Qua bức tranh được miêu tả, có thể nhận thấy cảnh tượng nhìn từ phủ Thiên Trường thật nên thơ. Xóm thôn mờ mờ sương khói hoà trong tiếng sáo của trẻ chăn trâu văng vẳng cùng từng đôi cò trắng đang xoè cánh đậu xuống đồng. Đứng trước cảnh thiên nhiên ấy, tác giả như chìm đắm say xưa trong cảnh vật. Ngắm nhìn, thưởng thức nét đẹp của xóm thôn mà vui mừng với cuộc sống không vượng bận binh đao.
5.* Tác giả cảu bài thơ là một ông vua có tâm hồn thi sĩ. Đọc bài thơ, ta thấy hoàn toàn không có sự ngăn cách nào giữa một người lãnh đạo cao nhất của một quốc gia với một người nông dân thuần phác (cảnh được nhìn và miêu tả ở những nét gần gũi và dân dã nhất). Điều đó cho thấy, nhà vua rất gần dân chúng, rất yêu dân, yêu chuộng sự thanh bình. Phải chăng vì các vị vua Trần rất thân dân, yêu dân như con mà mỗi khi đứng trước hoạ xâm lăng (nhất là trong ba lần quân Nguyên – Mông xâm lược nước ta) nhà Trần đều lãnh đạo nhân dân chống xâm lược thành công
7 tháng 10 2020

Nhan đề bài thơ đã cho chúng ta thấy được điểm nhìn cũng như không gian và thối gian nhà thơ ngắm cảnh, thả hồn và gửi gắm tình cảm của mình đối với quê hương. Không gian là Thiên Trường, quê hương của nhà thơ. Thời gian là buổi chiều tối, thời khắc buồn nhớ, hoài vọng. Điểm nhìn là ngắm nhìn từ xa. Điểm nhìn, không gian và thời gian trong bài thơ có ý nghĩa sâu sắc. Điểm nhìn từ xa giúp tác giả có thể bao quát được toàn bộ những nét đặc sắc của cảnh vật thiên nhiên nơi đồng quê. Không gian trong bài thơ là Thiên Trường – quê hương của nhà thơ – không gian gợi sự gần gũi, thân thuộc và gắn bó. Còn thời gian chiều tà đã gợi nên sự yên ả, thanh bình, tĩnh lặng.

Quang cảnh giản dị , thanh bình của miền quê . Bức tranh thôn dã tô đậm nét sầu tư , ngọt ngào , sâu lắng ; đặc biệt hơn là đc cảm nhận từ tâm hồn của 1 thi nhân , tao nhã , bình dị . Bức trang ấy ngập tràn trong sự huyền bí của khói sương , cảnh đẹp đẽ , thanh bình của Làng quê trong buổi chiều tà . Điểm nhìn không xa , có thể thấy những chú bé cưỡi trên lưng trâu chơi đùa , thổi sáo . Xa hơn nữa , là cánh đồng lúa mênh mông  , những chú cò trắng bay lượn trên không trung , cảnh vật yên bình , trong sáng của làng quê làm nổi bật tinh hoa , màu sắc của Quê hương , nơi bình yên vẫy gọi !

a) Bài thơ (bản phiên âm) được viết theo thể thơ nào ? Các câu thơ có đặc điểm gì về vần, nhịp ? Cảm xúc bao trùm của bài thơ là gì ?b) Em hãy đọc hai câu thơ mở đầu và cho biết :- Cảnh đêm được gợi tả bằng hình ảnh nào ?- Hình ảnh đó đã được cảm nhận như thế nào ?c) Hãy đọc hai câu thơ cuối, dựa vào phần Chú thích giới thiệu về Lí Bạch và cho biết :- Vì sao nhìn trăng...
Đọc tiếp

a) Bài thơ (bản phiên âm) được viết theo thể thơ nào ? Các câu thơ có đặc điểm gì về vần, nhịp ? Cảm xúc bao trùm của bài thơ là gì ?

b) Em hãy đọc hai câu thơ mở đầu và cho biết :

- Cảnh đêm được gợi tả bằng hình ảnh nào ?

- Hình ảnh đó đã được cảm nhận như thế nào ?

c) Hãy đọc hai câu thơ cuối, dựa vào phần Chú thích giới thiệu về Lí Bạch và cho biết :

- Vì sao nhìn trăng nhà thơ lại nhớ tới quê hương ?

- So sánh về mặt từ loại của các chữ tương ứng ở hai câu thơ cuối để bước đầu hiểu thế nào là phép đối. Nêu tác dụng của phép đối đó trong việc biểu hiện tình cảm quê hương của tác giả.

d) Có người cho rằng trong bài Tĩnh dạ tứ, hai câu đầu thuần tuý tả cảnh, hai câu cuối thuần tuý tả tình. Em có tán thành ý kiến đó không ? Vì sao ? Từ đó, rút ra kết luận về mối quan hệ giữa cảnh và tình trong bài thơ này.

GIÚP MK VS..MK ĐAG CẦN GẤP LẮM

MK CẢM ƠN TRƯỚC

3
27 tháng 10 2016

d.

Ý kiến cho hai câu đầu của bài thơ thuần tuý tả cảnh, hai câu sau của bài thơ thuần tuý tả tình là chưa chính xác, bởi:
Ta hãy chú ý đến chữ “sàng” trong câu thơ thứ nhất (sàng ở đây có nghĩa là giường). Như thế chữ sàng gợi cho ta nghĩ rằng nhà thơ đang nằm mà không ngủ được. Và cũng vì nằm trên giường không ngủ thì mới thấy ánh trăng xuyên qua cửa. Hơn thế nữa chắc chắn phải có một chủ thể trữ tình ở đây thì mới có cái sự “nghi” (Ngỡ mặt đất phủ sương) được. Nhân vật trữ tình rất có thể là chưa ngủ, hoặc ngủ rồi nhưng tỉnh dậy và không ngủ được nữa. Trong trạng thái mơ màng ấy mới có cái sự nghi ngờ rất đẹp (trăng sáng mà ngỡ là sương). Như thế dù không trực tiếp tả người, câu thơ vẫn gợi lên được trạng thái và tình cảm của con người.

- Hai câu thơ sau cũng vậy. Thực ra chỉ có đúng ba chữ trực tiếp tả tình, đó là: tư cố hương (nhớ về quê cũ), còn lại đều tả cảnh, tả người. Hay nói chính xác hơn cảnh được tả để chuyển tải cái tình quê hương da diết.

Như thế, từ đây có thể rút ra kết luận: trong bài thơ này (và cả một số bài thơ Đường khác nữa), hai câu đầu (hoặc nửa trên) thường thiên về tả cảnh (trong cảnh có tình), ngược lại hai câu sau thiên về tả tình (trong tình có cảnh).

27 tháng 10 2016

Bn có bt tl câu a, b, c ko..giúp mk vs

Bài thơ (bản phiên âm) đc viết theo thể thơ nào? Các câu thơ có đặc điểm gì về vần, nhịp? Cảm xúc bao trùm cả bài thơ là gì? Em hãy đọc 2 câu thơ mở đầu và cho biết:Cảnh đêm đượcgợi tả bằng hình ảnh nào?Hình ảnh đó đã được cảm nhận như thế nào?    3. Hãy đọc 2 câu thơ cuối, dựa vào phần Chú thích giới thiệu về Lí Bạch và cho biết :Vì sao nhìn trăng nhà thơ lại nhớ...
Đọc tiếp
  1. Bài thơ (bản phiên âm) đc viết theo thể thơ nào? Các câu thơ có đặc điểm gì về vần, nhịp? Cảm xúc bao trùm cả bài thơ là gì? 
  2. Em hãy đọc 2 câu thơ mở đầu và cho biết:
  • Cảnh đêm đượcgợi tả bằng hình ảnh nào?
  • Hình ảnh đó đã được cảm nhận như thế nào?

    3. Hãy đọc 2 câu thơ cuối, dựa vào phần Chú thích giới thiệu về Lí Bạch và cho biết :

  • Vì sao nhìn trăng nhà thơ lại nhớ đến quê hương?
  • So sánh về mặt từ loại của các chữ tương ứng ở 2 câu thơ cuối để hiểu thế nào là phép đối. Nêu tác dụng của phép đối đó trong việc biểu hiện tình cảm quê hương của tác giả.

     4. Có người cho rằng trong bài Tĩnh dạ tứ, 2 câu đầu thuần túy tả cảnh, 2 câu cuối thuần túy tả tình. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao? Từ đó, rút ra kết luận về mối quan hệ giữa cảnh và tình trong bài thơ này.

5
17 tháng 10 2016

1. Ngũ ngôn tứ tuyệt. Bài thơ được viết theo hình thức cổ thể, một thể thơ trong đó mỗi câu thường có 5 hoặc 7 chữ, song không bị những quy tắc chặt chẽ về niêm luật ràng buộc.

- Nỗi suy tư, xúc cảm của nhà thơ trong đêm thanh tĩnh, thể hiện nhẹ nhàng, thấm thía tình cảm quê hương của 1 người sống xa quê

17 tháng 10 2016

4. - Ý kiến cho rằng hai câu đầu là thuần túy tả cảnh, hai câu sau thuần túy tả tình là không đúng. Chính xác phải là hai câu đầu nghiêng về tả cảnh, hai câu sau nghiêng về tả tình. - Vì: Hai câu đầu: + Vị trí miêu tả ánh trăng của nhà thơ ở “sàng tiền” (đầu giường), như vậy thể hiện sự thao thức, trằn trọc không ngủ được của nhà thơ có thể vì trăng đẹp quá, Lí Bạch vốn rất yêu trăng và cả vì nỗi nhớ nhà của kẻ xa quê. Câu thứ 2 tả ánh trăng ngập tràn không gian nhưng ta vẫn cảm nhận được sự thay đổi vị trí ngắm cảnh của thi nhân, từ sàng tiền đến song tiền (từ đầu giường đến cửa sổ) mới có thể thấy được mặt đất và có cảm giác “ngỡ phủ sương” - > Tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến. = > Như vậy, ở hai câu đầu: cảnh đã chứa đựng tâm tình. - Hai câu sau: + Hai câu sau tình dâng trào cuồn cuộn để đọng lại thành nỗi sầu nhớ thương qua cụm từ: nhớ cố hương. + Cảnh được thể hiện như thế nào? Ngẩng đầu nhìn trăng sáng cả bầu trời cao lồng lộng và một vầng trăng sáng trong vằng vặc thanh tĩnh hiện ea trước mắt người đọc. Một đêm trăng thật đẹp song cũng thật cô đơn. + Mối quan hệ giữa cảnh và tình: Cảnh và tình trong bài thơ có mối liên hệ nhân quả, sự tác động qua lại. Vì trăng đẹp quá mà nhớ quê trằn trọc thao thức không ngủ được. Càng thao thức không ngủ càng thấy trăng đẹp hơn = > Cảnh – tình khăng khít gắn bó không thể tách bạch. 

 

16 tháng 11 2021

Tham Khảo:

Trần Nhân Tông (1258 – 1308)  là vị hoàng đến thứ ba của triều Trần, ông nổi tiếng là một vị vua thương dân và yêu nước. Ông cũng là nhà chính trị, một nhà thơ của nền thi ca dân tộc.

Bài thơ “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” được sáng tác trong hoàn cảnh vua Trần Nhân Tông về phủ Thiên Trường nghỉ ngơi. Bài thơ được viết bằng chữ Hán thơ thể thất ngôn tứ tuyệt với từ ngữ gần gũi, giản dị nhưng đầy cảm xúc:

Thiên Trường vãn vọng

Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên,

Bán vô bán hữu tịch dương biên.

Mục đồng địch lí ngưu quy tận,

Bạch lộ song song phi hạ điền.

Dịch nghĩa:

Buổi chiều ở phủ Thiên Trường trông ra

Sau thôn trước thôn đều mờ mờ như khói phủ,

Cảnh vật bóng chiều chập chờn nửa như có nửa như không.

Mục đồng lùa trâu về nhà tiếng sáo véo von

 

Từng đôi cò trắng hạ cánh xuống đồng.

Bức tranh về một miền quê yên bình tả lại vào một chiều hoàng hôn khi Trần Nhân Tông đứng ở Phủ Thiên Trường nhìn ra (vãn vọng). Hình ảnh trước mặt là không gian rộng lớn với thôn nhỏ trước sau mờ ảo, như được phủ một lớp chả rõ khói hay sương. Hai câu thơ đầu tiên đã miêu tả rõ nét về sự mờ ảo này:

Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên,

Bán vô bán hữu tịch dương biên.

Cảnh buổi của một buổi chiều tà, mờ ảo chả biết cho khói bếp chuẩn bị cho bữa tối hay là do sương sớm mà cảnh vật trở nên mờ mờ, ảo ảo. Cảnh vật của một thôn nhỏ hiện lên thấp thoáng, những màu sắc quen thuộc như ánh sáng vàng vọt của hoàng hôn, của cò trắng, của cánh đồng lúa xanh ngát, bạt ngàn,…của đàn trâu trên đường về sau một buổi kiếm ăn, của những chú bé mục đồng thỏi sáo véo von, thật là một hình ảnh thanh bình, sau một thời gian dài vua quân nhà Trần kiên cường chống giặc ngoại xâm.

Các hình ảnh giản dị, rất đỗi bình thường nhưng lại mang lại cho người đọc bao cảm xúc khác lạ. Tại sao lại thế, có lẽ quân và dân ta  đã phải hi sinh rất nhiều, bỏ ra cả máu và nước mắt để chiến đấu bảo vệ đất nước, để mới có được cuộc sống thái bình, ấm no như vậy:

Mục đồng địch lí ngưu quy tận,

Bạch lộ song song phi hạ điền.

Hai hình ảnh “mục đồng” và “bạch lộ” (cò trắng) là hai hình ảnh điển hình của cảnh đồng quê buổi chiều tà. Vần thơ không chỉ có sức gợi hình và còn gợi cảm sâu sắc thể hiện cảm xúc lạ và một niềm vui lớn lao trong lòng nhà thơ. Hình ảnh đàn trâu sau một buổi đi kiếm ăn về, mấy chú bé mục đồng cưỡi trâu thổi sáo, cánh cò trắng hạ xuống cánh đồng, thật bình yên quá!

Dù mang trọng trách vô cùng lớn, là một vị quân chủ đứng đầu đất nước nhưng tâm hồn của Trân Nhân Tông vẫn hướng về dân chúng, không quên những thứ tưởng chừng như nhỏ bé nhất giản, giản dị nhất của đất nước. Cho thấy tình yêu quê hương yêu đất nước vô cùng của một vị vua anh minh.

16 tháng 11 2021

Tham khảo:

Qua bài thơ "Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra" - Trần Nhân Tông đã vẽ ra một bức tranh làng quê tuyệt đẹp. Vào buổi chiều tà, thôn trước, thôn sau khói phủ lên cảnh vật làm mờ mờ ảo ảo "nửa nửa có nửa không". Làm cho cảnh vật càng thêm thơ mộng, mơ màng và thấy được một sự thanh bình nơi làng quê. Bức tranh không chỉ có cảnh vật mà nó còn hòa quyện với con người. Ở làng quê yên bình, trầm lặng có sự xuất hiện của con người và đàn cò trắng. Khung cảnh thật đẹp khi thiên nhiên và con người hòa hợp với nhau.

1 tháng 10 2016

     Quê hương là nơi bắt nguồn cuộc sống của chúng ta là nơi có những người luôn sẵn sàng giúp đỡ bảo vệ động viên chúng ta. Tôi yêu quê hương không chỉ nó đẹp mà nó còn mang đậm tình người với những câu chuyện cổ tích của bà. Với tiếng cười nói của trẻ thơ. Là nơi tôi có những kỉ niệm cùng với những đứa bạn. Cùng thả diều chơi những trò chơi dân gian. Quê hương là nơi mỗi khi tôi đi xa tôi nhớ về. Cũng là nơi cho tôi nguồn động lực để tiếp tục bước đi. Quê hương là con đường làng thân thuộc với mái đình và lũy tre. Là nơi gắn những đôi trai tài gái sắc với nhau. Quê hương tôi đẹp lắm, không phải đẹp vì tên gọi của nó mà nó đẹp bởi bên trong con người và phẩm chất cao quý.

Chúc bạn học tốt!hihi

"Quê hương là con diều biếc, tuổi thơ con thả trên đồng, quê hương là con đò nhỏ, êm đềm liễu rủ màn tre" là những câu thơ nói về quê hương. Quê hương là một nơi mà con người sinh ra, lớn lên và gắn bó với nọ, có thể nói quê hương là nơi sinh ra tình cảm của con người. 

a) hãy chỉ ra các điểm về số tiếng (chữ) trong mỗi câu thơ , số câu của bài , cách gieo vần , ngắt nhịp của bài thơ (bản phiên âm)?b)đọc hai câu thơ mở đầu và cho biết:-cảnh thiên nhiên được miêu tả trong thời gian , không gian nào?-việc lặp từ "xuân'' ở câu thơ thứ hai đã gợi ra vẻ đẹp của không gian đêm rằm tháng giêng như thế nào ?-cảm xúc cùa tác giả được gợi lên từ cảnh...
Đọc tiếp

a) hãy chỉ ra các điểm về số tiếng (chữ) trong mỗi câu thơ , số câu của bài , cách gieo vần , ngắt nhịp của bài thơ (bản phiên âm)?

b)đọc hai câu thơ mở đầu và cho biết:

-cảnh thiên nhiên được miêu tả trong thời gian , không gian nào?

-việc lặp từ "xuân'' ở câu thơ thứ hai đã gợi ra vẻ đẹp của không gian đêm rằm tháng giêng như thế nào ?

-cảm xúc cùa tác giả được gợi lên từ cảnh xuân ở hai câu thơ như thế nào ?

c)đọc hai câu thơ cuối và cho biết :


-câu thơ thứ ba đã cho biết điều gì vể công việc của những người kháng chiến ?

-hình ảnh nào được gợi lên trong câu thơ cuối ? nêu nhận xét về mối quan hệ giữa cảnh và người ở câu thơ này

d)bài thơ cho ta hiểu gì về tình yêu thiên nhiên và tình cảm cách mạng của nhà thơ ?

e)tình cảm, cảm xúc của nhà thơ được thể hiện bằng những nghệ thuật đặc sắt nào?

MÌNH CẦN GẤP

 

 

6
5 tháng 11 2016

bài thở cảnh khuya à bn!!bn nên viết rõ ra chứ!!bucminh

6 tháng 11 2016

bài Rằm Tháng Riêng bạn à