Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
bài thơ rất hay , qua đây em cũng chúc các thầy cô mạnh khỏe luôn thành công trên con đường dạy học của mình
https://sites.google.com/site/truonghcb/tho/tho-20---11/gap-lai-thay
Đề 2:
Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những văn hóa, nét đặc trưng của từng vùng miền và trang phục truyền thống riêng. Phụ nữ Nhật tự hào với Kimono, phụ nữ Hàn Quốc nổi tiếng với Hanbok, phụ nữ Ấn Độ để lại cho ta ấn tượng rất đặc biệt với bộ Sari. Còn phụ nữ Việt Nam, từ xưa đến nay vẫn mãi song hành với chiếc áo dài duyên dáng và thướt tha.
Cho đến nay, vẫn chưa biết được nguồn gốc chính xác của chiếc áo dài. Nhưng nối ngược dòng thởi gian, tìm về cội nguồn, hình ảnh chiếc áo dài với hai tà áo thướt tha đã được tìm thấy ở các hình khắc mặt trống đồng Ngọc Lũ cách đây vài nghìn năm.
Áo dài có rất nhiều loại. Nhưng sơ khai của chiếc áo dài xưa nhất là áo giai lãnh: cũng giống như áo tứ thân nhưng khi ,mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại. Vì sau này, phụ nữ phải làm việc đồng áng hay buôn bán nên áo giai lãnh được thu gọn lại thành áo tứ thân: gồm bốn vạt nửa trước phải, vạt nửa sau phải, vạt nửa sau trái. Nhưng với những người phụ nữ tỉnh thành nhàn nhạ, muốn có một kiểu áo dài dược cách tân thế nào đó dể giảm chế nét dân dã lao động và tăng dáng dấp sang trọng, khuê các. Thế là áo tứ thân được biến cải ở chỗ vạt nửa trước phải nay lại được thu bé trở lai thành vạt con; thêm một vạt thứ năm be bé nằm ở dưới vạt trước trở thành áo ngũ thân.
Ngoài ra còn áo dài Le Mor của một họa sĩ vào đầu thập niên 1930, áo dài Lê Phổ của họa sĩ Lê Phổ được thiết kế vào năm 1934, áo dài với tay giác lăng vào thập niên 1960, áo dài miniraglan danh cho các nữ sinh
Khác với Kimono của Nhật Bản hay Hanbok của Hàn Quốc, chiếc áo dài Việt Nam vừa truyền thống lại vừa hiện đại, có thể mặc ở mọi lúc mọi nơi: dùng làm trang phục công sở, đồng phục đi học, mặc để tiếp khách trang trọng trong nhà Việc mặc loại trang phục này không hề rườm rà hay cầu kì, những thứ mặc kèm đơn giản: mặc với một quần lụa hay vải mềm, dưới chân đi hài guốc, hay giày đều được; nếu cần trang trọng (như trang phục cô dâu) thì thêm ái dài và chiếc khăn đóng truyền thống đội đầu, hay một chiếc miện Tây tùy thích. Đây chính là điểm đặc biệt của thứ trang phục truyền thống này.
Áo dài có thể nhiều màu nhưng có lẽ đẹp nhất vẫn là chiếc áo dài trắng thể hiện sự thuần khiết của người phụ nữ Việt Nam. Trong trường học, không gì đẹp mắt và thanh bình cho bằng mỗi sáng, từng nhóm nữ sinh trong bộ áo dài, thướt tha, xõa tóc dài chạy xe đạp đến trường. Cũng nơi đó, những cô giáo, những người mẹ thứ hai của các học sinh nhẹ nhàng đón rón những đứa con của mình trước giờ vào học trong chiếc áo dài mới thực sự toát lên vẻ đằm thắm, và thương yêu. Trong những dịp lễ Tết, chiếc áo dài lại thêm một lần nữa thấp thoáng trên các ngã tư đường phố, cùng hoa va cảnh sắc của trời mới đất mới, khoe sắc ngày Tết. Áo dài giũa phố đông chật chội người và xe, ấm ào náo động, làm dịu lại cảnh sắc và làm mát lại những hồn người, làm cho ai đó phải quay lại ngắm nhìn dù chỉ một lần, dịu đi cái khó chịu và u uất vốn có trong bản tính mỗi con người bân rộn.
Chiếc áo dài hình như có cách riêng để tôn lên nét đẹp của mọi thân hình. Phần trên ôm sát thân nhưng hai vạt buông thật rộng trên đôi ống quần rộng. Hai tà xẻ đến trên vòng eo khiến cho người mặc có cảm giác thoải mái, lại tạo dáng thướt tha tôn lên vẻ nữ tính, vừa kín kẽ vì toàn thân được bao bọc bằng vài lụa mềm lại cũng vừa khiêu gợi vì nó làm lộ ra sống eo. Chính vì thế, chiếc áo dài mang tính cá nhân hóa rất cao, mỗi chiếc chỉ may riêng cho một người và chỉ dành cho ngươi ấy, không thể là một công nghệ “sản xuất đại trà” cho chiếc áo dài. Người đi may được lấy số đo rất kĩ, khi may xong phải thử và chỉnh sửa lại thêm vài lần nữa thì mới hoàn thiện được.
Thực vậy, trong các hội nghị quốc tế, ở hội thảo khoa học nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, một nữ học giả Mỹ đã vận một chiếc áo dài, và mở đầu bài phát biểu của mình bằng một câu tiếng Việt: “Xin chào các bạn”, cả hội trường Ba Đỉnh trang trọng khi đó bỗng tràn ngập một không khí thân thương trìu mến. Trong hội nghị cấp cao APEC lần thứ 14 ở Việt Nam, áo dài đã được vinh dự là trang phục chính cho các vị lãnh đạo nguyên thủ quốc gia của các nước mặc trong buổi lễ bế mạc kết thúc hội nghị. Áo dài, như vậy có thể là đại sứ tinh thần của văn hóa Việt, mang nước Việt Nam cùng hòa chung vào dòng kinh tế năng động và nhiệt huyết trên thương trường thế giới, là một nét riêng của người phụ nữ Việt nói riêng và cả dân tộc Việt nói chung.
Áo dài là hiện thân của dân tộc Việt, một vẻ đẹp mĩ miều nhưng đằm thắm, là một phần tất yếu trong mỗi phụ nữ Việt, là đặc trưng cho một quốc gia có người phụ nữ chịu thương chịu khó, luôn hy sinh, đứng phía sau để cổ động tinh thần cho nước nhà, cùng nhau hòa nhịp và phát triển. Trải qua từng thời kì, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quà trình lịch sử Việt Nam, tà áo dài Việt Nam luôn tồn tại theo dòng thời gian, vẫn mãi sẽ là tâm hồn Việt, văn hóa Việt, là tinh thần Việt và là trang phục truyền thống mang đậm tính lịch sử lâu đời của nước Việt ngàn năm văn hiến.
Kín đáo, duyên dáng và gợi cảm là một trong những yếu tố đưa áo dài trở thành niềm kiêu hãnh của người Việt. Không chỉ là cái áo nữa - chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của trang phục phụ nữ Việt, tạo thành sản phẩm văn hoá vật thể truyền thống không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của người phụ nữ Việt.
Đề 3: Bài làm:
Ở Việt Nam, chiếc bút bi mới xuất hiện gần nửa thế kỷ, chiếc bút bi được chế tạo ra phải qua bao nhiêu sự cải tiến, sáng tạo của con người. Chiếc bút bi – sản phẩm của trí tuệ con người, một loại bút tiện lợi, dễ mua.
Chiếc bút bi ra đời từ nửa thế kỷ nay, bắt nguồn từ chiếc bút lòng được ông ta ta sử dụng khi chữ viết xuất hiện. Theo thời gian, chiếc bút bi ngày càng được cải thiện, đầu thế kỷ XX chiếc bút máy được ra đời. Họ hàng nhà bút có nhiều loại với nhiều hãng sản xuất khác nhau, nhưng trên thị trường hiện nay chiếc bút bi được sử dụng rất rộng rãi, màu sắc, hình dáng, chủng loại của chiếc bút bi rất đa dạng và phong phú mang nhiều màu sắc khác nhau: trắng, đỏ, xanh, tím, vàng… có nhiều kiểu bút khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đa dạng trên thị trường. Chính vì thế, mọi người có thể thỏa sức ngắm nhìn, lựa chọn cho mình những chiếc bút bi xinh xắn mà mình thích.
Hiện nay, có hai loại bút bi được dùng phổ biến là chiếc bút bi có nắp và chiếc bút bi có lò xo, nhưng dù thuộc loại nào thì bút bi cũng chỉ dài từ độ 10 đến 20 cm, to hơn chiếc đũa ăn cơm. Chiếc bút bi gồm hai phần chính: vỏ bút và ruột bút, vỏ bút được làm bằng nhựa cứng nhựa màu bao quanh ruột bút. Cấu tạo chủ yếu của vỏ bút là hình trụ, thuôn dài thuộc về phía đầu bút. Ngày nay, bên ngoài vỏ bút chỗ tay cầm có các gân nhỏ hoặc đệm cao su để có thể cầm bút dễ dàng, không bị đau tay. Có nút ấn đối với loại bút lò xo, nắp đậy với loại bút có nắp đều được làm bằng nhựa màu. Phần bên trong vỏ bút là ruột bút, đây là phần quan trọng của chiếc bút bi. Ruột bút gồm đầu bút và thân bút, thân bút nhỏ, mềm, rỗng bện trong dùng để chứa mực, đầu thân bút gắn với ngòi bút, ngòi chiếc bút bi bằng kim loại nhỏ bé, có hạt bi con ở mũi bút.
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại bút tốt, đẹp, rẻ tiền, tiện lợi như Thiên long, Hồng à, chữ A, milo… bút bi có nhiều tiện ích trong sử dụng. Vì thế nó là một dụng cụ được sử dụng phổ biến nhất đối với học sinh sinh viên. Ở văn phòng công sở, học sinh trung học và đại học đều thấy những chiếc bút bi. Họ thích bút bi vừa chiếc bút bi vừa tiện lợi, vừa rẻ, viết trơn, nhanh hơn. Mặc dù, chiếc bút bi không viết được chữ nét thanh, nét đậm như bút máy nhưng nó không dấy bẩn như bút máy và ít bị hỏng hóc trong khi viết và tốc độ viết nhanh nên nhiều học sinh cấp 2 vẫn dùng bút bi trong ghi chép và học tập. Một ưu thế của bút bi đó là có thể tiết kiệm được tiền khi bút hết mực ta giữ lại vỏ bút và chỉ cần thay ruột bút là có thể lại trở thành một cây bút bi bình thường.
Bút bi có nhiều công dụng nên đi kèm với nó, người sử dụng phải biết sử dụng và bảo quản đúng cách, chu đáo. Ta nên để bút bi vào hộp bút để bảo vệ bút tránh khỏi các tác nhân bên ngoài, không nên vì giá thành rẻ mà sử dụng phung phí, không biết tiết kiệm, khi viết xong cần đập nắp bút hoặc bấm lò xo để bảo vẹ ngòi bút để nó có thể cho ta những nét chữ đẹp, đều và giúp ta sử dụng được lâu hơn, lúc đó chiếc bút mới thực sự có ích cho con người.
Có thể nói, chiếc bút bi là một đồ dùng học tập cần thiết của mỗi học sinh thời cắp sách tới trường, không những thế nó còn là người bạn quý mến của chúng ta. Sự thành công của con người một phần nhờ chiếc bút bi, bởi vậy mà mỗi người cần phải giữ gìn, bảo vệ chiếc bút bi.thuyết minh về chiếc bút bi của em.
-Mở bài thì tự làm nhé ,dẫn dắt cho làm sao phù hợp liên kết với bài mình làm.
-Trước tiên nên nói qua các khổ trước để dẫn vào vấn đề chính.Cái này dùng trí tưởng tượng diễn đạt câu thơ đó ra rồi thêm 1 vài chi tiết mình cho là phù hợp(Vì c không nhớ thơ nên không nói ra cụ thể đc)
-Hình ảnh người bà dịu dàng,ân cần từng chút để lo cho đứa cháu của mình,lo cho mọi thứ có trong nhà.Người bà lấy đèn soi từng quả trứng kiểm tra loại bỏ những quả trứng trắng, trứng chết phôi để cho gà mái ấp.Bà làm rất ân cần và tỉ mỉ.Cầm từng quá trứng lên mà soi quanh quả trứng không chừa một chỗ nào.ôi lúc này hình ảnh người bà hiện ra thật dẹp làm sao.Nhìn từng cử chỉ tay bà xoay quá trứng như bà đang nâng niu đứa con của mình.Bà làm rất nhanh để tránh trứng bị mất nhiệt.Sự hiểu biết của bà làm cho người đọc ngwòi nghe pải khâm phục vào những năm đói rét của thời xưa.(Miếu tả qua bàn tay khuôn mặt bà,căn phòng bà nó ra sao...)=>Cốt của khổ này là miêu tả hành động cử chỉ bà
-Cứ hàng năm hàng năm bà rất sốt ruột về thời tiết bà mong sao trời tiết không ảnh hưởng gì đến việc bà chăm sóc dàn gà toi để mà cuối năm bà bán gà ,dứa cháu thân thương của bà sẽ có bộ quần áo mới.Dù làm gì ntn bà vẫn luôn nghĩ đến lợi ích của dứa cháu mình.Đến đoạn này em miêu tả bàn tay bà vỗ về đà n gà toi+kết hợp với tự sự,độc thoại.Như 1 lời tâm sự với dàn gà nhé->Dùng trí tưởng tượng để nch với con gà.Sau đó miêu tả nội tâm của bà ntn(bà lo lắng,bà sợ,kuôn mặt bà buồn....lòng bà không yên...).Nhấn mạnh doạn Cháu đc quần áo mới."=>sự dụng yếu tố biểu cảm.Chao ôi người bà thật vĩ đại làm sao=>Liên kết với khổ trc xem bà đã làm gì cho cháu nữa...
1/(1),(2),(3),(4),(6),(8),(9),(10),(11)
2/ hành động nói :điều khiển
3/ đoạn văn trên có 3lượt lời
4/Về địa vị xã hội:ông giáo cao hơn .Về tuổi tác:lão hạc cao hơn
Tham Khảo
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại trong lòng người những xao xuyến sau bao năm xa quê hương
Bác của chúng ta, sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, chịu biết bao nhiêu khổ cực, vượt qua bao nhiêu khó khăn, thì năm 1941, ước nguyện được trở về quê hương của Người cũng đã trở thành hiện thực. Bên cột móc 108 biên giới Việt Trung, Bác lặng người ngắm nhìn núi rừng Cao Bằng - mảnh đất địa đầu đất nước. Người cúi xuống hôn lên nắm đất Tổ quốc mà đôi mắt rưng rưng.Cùng được sinh ra trong bọc trăm trứng của Mẹ Âu Cơ và Cha Lạc Long Quân, đồng bào Việt Nam, nhân dân Việt Nam từ xưa vốn đã là con một nhà, mang trong mình tình yêu nước thiêng liêng và sâu sắc, và đó cũng chính là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Lòng yêu nước đó càng chói ngời qua tấm gương của Bác – cả cuộc đời theo đuổi lý tưởng tự do và ấm no cho nhân dân, bình yên và giàu đẹp cho Tổ quốc, như Bác đã từng nói: “Tôi hiến cả đời tôi cho dân tộc tôi”.Năm 1911, Bác ra đi tìm đường cứu nước, hành trang Bác mang theo là đôi bàn tay, sự chịu khó và nặng hơn hết là ý chí cứu nước mãnh liệt. Người bôn ba khắp năm châu bốn bể, làm biết bao nhiêu công việc cực nhọc như làm bồi bàn, lao công quét tuyết, phụ bếp cho khách sạn…nhưng người chưa bao giờ lung lay ý chí, chưa bao giờ thôi nghĩ đến vận mệnh của đất nước. Sống trong cảnh lầm than, thấu hiểu nỗi đau mất nước, cảm nhận sâu sắc sự bất hạnh của kiếp nô lệ, tất cả là động lực bên trong thôi thúc Bác tìm đến lý tưởng cách mạng nhân đạo và khoa học của Mác – Lênin.Tình yêu nước nồng cháy là thế, lòng yêu thương đồng bào dân tộc tha thiết là thế, vậy mà Người phải cách xa biền biệt 30 năm trời để đi tìm con đường giải phóng dân tộc, ta có thể hiểu được tâm trạng bồi hồi, niềm xúc động của Người sau ngần ấy năm trời khổ ái mới được đặt chân về với đất mẹ. Phút giây được đặt chân lên tấc đất đầu tiên của Tổ quốc là giây phút thiêng liêng không diễn tả thành lời. Sau này Người từng kể lại răng: “Bao nhiêu năm thương nhớ, đợi chờ. Hôm nay mới bước chân về nơi non sông gấm vóc của mình. Khi bước qua cái bia giới tuyến, lòng Bác vô cùng cảm động”. Trở về đất nước đúng dịp xuân về, cả đất trời và lòng người đều rạo rực, trong lòng Bác càng trào dâng niềm hân hoan, hạnh phúc. Hình ảnh của Bác thật giản dị, gần gũi nhưng lại cao lớn lồng lộng. Lúc ấy Bác mặc trang phục của người Nùng (một dân tộc sinh sống ở Cao Bằng), quần áo chàm, đầu thì đội mũ may bằng vải màu chàm, chân đi đôi giày vải đen, quàng khăn vừa che kín râu. Hành lý mà Bác mang theo chỉ vẻn vẹn có một chiếc vali bằng mây nhỏ cũ kỹ đựng quần áo và chiếc máy đánh chữ xách tay. Hỏi trên thế giới có được mấy vị chủ tịch nước bình dị, đơn sơ như Hồ Chủ Tịch. Điều đó càng làm cho mỗi người dân Việt Nam ta càng yêu quý, kính trọng Người. Bác đã hy sinh tất cả cho ấm no, tự do của Tổ quốc. Để rồi sau cái “sáng xuân bốn mốt” đó, cái sáng chấm dứt ba mươi năm bôn ba khắp năm châu, bốn bể tìm đường cứu nước đó, Người đã trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam và cùng Đảng ta đem lại những mùa xuân cho dân tộc, chấm dứt trăm năm nô lệ tăm tối.
Bác sẽ sống mãi trong lòng người dân Việt Nam như người Cha, người Mẹ của bao thế hệ!!!
Bước vào khung cảnh mùa đông VB, đôi mắt ta như bị choáng ngợp bởi sắc xanh bạt ngàn của núi rừng. Đâu đó hình ảnh hoa chuối bập bùng như những bó đuốc làm cho không gian trở nên ấm áp, xua tan đi vẻ lạnh lẽo, hoang vu vốn có của mùa đông. Trong ánh nắng dàn trải khắp không gian, ta thấy ánh lên tia sáng từ chiếc dao gài thắt lưng của một người lao động. Người đứng trên đỉnh đèo cao, nắng từ trên cao chói xuống dao ở thắt lưng, lóe sáng, Nó tạo ra một dáng vẻ vững chãi và khí thế của người làm chủ núi rừng.
Chuyển sang mùa xuân, màu xanh của cỏ cây nhường chỗ cho màu trắng tinh khiết , mơ mộng của hoa mơ. Hình ảnh mơ nở trắng xóa cả một rừng làm ta liên tưởng tới cảnh đẹp thiên nhiên khi Bác về nước:
Trên nền không gian trong sáng, tinh khôi đó, hình ảnh người đan nón cần mẫn, cẩn trọng chuốt từng sợi giang tạo cho ta cảm giác thật ấm áp và bình dị.
Mùa xuân đi qua, mùa hạ đến. Nhắm mắt và lắng tai nghe, ta sẽ cảm nhận được “nhạc ve”. Tác giả muốn nói đến tiếng ve kêu râm ran trong rừng phách vàng hay muốn nói chính tiếng ve kêu kéo màu vàng bao trùm lên rừng hoa phách ? Đây có thể nói là câu thơ tả cảnh thiên nhiên hay nhất của TH. Đọc câu thơ lên ta co thế cảm nhận được sự chuyển đổi từ thính giác sang thị giác trước khung cảnh thiên nhiên. Đặc biệt từ “đổ” gợi cho ta sự chuyển màu mau lẹ từ sắc trắng sang vàng , bừng sáng cả núi rừng VB. Ta chợt nhớ Khương Hữu Dụng cũng có một câu thơ có cấu trúc tương tự : “Một tiếng chim kêu sáng cả rừng”. Nếu Khuơng Hữu Dụng nhờ vào tiếng chim để khám phá ra vẻ đẹp thiên nhiên buổi bình minh thì Tố Hữu dựa vào tiếng ve đã kéo cả một mùa hè ra khỏi lớp vỏ cũ kĩ.
Chúc bạn học tốt!
bằng 9 vì :
Nếu như theo những gì ta được học trong trường thì kết quả sẽ là 9, theo nguyên tắc là phép tính trong ngoặc thực hiện trước 2 + 1 = 3. Sau đó, nếu dãy phép tính chỉ gồm phép trừ và phép cộng hoặc phép nhân và phép chia thì phải thực hiện từ trái sang phải. Như vậy, theo thứ tự là 6 : 2 x 3 = 3 x 3 = 9. Đây là cách tính phổ biến trên toàn thế giới và là kết quả chính xác nhất “ngày nay".
Vì sao lại là “ngày nay"? Tranh cãi xảy ra vì một số người sử dụng một quy tắc tính cổ, phổ biến từ trước 1917, đó là khi sử dụng phép tính chia, thì được hiểu rằng số chia là toàn bộ các thành phần nằm bên phải kí hiệu. Ví dụ: x : 2y nếu tính theo quy tắc này sẽ là x : (2y). Như vậy, kết quả của phép tính trên sẽ là 1.
Phần I
câu 5: Chiếc là cuối cùng là kiệt tác vì :
-nó giống như thật => cái tâm của người nghệ sĩ
-nó có tác dụng nhiệm màu là cứu sống Giôn-xi
-đc vẽ = tình yêu thương và đức hi sinh cao cả
-nó đc vẽ (.) 1 hoàn cảnh đặc biệt
-nó vẽ = 1 tình yêu nghệ thuật chân chính
Vậy mà bây giờ bỗng nhiên bị ngăn cách hoàn toàn với cuộc sống bên ngoài - trong hoàn cảnh ấy, một tâm hồn trẻ tuổi ham hoạt động không thể tránh khỏi sựbuồn bực, cô đơn. Thực ra "Cô đơn thay’’ không chỉ là lời than thở mà còn là lời xác nhận một sự thật cay đắng nay đã được thấu hiểu bằng sự trải nghiệm của chính người tù ấy. Cô đơn vì phải xa cuộc chiến đấu của dân tộc, phải xa đồng chí, đồng bào – như thế cũng có nghĩa là cảm giác cô đơn thể hiện sự gắn bó của người chiến sĩ trẻ tuổi với phong trào cách mạng, với xã hội, với cả một thời gian sôi động bên ngoài nhà giam.
Ba câu thơ tiếp theo là hệ quả cảm cô đơn đã được nhấn mạnh ở câu thơ mở đầu. Ở ba câu thơ này, tất cả sự buồn bực, tức giận, tất cả niềm khao khát cuộc sống bên ngoài đã tập trung cao độ trong sự chú ý của thính giác. Tuy vậy không chỉ có ‘ tai mở rộng"... lắng nghe mà người tù còn hình dung và cảm nhận cuộc sống bên ngoài bằng "lòng sôi rạo rực’' nghĩa là bằng cả tâm hồn bồn chồn khao khát tự do của người bị giam giữ. Do đó, qua ô cửa nhỏ bé lại được ráo kín bằng những song sắt kiên cố, Tố Hữu nghe mà như nhìn thấy thật hữu hình, cụ thể âm thanh đang “lăn "ngoài nhà giam mang theo bao cái náo nức của cuộc đời bên ngoài. Chính trong sự đối lập, tương phản thật gay gắt với ‘cảnh thân tù"quá đau khổ cô đơn, nhà thơ mới càng cảm thấy cuộc sống bên ngoài là vui sướng và tự do “ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu”?.