Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Võ Thị Sáu tên thật Nguyễn Thị Sáu sinh năm 1933 tại xã Phước Thọ, Huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa nay thuộc xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chị được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Chị Võ Thị Sáu tên thật Nguyễn Thị Sáu có cha tên Võ Văn Hợi và mẹ tên là Nguyễn Thị Đậu, người ở xã Phước Thọ, quận Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa nay thuộc xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Giống như các anh mình, chị đã tham gia vào các hoạt động bí mật ở địa phương.
Mới 14 tuổi, chị đã đi theo anh trai tham gia hoạt động cách mạng trốn lên ở trên chiến khu. Năm 1949, chị tham gia đội Công an xung phong Đất Đỏ làm liên lạc, tiếp tế. Năm 1950 tại Trận chiến Đất Đỏ, chị bị chính quyền Pháp bắt sau khi đã ném lựu đạn tại chợ Đất Đỏ, giết chết cai tổng Tòng và gây thương tích cho 20 thường dân. Tại phiên tòa đại hình, tuy mới 16 tuổi, nhưng chị Võ Thị Sáu đã hiên ngang khẳng định: "Yêu nước chống bọn thực dân xâm lược không phải là tội". Và khi quan tòa rung chuông ngắt lời chị, tuyên án: "Tử hình, tịch thu toàn bộ tài sản", chị đã thét lớn: "Tao còn mấy thùng rác ở khám Chí Hòa, tụi bây vô mà tịch thu!. Tiếp đó là tiếng hô: "Đả đảo thực dân Pháp! Kháng chiến nhất định thắng lợi!".
Tội nghiệp người con gái bé nhỏ
Tòa án binh Pháp kết án tử hình chị vào tháng 4 năm 1951. Sau gần ba năm tra tấn, giam cầm, quân Pháp đưa chị ra giam ở Côn Đảo. Dù các luật sư biện hộ cho chị đã phản đối án tuyên này với lý do chị chưa đủ 18 tuổi. Trước khi bị đưa ra hành án, chị bị đày qua các nhà tù Chí Hòa, Bà Rịa và Côn Đảo. Vì quân Pháp không dám công khai thi hành bản án đối với chị, họ đã lén lút đem chị đi thủ tiêu. Một giai thoại kể khi nhóm đao phủ bảo chị quỳ xuống, chị đã quát lại: "Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ!".
Tạm biệt người đồng đội
Vào 7 giờ sáng ngày 23 tháng 1 năm 1952, Chị bị xử bắn tại Côn Đảo. Biết sắp bị hành hình, suốt đêm 22, chị hát những bài ca cách mạng: Lên đàng, Tiến quân ca, Cùng nhau đi hùng binh... Khi lắng nghe thấy bước chân đao phủ giải chị Sáu đến nơi hành hình, tất cả anh em đồng chí trong ngục cùng đứng dậy hát vang bài Chiến sĩ ca - bài hát dành để bày tỏ lòng cảm phục, tiếc thương và tiễn đưa những người đồng đội ra pháp trường.
Hiên ngang trước họng súng
Trước khi bị bắn, viên cố đạo làm lễ rửa tội,hắn nói:"Hãy để cha rửa tội cho con.". Chị gạt phắt lời viên cha cố: "Tôi không có tội. Chỉ có kẻ sắp hành hình tôi đây mới là có tội.". Cố đạo kiên nhẫn thuyết phục: "Trước khi chết, con có điều gì ân hận không?". Chị nhìn thẳng vào mặt ông ta và mặt tên chánh án, trả lời: "Tôi chỉ ân hận là chưa tiêu diệt hết bọn thực dân cướp nước và lũ tay sai bán nước". Ra đến pháp trường, chị nói: "Không cần bịt mắt tôi. Hãy để cho đôi mắt tôi được nhìn đất nước thân yêu đến giây phút cuối cùng và tôi có đủ can đảm để nhìn thẳng vào họng súng của các người!". Nói xong, chị bắt đầu hát bài Tiến quân ca. Khi lính xử bắn lên đạn, chị ngừng hát và hô vang những lời cuối cùng "Đả đảo bè lũ thực dân Pháp. Việt Nam độc lập muôn năm. Hồ Chủ tịch muôn năm!"
Võ Thị Sáu sinh năm 1933, là con ông Võ Văn Hợi và bà Nguyễn Thị Đậu. Về nguyên quán, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Nội dung:thể hiện tình thương chăm lo của cô giáo dành cho học sinh và nhắc nhở chúng ta khi nhận điều gì đó tốt đẹp từ người khác thì chúng ta phải biết trả ơn mà không màng đến vật chất cao sang,to lớn
KO BIẾT CÓ ĐÚNG KO NX SAI THÌ THÔI NHA BN
Đọc câu chuyện trên, chúng ta mới thấu hiểu hết niềm hạnh phúc mà một điều đơn giản mang lại, những điều nhỏ nhoi đó lắm lúc người ta tưởng không mang lại cho ai lợi lộc gì cả, nhưng vô cùng quan trọng đối với cô bé Douglas và những ai đồng cảnh ngộ. Khi đã thấu hiểu hết, chúng ta sẽ không quên trao tặng những điều nhỏ nhoi ấy cho những người sống quanh ta như là sự tri ân đối với cuộc đời đã cho ta rất nhiều thứ trong đó có bàn tay thầy cô giáo.
I. Mở bài Giới thiệu về đêm trăng đẹp mà em được nhìn thấy.
II. Thân bài
1. Tả bao quát
– Trăng xuất hiện, cảnh vật hiện ra lung linh dưới ánh trăng. Bóng cây mờ mờ từ đằng xa rồi khuất hẳn.
– Trăng lên gió của thổi man mát, dễ chịu.
– Nhiều hoạt động diễn ra khi có trăng: trẻ con tụ tập chơi trốn tìm, người lớn tụ họp nói chuyện,…dưới ánh trăng con người và mọi vật trở nên hư ảo.
2. Tả chi tiết
– Trời càng về khuya thì trăng càng lên cao, trăng sáng rực tỏa sáng lung linh khắp mọi ngõ ngách.
– Bầu trời trong xanh, lấp lánh nhiều ngôi sao.
– Ánh trăng soi rọi khắp nơi khiến ta có thể nhìn thấy mọi cảnh vật thật rõ ràng và chi tiết.
– Gió thổi mát rượi và dễ chịu nữa chứ.
– Tiếng côn trùng tạo thành bản đồng quê dưới ánh trăng.
III. Kết bài
- Nhận xét về đêm trăng
- Thể hiện tình cảm của em với đêm trăng
1) Mở bài
Giới thiệu chung về đêm trăng ấy:
* đêm rằm trang tỏa sáng khắp bầu trời và mặt đất
* xóm em rộn ràng chuẩn bị đón tết trung thu
2) Thân bài
Tả cảnh đêm trăng:
* Lúc xẩm tối:
+ Màn đêm dần buông, bầu trời thăm thẳm, lấp lánh ánh sao
+ Trăng lấp ló thấp thoáng sau lũy tre làng
+ Gió thổi mát rượi
+ Làng xóm rộn rã nhộn nhịp tiếng nói cười
* Lúc trăng lên:
+ Mặt trăng tròn vành vạnh như một chiếc đĩa lơ lửng giữa không trung
+ Ánh trăng vằng vặc soi sáng xuống sân nhà, nhà cửa, ruộng đồng,..
+ Trên đường làng trẻ em nối đuôi nhau chơi rước đèn, ca hát rộn ràng
+ Cảnh phá cỗ vui vẻ giữa sân đình
3) Kết bài
Cảm nghĩ của em về đêm trăng ấy:
- Cảnh làng quê trong đêm trăng đẹp như một bức tranh
- Ấn tượng sâu sắc về đêm trăng hôm ấy
- Càng thêm yêu mến quê hương
- Không bao giờ quên hôm ấy
Khi muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng, ấy một cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu thì ta cần có một văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết mạch lạc, có phương thức biểu đạt phù hợp.