Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trình bày suy nghĩ về vấn đề từ bỏ tất cả những thứ thôi miên mình bằng một ý chí mạnh mẽ. | |
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. | |
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vấn đề từ bỏ tất cả những thứ thôi miên mình bằng một ý chí mạnh mẽ. | |
c. Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách, nhưng phải làm rõ vấn đề từ bỏ tất cả những thứ thôi miên mình bằng một ý chí mạnh mẽ. Có thể theo hướng sau: | |
* Giải thích: Dùng ý chí mạnh mẽ để từ bỏ những thứ có khả năng “thôi miên”, điều khiển tâm trí của bản thân.
* Bàn luận: – Tác hại nhiều mặt của những thứ có khả năng “thôi miên”. – Cách thức từ bỏ những thứ có khả năng “thôi miên”. * Bài học nhận thức và hành động: Nhận ra tác hại của những thứ có khả năng điều khiển tâm trí của bản thân, hiểu rõ sức mạnh của ý chí. Bản thân chủ động kiểm soát mọi thứ có thể gây ảnh hưởng đến bản thân. | |
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. | |
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
Trình bày suy nghĩ về vấn đề từ bỏ tất cả những thứ thôi miên mình bằng một ý chí mạnh mẽ. | |
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. | |
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vấn đề từ bỏ tất cả những thứ thôi miên mình bằng một ý chí mạnh mẽ. | |
c. Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách, nhưng phải làm rõ vấn đề từ bỏ tất cả những thứ thôi miên mình bằng một ý chí mạnh mẽ. Có thể theo hướng sau: | |
* Giải thích: Dùng ý chí mạnh mẽ để từ bỏ những thứ có khả năng “thôi miên”, điều khiển tâm trí của bản thân.
* Bàn luận: – Tác hại nhiều mặt của những thứ có khả năng “thôi miên”. – Cách thức từ bỏ những thứ có khả năng “thôi miên”. * Bài học nhận thức và hành động: Nhận ra tác hại của những thứ có khả năng điều khiển tâm trí của bản thân, hiểu rõ sức mạnh của ý chí. Bản thân chủ động kiểm soát mọi thứ có thể gây ảnh hưởng đến bản thân. | |
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. | |
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
Lòng biết ơn được biểu hiện ở cả trong suy nghĩ lẫn những hành động từ cụ thể đến lớn lao.
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của anh chị về ý nghĩ của từng khoảnh khắc trong cuộc đời mỗi người
Tham khảo nha em:
Cuộc sống trôi qua rất nhanh theo thời gian. Mỗi người chúng ta không thể để cuộc sống trôi qua một cách vô ích. Chúng ta không thể sống chỉ dựa vào quá khứ hay cứ trông chờ vô vọng vào tương lai mà không có bất kì sự nỗ lực nào từ hiện tại. “Chỉ bằng cách sống cuộc đời mình trong từng khoảnh khắc của nó, bạn sẽ sống trọn vẹn từng ngày của đời mình”.
Chắc chắn rằng, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta đều tự hỏi: “Làm sao để cuộc sống có ý nghĩa?” Ngay từ ngày đầu tiên đến trường, chúng ta đã phải nỗ lực học tập. Vì con đường học tập là con đường tốt nhất, chắc chắn nhất để chúng ta sống tốt, sống có ý nghĩa nhất. Chúng ta không được bỏ lỡ bất kì cơ hội học tập nào, vì đó cũng giống như chúng ta bỏ lỡ cơ hội sống. Hãy nhìn xung quanh ta, những kẻ lười học, những người không có cơ hội được học tập, họ phải sống bấp bênh, sống tạm bợ, thậm chí có kẻ trở thành phần tử tệ nạn của xã hội. Vậy thì ngay từ nhỏ, hay từ bây giờ, hiểu được giá trị của việc học, ta phải có kế hoạch học tập thật tốt để cuộc sông được tốt đẹp hơn, có ý nghĩa hơn. Con đường học tập tuy là con đường tốt nhất nhưng cũng là con đường đầy khó khăn, thử thách. Việc học cũng có thể ví như một trò chơi vô tận không có kết thúc, nó sẽ loại những ai không có ý chí vươn lên, không biết tiến về đích. Những kẻ không có ý chí có thể là kẻ thấy khó khăn mà từ bỏ, có thể là kẻ tự mãn về thành tích đạt được trong quá khứ mà tự ý dừng bước trong trò chơi này. Những kẻ không có chí tiến thủ là những kẻ vốn không muốn học, là những kẻ thảm bại. Những kẻ tự mãn với thành tích của chính mình sẽ khiến họ bị loại khỏi trò chơi. Học tập không có điểm dừng, không có kết quả nào là tốt nhất, tuyệt nhất để tự mãn. Chúng ta tự mãn là chúng ta đang chủ quan hoặc lấy đó là cái cớ để ngừng học, ngay lập tức, những người khác sẽ vươn lên, đẩy chúng ta ra khỏi cuộc chơi. Nhà bác học Darwin nổi tiếng với câu nói “Bác học không có nghĩa là ngừng học”, Ngài Darwin là một nhà bác học, nổi tiếng với những cống hiến về khoa học nhưng không hề ngừng việc học tập của mình và đã trở thành một nhà bác học nổi tiếng, một danh nhân thế giới mà ai cũng nhắc đến. Học tập đúng thực là một phần rất quan trọng làm nên ý nghĩa cuộc sống của chúng ta. Chúng ta không tự mãn vì thành tích đạt được nhưng cùng không được ảo tưởng về tương lai. Chúng ta được phép có ước mơ, có hi vọng nhưng là ước mơ, hi vọng mà chính ta phải thực hiện, biến chúng thành sự thật chử không phải ngồi chờ đợi sự giúp đỡ từ người thân, bạn bè hay một phép màu ừ thần linh mà chúng ta tín ngưỡng. Tương lai là do chính chúng ta tạo nên thì mới thật sự có ý nghĩa, cuộc sống mới có ý nghĩa. Những kẻ lười nhác là những kẻ chỉ biết chắp tay cầu nguyện, cầu xin sự giứp đỡ từ thần thánh, từ những người khác. Họ chẳng khác gì những kẻ ăn mày, cầu xin sự thương xót từ những người khác. Sống như vậy đâu còn ý nghĩa gì? Chúng ta gặp không ít những hiện tượng như vậy, như ở Việt Nam, trong những kì thi quan trọng như thi Đại học, thay vì chăm chỉ học, những học sinh cùng cha mẹ đến viếng chừa, lặn lội ra đến Văn miếu Quốc Tử Giám để sờ lên đầu kim quy xin được sự thông minh, may mắn từ các vị quan trạng của nước ta ngày xưa. Hành động này đã trở thành một tệ nạn gọi là mê tín. Những việc mà chúng ta làm nhờ sự giúp đỡ của người khác dù cho có kết quả tốt đẹp thi chúng ta cũng sẽ không thấy có ý nghĩa, không biết trân trọng, biết quý cái kết quả đó. Vậy thì chẳng khác gì chúng ta đánh mất cuộc sống này? Chúng ta phải biết tự làm nên tương lai của chính mình. Một cuộc sống có ý nghĩa không dừng lại ở đó, chúng ta phải biết thử sức mình trong những việc khó khăn hơn để trau dồi khả năng của bản thân, phát triển tiềm năng và phát huy tính sáng tạo. Cuộc sống sẽ trở nên nhàm chán nếu chúng ta chỉ quanh quẩn trong cái góc của mình. Chúng ta phải thử bước ra xa hơn, đương đầu với nhiều thử thách mới, phải vượt qua chúng mà hoàn thiện bản thân. Chúng ta phải luôn ở tư thế chủ động, tích cực tham gia mọi hoạt động quanh chúng ta để chúng ta học hỏi, để chúng ta tìm thấy niềm vui, điều thú vị của cuộc đời. Chúng ta phải có khát vọng cống hiến, đóng góp cho xã hội, nơi chúng ta đang sống. Chúng ta có được mọi thành công nhưng với sự ích kỉ, không chia sẻ thành công với mọi người, chúng ta không có được sự công nhận của moi người, nhữg nỗ lực vươn đến thành công của chính mình sẽ trở nên vô nghĩa. Chúng ta phải biết đóng góp thành công của chính mình cho xã hội để tìm thấy ý nghĩa, niềm vui cho bản thân, để tìm thấy động lực tiếp tục cố gắng. Hãy thử nghĩ xem, xã hội chúng ta có văn minh hơn nếu các nhà khoa học không đóng góp thành quả nghiên cứu của họ cho xã hội? Nếu là như vậy, có lẽ bây giờ chúng ta vẫn đang sống ở thế kỉ thứ chín hay thứ mười gì đó. Vì vậy, chúng ta cần phải sống dựa trên quá khứ nhưng không ỷ lại vào quá khứ - ước mơ, hi vọng vào tương lai, có sự cổ vũ từ người khác nhưng không trông chờ vào sự phù phiếm, sự giúp đỡ từ người khác, sống bằng mọi khả năng, phát huy tiềm năng, biết thử sức trong mọi hoạt động, có khát vọng đóng góp, chia sẻ với mọi người. Chúng ta phải sống hết mình vì hôm nay, vì ngày mai, không bỏ lỡ giây phút nào để cố gắng làm cho tốt mọi việc. Vậy là chúng ta đã có một cuộc sống có ý nghĩa thực sự, có niềm vui, có khát vọng và có tương lai vững chắc.
Lời Tổng Giám đốc tập đoàn Cocacola quả thật là một bài học lớn lao cho thế hệ thanh niên, sinh viên, học sinh chúng ta: “Bạn chớ để cuộc sổng trôi qua kẽ tay vì bạn cứ đắm mình trong quá khứ hoặc ảo tưởng về tương lai. Chỉ bằng cách sống cuộc đời mình trong từng khoảnh khắc của nó, bạn sẽ sống trọn vẹn từng ngày của đời mình". Chúng ta phải sống sao cho thật có ý nghĩa. Riêng với tôi, tôi đã bỏ lỡ một khoảng thời gian trong đời để cuộc sống có ý nghĩa. Ngay bây giờ, tôi sẽ cố gắng nhiều hơn nữa, nỗ lực hơn nữa để hoàn thành tốt kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông và bước vào giảng đường Đại học. Sau đó, tôi sẽ sống như những gì đã nói, để cuộc sống của tôi tràn đầy ý nghĩa, để mãi về sau tôi sẽ không hối tiếc vì đã bỏ lỡ cuộc sống.
Xem thêm những bài văn nghị luận hay về ý nghĩa của sự trải nghiệm trong cuộc sống để thấy được tầm quan trọng của sự trải nghiệm từng khoảnh khắc cuộc đời.
1. Mở bài
Dẫn dắt - đưa vấn đề - nêu ý nghĩa vấn đề.
2. Thân bài
a. Giải thích thế nào là vô cảm
– Vô cảm: là sự không có cảm xúc, hay nói đúng hơn là một trạng thái tinh thần, mà khi ở trong đó, con người ko có một tý cảm xúc hay tình cảm mang tính nhân bản nào đối với những sự vật, sự việc diễn ra xung quanh họ, trước mắt họ, miễn là ko đụng chạm trực tiếp đến lợi ích cá nhân của họ là được.
– Bệnh vô cảm: là căn bệnh liên quan đến tâm hồn của con người. những con người này có trái tim lạnh giá, không xúc động, sống ích kỷ, lạnh lùng, cho sự an toàn của bản thân mình là trên hết. ngoài ra họ còn thờ ơ, làm ngơ trước những điều xấu xa, hoặc nỗi bất hạnh, không may của những người sống xung quanh mình.
b. Thực trạng của bệnh vô cảm
– Căn bệnh này xuất hiện nhiều ở rất nhiều học sinh, thanh niên: những con người này sống ích kỉ, ham chơi, chỉ biết đòi hỏi, hưởng thụ không có trách nhiệm với gia đình, xã hội. (Dẫn chứng số liệu)
– Biểu hiện:
+ không sẵn sang giúp người nghèo khổ, đói khát hơn mình
+ không giúp đỡ người tàn tật khi đi trên đường
c. Nguyên nhân của bệnh vô cảm
– Do xã hội phát triển nhiều loại hình vui chơi giải trí.
– Thị trường phát triển, thực dụng.
– Do phụ huynh nuông chiều con cái...
– Do ảnh hưởng của khoa học công nghệ đến con người
– Do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường đến đạo đức truyền thống
– Lối sống thực dụng của nền công nghiệp hiện đại.
– Sự ích kỉ trong long người, sợ vạ lây, mất thời gian.
– Thiếu tình yêu thương trái tim.
d. Hậu quả của bệnh vô cảm
– Ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách, phát triển của xã hội => suy giảm đạo đức.
– Vô cảm nguy hiểm với cả chính người bệnh lẫn vả người xung quanh.
e. Biện pháp giải quyết bệnh vô cảm
– Cải cách giáo dục một cách đúng đắn và hiệu quả.
– Sống yêu thương, quan tâm và vị tha cho nhau.
– Mở lòng với những người xung quanh.
3. Kết bài
- Nêu nhận xét của mình và gửi nhắn thông điệp.
- Bài học rút ra cho bản thân.
1. Mở bài
Dẫn dắt - đưa vấn đề - nêu ý nghĩa vấn đề.
2. Thân bài
a. Giải thích thế nào là vô cảm
– Vô cảm: là sự không có cảm xúc, hay nói đúng hơn là một trạng thái tinh thần, mà khi ở trong đó, con người ko có một tý cảm xúc hay tình cảm mang tính nhân bản nào đối với những sự vật, sự việc diễn ra xung quanh họ, trước mắt họ, miễn là ko đụng chạm trực tiếp đến lợi ích cá nhân của họ là được.
– Bệnh vô cảm: là căn bệnh liên quan đến tâm hồn của con người. những con người này có trái tim lạnh giá, không xúc động, sống ích kỷ, lạnh lùng, cho sự an toàn của bản thân mình là trên hết. ngoài ra họ còn thờ ơ, làm ngơ trước những điều xấu xa, hoặc nỗi bất hạnh, không may của những người sống xung quanh mình.
b. Thực trạng của bệnh vô cảm
– Căn bệnh này xuất hiện nhiều ở rất nhiều học sinh, thanh niên: những con người này sống ích kỉ, ham chơi, chỉ biết đòi hỏi, hưởng thụ không có trách nhiệm với gia đình, xã hội. (Dẫn chứng số liệu)
– Biểu hiện:
+ không sẵn sang giúp người nghèo khổ, đói khát hơn mình
+ không giúp đỡ người tàn tật khi đi trên đường
c. Nguyên nhân của bệnh vô cảm
– Do xã hội phát triển nhiều loại hình vui chơi giải trí.
– Thị trường phát triển, thực dụng.
– Do phụ huynh nuông chiều con cái...
– Do ảnh hưởng của khoa học công nghệ đến con người
– Do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường đến đạo đức truyền thống
– Lối sống thực dụng của nền công nghiệp hiện đại.
– Sự ích kỉ trong long người, sợ vạ lây, mất thời gian.
– Thiếu tình yêu thương trái tim.
d. Hậu quả của bệnh vô cảm
– Ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách, phát triển của xã hội => suy giảm đạo đức.
– Vô cảm nguy hiểm với cả chính người bệnh lẫn vả người xung quanh.
e. Biện pháp giải quyết bệnh vô cảm
– Cải cách giáo dục một cách đúng đắn và hiệu quả.
– Sống yêu thương, quan tâm và vị tha cho nhau.
– Mở lòng với những người xung quanh.
3. Kết bài
- Nêu nhận xét của mình và gửi nhắn thông điệp.
- Bài học rút ra cho bản thân.
?