Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
đồ tư duy bạn cần có: giấy, bút màu, càng nhiều màu càng tốt nhé. Hoặc bạn có thể sử dụng phần mềm vẽ sơ đồ tư duy (mình sẽ giới thiệu sau), nhưng dù cho dùng cách gì để vẽ thì bạn cũng phải nắm vững những nguyên tắc sau:
Tập trung vào mục đích, ước muốn hoặc tầm nhìn trung tâm của bạn. Hãy làm rõ những gì bạn đang hướng đến hoặc cố gắng giải quyết. VD: kế hoạch ngày, tóm tắt chương sách…
Đặt trang giấy nằm ngang trước mặt để bắt đầu vẽ sơ đồ tư duy ở giữa trang giấy. Điều này sẽ cho phép bạn tự do thể hiện tự do tất cả các ý tưởng của mình.
Vẽ một hình ảnh ở giữa trang giấy để thể hiện mục tiêu của bạn. Đừng lo lắng nếu cảm thấy mình không thể vẽ đẹp, đó không phải là vấn đề.
Sử dụng màu sắc để nhấn mạnh, sắp xếp, kết cấu, sáng tạo và hãy thêm một yếu tố vui nhộn đối với suy nghĩ của bạn. Điều này sẽ kích thích thị giác và củng cố hình ảnh trong đầu bạn. Bạn phải dùng ít nhất 3 màu cho toàn bộ sơ đồ tư duy và hãy tạo ra một hệ thống mã màu của riêng bạn. VD dùng mã màu để phân cấp, dùng màu đỏ để nhấn mạnh…
Bây giờ hãy vẽ một loạt liên kết đậm toả ra từ tâm của hình hảnh. Đây là những nhánh chính của sơ đồ tư duy chúng sẽ giúp bạn liên kết các thông tin lại với nhau. Biết được quan hệ “cha con” của các thông tin.
Khi vẽ vạch liên kết nên vẽ đường cong hơn là đường thẳng, vì chúng hấp dẫn hơn với mắt và dễ ghi nhớ hơn đối với não
Bây giờ bạn hãy điền các từ khoá vào ô trung tâm, các từ khoá vào nhánh chính. Các từ khoá càng ngắn gọn xúc tích càng tốt, vì nó yêu cầu não bộ của bạn phải liên tưởng, gợi nhớ. Hơn là bạn ghi ra sẵn nguyên câu khiến não bạn chỉ việc nhàn nhạ đọc qua mà không có gắng tư duy ghi nhớ. Những từ khoá quan trọng cần thay đổi màu sắc và kích cỡ để tăng sự tập trung.
Thêm các hình vẽ vào nhánh sao cho càng phù hợp với từ khoá càng tốt, lúc này hãy để não phải của bạn thoã sức tư duy và sáng tạo, đảm bảo làm sao khi nhìn lại sơ đồ tư duy chỉ cần nhìn hình là bạn lập tức nhớ ngay đến từ khoá của nhánh đó
Tiếp theo hãy vẽ các nhánh phụ cấp hai, cấp ba, theo những nguyên tắc trên để thể hiện các nội dung con của các nhánh trước. Từ đó bạn sẽ có được một bản đồ thông tin tổng quát
Tạo các liên kết giữa các nhánh nếu chúng có liên quan đến nhau. Điền số thứ tự vào các nhánh nếu bạn muốn sắp xếp thứ tự quan trọng, hoặc thứ tự các nhánh phải xem nếu thông tin yêu cầu sự tuần tự.
Cách vẽ sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy hoàn chỉnh vừa là một bức tranh về những ý nghĩ của bạn vừa là một bản tóm tắt nội dung giúp cho đạt được mục tiêu của mình. Cách vẽ sơ đồ tư duy ban đầu sẽ có cảm giác phức tạp và mất thời gian vì vừa phải tìm từ khoá, vừa mất thời gian vẽ. Nhưng so với việc bạn ngồi đọc quyển sách hàng chục lần vẫn chưa nhớ, khi cần ôn lại phải tiếp tục đọc lại từ đầu thì cách nào hiệu quả hơn bạn có thể nhận xét được ngay đúng không nào?
1. Cấu tạo của sơ đồ tư duy:
Muốn biết cách vẽ sơ đồ tư duy , chúng ta phải nắm rõ cấu tạo của nó:
– Ở giữa sơ đồ là một hình ảnh trung tâm ( hay một cụm từ ) khái quát chủ đề
– Gắn liền với hình ảnh trung tâm là các nhánh cấp 1 mang các ý chính.
– Phát triển nhánh cấp 1 là các nhánh cấp 2 mang các ý phụ làm rõ mỗi ý chính.
– Sự phân nhánh cứ liên tục để cụ thể hóa chủ đề, nhánh càng xa trung tâm thì các ý càng chi tiết cụ thể.
2. Cách vẽ sơ đồ tư duy:
– Bước 1: Xác định từ khóa ( key word ): đây là những từ quan trọng tập trung chủ đề một cách cô đọng nhất.
Ảnh: Cách vẽ sơ đồ tư duy
– Bước 2: Vẽ chủ đề trung tâm, đó là những từ, cụm từ thể hiện chủ đề được vẽ ở chính giữa tờ giấy.
Ảnh: Cách vẽ sơ đồ tư duy
– Bước 3: Vẽ thêm các nhánh cấp 1 từ hình ảnh trung tâm. Đây là những ý chính làm rõ chủ đề.
Ảnh: Cách vẽ sơ đồ tư duy
– Bước 4: Vẽ các nhánh cấp 2, cấp 3,… Mỗi nhánh chính ta lại xác định đưa ra các nhánh phụ làm nổi bật ý chính. Cứ thế ta triển khai thành mạng lưới liên kết mạch lạc.
Ảnh: Cách vẽ sơ đồ tư duy
– Bước 5: Thêm các hình ảnh minh họa. Ở bước này, các bạn có thể tưởng tượng và thỏa sức sáng tạo để làm tăng thêm sức hấp dẫn của SĐTD
Thể tích não của người tối cổ bé hơn thể tích não của người tinh không nên ta suy ra được: Người tinh khôn đã biết thêm dược nhiều điều về tự nhiên hay con người hơn người tối cổ, và đã biết làm nhóm nhỏ để sống. Người tinh khôn lúc đó đã biết làm quần áo, trang sức và đồ gốm. Từ những kết luận trên suy ra người tinh khôn đã thông minh lên rất nhiều
Thể tích não của người tinh khôn lớn hơn thể tích não của người tối cổ vì người tinh khôn biết làm nhiều đồ bằng tay như: đồ gốm, túp lều bằng lá,... suy ra người tinh khôn thông minh hơn người tối cổ. Theo mình là vậy ^^
Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Lịch sử loài người mà chúng ta họclà toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay. Lịch sửcòn có nghĩa là khoa học tìm hiểu và dựng lại toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.
Một số khái niệm lịch sử
Khi nói đến lịch sử, theo giải thích đơn giản, lịch sử là những gì thuộc về quá khứ và gắn liền với xã hội loài người. Với ý này, lịch sử bao trùm tất cả mọi lĩnh vực trong xã hội, đa diện do đó khó định nghĩa chính xác và đầy đủ. Vì thế, định nghĩa về lịch sử được rất nhiều nhà nghiên cứu đưa ra.
Định nghĩa ngắn gọn của Ts. Sue Peabod: lịch sử là một câu chuyện chúng ta nói chúng ta là ai.
Nhà bác học người La Mã Cicéron (106-45 TCN) đưa ra quan điểm:“historia magistra vitae” (lịch sử chính yếu của cuộc sống) với yêu cầu đạt tới “lux veritatis” (ánh sáng của sự thật)
Và Gs Hà Văn Tấn có viết, lịch sử là khách quan. Sự kiện lịch sử là những sự thật được tồn tại độc lập ngoài ý thức chúng ta. Nhưng sự nhận thức lịch sử lại là chủ quan. Và người ta chép sử vì những mục đích khác nhau.
Theo Ts Trần Thị Bích Ngọc, các định nghĩa thường cũng chỉ đúng một phần, lịch sử được hiểu theo 3 ý chính được các nhà nghiên cứu đồng ý:
- Việc diễn ra trong quá khứ: những sự kiện (biến cố/ event) diễn ra trong quá khứ cho đến thời điểm hiện tại, không thể thay đổi được, cố định trong không gian và thời gian, mang tính chất tuyệt đối và khách quan.
- Ghi lại những việc diễn ra trong quá khứ: con người muốn nắm bắt quá khứ, diễn đạt theo sự kiện theo từ ngữ và giải thích ý nghĩa của sự kiện, mang tính chất tương đối và chủ quan của người ghi lại bằng những câu chuyện kể.
- Làm thành tài liệu của việc diễn ra trong quá khứ: cách làm hoặc quá trình tập hợp những sự việc diễn ra trong quá khứ thành tài liệu cũng chính là câu chuyện kể đối với hiện tại.
Để hiểu lịch sử hoặc ngành sử học phải dựa vào cách viết sử của những sử gia từ xưa đến nay. Vì cũng theo Ts Trần Thị Bích Ngọc giải thích, kiến thức về lịch sử thường được xem là bao gồm cả hai, kiến thức về những biến cố của quá khứ và những kỹ năng suy nghĩ và giải thích quá khứ.
Tham khảo nha bạn
Nghành kinh tế phát triển nhất của các quốc gia cổ đại:
-Phương Đông: Nghề nông trồng lúa , trồng trọt
- Phương Tây: Thương nghiệp, ngoài ra còn trồng được một số cây lưu niên như: nho, ô liu,...
* Nước Chăm pa
Chăm Pa là một quốc gia cổ từng tồn tại độc lập liên tục qua các thời kỳ từ năm 192 đến năm 1832. Cương vực của Chăm Pa lúc mở rộng nhất trải dài từ dãy núi Hoành Sơn, Quảng Bình ở phía Bắc cho đến Bình Thuận ở phía Nam và từ biển Đông cho đến tận miền núi phía Tây của nước Lào ngày nay.
Qua một số danh xưng Lâm Ấp, Panduranga, Chăm Pa trên phần đất nay thuộc miền Trung Việt Nam. Văn hóa Chăm Pa chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và Java đã từng phát triển rực rỡ với những đỉnh cao nghệ thuật là phong cách Đồng Dương và phong cách Mỹ Sơn A1 mà nhiều di tích đền tháp và các công trình điêu khắc đá, đặc biệt là các hiện vật có hình linga vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay cho thấy ảnh hưởng của Ấn giáo và Phật giáo là hai tôn giáo chính của chủ nhân vương quốc Chăm Pa xưa.
Chăm Pa hưng thịnh nhất vào thế kỷ thứ 9 và 10 và sau đó dần dần suy yếu dưới sức ép của các vương triều Đại Việt từ phía Bắc và các cuộc chiến tranh với Đế quốc Khmer. Năm 1471, Chăm Pa chịu thất bại nặng nề trước Đại Việt và bị mất phần lớn lãnh thổ phía bắc vào Đại Việt. Phần lãnh thổ còn lại của Chăm Pa bị chia nhỏ thành các tiểu quốc, và tiếp tục sau đó dần dần bị các chúa Nguyễn thôn tính và đến năm 1832 toàn bộ vương quốc chính thức bị sáp nhập vào Việt Nam dưới triều vua Minh Mạng.
Thời tiền sử
Người dân Chăm Pa có nguồn gốc Malayo-Polynesian di cư đến đất liền Đông Nam Á từ Borneo vào thời đại văn hóa Sa Huỳnh ở thế kỷ thứ 1 và thứ 2 trước Công nguyên. Qua quan sát đồ đất nung, đồ thủ công và đồ tùy táng đã phát hiện thấy có một sự chuyển đổi liên tục từ những địa điểm khảo cổ như hang động Niah ởSarawak, Đông Malaysia. Các địa điểm văn hóa Sa Huỳnh rất phong phú đồ sắt trong khi nền văn hóa Đông Sơn cùng thời kỳ ở miền Bắc Việt Nam và các nơi khác trong khu vực Đông Nam Á lại chủ yếu là đồ đồng. Ngôn ngữ Chăm thuộc ngữ hệ Nam Đảo (Austronesian).
Lâm Ấp (192 - 605)
Theo sử liệu Trung Quốc, quốc gia cổ Chăm Pa đã được biết đến đầu tiên với sự ra đời và tồn tại của Vương triều Sinhapura hay còn gọi là vương quốc Lâm Ấp (Liu) mà vị vua đầu tiên là Khu Liên, bắt đầu từ năm 192 ở khu vực Huế ngày nay, sau cuộc khởi nghĩa của người dân địa phương chống lại nhà Hán. Trong nhiều thế kỷ sau đó, quân đội Trung Quốc đã nhiều lần cố gắng chiếm lại khu vực này nhưng không thành công. Vào thế kỷ 4, từ nước láng giềng Phù Nam ở phía tây và nam, Lâm Ấp nhanh chóng hấp thu nền văn minh Ấn Độ. Đây chính là giai đoạn mà người Chăm đã bắt đầu có các văn bản mô tả trên đá bằng chữ Phạn và bằng chữ Chăm, và họ đã có bộ chữ cái hoàn chỉnh để ghi lại tiếng nói của người Chăm.
Vị vua đầu tiên được mô tả trong văn bia là Bhadravarman, cai trị từ năm 349 đến 361 ở kinh đô Kandapurpura thuộc Huế ngày nay. Tại thánh địa Mỹ Sơn, vua Bhadravarman đã xây dựng nên ngôi đền thờ thần có tên là Bhadresvara, cái tên là sự kết hợp giữa tên của nhà vua và tên của thần Shiva, vị thần của các thần trong Ấn Độ giáo. Việc thờ vua như thờ thần, chẳng hạn như thờ với tên thần Bhadresvara hay các tên khác vẫn tiếp diễn trong các thế kỷ sau đó.
Đầu năm 2013, các nhà khảo cổ công bố phát hiện khu di tích thành cổ tại làng Viên Thành, thôn Trung Đông, xã Duy Trung, huyện Duy Xuyên. Đoạn tường thành dài khoảng 20 m, bề ngang 2 m đắp bằng đất sét; cùng các hiện vật khác như Kendi. Nhóm khảo cổ nhận định đây là khu thành bao bọc quanh kinh đô Sinhapura của Vương quốc Chăm Pa, được xây dựng thế kỷ thứ 4, 5.
Vào khoảng những năm 620, các vua Lâm Ấp đã cử nhiều sứ thần sang nhà Đường và xin được làm nước phiên thuộc của Trung Quốc. Các tài liệu Trung Quốc ghi nhận cái chết của vị vua cuối cùng của Lâm Ấp là vào khoảng năm 756 sau Công nguyên. Vào cuối thời kỳ này, sử sách Trung Quốc vẫn ghi Chăm Pa là Lâm Âp, tuy nhiên, những cái tên như vậy đã được người Chăm sử dụng muộn nhất là từ năm 629, và người Khmer đã dùng muộn nhất là từ năm 657.
Trình bày tóm tắt cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng
Từ năm 766 đến 791, Phùng Hưng là hào trưởng đất Đường Lâm (xã Cao Lâm, Ba Vì, Hà Tây) đã phát động cuộc khởi nghĩa lớn chống chính quyền đô hộ triều nhà Đường. Ba anh em Phùng Hưng, Phùng Hải, Phùng Dĩnh lãnh đạo nghĩa quân nổi dậy làm chủ Đường Lâm và đánh chiếm một vùng đất rộng lớn, xây dựng thành căn cứ đánh, giặc. Cuộc khởi nghĩa kéo dài 20 năm, có thời gian đã chiếm được thành Tống Bình (Hà Nội). Ông được tôn là Bố Cái Đại Vương.
- Khoảng đầu thế kỉ VIII, cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở Hoan Châu. Nhân dân Ái Châu, Diễn Châu nổi dậy hưởng ứng. Mai Thúc Loan xưng đế (Mai Hắc Đế), và chọn vùng Sa Nam (Nam Đàn) xây dựng căn cứ.
- Mai Thúc Loan liên kết với nhân dân khắp Giao Châu và Cham-pa tấn công Tống Bình, viên đô hộ là Quang Sở Khách phải chạy về Trung Quốc.
Câu 2 : Giải thích sự tiến bộ của rìu mài lưỡi so với rìu ghè đẽo.
+ Rìu mài lưỡi, do tác dụng của mài nên lưỡi sẽ sắc hơn là được ghè đẽo.
+ Nhờ đó hiệu quả lao động của rìu mài lưỡi sẽ cao hơn so với sử dụng rìu ghè đẽo.
Lợi ích:
Cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.
Phát triển giao thông đường thuỷ.
Cho phép khai khác các nguồn lợi thuỷ sản.
Tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản.
Điều hoà nhiệt độ.
Tạo cảnh quan mội trường.
...
Sông ngòi chỉ mang lại 1 khó khăn duy nhất là chia cắt địa hình nên khó khăn cho GTVT ngoài ra không mang lại bất kì tác hại nào khác đến hoạt động sản xuất và đời sống của con người chỉ có hoạt động sản xuất của con người tác động đến sông ngòi làm cho mực nước dâng cao gây ngập lụt, hay thiếu nước vào mùa khô, tài nguyên thuỷ sản bị cạn kiệt.
Mong thông tin này giúp được bạn
Columbus là người đã tìm ra châu Mỹ vào năm 1491
Nguoi dau tien tin ra chau my la Cri-xto-pho-ro Co-lom-bo vao nam 1451