Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mẹ em là một kĩ sư hoá thực phẩm. Mẹ em làm ở Trung tâm nghiên cứu Ong Trung Ương.
Hằng ngày, mẹ em nghiên cứu các sản phẩm của con ong như mật ong, phấn hoa, sữa ong chúa. Từ các sản phẩm này, mẹ em đã chế các sản phẩm mới cho ngành ong để phục vụ cho người tiêu dùng như kẹo ngậm mật ong, cốm phấn hoa, mật ong nghệ, mật ong gừng dùng để chữa bệnh. Ngoài ra, mẹ em còn nghien cứu các sản phẩm chất lượng cao từ mật ong. Các sản phẩm này đẻ bồi dưỡng và chữa bệnh cho con người.
Em rất tự hào và yêu thương mẹ của em.
cái này chỉ là tham khảo trên mạng thôi nha chứ không phải là mẹ tui làm nghề kĩ sư hóa thực phẩm đâu nha
Cô giáo của em là một người lao động trí óc nghiêm túc mà em có dịp tiếp xúc hằng ngày.
Cô em đã ngoài ba mươi tuổi. Dáng người cô thanh thanh, thon gọn, mảnh dẻ với mái tóc dài buộc gọn gàng. Khuôn mặt cô thon, hình trái xoan, thanh tú. Nổi bật trên khuôn mặt đôn hậu của cô là đôi mắt sáng, long lanh những tia nhìn ấm áp. Cô em rất yêu quý học trò. Cô giảng bài khúc chiết, rõ ràng, tỉ mỉ. Bạn nào lười học, cô ân cần bảo ban. Bạn nào ngoan ngoan, cô âu yếm khen ngợi và nêu gương bạn ấy trước lớp. Ngày hai buổi đến lớp, cô giáo của em miệt mài soạn giảng, đem hết tinh thần giảng dạy cho chúng em hiểu thấu đáo bài học. Vào giờ rỗi rảnh, không có bài tập khó, cô thường kể chuyện danh nhân lịch sử cho chúng em nghe. Cô lúc nào cũng hiền hậu, yêu thương chúng em.
Em rất yêu quý cô giáo và sẽ cố gắng học giỏi để ba mẹ và cô giáo vui lòng.
TL:
Người trí thức mà em biết là ông nội em. Ông em năm nay khoảng sáu mươi tư tuổi, ông làm nghề bác sĩ. Ông có dáng người cân đối với khuôn mặt vuông, nước da màu nâu trông rất đẹp. Ông là người rất nghiêm khắc. Khi ông đến bệnh viện, ông khoác chiếc áo trắng giản dị nhưng trông ông rất đẹp. Hằng ngày ông khám, chữa bệnh cho mọi người. Từ sáng đến tối, ông vẫn tận tụy với công việc của mình. Tất cả các bệnh nhân ông đều khám cẩn thận và hỏi han chu đáo. Rất nhiều bệnh nhân đã khỏi bệnh và khỏe sau khi được ông điều trị. Với hàng xóm, nếu ai bị ốm đau ông đều nhiệt tình sang khám giúp không kể đêm hôm. Vì vậy mọi người luôn kính trọng và biết ơn ông. Mọi người luôn ca ngời ông là bác sĩ giỏi. Em rất yêu quý ông. Em mong ông luôn làm tốt công việc của ông.
Chú Huỳnh là kĩ sư công nghệ phần mềm, chú làm việc ở công ty viễn thông Mobifone.
Chú năm nay vừa tròn ba mươi tuổi. Chú đã có hơn sáu năm kinh nghiệm làm việc cho các công ty công nghệ phần mềm. Chú hơi gầy, người tầm thước. Mắt chú to và sáng. Mái tóc xoăn bồng bềnh khiến chú giông một thi sĩ hơn là một kĩ sư.
Ngày hai buổi, chú Huỳnh làm việc cần mẫn tại cơ quan. Khi có dự án về, chú thường thức khuya, làm việc miệt mài bên bàn vi tính, trầm ngâm suy nghĩ. Mọi người trong nhà đi lại khẽ khàng, giữ yên lặng để chú làm việc.
Chú Huỳnh cũng rất yêu trẻ con. Khi rỗi, chú thường vui đùa cùng chúng em.
Em rất yêu quý và thích chú Huỳnh, thích nghề kĩ sư phần mềm của chú. Em sẽ cố gắng học giỏi để làm việc giỏi giang như chú Huỳnh.(tham khảo thui nha em,tích đúng cho chị)
Bài 1:
Tùng rinh rinh... tùng tùng tùng rinh rinh..." Mới chợp tối, khắp mọi nơi đã rộn vang tiếng trống, tiếng nhạc mừng đêm Trung thu. Ai ai cũng háo hức chờ giây phút được rước đèn, phá cỗ. Trên sân khấu, chú Cuội và chị Hằng đã cười nói để bắt đầu đêm hội. Các bạn nhỏ lần lượt biểu diễn những bài hát trung thu vui nhộn. Chúng em ngồi xếp thành hàng, vừa vẫy tay vừa ca hát theo. Trên vòm trời, ông Trăng sáng vằng vặc, tròn xoe như một chiếc mâm bạc. Đêm Trung thu, thiếu ông chắc sẽ buồn lắm. Hình như ông biết, lũ trẻ chúng em mừng vui nên càng lúc ông càng lên cao, đổ muôn tia sáng xuống mặt đất. Những chiếc đèn ông sao trên tay chúng em nhờ ánh trăng chiếu mà đẹp lấp lánh hơn. Một hồi trống vang lên để báo hiệu màn múa lân sắp bắt đầu. Ba chú lân khoác trên mình bộ áo choàng đỏ rực. Các chú cứ nhảy lên rồi uốn lượn. Chúng em đứng xung quanh xem và hát vang "Đêm Trung thu rước đèn ông trăng...". Chúng em còn được ăn rất nhiều bánh kẹo. Đó là đêm Trung thu vui nhất của em. Em mong mùa thu mau tới để em lại được rước đèn, phá cỗ.
Bài 2:
Cô giáo của em là một người lao động trí óc nghiêm túc mà em có dịp tiếp xúc hằng ngày.
Cô em đã ngoài ba mươi tuổi. Dáng người cô thanh thanh, thon gọn, mảnh dẻ với mái tóc dài buộc gọn gàng. Khuôn mặt cô thon, hình trái xoan, thanh tú. Nổi bật trên khuôn mặt đôn hậu của cô là đôi mắt sáng, long lanh những tia nhìn ấm áp. Cô em rất yêu quý học trò. Cô giảng bài khúc chiết, rõ ràng, tỉ mỉ. Bạn nào lười học, cô ân cần bảo ban. Bạn nào ngoan ngoan, cô âu yếm khen ngợi và nêu gương bạn ấy trước lớp. Ngày hai buổi đến lớp, cô giáo của em miệt mài soạn giảng, đem hết tinh thần giảng dạy cho chúng em hiểu thấu đáo bài học. Vào giờ rỗi rảnh, không có bài tập khó, cô thường kể chuyện danh nhân lịch sử cho chúng em nghe. Cô lúc nào cũng hiền hậu, yêu thương chúng em.
Em rất yêu quý cô giáo và sẽ cố gắng học giỏi để ba mẹ và cô giáo vui lòng.
Bài 3:
Ở quê em có một hội lớn lắm. Đó là lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải phòng, nổi tiếng trên khắp các vùng miền cả nước. Nhân dân ta có câu: "Dù ai buôn đâu bán đâu, mồng chín tháng tám thì về chọi trâu". Vào ngày hội du khách khắp nơi đổ về xem hội rất đông. Trước khi bắt đầu chọi trâu có một màn múa cờ truyền thống rất đặc sắc. Sau đó các cụ già làng dắt trâu ra thế là bắt đầu một ngày hội chọi trâu. Con trâu thứ nhất là số 87. Con trâu thứ hai là số 89. Con trâu số 89 là con trâu của làng em. Hai con trâu hùng hổ đánh nhau. Sau bao nhiêu trận đấu quyết liệt là những tiếng reo hò của khán giả. Ông trâu số 89 của làng em đã chiến thắng. Ông trâu ấy sẽ mang vinh quang, tự hào và cả sự sung túc cho làng em.
Em rất thích hội chọi trâu bởi hội chọi trâu chứng minh sự thịnh vượng của quê hương em.
Mỗi năm một lần, hội rước đèn đêm Trung thu ở xã em diễn ra tại sân vận động của xã rất từng bừng, náo nhiệt.
Tối mười bốn tháng tám âm lịch, trên bãi sân rộng, thiếu nhi trong xã xếp hàng từng đội theo xóm. Tay bạn nào cũng cầm theo một cái lồng đèn được mua hoặc tự làm hay ống tre làm thành đuốc. Ban tổ chức gọi tổ trưởng lên bàn nhận bánh kẹo về cho tổ mình. Sau khi tổ trưởng phát xong kẹo bánh, có vài tiết mục văn nghệ "Cây nhà lá vườn" diễn ra ở sân rộng, thiếu nhi đồng vỗ tay theo nhịp, ủng hộ những nghệ sĩ không chuyên nghiệp của xã nhà. Tiếp đó là lệnh đốt nến. Tất cả các lồng đèn, đuốc được thắp sáng. Lúc bấy giờ sân bãi đẹp lung linh, kì ảo với hàng trăm ánh nến xanh, vàng, đỏ và ánh hồng của cây đuốc làm bằng ống tre. Lễ rước đèn Trung thu bắt đầu bằng bài hát "Rước đèn Trung thu". Thiếu nhi vừa cầm lồng đèn, vừa hát "Tết Trung thu...". Đoàn rước đèn đi một vòng quanh xã. Các cô chú Đội sản xuất và các anh chị Thanh niên xã đoàn đi kèm thiếu nhi đều giữ hàng ngũ ngay ngắn, trật tự, vừa tạo mĩ quan của hội rước đèn, vừa coi sóc phòng cháy (do đốt đèn nến và đuốc nên phải tăng cường phòng vệ, trông coi). Dọc đường, có bạn cầm lồng đèn từ trong nhà chạy ra nhập vào đoàn thiếu nhi đang "rồng rắn" rước đèn. Trên đường về, bạn nào nhà gần đường đi rước đèn có thể tách hàng về nhà. Trăng lúc này đã lên cao, tròn vành vạnh soi ánh vàng trong trẻo xuống mặt đất. Đoàn thiếu nhi vừa đi, vừa hát trở lại chỗ xuất phát. Các anh chị xã đoàn bắt nhịp bài hát "Như có Bác trong ngày đại thắng". Kết thúc ngày hội, chúng em chia tay nhau và ra về.
Buổi lễ rước đèn là sinh hoạt rất vui của thiếu nhi xã em và đã trở thành thông lệ không thể thiếu trong ngày lễ Trung Thu. Em rất yêu quê và yêu ngày hội Trung thu ở quê hương mình.
đề 1
Cô Phương của em là nữ bác sĩ trẻ nhất khoa Sản của bệnh viện Từ Dũ, nơi cô đang làm việc.
Cô Phương tốt nghiệp ra trường với tấm bằng xuất sắc. Cô làm việc rất cần mẫn, cẩn thận và lành nghề. Cô Phương còn rất trẻ, chỉ độ hai mươi bảy, hai mươi tám tuổi. Làn da cô trắng trẻo, khuôn mặt cô đẹp với đôi mắt to và sáng, mũi cao thanh tú. Hằng ngày, trong quá trình làm việc, cô đỡ sinh cho rất nhiều sản phụ. Cô hiền dịu an ủi động viên sản phụ, giúp các bà mẹ đỡ đau đớn trong cơn chuyển dạ sinh con, cô trân trọng, yêu thương đón đỡ từng em bé ra đời. Bàn tay thon đẹp, dịu dàng của cô đã nâng đỡ bao mái đầu tơ non của em bé, đã giúp bao sản phụ nhẹ mình đỡ đau trong cơn vượt cạn một mình. Với dáng người mảnh dẻ, tâm hồn hiền lành và trí tuệ giỏi giang, cô Phương luôn nêu cao y đức cao quý của một bác sĩ trẻ.
Em rất quý mến và tự hào về cô.
đề 2
Hằng năm, cứ đến mùa xuân, quê em lại tưng bừng mở hội đua thuyền trên sông Hồng. Sáng hôm ấy, hai bên bờ sông suốt đường đua dài 1000m, kẻ khua trống, người thổi kèn tàu, đông vui và náo nhiệt. Đường đua bắt đầu ở một khúc đầu làng em. Dưới sông năm con thuyền đua đã xếp thành hàng ngang ở vạch xuất phát. Trên thuyền, các tay đua là những thanh niên khoẻ mạnh ngồi thành hàng, tay lăm lăm mái chèo. Mỗi đội có một màu áo khác nhau. Đến giờ xuất phát, kèn trống nôi lên thì các chiếc thuyền lao nhanh vun vút về đích. Hai bên bờ sông tiếng hò reo, cổ vũ của người xem làm náo động cả một khúc sông. Đội làng em đã về đích trước tiên. Cuối hội là phần trao giải thưởng, ai cũng có mặt đông đủ để chúc mừng các tay đua.
Hội đua thuyền là nét văn hoá truyền thống của quê hương em. Em sẽ học giỏi, tập thể thao cho cơ thể mạnh để được tham gia hội đua thuyền.
đề3
Bài làm
Một trong những người lao động trí óc mà em được biết đó là bố của em.
Bố em làm kế toán tại một công ty du lịch. Hàng ngày bố phải ngồi rất nhiều giờ bên máy vi tính để nhập dữ liệu, chi phí của từng đoàn khách du lịch. Bố phải thường xuyên kiểm tra sổ sách, chứng từ thu, chi xem đã hợp lệ chưa. Công việc của bố bận lắm. Cứ đến cuối tháng bố lại bận rộn với công việc báo cáo thuế. Bố vẫn nói với em rằng công việc của bố rất tỉ mỉ và rất cần sự cẩn thận. Bố bảo công việc nào cũng vậy, lao động trí óc cũng như lao động chân tay đều quan trọng và cần thiết cho xã hội.
Cô giáo của em là một người lao động trí óc nghiêm túc mà em có dịp tiếp xúc hằng ngày.
Cô em đã ngoài ba mươi tuổi. Dáng người cô thanh thanh, thon gọn, mảnh dẻ với mái tóc dài buộc gọn gàng. Khuôn mặt cô thon, hình trái xoan, thanh tú. Nổi bật trên khuôn mặt đôn hậu của cô là đôi mắt sáng, long lanh những tia nhìn ấm áp. Cô em rất yêu quý học trò. Cô giảng bài khúc chiết, rõ ràng, tỉ mỉ. Bạn nào lười học, cô ân cần bảo ban. Bạn nào ngoan ngoan, cô âu yếm khen ngợi và nêu gương bạn ấy trước lớp. Ngày hai buổi đến lớp, cô giáo của em miệt mài soạn giảng, đem hết tinh thần giảng dạy cho chúng em hiểu thấu đáo bài học. Vào giờ rỗi rảnh, không có bài tập khó, cô thường kể chuyện danh nhân lịch sử cho chúng em nghe. Cô lúc nào cũng hiền hậu, yêu thương chúng em.
Em rất yêu quý cô giáo và sẽ cố gắng học giỏi để ba mẹ và cô giáo vui lòng.
Trong gia đình em có rất nhiều người trí thức nhưng người mà em yêu quý và khâm phục nhất là ông nội. Ông là bác sĩ ở bệnh viện Phòng không Không quân. Hằng ngày, ông thường tới bệnh viện từ bảy giờ sáng đến sáu giờ tối ông mới trở về. Khi đi làm, ông mặc bộ quần áo blu trằng tinh và đem theo chiếc cặp thêu chữ thập đỏ. Lúc nào ông cũng bận rộn, khi thì kê đơn, khi thì bốc thuốc, có lúc lại khám và tiêm thuốc cho bệnh nhân. Công việc của ông lúc nào cũng đòi hỏi độ chính xác cao, rất căng thẳng và mệt mỏi nhưng em luôn thấy ông ân cần với mọi người. Ông hỏi thăm sức khỏe từng bệnh nhân, động viên người nhà và bệnh nhân yên tâm chữa bệnh. Ông còn nhắc nhở mọi người uống thuốc đúng giờ. Mọi người đều bảo ông không những chữa bệnh bằng thuốc mà còn chữa bệnh bằng tinh thần. Buổi tối, có những hôm ông phải đi trực ở bệnh viện. Những hôm ông ở nhà, em lại thấy ông làm việc đến tận khuya để tìm hiểu về các loại thuốc. Ở bệnh viện ông là bác sĩ giỏi, là “người mẹ hiền” của bệnh nhân. Về nhà, ông được mọi người trong gia đình và khu phố tin yêu, kính trọng. Em rất yêu quý ông và sẽ học thật giỏi để sau này trở thành một bác sĩ mẫu mực như ông.
Mẹ em là người lao động trí óc gần gũi với em nhất. Mẹ em là một giáo viên Trung học cơ sở. Công việc hằng ngày của mẹ là dạy học. Mẹ là một cô giáo rất tận tâm với nghề. Những hôm bồi dưỡng các anh chị đi thi học sinh giỏi, mẹ bảo các anh chị về nhà học thêm. Các anh chị thấy sự tận tình của mẹ nên rất cố gắng để đạt giải cao trong cuộc thi. Mẹ nói năng rất nhẹ nhàng, mẹ bảo em phải biết cách cư xử đúng mực với người khác, phải biết kính trên nhường dưới. Mẹ em là một giáo viên và là một người mẹ thật tuyệt vời.
Chiều thứ bảy tuần qua, trên sân vận động thị xã, trường em tổ chức trận bóng đá chung kết giữa hai đội bóng lớp 5A và 5B để chọn ra một đội đi dự “Hội khỏe Phù Đổng” cấp thị xã. Em đã được chứng kiến trận đấu từ đầu đến cuối. Đúng 16 giờ, trận đấu bắt đầu. Trong mười phút đầu, đội 5B tổ chức tấn công liên tiếp, làm cho đội 5A lúng túng rút về phòng thủ trên sân nhà, suýt nữa thủ môn phải vào lưới nhặt bóng. Được thầy giáo chủ nhiệm động viên nhắc nhở, đội 5A như được thêm sức mạnh. Từ một đường chuyền tạt trái, Phi Hùng - một cầu thủ xuất sắc của đội 5A lao lên đón bóng. Bằng mội động tác giả, Phi Hùng lách bóng qua hậu vệ, đưa nhanh bóng vào gần khung thành lớp 5B rồi bất thần tung một cú sút bằng chân trái. Quả bóng lọt qua nách thủ môn 5B, chui tọt vào lưới ghi bàn thắng đầu tiên cho đội nhà. Cả sân vận động rung lên trong tiếng hò reo cuả gần một ngàn cổ động viên. Chung cuộc, lớp 5A thắng lớp 5B với tỉ số 5-3. Cuộc đọ sức thi tài chấm dứt sau hai hiệp. Quả là một trận đấu thật hay và hấp dẫn.
Kể về lễ hội ở quê em lớp 3 mẫu 1
Ở quê em có một hội lớn lắm. Đó là lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải phòng, nổi tiếng trên khắp các vùng miền cả nước. Nhân dân ta có câu: "Dù ai buôn đâu bán đâu, mồng chín tháng tám thì về chọi trâu". Vào ngày hội du khách khắp nơi đổ về xem hội rất đông. Trước khi bắt đầu chọi trâu có một màn múa cờ truyền thống rất đặc sắc. Sau đó các cụ già làng dắt trâu ra thế là bắt đầu một ngày hội chọi trâu. Con trâu thứ nhất là số 87. Con trâu thứ hai là số 89. Con trâu số 89 là con trâu của làng em. Hai con trâu hùng hổ đánh nhau. Sau bao nhiêu trận đấu quyết liệt là những tiếng reo hò của khán giả. Ông trâu số 89 của làng em đã chiến thắng. Ông trâu ấy sẽ mang vinh quang, tự hào và cả sự sung túc cho làng em.
Em rất thích hội chọi trâu bởi hội chọi trâu chứng minh sự thịnh vượng của quê hương em.