K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 2 2016

1.Truyện ngắn Buổi học cuối cùng của nhà văn nổi tiếng An-phông-xơ Đô- đê (1840 – 1897) kể về lớp Tiểu học ở một làng quê nhỏ bé vùng An-dát, Lo-ren vào thời kì bị quân Phổ (Đức) chiếm đóng. Chính quyền Phổ sau khi thắng Pháp đã cắt phần đất giáp biên giới này nhập vào nước Phổ và ra lệnh các trường học phải dạy bằng tiếng Đức. Buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp đã diễn ra trong không khí trang nghiêm và cảm động.

 

Hai nhân vật chính của truyện là chú học trò Phrăng và thầy giáo già Ha-men. Diễn biến tâm lí của hai nhân vật này được nhà văn miêu tả rất tự nhiên, chân thực.

 

Sáng hôm nay, lúc đi qua trụ sở xã, thấy có nhiều người đứng lố nhố trước bảng dán cáo thị của quân Đức, Phrăng đã nghĩ bụng: Lại có chuyện gì nữa đây? Khi tới trường, điều làm cho chú lạ lùng hơn nữa là không khí lớp học mọi ngày ồn ào như vỡ chợ thì lúc này mọi sự đều bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật.

 

Nhìn qua cửa sổ, Phrăng thấy các bạn đã ngồi vào chỗ và thầy Ha-men đang đi đi lại lại với cây thước sắt khủng khiếp kẹp dưới nách. Cậu bé rón rén mở cửa bước vào lớp trước sự chứng kiến của mọi người. Cậu đỏ mặt tía tai và sợ hãi vô cùng. Chỉ khi đã ngồi xuống chỗ của mình, cậu mới hoàn hồn và nhận ra những điều khác lạ trong giờ học hôm nay. Thầy Ha-men chẳng giận dữ trách phạt như mọi khi mà còn dịu dàng nói: Phrăng vào chỗ nhanh lên con, lớp sắp bắt đầu học mà vắng mặt con.

 

Chú bé dần dần bình tĩnh lại và cảm thấy trong không khí yên lặng của lớp học có cái gì đó khác thường và trang trọng. Thầy Ha-men mặc bộ quần áo chỉ dành cho ngày lễ. Cậu thấy ở phía cuối lớp, trên những hàng ghế thường bỏ trống, dân làng ngồi lặng lẽ… Cụ già Hô-de, trước đây là xã trưởng, bác phát thư và nhiều người khác nữa. Trí óc non nớt của Phrăng không hiểu nổi tại sao buổi học hôm nay Lại có những chuyện lạ lùng như vậy.

Thắc mắc của Phrăng đã được giải đáp sau câu nói của thầy Ha-men: Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con. Lệnh từ Béc-lin là từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát và Lo-ren… Thầy giáo mới ngày mai sẽ đến. Hôm nay là bài học Pháp văn cuối cùng của các con. Thầy mong các con hết sức chú ý.

 

 

 

2 .Thời gian trôi qua nhanh quá! Mới hôm nào em được bố mẹ cho về quê ở Ninh Bình ăn Tết cùng ông bà và họ hàng bên nội, thế mà hôm nay đã là ngày cuối cùng của năm Quý Tị.

 

Bố mẹ em chuẩn bị rất đầy đủ vì đây là lần đầu tiên ông bà nội ra Thủ đô ăn Tết cùng con cháu. Không khí Tết tràn ngập trong căn nhà nhỏ. Phòng khách được trang hoàng đẹp đẽ. Trên bàn thờ bày bộ lư đồng sáng choang. Mùi nhang trầm thơm ngát. Đèn, nến, rượu, trà, bánh chung, mứt, hoa quả… được ông em sắp xếp thật trang trọng. Cây đào bích khá lớn đặt trên chiếc đôn sứ cạnh bộ sa lông đang nở những bông hoa tươi thắm chào đón xuân về.

 

Bữa cơm tất niên chiều ba mươi Tết là một bữa cơm đặc biệt. Từ sáng sớm, bà và mẹ đã đi chợ Đồng Xuân mua sắm những thứ cần thiết để nấu cỗ. Mẹ em là “bếp trưởng” phụ trách các món chính. Còn bà nội và chị Hà cùng với em làm “phụ bếp”. Mấy mẹ con, bà cháu vừa làm vừa trò chuyện thật vui. Em tranh thủ học cách tỉa rau củ thành những bông hoa, những con vật ngộ nghĩnh, xinh xinh để trang trí cho các món ăn thêm hấp dẫn.

 

Thức ăn đã nấu xong, bà nội đích thân sắp mâm cỗ cúng. Đỡ mâm cỗ từ tay bà, bố em đặt trước bàn thờ để ông nội thắp nhang khấn vái tổ tiên về sum họp cùng con cháu trong ba ngày Tết.

 

Sau mấy tuần nhang, mâm cỗ được bưng xuống để con cháu hưởng lộc của tổ tiên. Thức ăn được dọn ra bàn: bánh chưng xanh, xôi gấc đỏ, thịt gà luộc vàng ươm, bát canh măng khô hầm chân giò màu nâu sẫm đặt bên cạnh đĩa xào gồm thịt bò, cà rốt, khoai tây, nấm hương, mộc nhĩ… Rồi giò lụa, giò thủ, nem rán… món nào cũng ngon lành và vô cùng hấp dẫn.

 

Bố em rót rượu kính mời ông bà. Mọi người nâng cốc chúc mừng ngày vui, ba thế hệ quây quần bên mâm cơm ngày Tết. Trong bữa ăn, những câu chuyện về quê hương được ông bà, cha mẹ kể cho con cháu nghe. Quay sang em, ông bảo:

 

-    Cháu Đức này! Dù sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nhưng cháu phải luôn luôn nhớ rằng cháu cũng có một quê hương. Ở đó có mồ mả tổ tiên, có ngôi nhà của ông bà, nơi bố cháu đã sinh ra và lớn lên. Sau này trưởng thành, dù đi đâu về đâu cũng đừng quên quê hương cháu nhé!

 

Rồi ông đọc cho cả nhà nghe hai câu thơ:

 

Cây có cội mới nảy cành xanh lá,
Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu.

Ông giải thích cặn kẽ ý nghĩa của hai câu thơ trên. Giọng nói ấm áp, chân tình của ông khiến cho mọi người cảm động. Bố em kín đáo lau giọt nước mắt ứa trên mi. Ông nội với chòm râu bạc như ông Tiên trong cổ tích đã để lại trong em một ấn tượng thật là sâu đậm.

 

Sau bữa cơm, cả nhà tiếp tục chuyện trò. Bà em lấy cơi trầu ra, têm một miếng rồi vừa thong thả nhai trầu vừa kể cho em nghe những chuyện ở trong quê. Hè này, nhất định em sẽ xin bố mẹ cho về Ninh Bình để đi thăm cố đô Hoa Lư, mảnh đất cờ lau dẹp loạn ngày nào; thăm đền thờ Đinh Tiên Hoàng, vị vua mà tên tuổi lẫy lừng trong lịch sử dân tộc. Có bao điều thú vị đang chờ em trong năm mới.

Bạn ơi sao đoạn văn dài vậy.

8 tháng 12 2016

Hình ảnh của buổi tối thứ bảy tuần trước như một đoạn phim ngắn hiện rõ lên mồn một trong kí ức tôi. Đó là một buổi tối thật vui vẻ và cũng thật là đầm ấm. Sau bữa cơm chiều, em giúp mẹ dọn dẹp bàn ăn, rửa chén bát xong rồi lên phòng khách dùng la séc và xem truyền hình cùng cả nhà. Bé Mi đã năm tuổi rồi, nhí nhảnh như một con chim sáo hót liến thoắng. - Bố ơi, bố dùng tăm nhé! - Con mời bố uống nước. Chị Hai vừa mới pha lúc nãy, ngon lắm bô à! - Thứ hai, bô' cho Mi đi thành phố với bố nhé! Lâu lắm rồi, bố chả cho con đi đâu cả! - Con nhỏ này, đế cho bố uống nước. Nói gì mà nói lắm thế! - Em nói với bố chớ bộ em nói với chị à! Mẹ ơi! Mẹ cho con đi thành phố với bố nhé! Con mua quà về cho mẹ! - Bữa khác đi con. Lần này, bô đi những hai tuần kia mà. Bỏ học hai tuần, mất hai phiếu bé ngoan, cuối năm không được lĩnh thưởng như chị Hai, không được vào lớp Một, thua bé Như con chú Hải là bố mẹ buồn lắm đó! Nghe mẹ nói vậy, vẻ mặt hớn hở và nhí nhảnh của nó lúc nãy biến mất. Nó xụ mặt xuống có vẻ buồn buồn. Chắc nó cũng đang suy nghĩ... Thấy vậy bố nói: - Đừng buồn nữa con, dịp khác bố sẽ đưa cả ba mẹ con đi chơi luôn thể. - Hay quá! Bô cho con với Mi đi Đầm Sen và hồ Kì Hòa nữa nghe bố? - Đầm Sen và hồ Kì Hòa ở đâu chị Hai? - Ở thành phố đó cưng. Ráng học ngoan rồi chị em mình cùng đi với mẹ nữa. Cả nhà mới vui chứ! Nó thích quá, chạy lại, sà vào lòng bố, hí hửng như con cún con, bắt bố phải hứa với nó. Bô ra điều kiện, học kì một cả hai chị em phải lĩnh thưởng bô' mới cho đi. Bây giờ nó mới trơ lại vẻ mặt hớn hở như trước, huyên thuyên đủ thứ chuyện trong tuần cho bố nghe: Chuyện trường, chuyện lớp, chuyện bé Như con chú Hải cùng cơ quan với bố trên tỉnh. Tuần rồi bé Như không ngoan, thua nó một phiếu bé ngoan. Rồi như sực nhớ ra một chuyện quan trọng. Nó kể cho bô' nghe tối thứ ba vừa rồi mẹ bị cảm, chị Hai nấu nước xông, nó lấy thuốc, xoa dầu cho mẹ như thế nào... Kể vanh vách không sót một chi tiết nào. Bố xoa đầu nó rồi nói: - Cả hai chị em như thê' là ngoan lắm! Bố yên tâm vì biết các con đã có ý thức giúp đỡ mẹ. Thôi, con lại ngồi với mẹ xem chương trình “bông hoa nhỏ” đế bố nói chuyện với chị Hai một chút! Vừa xem ti vi, bố vừa hỏi chuyện học hành của tôi. - Con vẫn đi học thêm đều đặn đấy chứ? Gắng lên con ạ! Đây là năm cuối cùng của bậc Tiểu học. Mấy năm qua, con đã học lớp chọn. Bô đã bàn với mẹ con rồi. Mi đã lớn, năm tới, em con học lớp Một, mẹ con sẽ kèm cặp cho nó. Còn con, bố sẽ đưa con lên tỉnh học. Bước đầu làm quen với cuộc sống tự lập, sau này còn phải học lên đại học nữa. Con thấy thế nào?  - Con nhớ mẹ và em lắm! - Ừ, chỉ thời gian đầu thôi, sau sẽ quen dần. Vậy nghe con! Giờ thì con đưa tập học Anh văn cho bô xem! Em chạy về góc học tập của mình, đưa tập Anh văn cho bố. Nhìn bô chăm chú vào quyển tập, lâu lâu thây bô gật đầu có vẻ hài lòng. Rồi bô quay sang mẹ nói gì mà tôi không rõ. Chỉ thây cả mẹ và bô đều cười thích thú. Ôi! Một buổi tối vui vẻ và đầm ấm biết bao nhiêu! Ngày kia, bô đã đi rồi! “Bố ơi, xong việc, bố lại về với hai chị em con nhé! Chúng con yêu bố lắm! Và cả mẹ nữa đấy!” Thế rồi, giấc ngủ lại đến với tôi lúc nào không biết nữa.

năm nay có nhiều người học lớp 6 nhỉ?!

 
8 tháng 12 2016

giá cj là 1 ng trong đó thì hay bik mấy hihi

21 tháng 12 2016

A. Mở bài.
- Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
B. Thân bài.
- Kể lại diến biến của câu chuyện.
+ Thời gian địa điểm xảy ra câu chuyện?
+ Tình huống đáng cười trong câu chuyện là gì?
+ Câu chuyện kết thúc ra sao?
- Em rút ra được điều gì từ câu chuyện đó?
C. Kết bài:
​- Ấn tượng mà câu chuyện để lại trong em là gì?

21 tháng 12 2016

mk tick cho bạn đó nhưng mk cần dàn ý chi tiết cơ nhưng dù sao cũng cảm ơn bạn nha

 

15 tháng 11 2016

Mình sẽ tiết lộ cho các bạn biết món quà nhé! Chả là cửa hàng quần áo và giày của chị mình trên Hà NỘI đang xả hàng vì hàng này không cần bán nữa rồi mà đã có hàng mới về rồi ko phải là hàng dởm đâu nhé hàng nước ngoài cả đấy nhé chỉ là có đơn hàng mới rồi đống này ko biết làm gì xả hàng miến phí vì đống cũ thu hàng khối tiền rồi nên ko tham nữa!! Bài viết số 3 - Văn lớp 6nếu trả lời đúng câu hỏi bạn sẽ được quyền chọn 1 cái áo và giày bạn thích và ấn theo dõi mình mà nhắn tin cho mình để mình hưỡng dẫn nha!! Mặt hàng đâyBài viết số 3 - Văn lớp 6

 

16 tháng 11 2016

mình chỉ lấy tiền ship thôi nhé tiền ship tùy theo nơi ở nhé hàng nữa nèBài viết số 3 - Văn lớp 6Bài viết số 3 - Văn lớp 6Bài viết số 3 - Văn lớp 6Bài viết số 3 - Văn lớp 6Bài viết số 3 - Văn lớp 6

20 tháng 12 2016

mừn sáp thi zồi zúp mừn vs plz T_T

20 tháng 12 2016

chiều dc k bn

mk sắp đi hc r`

nên chiều cx dc nha

 

13 tháng 11 2016

fan TF BOYS ak

13 tháng 11 2016

em thích anh nguyên kia!

24 tháng 2 2017

Thầy Ha-men là hình ảnh tiêu biểu nhất cho nỗi đau của một người dân mất nước. Vẫn như mỗi lần, thầy Ha-men đi đi lại lại với cây thước sắt khủng khiếp kẹp dưới nách. Không phải ngày lễ phát phần thưởng hoặc có thanh tra đến trường, nhưng thầy Ha-men vẫn ăn mặc rất trang trọng. Lớp học của trường làng, trước đây ồn ào, vui vẻ thế, nhưng hôm nay trở nên trang trọng khác thường. Ngoài lũ học trò quen thuộc, buổi học hôm nay còn có nhiều bà con dân làng đến dự, và ai nấy đều có vẻ buồn rầu.

Thầy Ha-men với giọng dịu dàng và trang trọng thông báo cho mọi người biết lệnh từ Béc-lin là từ nay, chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát và Lo-ren... Thầy giảo mới ngày mai sẽ đến. Hôm nay là bài học Pháp văn cuối cùng của các con. Phrăng vô cùng choáng váng khi nghe thầy nói. Tất nhiên, thầy Ha-men càng xót xa hơn khi nói lên sự thật mà bất cứ người con nào của vùng An-dát và Lo-ren cũng đều không mong muốn. Thầy đã gắn bó với ngôi trường này gần 40 năm, thầy đã phụng sự cho quê hương, hết lòng với Tổ quốc. Bà con đến với trường trong buổi học cuối cùng là để tạ ơn thầy Ha-men trước khi thầy rời xa mái trường thầy nhiều năm gắn bó. Thầy nói lên một cách chân thành, xúc động về sự coi nhẹ học hành, thầy cho rằng đó là một trong những nguyên nhân làm nước Pháp thất bại. Thầy cũng nhẹ nhàng phê phán Phrăng nhiều lần về việc em không chăm chỉ học hành. Bài học yêu nước từ việc chăm chỉ học hành đã được thầy nối lên một cách chân thành và giản dị.

Giờ Ngữ pháp, thầy phân tích và giảng giải để nâng cao lòng tự hào trong mỗi học sinh về một ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sángnhất.Thầy nhấn mạnh về nghĩa vụ bảo vệ và giữ gìn tiếng Pháp đối với mỗi công dân. Yêu tiếng Pháp chính là yêu nước Pháp, yêu nước Pháp đểtiến đến giải phóng đất nước ra khỏi cảnh bị đô hộ. Thầy nhấn mạnh vai trò của chừ viết trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và sức mạnh trong cuộc đấu tranh chống ách nô lệ: Một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù. Có thế nói buổi học cuối cùng là buổi học về lòng yêu nước mà trước hết là yêu tiếng Pháp, bảo vệ và giữ gìn tiếng Pháp. Bài học ấy thiêng liêng biết bao, nhât là đôi với thầy Ha-men, đối với Phrăng và các cô cậu khác, đối với cụ già, Hô-de và bao người dân vùng An-dát trong những năm tháng đau thương.

Hình ảnh người thầy trong buổi học cuối cùng thật trang trọng nhưng cũng thật cảm động. Những gì thầv nói ra đều xuất phát từ tận đáy lòng thầy, đó là lòng yêu nước nồng nàn, yêu quê hương tha thiết và yêu tiếng mẹ đẻ của mình. Thầy cố gắng truyền tải lòng yêu nước của mình đến với thế hộ trẻ, những người sẽ gánh trách nhiệm giải phóng quê hương, giữ gìn nhừng giá trị truyền thống cua dân tộc.

24 tháng 2 2017

hầy Ha-men là hình ảnh tiêu biểu nhất cho nỗi đau của một người dân mất nước. Vẫn như mỗi lần, thầy Ha-men đi đi lại lại với cây thước sắt khủng khiếp kẹp dưới nách. Không phải ngày lễ phát phần thưởng hoặc có thanh tra đến trường, nhưng thầy Ha-men vẫn ăn mặc rất trang trọng. Lớp học của trường làng, trước đây ồn ào, vui vẻ thế, nhưng hôm nay trở nên trang trọng khác thường. Ngoài lũ học trò quen thuộc, buổi học hôm nay còn có nhiều bà con dân làng đến dự, và ai nấy đều có vẻ buồn rầu.

Thầy Ha-men với giọng dịu dàng và trang trọng thông báo cho mọi người biết lệnh từ Béc-lin là từ nay, chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát và Lo-ren... Thầy giảo mới ngày mai sẽ đến. Hôm nay là bài học Pháp văn cuối cùng của các con. Phrăng vô cùng choáng váng khi nghe thầy nói. Tất nhiên, thầy Ha-men càng xót xa hơn khi nói lên sự thật mà bất cứ người con nào của vùng An-dát và Lo-ren cũng đều không mong muốn. Thầy đã gắn bó với ngôi trường này gần 40 năm, thầy đã phụng sự cho quê hương, hết lòng với Tổ quốc. Bà con đến với trường trong buổi học cuối cùng là để tạ ơn thầy Ha-men trước khi thầy rời xa mái trường thầy nhiều năm gắn bó. Thầy nói lên một cách chân thành, xúc động về sự coi nhẹ học hành, thầy cho rằng đó là một trong những nguyên nhân làm nước Pháp thất bại. Thầy cũng nhẹ nhàng phê phán Phrăng nhiều lần về việc em không chăm chỉ học hành. Bài học yêu nước từ việc chăm chỉ học hành đã được thầy nối lên một cách chân thành và giản dị.

Giờ Ngữ pháp, thầy phân tích và giảng giải để nâng cao lòng tự hào trong mỗi học sinh về một ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sángnhất.Thầy nhấn mạnh về nghĩa vụ bảo vệ và giữ gìn tiếng Pháp đối với mỗi công dân. Yêu tiếng Pháp chính là yêu nước Pháp, yêu nước Pháp đểtiến đến giải phóng đất nước ra khỏi cảnh bị đô hộ. Thầy nhấn mạnh vai trò của chừ viết trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và sức mạnh trong cuộc đấu tranh chống ách nô lệ: Một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù. Có thế nói buổi học cuối cùng là buổi học về lòng yêu nước mà trước hết là yêu tiếng Pháp, bảo vệ và giữ gìn tiếng Pháp. Bài học ấy thiêng liêng biết bao, nhât là đôi với thầy Ha-men, đối với Phrăng và các cô cậu khác, đối với cụ già, Hô-de và bao người dân vùng An-dát trong những năm tháng đau thương.

28 tháng 11 2016

Thấm thoát đã mười năm trôi qua , giờ đây tôi đã là một sinh viên theo ngành báo chí và đã có nhiều bài viết được đăng báo. Tuy sống tại một thành phố khác nhưng tôi vẫn không bao giờ quên mái trường cấp hai. Tuần vừa rồi tôi đã gửi cho nhà xuất bản quyển tiểu thuyết đầu tay của mình nhưng buồn thay tôi đã bị từ chối. Thất vọng và chán nản, tôi đành tìm về tuổi thơ của mình mà tuổi thơ của tôi gắn liền với mái trường trung học cơ sở-nơi mà tôi xem là ngôi nhà thứ hai của mình.

Buổi chiều trên chiếc xe đạp, loanh quanh mấy con đường, thị trấn của tôi sao thay đổi quá. Đây rồi con đường vào trường nhưng sao quán nước khi xưa không còn nữa mà chỉ là hai hàng cây tỏa bóng mát rượi. Bánh xe lăn trên con đường còn tôi thì dường như trở lại tuổi thơ của mình. Cổng trường bây giờ cao và rộng quá, hai khung cửa sắt được điều khiển bằng điện tử đóng mở nhẹ nhàng đâu còn cái cánh cửa tuột bản lề, một đầu nghiêng chạm đất mở ra đóng vô quẹt thành hình bán nguyệt dưới đất. Hàng rào bằng lưới B40 khi xưa giờ đã là bức tường quét vôi trắng xóa. Lòng tôi bỗng trở nên xao xuyến. Bước vào cổng trường, một anh bảo vệ độ lớn hơn tôi vài tuổi ngăn lại. Thấy tôi không phải là giáo viên và cũng không tin lời tôi nên anh không cho tôi vào. Bỗng nhiên một cô giáo trẻ bước ra, tuổi cô cũng độ bằng tuổi tôi, dáng mảnh khảnh thật duyên dáng. Trên mặt cô phảng phất một nét gì đó rất quen thuộc. Tiếng anh bảo vệ rõ to:”Cô Minh Trang vể hả ? Để tôi dắt xe cho!” Tôi chợt nhận ra người bạn cũ và kêu to:”Minh Trang hả? Tao là Bảo Trân nè ! Mình học chung lớp 6A 4 đó nhớ không?” Cô bạn cũng đã nhận ra tôi, Minh Trang bước tới, ôm chầm lấy tôi và miệng tíu tít:” Tao nhớ mày quá!”

Minh Trang dắt tôi đi khắp các dãy phòng. Trang giờ đã là cô giáo như ước mơ thuở nhỏ, còn tôi thì …Chúng tôi vừa đi vừa ôn lại kỷ niệm cũ. Cô nàng không quên xin lỗi tôi vì một lần lỡ miệng làm tôi khóc. Tôi hỏi Thùy Trang, Mỹ Phụng, Kim Phụng, Hồng Vân…giờ đây thế nào? Công việc ra sao? Minh Trang đều trả lời rõ từng người một. Khi xưa chúng tôi là một nhóm bạn thân, thân hơn cả chị em. Nhìn lại ngôi trường, dãy phòng thiếc tạm bợ khi xưa tôi học đã không còn nữa mà là những dãy phòng cao tầng khang trang. Sân trường giờ đây đã được trải một lớp thảm cỏ xanh mướt. Những cây phượng không biết được trồng lúc nào mà to lớn vươn tán cây tỏa bóng mát khắp sân trường. Căn tin giờ cũng được ây cất khang trang sạch sẽ. Rồi còn đâu những trò chơi ở khoảng sân đầy cát chúng tôi nghịch vui bụi tung mịt mù bị thầy phạt, còn đâu cái sàn của trường như một tầng ngầm vốn được dành làm nơi để xe đạp mà chúng tôi rất thích tụm năm tụm ba trò chuyện. Ôi, sao tôi nhớ biết bao những ngày tháng tươi đẹp ấy! Bước vào thư viện trường, tôi gặp lại một số thầy cô cũ, trong đó có cô Khánh Hòa, chủ nhiệm tôi năm lớp sáu. Cô bây giờ trông chững chạc nhiều quá, trên gương mặt vẫn phảng phất nụ cười hiền từ khi xưa. Nhận ra tôi, cô xúc động nói : “ Trân đó à ? Em lớn nhanh quá! Em làm cô nhớ lớp 6A 4 khi xưa quá !” Tôi bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm cũ, cô rất thương tôi, những buổi thu chương trình phát thanh học đường mà tôi là người biên soạn và là “phát thanh viên chính” cô phải đến tận nhà chỡ tôi đến trường và đưa tôi về tận nhà. Tôi nghe nói, thầy hiệu trưởng bây giờ đã thay người mới, thầy hiệu trưởng Kỉnh ngày ấy bây giờ đã về hưu và sống vui cùng con cháu.

Trong góc phòng, tôi bỗng thấy vài cái trống cũ. Tiến lại gần, tôi thấy một mặt trống in đầy những chữ viết. Lúc trước, mỗi học sinh khi trực cờ đỏ hầu như đều lén ghi tên mình lên mặt trống. Cố tìm trong những hàng chữ nguệch ngoạc, tôi bỗng tìm thấy dòng chữ “Mai Hoàng Bảo Trân”. Tên tôi đây rồi! Tuổi thơ của tôi đây rồi! Bạn bè ơi! Thầy cô ơi! Kỷ niệm ơi! Em nhớ mọi người biết bao. Giá như có cô tiên, ông bụt nào đó cho em quay ngược lại thời gian để sống trong những ngày hạnh phúc ấy.

Chiều tối, tôi trở về nhà người bà con mà trong lòng còn biết bao xao xuyến. Mái trường vẫn còn đó nhưng đã thay đổi nhiều, chúng tôi cũng đã lớn lên và thay đổi. Tôi sẽ ngừng buồn bã, ngừng thất vọng và tôi sẽ viết lại một quyển tiểu thuyết khác nói về những năm tháng học trò. Tôi sẽ lạc quan, yêu đời vì tôi biết cho dù tôi thành công hay thất bại thì bên cạnh tôi lúc nào cũng có thầy cô, bạn bè. Tôi thật tự hào khi gọi mái trường và những người thân thương ấy là gia đình thứ hai của mình…

Bài kia mk rất xl vì mấy tấm hình nhá khocroigianroi

28 tháng 11 2016

Bài 2 :

 

Thời gian trôi thật nhanh thấm thoắt đã mười năm kể từ ngày em rời xa mái trường “Trung học cơ sở Tân Khánh” để bước vào một môi trường học tập mới và theo đuổi ước mơ của mình. Hôm nay nhân kỉ niệm năm mươi năm thành lập trường, em quay trở lại mái trường xưa với bao cảm xúc trào dâng.

Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, em thi vào một trường chuyên cấp ba trên tỉnh, khá xa nhà và ít khi có dịp về nhà và càng không có cơ hội quay lại thăm mái trường xưa nơi đã em đã gắn bó suốt bốn năm học cấp hai của mình. Học xong cấp ba, em thi và đỗ vào một trường đại học ở Hà Nội. Nhờ sự kiên trì, chịu khó và sự ham học hỏi của mình em nhận được một suất học bổng du học nước ngoài trong vòng bốn năm, bốn năm sinh hoạt và học tập ở nước ngoài, nỗi nhớ quê hương da diết luôn thường trực trong tâm trí em. Hoàn thành khóa học bốn năm, em tiếp tục nghiên cứu và hoàn thành xuất sắc bảo vệ luận án thạc sĩ của mình. Và giờ đây em trở về quê hương, trở thành giảng viên một trường đại học danh tiếng ở Việt Nam như đúng ước mơ của mình.

Ke lai ngoi truong cua em sau 10 nam

 

Hôm nay em mới có cơ hội trở lại thăm ngôi trường trung học cơ sở Tân Khánh nhân kỉ niệm năm mươi năm thành lập trường. Ngôi trường giờ đã khác xưa rất nhiều, ấn tượng đầu tiên của em đó là dòng chữ “Trường trung học cơ sở Tân Khánh” được đúc bằng đồng, thay cho dòng chữ đó mười năm trước được in màu trắng chìm trong tấm biển bằng sắt, nằm trang trọng trong tấm biển hiệu nhà trường, bên trên là rất nhiều lá cờ nhỏ bay phấp phới trong gió. Mười năm trước và giờ đây, đã có một sự thay đổi lớn lao tại nơi đây. Lúc em học, ngôi trường chỉ có một dãy nhà ba tầng duy nhất dành cho học sinh, một dãy nhà hai tầng dành cho ban giám hiệu hiệu nhà trường, và rất nhiều những dãy nhà cấp bốn khác.

0b6daca9f763a7fc4fc2639dbc9120ae.gif

Làm như thế nào để tóc dài được? Chỉ cần...
1b9c18486ece615963097b676a780d23.gif
Vòng 1 của mình đã tăng lên 2 cỡ trong vòng 1 tuần như thế nào!
96fbebc1651ec61903579014334cf997.gif
Bụng sẽ trở nên bằng phẳng sau 7 ngày , nếu sau khi ăn làm...
960b9f226de684902e94722b48df3f9a.gif
Bí quyết giảm từ 85 kg xuống còn 54 kg chỉ trong vòng 2 tháng!
9bd9ec04b7003e67248123efcc6c3af2.jpg
Nếu bạn bị yếu sinh lý thì bạn phải dùng!
30f3ec943c604d027d63f315af5fd71d.jpg
Điều trị nứt gót chân

Nhưng giờ đã có một dãy nhà năm tầng mới mọc lên nằm bên cạnh dãy nhà ba tầng, những lớp học nhà cấp bốn tuy vẫn còn nhưng chỉ còn rất ít. Các dãy nhà cũ đều đã được sửa sang khang trang và quét sơn trông rất đẹp. Cơ sở vật chất trong các lớp học cũng được hiện đại hơn rất nhiều, ngày trước cả trường chỉ có từ một đến hai chiếc máy chiếc phục vụ những buổi thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, hoặc những lớp có tiết học có giáo viên dự giờ hay thao giảng thì mới được lên phòng máy chiếu nhưng nay tất cả các lớp đều có máy chiếu và mọi bài giảng của giáo viên đều được trình chiếu trên máy chiếu để những tiết học thêm sinh động, tránh gây sự nhàm chán. Mọi thứ thay đổi chỉ có hàng cây xà cừ và phượng vĩ vẫn còn đó, nhưng đã to hơn rất nhiều.

Em gặp lại rất nhiều bạn cũ cũng về tham dự buổi lễ quan trọng này, mặc dù đã mười năm nhưng vẫn còn nhớ nhau lắm. Em gặp lại bạn Nga – một cô gái yêu thích nghệ thuật, vẽ tranh thì giờ đã là một nhà thiết kế thời trang, bạn Nam với ước mơ thi đỗ vào trường “Học viện cảnh sát nhân dân”, giờ đây bạn đã thực hiện được ước mơ của mình và hoạt động trong ngành công an, còn nhiều bạn nữa nói chung bạn nào cũng có nghề nghiệp ổn định và thành công với ước mơ của mình. Em gặp lại các thầy cô, thầy Duy hiệu trưởng nhà trường, giờ đây cũng đã nghỉ hưu và hôm nay cũng có mặt với sự kiện to lớn của trường. Em gặp lại cô giáo chủ nhiệm hồi lớp Chín, cô vẫn nhận ra chúng em. Cả cô cả trò đều rất vui, cô hỏi chúng em về tình hình học tập và rất mừng khi thấy học trò của mình ai cũng thành đạt, sau đó cô và trò cùng nhau ôn lại những kỉ niêm cũ. Hết buổi kỉ niệm cô mời chúng em vào nhà chơi, nhưng chúng em xin phép vì còn bận một số công việc và hứa với cô sẽ vào thăm cô vào một dịp khác.

Trở về trường cũ với bao sự đổi khác, chỉ có tình thầy trò là vẫn như xưa. Em thực sự xúc động và tự hứa sẽ không bao giờ quên những kỉ niệm nơi đây, nơi có những thầy cô luôn hết mình, tận tụy với sự nghiệp trồng người.

chúc bn hc tốt !

19 tháng 12 2016

1. Về truyền thuyết

a. CON RỒNG CHÁU TIÊN

Xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân. Trong một lần lên cạn giúp dân diệt trừ yêu quái, Lạc Long Quân đã gặp và kết duyên cùng nàng Âu Cơ vốn thuộc dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc. Sau đó Âu Cơ có mang và đẻ ra cái bọc một trăm trứng. Sau đó, bọc trứng nở ra một trăm người con. Vì Lạc Long Quân không quen sống trên cạn nên hai người đã chia nhau người lên rừng, kẻ xuống biển, mỗi người mang năm mươi người con.

Người con trưởng theo Âu Cơ, được lên lên làm vua, xưng là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Khi vua cha chết thì truyền ngôi cho con trưởng, từ đó về sau, cứ cha truyền con nối đến mười tám đời, đều lấy hiệu là Hùng Vương.

 

19 tháng 12 2016

c.THÁNH GIÓNG

Vào đời vua Hùng Vương thứ sáu. Ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão tuy chăm chỉ làm ăn, lại có tiếng là phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân to, về thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu con trai khôi ngô. Điều kì lạ là tuy đã lên ba tuổi, cậu bé chẳng biết đi mà cũng chẳng biết nói cười.

Giặc Ân xuất hiện ngoài bờ cõi, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. Cậu lớn bổng lên. Cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa may xong đã chật, bà con phải góp cơm gạo nuôi cậu. Giặc đến, cậu bé vươn vai thành một tráng sĩ, mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gẫy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường đánh tan quân giặc.

Giặc tan, Gióng một mình một ngựa trèo lên đỉnh núi rồi bay thẳng lên trời. Nhân dân lập đền thờ, hàng năm mở hội làng để tưởng nhớ. Các ao hồ, những bụi tre đằng ngà vàng óng đều là những dấu tích về trận đánh của Gióng năm xưa