K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 8 2019

+ Kênh rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện

+ Tất cả đều màu xanh  

+ Âm thanh rì rào bất tận

+ Lặng lẽ một màu xanh đơn điệu

22 tháng 8 2019

2. Tác dụng: Phép so sánh giúp người đọc hình dung ra cảnh sông nước Năm Căn và khiến cho đoạn văn chợ nên gợi hình, gợi cảm và thêm sinh động, thêm phần hấp dẫn.

22 tháng 1 2020

Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, chợ hoa lại nô nức, náo nhiệt những người đi mua sắm cây hoa, cây quất. Khắp một vùng bạt ngàn những cành đào, cành mai được chở từ khắp nơi về để bán. Giữa một rừng hoa như vậy, mẹ tôi cũng chọn được một cành đào phai đẹp nhất cho nhà tôi.

Vì là đào rừng nên nó rất lớn và có dáng vẻ tự nhiên, sinh động hơn bất kì cành đào nào trồng ở vườn dưới xuôi. Từ một cành chính rất to, các cành con mọc ra chi chít xung quanh. Cành nào cũng uốn cong một vẻ mềm mại, uyển chuyển. Nó không chỉ nhiều nụ mà còn vô vàn lộc xanh mơn mởn. Một vài chiếc lá xanh mọc ở đầu cành non, điểm xuyết những bông hoa màu hồng nhạt. Đó mới là cành đào những ngày gần Tết.

Đến 30 Tết, hoa đào bắt đầu nở. Những nụ hoa trước kiá giờ là những bông hoa rực rỡ. Các cánh hoa mỏng manh màu hồng xoè ra thật mảnh mai, nhẹ nhàng. Ngay giữa bông là nhị vàng rung rinh. Mỗi khi hoa lay động, những hạt phấn vàng nhỏ li ti bay khắp nơi. Những cánh hoa mong manh đến nỗi chỉ cần cành hơi rung là chúng lập tức rơi xuống đất thật vội vã, không chút do dự. Không chỉ hoa mà lá cũng mọc đầy. Từng chiếc lá nhỏ đẫm một màu xanh man mát, làm bừng sáng góc nhà. Những chiếc lá đó kết thành chùm mọc ở đầu cành, cạnh những bông hoa gần chồi nách. Nhưng hoa vẫn còn thưa thớt, chưa phải là đã nở hết.

Đến độ mùng một, mùng hai Tết, hoa mới nở tràn trên cành. Cành nào cũng có hoa, có lá. Không khí xuân sang bừng trên cành đào. Hơi ấm mùa xuân phả vào những bông hoa làm chúng thêm phần rực rỡ, lá thêm phần xanh tươi. Cành đào đã trút bỏ lớp áo cũ với những lộc non còn e ấp, thay vào đó là bộ áo mới với muôn vàn hoa xinh nở tưng bừng. Vẫn dáng đứng mềm mại, tự nhiên đó, cành đào giờ

đây đã trở thành nét đẹp duyên dáng của ngày Tết. Nó đưa ta đến với thiên nhiên, với một mùa xuân vui vẻ, hạnh phúc. Nó làm ta cảm thấy được sự êm dịu của những hạt mưa ngoài trời, những cơn gió lành lạnh thật dễ thương của mùa xuân đích thực.

Rồi hoa bắt đầu rụng dần. Từng cánh hoa nhẹ rơi xuống nền nhà. Chỉ loáng thoáng một vài bông xinh xinh nở muộn như muốn níu giữ lại chút không khí Tết. Cành đào lúc này tuy không tràn đầy sức sống nhưng vẫn có vẻ đẹp thanh thoát, dịu dàng. Nó cố khoe nốt vẻ đẹp cuối cùng trước khi hoa rụng hết. Với vẻ đẹp còn giữ được, cành đào đó vãn nằm một góc trong căn nhà tôi. Nó vẫn là sứ giả của mùa xuân, đem đến cho gia đình tôi không khí và nét đẹp ngày Tết. Hình ảnh một cây đào to lớn, sần sùi nằm ở gần cầu thang đã trở thành thân quen với tôi và mọi người trong nhà.

Sẽ còn lại nỗi trống vắng bâng khuâng khi những ngày Tết thật sự qua đi mà cành đào còn ở đó…

8 tháng 3 2018

1. Dế Mèn là 1 chàng dế thanh niên cường tráng, tính tình kiêu ngạo, hay xem thường người khác và hay tự phụ về vẻ đẹp và sức mạnh của mình .

2.Viết một bài văn thuật lại tâm trạng của người anh trong truyện Bức tranh của em gái tôi của Tạ Duy Anh, khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái.
Sau khi Kiều Phương tham gia trại thi vẽ quốc tế trở về, bố mẹ tôi vui lắm vì bức tranh của nó được trao giải nhất. Kiều Phương muốn tôi cùng đi nhận giải trong ngày lễ phát thưởng. Tuy trong lòng không vui nhưng tôi vẫn phải cùng bố mẹ dự triển lãm tranh thiếu nhi. Người xem đông lắm. Bố mẹ kéo tay tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương được đóng khung, lồng kính treo ở một vị trí trang trọng. Dưới bức tranh có hàng chữ đề: Giải nhất – Kiều Phương – 8 tuổi. Bức tranh vẽ một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa.
Khi nghe mẹ thì thầm hỏi: Con có nhận ra con không? thì tôi giật sững người và chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Một cảm xúc khó tả dâng lên trong lòng tôi. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng. Chú bé trong tranh kia là tôi đấy ư? Có lẽ nào như vậy được? Hóa ra những lần “Mèo” (biệt danh của em gái tôi) xét nét khiến tôi bực mình, khó chịu chính là những lúc em quan sát thật kĩ để vẽ chân dung tôi. Em đã có chủ ý chọn tôi làm đề tài cho bức tranh của nó từ trước lúc đi thi. Vậy mà vì thói ghen tị......xâu xa, tôi đã không nhận ra thiện ý ấy của nó. “Mèo” yêu quý tôi thực sự nên nó phát hiện ra những nét đẹp ẩn giấu dưới vẻ mặt “khó ưa” của tôi để thể hiện lên tranh, biến tôi thành chú bé suy tư và mơ mộng. Ôi! Em gái tôi có tấm lòng vị tha và nhân hậu đáng quý biết chừng nào!
Ngắm kĩ bức tranh, tôi thấy em gái tôi quả là có tài năng thật sự. Nét vẽ của nó linh hoạt và sinh động. Đôi mắt của chú bé trong tranh rất có thần, phản ánh được trạng thái tâm hồn nhân vật. Phải, tôi vốn hay suy tư và mơ mộng nhưng sự đố kị đã biến tôi thành kẻ nhỏ nhen đáng ghét. Tôi xấu hổ vì cảm thấy nhỏ bé đến tội nghiệp trước đứa em gái bé bỏng. Tôi nhủ thầm hãy vượt khỏi mặc cảm tự ti, hãy đánh giá lại mình một cách khách quan để tìm ra mặt mạnh, mặt yếu. Từ đó cố gắng phấn đấu để trở thành một người anh trai xứng đáng với cô em gái tài hoa.

1 tháng 5 2018

Hình ảnh người cha già của dân tộc được hiện lên đầy xúc cảm khi Bác chăm sóc từng giấc ngủ của các chiến sĩ. Bác đi đắp lại chăn cho từng người từng người một rất ân cần mà cũng rất dịu dàng như một người mẹ mà cũng như một người cha đang chăm sóc từng giấc ngủ cho những đứa con của mình. Anh đội viên cũng lại thiếp đi vào trong giấc ngủ anh chỉ còn mơ màng thấy hình ảnh Bác cao lộng ấm áp ru anh chìn vào giấc ngủ. Từ Bác tỏa ra một hơi thở một sự ấm áp đến kì lạ ấm hơn cả ngọn lửa hồng. Và lần thứ ba anh thức dậy anh giật mình khi Bác vẫn chưa ngủ.

Bài 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:Anh đội viên nhìn Bác […] Anh đội viên mơ màngCàng nhìn lại càng thương Như nằm trong giấc mộngNgười Cha mái tóc bạc Bóng Bác cao lồng lộngĐốt lửa cho anh nằm Ấm hơn ngọn lửa hồng1.Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Nêu tên tác giả, phương thức biểu đạtvà hoàn cảnh sáng tác?2. Bài thơ em tìm được ở câu 1 kể lại câu chuyện...
Đọc tiếp

Bài 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Anh đội viên nhìn Bác […] Anh đội viên mơ màng
Càng nhìn lại càng thương Như nằm trong giấc mộng
Người Cha mái tóc bạc Bóng Bác cao lồng lộng
Đốt lửa cho anh nằm Ấm hơn ngọn lửa hồng
1.Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Nêu tên tác giả, phương thức biểu đạt
và hoàn cảnh sáng tác?
2. Bài thơ em tìm được ở câu 1 kể lại câu chuyện gì? Câu chuyện được kể qua cái
nhìn của ai? Việc lựa chọn điểm nhìn như vậy có tác dụng gì?
3. Bài thơ kể về hai lần thức dậy của anh đội viên nhìn thấy Bác không ngủ. Diễn
biến tâm trạng của anh đội viên thay đổi như thế nào qua 2 lần thức dậy đó? Tại
sao tác giả không kể về lần thứ hai thức dậy của anh đội viên?
4. Trong đoạn thơ em vừa chép có 2 từ “mơ màng” và “lồng lộng”. Giải nghĩa hai
từ đó? Xét về cấu tạo chúng thuộc kiểu từ loại gì?
5. Chỉ ra và phân tích tác dụng biểu cảm của biện pháp tu từ có trong những khổ
thơ trên.
Bài 2: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Lần thứ ba thức dậy
Anh hốt hoảng giật mình:
Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc
(Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ)

1. Chỉ ra những từ láy được sử dụng trong khổ thơ trên và phân tích giá trị biểu
cảm của những từ láy đó.
2. Lần thứ ba thức dậy anh đội viên đã có những cảm nhận sâu sắc hơn về Bác.
Em hãy làm sáng tỏ điều đó ? Việc lặp lại 3 lần câu thơ “Đêm nay Bác không ngủ”
có ý nghĩa gì?
3. Phân tích vẻ đẹp của khổ thơ kết thúc tác phẩm.
4. Viết đoạn văn 7-8 câu nêu cảm nhận của em về hình tượng Bác Hồ qua văn bản
Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ, trong đoạn có sử dụng 1 phép so sánh và 1
phó từ (gạch chân và chú thích rõ)

 

1
20 tháng 4 2020

cx3tcxr3gfc

21 tháng 3 2021

ko hiểu