Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Gợi ý làm bài
- Hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế, vùng chuyên canh và các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn.
- Việc phát huy thế thế mạnh của từng vùng đã dẫn tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân hóa sản xuất giữa các vùng trong nước.
- Hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm: Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
- Cơ cấu lao động có sự thay đổi phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa
+ Giảm tỉ trọng nông - lâm - ngư nghiệp
+ Tăng tỉ trọng công nghiệp - xây dựng
+ Tăng tỉ trọng dịch vụ
- Sự chuyển dịch cơ cấu lao động còn chậm
- Tỉ trọng lao động trong khu vực nông - lâm - ngư nghiệp vẫn lớn nhất.
Cơ cấu ngành KT chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH:
+ Tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp – xây dựng – dịch vụ. Giảm tỉ trọng ngành nông – lâm – ngư
+ Tuy nhiên tốc độ chuyển dịch còn chậm
– Trong nội bộ các ngành cũng chuyển dịch
+ Nông – lâm – ngư: giảm nông nghiệp, tăng ngư nghiệp. Trong nông nghiệp: giảm trồng trọt, tăng chăn nuôi.
+ Công nghiệp: CN chế biến tăng, CN khai thác giảm. Tăng tỉ trọng các sản phẩm cao cấp, giảm các sản phẩm chất lượng không cao, không phù hợp với nhu cầu thị trường
+ Dịch vụ: nhiều loại dịch vụ mới ra đời: viễn thông, tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ…
– Sự chuyển dịch như trên để đáp ứng với nền kinh tế thị trường và để hòa nhập với thế giới
HƯỚNG DẪN
Căn cứ vào biểu đồ “Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế” (trang 15) và biểu đồ “Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế” (trang 17) để phân tích mối quan hệ.
- Tỉ trọng lao động nông, lâm, thuỷ sản giảm nhanh, công nghiệp và xây dựng tăng, dịch vụ tăng. Tương ứng, tỉ trọng GDP nông, lâm, thuỷ sản giảm, công nghiệp và xây dựng tăng nhanh, dịch vụ giảm.
- Tỉ trọng lao động và GDP của khu vực nông, lâm, ngư giảm tương ứng. Tỉ trọng lao động công nghiệp và xây dựng giảm chậm, trong khi tỉ trọng GDP công nghiệp và xây dựng tăng nhanh chứng tỏ đây là khu vực có năng suất lao động cao. Tỉ trọng lao động dịch vụ tăng, nhưng tỉ trọng GDP giảm chứng tỏ năng suất lao động trong khu vực này chưa cao.
XU HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
Cơ cấu | Xu hướng chuyển dịch |
Ngành kinh tế | - Hướng chuyển dịch: tăng tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp và xây dựng), giảm tỉ trọng của khu vực I (nông - lâm - thuỷ sản), tỉ trọng của khu vực III (dịch vụ) tuy chưa ổn định nhưng nhìn chung là chuyển biến tích cực.
- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành khá rõ + Ở khu vực I: Xu hướng là giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thuỷ sản. Trong nông nghiệp (theo nghĩa hẹp), tỉ trọng của ngành trồng trọt giảm, tỉ trọng của ngành chăn nuôi tăng. + Ở khu vục II: Công nghiệp đang có xu hướng chuyển đổi cơ cấu ngành sản xuất và đa dạng hoá sản phẩm để phù hợp hơn với yêu cầu của thị trường và tăng hiệu quả đầu tư. Ngành công nghiệp chế biến có tỉ trọng tăng, công nghiệp khai mỏ có tỉ trọng giảm. Trong từng ngành công nghiệp, cơ cấu sản phẩm cũng chuyển đổi theo hướng tăng tỉ trọng của các sản phẩm cao cấp, có chất lượng và cạnh tranh được về giá cả, giảm các loại sản phẩm chất lượng thấp và trung bình không phù hợp với yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. + Ở khu vực III: Đã có những bước tăng trưởng, nhất là trong lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng kinh tế và phát triển đô thị. Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời như: viễn thông, chuyển giao công nghệ, tư vấn đầu tư… |
Thành phần kinh tế | - Kinh tế nhà nước tuy có giảm về tỉ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chù đạo trong nền kinh tế. - Tỉ trọng của kinh tế ngoài Nhà nước ngày càng tăng. |
Lãnh thổ kinh tế | - Tỉ trọng của các vùng trong giá trị sản xuất cả nước có nhiều biến động. - Các vùng động lực phát triển kinh tế, vùng chuyên canh và các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn đã được hình thành. - Ba vùng kinh tế trọng điểm: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam được hình thành. |
Tham khảo
2.
- Vì cây lâu năm có tuổi thọ cao hơn cây hàng năm,
- Cây công nghiệp lâu năm là thế mạnh lớm và nổi trội nhất ở các vùng chuyên canh cây công nghiệp nước ta.
Nhận xét:
– Do sự khác nhau về nguồn lực nên cơ cấu giá trị sản xuất CN không đều giữa các vùng:
+ Vùng có tỉ trọng lớn nhất là: Đông Nam Bộ (55,6%- 2005)
+ Vùng có tỉ trọng nhỏ nhất là: Tây Nguyên (0,7% – 2005)
– Có sự thay đổi tỉ trọng giữa năm 1996 và 2005 đối với từng vùng:
+ Các vùng có tỉ trọng tăng là: Đông Nam Bộ tăng 6%, Đồng bằng sông Hồng tăng 2%
+ Các vùng còn lại đều giảm tỉ trọng trong đó giảm mạnh là ĐBSCL từ 11,8% còn 8,8%
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ được thể hiện rõ rệt: hình thành các vùng động lực kinh tế, vùng chuyên canh và các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn
=> Chọn đáp án A