Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.-Cấu tạo Trái Đất gồm có 3 lớp :
+Lớp vỏ
+Lớp trung gian
+Lõi
-Lớp vỏ là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác như : không khí , nước , sinh vật ... và là nơi sinh sống , hoạt động của xã hội loài người .
Tick cho mình nga~ Arigatou
câu 1:
-Khoáng sản là thành phần tạo khoáng vật của lớp vỏ Trái Đất, mà thành phần hóa học và các tính chất vật lý của chúng cho phép sử dụng chúng có hiệu quả và lợi ích trong lĩnh vực sản xuất ra của cải vật chất của nền kinh tế quốc dân.
- Mỏ khoáng sản là nơi tập trung nhiều khoáng sản.
+ Mỏ nội sinh là mỏ được hình thành do nội lực: phun trào mắc ma và đưa lên gần mặt đất thành mỏ.
Ví dụ: đồng, chì, kẽm, thiếc, vàng, bạc…
+ Mỏ ngoại sinh là mỏ được hình thành do quá trình ngoại lực: quá trình phong hóa, tích tụ vật chất.
Ví dụ: than, cao lanh, đá vôi…
- Vấn đề đặt ra: Cần khai thác, sử dụng khoáng sản một cách hợp lí, tiết kiệm và hiệu quả.
Câu 1:
- Khoáng sản là những tích tụ tự nhiên các khoáng vật và đá có ích, được con người khai thác, sử dụng.
- Mỏ khoáng sản là những nơi tập trung khoáng sản.
Câu 2 Không khí gồm có hai thành phần chính là ô-xy và ni-tơ. Ngoài ra còn chứa khí các-bô-níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn.
Lớp vỏ khí gồm những tầng: tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển.
Tầng đối lưu: + Từ 0 đến 16km, khoảng 90% không khí tập trung ở tầng này. + Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.
Câu 3
Nhiệt độ trung bình ngày: Tổng nhiệt độ của các lần đo chia cho số lần
Nhiệt độ trung bình tháng: tổng nhiệt độ các ngày trong tháng / số ngày trong tháng.
Nhiệt độ trung bình năm: tổng nhiệt độ các tháng trong năm / 12 Câu 4Lúc 12 giờ trưa tuy lượng bức xạ mặt trời lớn nhất (bức xạ sóng ngắn), nhưng mặt đất vẫn cần một thời gian để truyền nhiệt cho không khí; vì thế đến 13 giờ mới là lúc không khí nóng nhất.
Bạn có thể tham khảo:
Câu 1:
- Khoáng sản: là những khoáng vật và đá có ích được con người khai thác và sử dụng.
- Mỏ khoáng sản: là nơi tập trung với nhiều khoáng sản có khả năng khai thác.
câu 2: Thành phần không khí trên Trái Đất:- Khí Nitơ ( 78%)- Khí Oxi (21%)- Hơi nước và các khí khác (1%)
- Lớp vỏ không khí có ba tầng : tần đối lưu , tầng bình lưu và các tầng cao khác trong khi quyển
- Vị trí là từ (0-16km) ở đây có lớp vỏ odon để ngăn chặn tia cực tím, có 90% là không khí, có hiện tượng giảm không khí ( lên 100m giảm 0,6 độ C), thường có hiện tượng tự nhiên như mây , mưa, sấm ,..
Đặc điểm của lớp vỏ Trái đất:
Vỏ Trái đất là lớp đất đá rắn chắc, độ dày dao động từ 5km (ở đại dương) đến 70 km (ở lúc địa)Lớp vỏ Trái đất chiếm 1% thể tích và 0,55 khối lượng của Trái đất.Vỏ Trái đất được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau.Vai trò của lớp vỏ Trái đất: Hẳn tất cả chúng ta đều biết, vỏ trái đất ngoài là nơi trú ngụ và tồn tại của con người thì nó còn là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác như không khí, sinh vật, nước…Có thể nói, đây chính là nơi diễn ra mọi hoạt động của con người cũng như các loài sinh vật.
Bình nguyên(đồng bằng): là dạng địa hình thấp, tương đối bằng phẳng, có độ cao tuyệt đối thường dưới 200m. Bình nguyên bồi tụ ở cửa các con sông lớn gọi là châu thổ. Bình nguyên thuận lợi cho việc trồng các loại cây lương thực và thực phẩm.
Cao nguyên: là đạng địa hình tương đối bằng phẳng, có sườn dốc và độ cao tuyệt đối thường từ 500m trở lên. Cao nguyên thuận lợi cho việc trồng các loại cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn.
Đồi: có độ cao tương đối không quá 200m và thường tập trung thành vùng như vùng đồi trung du ở nước ta.
Một vài loại cây trồng, vật nuôi cụ thể:
Cây trồng:
-Chè, cà phê, cao su, điều, tiêu, ngô, lúa nước, lúa mì, sắn, khoai tây,...
Vật nuôi:
-Bò, gà, trâu, bê,...
Câu 1 :
- Kinh độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ,từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc.
- Vĩ độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ, từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc (đường xích đạo).
- Tọa độ địa lí của một điểm là kinh độ và vĩ độ của địa điểm đó.
1.trái đất có hai chuyển động :quay quanh mặt trời và tự quay quanh trục .
Giống :hướng quay từ tây sang đông;giữ nguyên độ nghiêng khi chuyển động;đều có hệ quả
Khác:Tự quay quanh trục:quay với thời gian 24h
Quay quanh nặt trời:365 ngày 6h
2.Ko phải. Vì gồm hai quá trình đó là phong hóa các loại đá và quá trình xâm thực đều do nước chảy, do gió...)
3.đều do nội lực(những lực sinh ra ở bên trong trái đất)
Tác hại: gây thương vong chết người; tro bụi và dung nham của núi lửa có thể vùi lấp các thành thị, làng mạc, ruộng nương
4.Nội lực: làm cho bề mặt Trái Đất thêm gồ ghề.
Ngoại lực:có xu hướng san bằng, hạ thấp địa hình bề mặt Trái Đất.
5.lớp vỏ trái đất là quann trọng nhất. Vì đây là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên; là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người
Động đất | Núi lửa |
Động đất hay địa chấn là sự rung chuyển của mặt đất do kết quả của sự giải phóng năng lượng bất ngờ ở lớp vỏ Trái Đất. Nó cũng xảy ra ở các hành tinh có cấu tạo với lớp vỏ ngoài rắn như Trái Đất. | Núi lửa là núi có miệng ở đỉnh, qua đó, từng thời kỳ, các chất khoáng nóng chảy với nhiệt độ và áp suất cao bị phun ra ngoài. Núi lửa phun là một hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất hoặc các hành tinh vẫn còn hoạt động địa chấn khác, với các vỏ thạch quyển di chuyển trên lõi khoáng chất nóng chảy. |
Câu 1
Vị trí,kích thước,hình dạng của trái đất như thhees nào?
- Vị trí: thứ 3 theo thứ tự xa dần mặt trời
- Kích thước:
+ Bán kính: 6370 km
+ Xích đạo: 40076 km
+ Diện tích: 510 triệu km2
=> Trái đất có kích thước rất lớn
- Hình dạng: hình cầu
– Lớp vỏ khí gồm những tầng: tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển.
– Tầng gần mặt đất, có độ cao trung bình đến 16 km là tầng Đối lưu.
– Tầng không khí nằm trên tầng đối lưu là tầng Bình lưu.
* Vai trò của lớp vỏ khí đối với đời sống trên Trái Đất.
– Cung cấp các chất khí cần thiết cho sự sống.
– Bảo vệ cho Trái Đất tránh các tia tử ngoại và hạn chế sự phá hủy do thiên thạch gây ra.
– Điều hòa nguồn nhiệt trên Trái Đất giúp sự sống tồn tại…
– Khối khí nóng : Hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao
– Khối khí lạnh : Hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp
– Khối khí đại dương: Hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn
– Khối khí lục địa: Hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô.
– Tầng đối lưu: từ 0 đến 16km, khoảng 90% không khí tập trung ở tầng này.
+ Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.
+ Nhiệt độ giảm dần khi lên cao(trung bình lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6oC)
+ Là nơi diễn ra các hiện tượng khí tượng : mây, mưa, sấm chớp,….
– Dựa vào Nhiệt độ phân ra: khối khí nóng và khối khí lạnh.
– Dựa vào mặt tiếp xúc bên dưới là đại dương hay đất liền phân ra: khối khí đại dương và khối khí lục địa.
– Các khối khí không đứng yên một chỗ, chúng luôn di chuyển và thay đổi thời tiết mà những nơi chúng đi qua.
– Đồng thời, chúng cũng chiu ảnh hưởng của mặt đệm của những nơi ấy mà thay đổi tính chất còn có thể gọi là biến tính.
— Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Tráo Đất, có tác động nén ép các lớp đá, làm cho chúng bị uốn nếp, đứt gãy hay đẩy các vật chất nóng chảy ở dưới sâu ra ngoài mặt đất thành hiện tượng núi lửa hoặc động đất. Tác động tới địa hình: có nơi được nâng cao hình thành các dãy núi, có nơi bị hạ thấp... làm cho địa hình gồ ghề
— Ngoại lực là nhữmg lực sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất, chủ yếu có hai quá trình: quá trình phong hóa các loại đá và quá trình xâm thực (do gió,nước chảy,...). Do tác động của nhiệt độ, gió , mưa, nước chảy,... nên bề mặt địa hình bị bào mòn, hạ thấp hoặc lấp trũng... làm cho địa hình bằng phẳng hơn.
2. — Động đất là hiện tượng các lớp đất đá gần mặt đất bị rung chuyển do những chuyển động trong lòng Trái Đất. Tác hại: làm cho nhà cửa, đường sá, cầu cống,.. bị phá hủy và làm nhiều người chết
— Mắc ma là những vật nóng chảy ở dưới sâu trong lòng Tráo Đất gọi là Mắc ma.
— Núi lửa là hình thức phun trào mắc ma ở dưới sâu lên mặt đất. Tác hại: núi lửa phun thường gây ra tác hại cho vùng lân cận. Tro bụi và dung nham của núi lửa có thể vùi lấp các thành thị, làng mạc, ruộng nương
3. Núi là một dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên bề mặt Trái Đất. Núi thường có độ cao trên 500m so với mực nước biển (độ cao tuyệt đối), có đỉnh nhọn, sườn dốc. Nơi tiếp giáp giữa núi và mặt đất bằng phẳng ở xung quanh chân núi
4. — Độ cao tương đối là độ cao ( theo chiều thẳng đứng) tính từ chỗ thấp của chân núi đến đỉnh núi.
— Độ cao tuyệt đối là độ cao ( theo chiều thẳng đứng) tính từ mực trung bình của nước biển đến đỉnh núi
5. Bình nguyên ( đồng bằng) là dạng địa hình thấp, có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng. Bìmh nguyên thường có độ cao tuyệt đối dưới 200m, nhưng cũng có những bình nguyên cao gần 500m