K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 10 2016

a: nước. Nước lạnh quá!

b: thủy: thủy thần, phong thủy, thủy mặc, ...

c:Tiếng : Chuỗi âm thanh nhỏ nhất ( Hiểu một cách nôm na : Mỗi lần phát âm là 1 tiếng) . TIẾNG CÓ THỂ CÓ NGHĨA HOẶC KHÔNG CÓ NGHĨA.Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ.

Mỗi tiếng thường có 3 bộ phận : Âm đầu, vần và thanh . Tiếng nào cũng phải có vần và thanh. Có tiếng không có âm đầu
* Từ : Từ được cấu tạo bởi các tiếng.Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu. TỪ PHẢI CÓ NGHĨA RÕ RÀNG. Từ có 1 tiếng gọi là từ đơn , từ có 2 tiếng trở lên gọi là từ phức.
Trong từ phức lại được chia ra làm 2 loại từ : từ ghép và từ láy
+ Từ ghép là GHÉP 2 TIẾNG CÓ NGHĨA VỚI NHAU

Trong từ ghép lại được phân ra làm 2 loại : từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại. Từ ghép tổng hợp là chỉ chung một loại sự vật. Từ ghép phân loại là chỉ riêng 1 loại sự vật để phân biệt với sự vật khác cùng loại.
+ Từ láy : Giữa các tiếng trong từ CÓ SỰ LẶP LẠI ( giống nhau) có thể về âm đầu, vần hoặc cả tiếng trong đó CHỈ CÓ 1 TIẾNG CÓ NGHĨA RÕ RÀNG hoặc CẢ HAI ĐỀU KHÔNG CÓ NGHĨA RÕ RÀNG.

5: TL: xanh xanh, xanh xao,...

xinh xắn, xinh xinh,...

sạch sẽ, sạch sành sanh,...

- Xanh xanh liễu rủ mặt hồ Gươm.

- Mẹ tôi ốm xanh xao.

- Chú gấu bông xinh xắn màu vàng.

- Chiếc nơ màu hồng xinh xinh ở trên kệ.

- Căn phòng sạch sẽ quá!

- Do hắn cờ bạc nên bây giờ gia tài của hắn sạch sành sanh.

6: TG: xe hơi, xe đạp, cỗ xe, xe máy,....

hoa hồng, hoa bỉ ngạn, hoa anh đào, hoa anh túc,...

chim họa mi, chim sơn ca, chim cú,....

cây bàng, cây cổ thụ, rừng cây,...

a) Các tiếng có thể dùng như từ: nhà, dạy, dài.

- Đặt câu: 

  • Nhà: Ngôi nhà vừa được sơn lại.
  • Dạy: Cô dạy em biết nhiều điều.
  • Dài: Con đường này dài và ngoằn nghoèo.

b)  Các tiếng không được dùng như từ: gia, giáo, trường.

- Một số từ ghép chứa tiếng:

  • Gia: Gia đình.
  • Giáo: Giáo dục.
  • Trường: Trường tồn.

c) Sự khác nhau giữa từ và tiếng:

  • Từ: là đơn vị nhỏ nhất dùng có nghĩa dùng để đặt câu, thường có ý nghĩa rõ ràng, cụ thể.
  • Tiếng: là đơn vị cấu tạo nên từ, có thể có nghĩa rõ ràng hoặc có nghĩa không rõ ràng.
29 tháng 5 2018

Trong các tiếng sau: nhà,gia( Có nghĩa là nhà); dạy, giáo (có nghĩa là dạy); dài, trường( có nghĩa là dài)

a) Tiếng nào có thể dùng như từ? Đặt câu với mỗi tiếng đó

b) Tiếng nào không được dùng như từ? Tìm một số từ ghép chứa các tiếng đó

c) Hãy nhận xét về sự khác nhau giữa từ và tiếng

Trả lời:

Ngôi nhà em đẹp như tranh

Dạy:thày dạy sớm để tập thể dục

K nha##############################################

%%^&%$&%

Câu 1 (2 điểm) Trong các từ chứa từ “bảo” sau, có một từ không thuộc nhóm nghĩa với các từ còn lại. Đó là từ nào? Vì sao từ đó không thuộc nghĩa với các từ còn lại?Bảo an, bảo dưỡng, bảo hành, bảo hộ, bảo mật, bảo quản, bảo toàn, bảo tồn, bảo vật, bảo vệ.Câu 2 (2 điểm) Cho câu: “Khi mùa rét đến, cánh đồng chỉ còn lại trơ gốc rạ, mẹ Lê lo sợ không ai mướn...
Đọc tiếp

Câu 1 (2 điểm) Trong các từ chứa từ “bảo” sau, có một từ không thuộc nhóm nghĩa với các từ còn lại. Đó là từ nào? Vì sao từ đó không thuộc nghĩa với các từ còn lại?

Bảo an, bảo dưỡng, bảo hành, bảo hộ, bảo mật, bảo quản, bảo toàn, bảo tồn, bảo vật, bảo vệ.

Câu 2 (2 điểm) Cho câu: “Khi mùa rét đến, cánh đồng chỉ còn lại trơ gốc rạ, mẹ Lê lo sợ không ai mướn mình” (theo Thạch Lam)

  1. Câu trên vừa có thể là câu đơn, vừa có thể là câu ghép, vì sao?
  2. Khi câu trên là câu đơn, bộ phận “cánh đồng chỉ còn trơ gốc rạ” của câu sẽ trả lời cho câu hỏi nào? Bộ phận đó làm rõ ý nghĩa cho từ nào của câu?

Câu 3 (2 điểm) Khi nói về mùi thơm của hương hồi, trong bài “rừng hồi xứ Lạng”, Tô Hoài viết:

“Ai cũng ngẩng lên cho thấy mùi hồi chín chảy qua mặt”.

Theo em, vì sao trong câu trên, dùng “chảy” hay hơn và gây ấn tượng hơn dùng từ “bay” hoặc “thổi”?

Câu 4 (4 điểm) Cảnh bình minh nơi đâu cũng đẹp. Đó là khi mặt trời còn bẽn lẽn núp sau sườn núi, những tia nắng dịu dàng, đã xuyên thủng màn sương bao phủ núi đồi. Đó là khi những tia nắng ban mai hình rẻ quạt bắt đầu chiếu rọi xuống làng xóm thanh bình. Đó là buổi hừng đông với những tia nắng hồng nhảy nhót trên mặt biển. Đó là khi tầng tầng lớp lớp bụi hồng ánh sáng đã tràn khắp phố phường.

Em đã từng được ngắm một cảnh bình minh như thế, hãy tả lại.

1
11 tháng 2 2020

Tôi có thẻ chỉ trả lời câu 1:

Mình nghĩ là bảo vật là khác với từ còn lại

29 tháng 11 2016

- Bà mẹ Giống ra đồng, ướm thử vào vết chân to, thế là về nhà bà có thai

Từ chân có nghĩa là chỉ bộ phân của con người

- Chiếc gậy có một chân

Từ chân có nghĩa là bộ phận tiếp giáp với mặt đất của vật

Cái bàn này có bốn chân

1 tháng 12 2016

chân 1 gốc
chân 2 chuyển

Câu 1(2đ)a. Giải thích nghĩa của từ “ lềnh bềnh” trong câu văn sau và cho biết từ đó được giải thích nghĩa theo cách nào?“ Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước”b. Trong các cụm từ: “ăn cho chắc bụng” , “ trong bụng mừng thầm”, từ bụng nào được dùng theo nghĩa gốc nghĩa...
Đọc tiếp

Câu 1(2đ)

a. Giải thích nghĩa của từ “ lềnh bềnh” trong câu văn sau và cho biết từ đó được giải thích nghĩa theo cách nào?

“ Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước”

b. Trong các cụm từ: “ăn cho chắc bụng” , “ trong bụng mừng thầm”, từ bụng nào được dùng theo nghĩa gốc nghĩa chuyển?

Câu 2 (3,5đ)

a. Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh thuộc thể loại truyện dân gian nào? Truyện gắn với thời đại nào trong lịch sử Việt Nam?

b. Nhân vật Sơn Tinh Thủy Tinh được giới thiệu bằng những chi tiết tưởng tượng kì ảo như thế nào? Ý nghĩa tượng trưng của hai nhân vật đó?

c. Là học sinh, em sẽ làm gì để hạn chế những thiệt hại do thiên tai gây ra?

Câu 3(4,5 đ)

Em hãy kể lại câu chuyện Thánh Gióng trong một buổi ngoại khóa văn học của lớp.

( Thank you very much)

2

* Làm trước mấy câu ,

b. Trong các cụm từ: “ăn cho chắc bụng” , “ trong bụng mừng thầm”, từ bụng nào được dùng theo nghĩa gốc nghĩa chuyển?

Từ “ăn cho chắc bụng” được dùng theo nghĩa gốc 

Từ “ trong bụng mừng thầm” đc dùng theo nghĩa chuyển

Câu 2 (3,5đ)

a. Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh thuộc thể loại truyện dân gian nào? Truyện gắn với thời đại nào trong lịch sử Việt Nam?

- Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh thuộc thể loại truyện truyền thuyết và thần thoại 

- Truyện đc gắn với các thời đại vua Hùng, trong công cuộc khuất phục , phòng trừ bão lũ ở thời đại dựng nước , giữ nước đầu tiên của người Việt cổ. 

b. Nhân vật Sơn Tinh Thủy Tinh được giới thiệu bằng những chi tiết tưởng tượng kì ảo như thế nào? Ý nghĩa tượng trưng của hai nhân vật đó? 

-Sơn Tinh : vẫy ta về  phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi".Dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu"..

Thủy Tinh: "gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về"; "hô mưa, gọi gió làm thành  bão rung chuyển cả đất trời".

- Sơn Tinh : tượng trưng cho khát vọng chống thiên tai và sức mạnh chiến thắng lũ lụt của tổ tiên ta ngày trc .

- Thuỷ Tinh : tượng trưng thiên tai , lũ lụt , điều đáng sợ uy hiếp cuộc sống của nhân dân ; Thứ mà con người ta phải chinh phục , chiến thắng lúc bấy giờ .

c. Là học sinh, em sẽ làm gì để hạn chế những thiệt hại do thiên tai gây ra?

- Khuyên mọi người không chặt cây , xẻ gỗ, làm thiệt hại về tài nguyên và môi trường ; Theo dõi tình hình về thiên tai  ,bão lũ qua truyền hình và tích cực phòng tránh .

20 tháng 10 2020

thanks

18 tháng 12 2018

Danh từ là những từ chỉ người, sinh vật, sự vật, sự việc, khái niệm, hiện tượng,...

Phân loại

DT chỉ khái niệmĐạo đức, người, kinh nghiệm, cách mạng,…

DT chỉ đơn vịÔng, vị (vị giám đốc),  ( Tấm), cái, bức, tấm,…; mét, lít, ki-lô-gam,…; nắm, mớ, đàn,…'''

Khi phân loại DT tiếng Việt, trước hết, người ta phân chia thành hai loại: DT riêng và DT chung.

Danh từ riêng: là tên riêng của một sự vật (tên người, tên địa phương, tên địa danh,..) (như: Phú Quốc, Hà Nội, Lê Thánh Tông, Vĩnh Yên,...)

Danh từ chung: là tên của một loại sự vật (dùng để gọi chung cho một loại sự vật). DT chung có thể chia thành hai loại:

DT cụ thể: là DT chỉ sự vật mà ta có thể cảm nhận được bằng các giác quan (sách, vở, gió, mưa,…).

DT trừu tượng: là các DT chỉ sự vật mà ta không cảm nhận được bằng các giác quan (cách mạng, tinh thần, ý nghĩa,.… )

DT chỉ hiện tượng, chỉ khái niệm, chỉ đơn vị được giảng dạy trong chương trình SGK lớp 4 chính là các loại nhỏ của DT chung.

+ DT chỉ hiện tượng:

Hiện tượng là cái xảy ra trong không gian và thời gian mà con người có thể nhận thấy, nhận biết được. Có hiện tượng tự nhiên như: mưa, nắngsấm, chớp, động đất,… và hiện tượng xã hội như: chiến tranh, đói nghèo, áp bức,… danh từ chỉ hiện tượng là DT biểu thị các hiện tượng tự nhiên (cơn mưaánh nắng, tia chớp,…) và hiện tượng xã hội (cuộc chiến tranh, sự đói nghèo,…)

+ DT chỉ khái niệm:

Chính là loại DT có ý nghĩa trừu tượng (DT trừu tượng, đã nêu ở trên). Đây là loại DT không chỉ vật thể, các chất liệu hay các đơn vị sự vật cụ thể, mà biểu thị các khái niệm trừu tượng như: tư tưởng, đạo đức, khả năng, tính nết, thói quen, quan hệ, thái độ, cuộc sống, ý thức, tinh thần, mục đích, phương châm, chủ trương, biện pháp, ý kiến, cảm tưởng, niềm vui, nỗi buồn, tình yêu, tình bạn,… Các khái niệm này chỉ tồn tại trong nhận thức, trong ý thức của con người, không “vật chất hóa”, cụ thể hóa được. Nói cách khác, các khái niệm này không có hình thù, không cảm nhận trực tiếp được bằng các giác quan như mắt nhìn, tai nghe,…

+ DT chỉ đơn vị :

Hiểu theo nghĩa rộng, DT chỉ đơn vị là những từ chỉ đơn vị các sự vật. Căn cứ vào đặc trưng ngữ nghĩa, vào phạm vi sử dụng, có thể chia DT chỉ đơn vị thành các loại nhỏ như sau:

- DT chỉ đơn vị tự nhiên : Các DT này chỉ rõ loại sự vật, nên còn được gọi là DT chỉ loại. Đó là các từ: con, cái, chiếc; cục, mẩu, miếng; ngôi, tấm, bức; tờ, quyển, cây, hạt, giọt, hòn, sợi,…

- DT chỉ đơn vị chính xác : Các DT này dùng để tính đếm, đo đếm các sự vật, vật liệu, chất liệu,…VD: lạng, cân, yến, tạ, mét thước, lít sải, gang,…

- DT chỉ đơn vị ước chừng : Dùng để tính đếm các sự vật tồn tại dưới dạng tập thể, tổ hợp. Đó là các từ: bộ, đôi, cặp, bọn, tụi, đàn,dãy, bó, những , nhóm,...

- DT chỉ đơn vị thời gian:Các từ như: giây, phút, giờ, tuần, tháng,mùa vụ, buổi,…

- DT chỉ đơn vị hành chính, tổ chứcxóm, thôn, xã, huyện, nước, nhóm, tổ, lớp, trường, tiểu đội, ban, ngành,…

18 tháng 12 2018

Động từ là từ (thành phần câu) dùng để biểu thị hoạt động (chạyđiđọc), trạng thái (tồn tạingồi). Trong ngôn ngữ, động từ gồm hai loại là nội động từ và ngoại động từ. Nội động từ là động từ chỉ có chủ ngữ (Vd: Anh ấy chạy) còn ngoại động từ là động từ có chủ ngữ và tân ngữ (VD: cô ấy ăn cá). Trong ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt, động từ cũng như các loại từ khác không biến đổi hình thái, trong một số ngôn ngữ hòa kết, động từ thường bị biến đổi hình thái theo ngôi, thì... Động từ trong ngôn ngữ hòa kết khi không biến đổi gọi là động từ nguyên mẫu.