K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 10 2018

2, yếu tố nào khiến chế độ phong kiến ở châu âu và phương đông suy vong?

Sự phát triển của tư bản chủ nghĩa

3, đặc trưng cơ bản của chế độ phong kiến là gì? Quâ chủ chuyên chế, vua đứng đầu, mọi người thi hành mệnh lệnh của vua

9 tháng 10 2016

Sự hình thành và phát triển xã hội phong kiến
Như ta đã thấy, xã hội phong kiến là chế độ xã hội tiếp sau xã hội cổ đại. Nó được hình thành trên cơ sở tan rã của xã hội cổ đại. Nhưng ta lại được biết rằng : quá trình suy vong của xã hội cổ đại phương Đông và xã hội cổ đại phương Tây không giống nhau. Vì thế, sự hình thành xã hội phong kiến ở hai khu vực này cũng có những điểm khác biệt.
Các nước phương Đông chuyển sang chế độ phong kiến tương đối sớm, từ trước Công nguyên (như Trung Quốc) hoặc đầu Công nguyên (như các nước Đông Nam Á). Tuy nhiên, xã hội phong kiến phương Đông lại phát triển rất chậm chạp. Ở Trung Quốc - tới thời Đường (khoảng thế kỉ VII - VIII), còn ở một số nước Đông Nam Á - từ sau thế kỉ X, các quốc gia phong kiến mới bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển. Quá trình khủng hoảng và suy vong của chế độ phong kiến ở đây cũng kéo dài từ thế kỉ XVI cho tới giữa thế kỉ XIX, khi các nước này bị rơi vào tình trạng lệ thuộc hoặc là thuộc địa của các nước tư bản phương Tây.
Ở châu Âu, chế độ phong kiến xuất hiện muộn hơn, khoảng thế kỉ V, và được xác lập, hoàn thiện vào khoảng thế kỉ X. Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIV là thời kì phát triển toàn thịnh, thế kỉ XV - XVI là giai đoạn suy vong của chế độ phong kiến châu Âu. Chủ nghĩa tư bản đã dần được hình thành ngay trong lòng xã hội phong kiến đang suy tàn.
 

12 tháng 10 2016
+Kinh tế - xã hội:
- Giai cấp thống trị phương Đông là địa chủ, quý tộc, ở phương Tây thế lực thống trị gồm quý tộc, tăng lữ, lãnh chúa. Chúng câu kết với nhau rất chặt và bóc lột nông nô tàn bạo và khắc nghiệt hơn so với phương Đông.
- Giai cấp bị trị: Nông dân tá điền (phương Đông) so với nông nô (phương Tây) có phần dễ chịu và ít khắt khe hơn.
- Mâu thuẫn giữa hai giai cấp cơ bản trong chế độ phong kiến phương tây nặng nề và gay gắt hơn phương Đông. Điều này lí giải sự sụp đổ sớm của chế độ phong kiến phương Tây (tồn tại 1o thế kỉ) và sự tồn tại lâu dài của chế độ PK phương Đông (hơn 2500 năm).
+Chính trị và tư tưởng.
Chế độ quân chủ phương Đông xuất hiện sớm hơn ở phương Tây khoảng 1000 năm.
Sự chuyển biến từ chế độ phân quyền sang tập quyền ở phương Đông (thời Tần Thủy Hoàng) và A-sô-ka diễn ra sớm. Trong khi đó ở phương tây sự tập quyền diễn ra chậm trễ (thế kỉ XIV) và nhà vua được sự giúp đỡ của thị dân mới dẹp được sự cát cứ của các lãnh chúa.
Cơ sở lí luận chio chế độ phong kiến phương Đông và phương tây là các tôn giáo có sẵn từ trước. tuy nhiên, sự can thiệp của tầng lớp tăng lữ phương tây vào hệ thống chính trị là rõ ràng và chặt chẽ hơn. Trong khi đó, ở phương Đông tầng lớp này không mang tính công khai và rất ít nơi trở thành giai cấp thống trị.
 
 
3 tháng 10 2017

Xã hội phong kiến phương Đông:
- Thời kỳ hình thành: Từ thế kỷ III tr CN đến khoảng thế kỷ X, từ rất sớm.
- Thời kỳ phát triển: từ thế kỷ X đến XV, phát triển khá chậm.
- Thời kỳ khủng hoảng: từ thế kỷ XVI đến XIX và kéo dài suốt ba thế kỉ.
- Cơ sở kinh tế: nông nghiệp đóng kín trong công xã nông thôn.
- Giai cấp cơ bản: địa chủ và nông dân lĩnh canh (bóc lột thông qua tô thuế).
- Thế chế chính trị: quân chủ.

Xã hội phong kiến châu Âu:
- Thời kỳ hình thành: từ thế kỉ V đến thế kỉ X, hình thành muộn, sau XH phong kiến phương Đông.
- Thời kỳ phát triển: từ thế kỷ XI đến XIV, phát triển rất phồn thịnh .
- Thời kỳ khủng hoảng: từ thế kỷ XV đến XVI, kết thúc sớm và bắt đầu chuyển sang chủ nghĩa tư bản.
- Cơ sở kinh tế: Nông nghiệp đóng kín trong lãnh địa .
- Giai cấp cơ bản: Lãnh chúa và nông nô (bóc lột thông qua tô thuế).
- Thế chế chính trị : Quân chủ.

10 tháng 1

 Nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lý:

Nhu cầu về thị trường và nguyên liệu:

Thị trường: Sự phát triển của sản xuất hàng hóa ở châu Âu (đặc biệt là thủ công nghiệp) đã tạo ra nhu cầu lớn về thị trường tiêu thụ mới.

Nguyên liệu: Các nước châu Âu cần nguồn nguyên liệu, đặc biệt là vàng bạc, hương liệu, gia vị từ phương Đông để phục vụ sản xuất và đời sống.

Con đường giao thương truyền thống bị kiểm soát: Con đường tơ lụa và các tuyến đường buôn bán trên Địa Trung Hải bị người Ả Rập và Ottoman kiểm soát, gây khó khăn và làm tăng chi phí cho các thương nhân châu Âu.

Tiến bộ về khoa học kỹ thuật:

Kỹ thuật hàng hải: Sự phát triển của kỹ thuật đóng tàu (caravelle), la bàn, bản đồ... đã giúp các nhà thám hiểm có thể đi xa hơn, khám phá những vùng đất mới.

Kiến thức địa lý: Những kiến thức mới về Trái Đất, về hình dạng và kích thước của các châu lục đã thúc đẩy các cuộc thám hiểm.

Tham vọng chinh phục và truyền đạo:

Chinh phục: Các quốc gia phong kiến châu Âu muốn mở rộng lãnh thổ, tăng cường quyền lực và sự giàu có của mình.

Truyền đạo: Nhà thờ Cơ đốc giáo muốn truyền bá đạo Cơ đốc ra khắp thế giới.

2. Tác động của các cuộc phát kiến địa lý đến xã hội châu Âu:

Kinh tế:

Hình thành thị trường thế giới: Các cuộc phát kiến địa lý đã mở ra thị trường thế giới, thúc đẩy giao lưu buôn bán giữa các châu lục.

Xuất hiện các trung tâm kinh tế mới: Các thành phố cảng ven biển Đại Tây Dương trở thành các trung tâm thương mại lớn, thay thế các thành phố Địa Trung Hải.

Tích lũy tư bản nguyên thủy: Các thương nhân và quý tộc châu Âu giàu lên nhờ buôn bán và khai thác tài nguyên từ các thuộc địa.

Xã hội:

Thay đổi cơ cấu xã hội: Giai cấp tư sản thương nghiệp giàu lên và có vai trò ngày càng quan trọng trong xã hội.

Mâu thuẫn giai cấp gia tăng: Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến ngày càng gay gắt.

Ảnh hưởng của văn hóa, tôn giáo: Văn hóa châu Âu được truyền bá sang các vùng đất mới, đồng thời châu Âu cũng tiếp thu một số yếu tố văn hóa từ các nền văn minh khác.

Chính trị:

Sự suy yếu của chế độ phong kiến: Quyền lực của quý tộc phong kiến suy giảm do sự phát triển của kinh tế tư bản.

Sự hình thành các quốc gia dân tộc: Các quốc gia dân tộc dần được hình thành thay thế các lãnh địa phong kiến.

Mở đầu quá trình xâm lược thuộc địa: Các nước châu Âu bắt đầu xâm chiếm và biến các vùng đất mới thành thuộc địa của mình.

3. Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở châu Âu:

Tích lũy tư bản nguyên thủy:

Buôn bán: Các thương nhân châu Âu giàu lên nhờ buôn bán, đặc biệt là buôn bán nô lệ và hàng hóa từ thuộc địa.

Cướp bóc thuộc địa: Các nước châu Âu cướp bóc tài nguyên, vàng bạc từ các thuộc địa, tích lũy tư bản.

Rào đất cướp ruộng: Quý tộc phong kiến đuổi nông dân khỏi ruộng đất, biến đất thành đồng cỏ để chăn nuôi cừu, đẩy nông dân vào tình trạng bần cùng, trở thành lực lượng lao động cho các nhà máy.

Sự phát triển của công trường thủ công: Các công trường thủ công xuất hiện, sản xuất hàng hóa với quy mô lớn hơn.

Cách mạng công nghiệp:

Phát minh kỹ thuật: Các phát minh kỹ thuật trong ngành dệt, luyện kim, động cơ hơi nước... đã tạo ra bước nhảy vọt trong sản xuất.

Sản xuất hàng loạt: Các nhà máy cơ khí xuất hiện, sản xuất hàng hóa với quy mô lớn, năng suất cao.

Hình thành hai giai cấp cơ bản: Giai cấp tư sản (chủ sở hữu tư liệu sản xuất) và giai cấp vô sản (những người lao động làm thuê).

Thay thế quan hệ sản xuất phong kiến: Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dần thay thế quan hệ sản xuất phong kiến, đánh dấu sự chuyển mình sang một giai đoạn lịch sử mới

Tóm lại, các cuộc phát kiến địa lý đã tạo ra những biến đổi sâu sắc trong xã hội châu Âu, thúc đẩy sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Quá trình này diễn ra trong một thời gian dài, với nhiều biến động phức tạp, và có ảnh hưởng sâu rộng đến lịch sử thế giới.

 -vào giai đoạn từ thế kỷ 9 tới 15.

-Gió mùa kèm theo mưa.

-

 Thời điểm ra đời:

+ Ở phương Đông nhà nước phong kiến xuất hiện sớm hơn ở phương Tây, do nhu cầu trị thủy, làm thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, đoàn kết chống ngoại xâm.

+ Quá trình suy vong dài, bởi có sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân nên mâu thuẫn dân tộc, giai cấp đã làm chế độ phong kiến suy yếu, khủng hoảng. Nhân dân phương Đông phải tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân chống thực dân, lật đổ phong kiến.

+ Ở phương Tây, chế độ phong kiến xuất hiện muộn hơn, nó được hình thành sớm nhất đã là thế kỷ V sau công nguyên. Nó phát triển rất nhanh và thời gian suy vong ngắn. ở phương Tây, nhà nước phong kiến ra đời trên cơ sở chế độ chiếm hữu nô lệ đã từng phát triển đến đỉnh cao, quan hệ nô lệ mang tính chất điển hình.

+ Sự hình thành quan hệ phong kiến trong lòng đế quốc La Mã là yếu tố cơ bản, quyết định, công cuộc chinh phục các bộ lạc của người Giecmanh là yếu tố thúc đẩy quá trình phong kiến hóa. Còn ở phương Đông, chế độ phong kiến ra đời trên cơ sở chế độ nô lệ phát triển không đầy đủ, quan hệ nô lệ mang tính chất gia trưởng.

– Cơ sở kinh tế – chính trị – xã hội – tư tưởng:

+ Cơ sở kinh tế: Ở phương Tây, chế độ tư hữu ruộng đất đã phát triển triệt để từ thời đại cổ đại. Đặc điểm cơ bản của chế độ phong kiến ở đây là kinh tế lãnh địa, giai cấp lãnh chúa và nông nô, hệ thống đẳng cấp dựa trên quan hệ lãnh chúa – chư hầu, tình trạng phân quyền cát cứ kéo dài.

+ Gia cấp bị trị: Nông dân tá điền (phương Đông) so với nông nô (phương Tây) có phần dễ chịu và ít khắt khe hơn. Mâu thuẫn giữa hai giai cấp cơ bản trong chế độ phong kiến phương Tây nặng nề và gay gắt hơn phương Đông.

+ Về chính trị, tư tưởng: Chế độ quân chủ phương Đông xuất hiện sớm hơn ở phương Tây. Sự chuyển biến từ chế độ phân quyền sang tập quyền ở phương Đông và Asoka diễn ra sớm. Trong khi đó ở phương Tây sự tập quyền diễn ra chậm trễ và nhà vua được sự giúp đỡ của thị dân mới dẹp được sự cát cứ của các lãnh chúa. Sự can thiệp của tầng lớp tăng lữ phương Tây vào hệ thống chính trị là rõ ràng và chặt chẽ hơn phương Đông.

– Hình thức nhà nước:

+ Ở phương Tây, một đặc trưng phổ biến và bao trùm của Nhà nước là trạng thái phân quyền cát cứ. Hình thức chính thể quân chủ chuyên chế chỉ xuất hiện ở thời kỳ cuối – thời kỳ suy vong của chế độ phong kiến và chỉ ở một số nước như Pháp, Anh, Tây Ban Nha…

+ Ở phương Đông: Hình thức kết cấu của Nhà nước phổ biến là trung ương tập quyền, phát triển thành hình thức chính thể quân chủ chuyên chế, mang tính chuyên chế cực đoan.

– Cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước:

+ Bộ máy Nhà nước phong kiến phương Đông thể hiện tính trung ương tập quyền cao độ, vua hay hoàng đế là người nắm hết mọi quyền lực, quan lại các cấp đều là tôi tớ của vua, dân chúng trong nước đều là thần sân của vua. Hệ thống quan lại được tổ chức hai cấp, trung ương và địa phương với đẳng cấp phân minh, biên chế chặt chẽ. Điển hình cho Nhà nước phong kiến phương Đông là nhà nước phong kiến Trung Quốc.

+ Ở phương Tây, mà điển hình là Tây Âu, trong giai đoạn phân quyền cát cứ, bộ máy nhà nước ở trung ương vẫn tồn tại nhưng kém hiệu lực. Bộ máy nhà nước ở các lãnh địa rất mạnh, gồm nhiều cơ quan quản lý nhưng chủ yếu là cơ quan cưỡng chế. Trên thực tế, các lãnh địa như những quốc gia nhỏ, các lãnh chúa trở thành vua trên lãnh địa của mình, có đầy đủ quyền: Lập pháp, hành pháp, tư pháp, có bộ máy chính quyền, tòa án, quân đội, luật lệ riêng.

– Bản chất và chức năng Nhà nước:

Cũng như thời kỳ chiếm hữu nô lệ, nhà nước phong kiến phương Đông vẫn có một chức năng đặc biệt, quan trọng là tổ công cuộc trị thủy và thủy lợi. Còn về bản chất của nhà nước phong kiến ở đâu cũng là một. Tuy nhiên, ở phương Tây, tính chất giai cấp của Nhà nước thể hiện rõ nét hơn ở phương Tây, mâu thuẫn giai cấp sâu sắc hơn (lãnh chúa – nông nô), cuộc sống của nông dân, tá điền ở phương Đông so với nông nô có phần dễ chịu và ít khắt khe hơn.

28 tháng 10 2021

1.Phong kiến là cấu trúc xã hội xoay quanh những mối quan hệ xuất phát từ việc sở hữu đất đai để đổi lấy lao động. Tại châu Âu, chế độ này là một tổng hợp các tục lệ pháp lý và quân sự nở rộ vào giai đoạn từ thế kỷ 9 tới 15.

2. Gió mùa kèm theo mưa   

3.Xã hội phong kiến là chế độ xã hội theo sau xã hội cổ đại, và được hình thành trên cơ sở tan rã của xã hội cổ đại. Quá trình suy vong của xã hội cổ đại phương Đông và xã hội cổ đại phương Tây không giống nhau.

20 tháng 10 2016

châu âu: thế kỉ V-XVll

châu á: thế  kỉ lll TCN - thế  kỉ XlX

15 tháng 11 2016

bạn trả lời Đúng rồieoeo

19 tháng 10 2021

- Nguyên nhân: do sản xuất phát triển, cần thị trường, nguyện liệu, vàng bạc.

- Điều kiện: sự phát triển của khoa học - kỹ thuật cho phép đóng tàu lớn và có la bàn để con người có thể vượt trùng dương xa xôi, tìm ra những con đường mới, những vùng đất mới.

- Những cuộc phát kiến địa lí tiêu biểu:

+ Năm 1487, B. Di-a-xơ vòng qua cực Nam châu Phi đến mũi Hảo Vọng.

+ Tháng 8/1492, C. Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ.

+ Năm 1497, Va-xcô đơ Ga-ma từ Lix-bon đã cập bến Ca-li-cút (tây nam Ấn Độ).

+ Từ năm 1519 đến năm 1522, Ph. Ma-gien-lan lần đầu tiên đã đi vòng quanh Trái Đất.

Lược đồ những cuộc phát kiến địa lí

Lược đồ những cuộc phát kiến địa lí

- Kết quả, ý nghĩa:

+ Tìm ra con đường biển mới, vùng đất mới, dân tộc mới.

+ Những cuộc phát kiến địa lí đã góp phần thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển, đem lại cho giai cấp tư sản những nguồn nguyên liệu quý giá, những kho vàng bạc, châu báu khổng lồ cũng những vùng đất mênh mông ở châu Á, châu Phi và châu Mĩ.

2. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu

- Sau các cuộc phát kiến địa lí, quý tộc, thương nhân châu Âu giàu lên nhanh chóng.

- Nhờ có vốn, công nhân làm thuê, các quý tộc, thương nhân lập xưởng sản xuất, công ty thương mại, những đồn điền rộng lớn. Các chủ xưởng, chủ đồn điền, và những thương nhân giàu có đó trở thành giai cấp tư sản.

- Những người làm thuê bị giai cấp tư sản bóc lột sức lao động đến kiệt quệ, trở thành giai cấp vô sản.

=> Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành.

17 tháng 10 2021

Tham khảo:

Cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến là kinh tế nông nghiệp kết hợp chăn nuôi  một số ngành thủ công. - Sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp, đóng kín trong các công  nông thôn (phương Đông) hay trong lãnh địa phong kiến (châu Âu).

Trong xã hội phong kiến có hai giai cấp cơ bản là: + Ở phương Đông: địa chủ  nông dân lĩnh canh. + Ở phương Tây: lãnh chúa  nông nô. - Địa chủ: không có quyền đặt ra các loại thuế, không đứng đầu  quan pháp luật.

 

17 tháng 10 2021

chia ra hai phần

Cơ sở kinh tế 

Giai cấp cơ bản

giúp mình được ko bạn

 

17 tháng 12 2016

-Thành thị trung đại ra đời khiến nhiều mặt hàng thủ công được sản xuất, thợ thủ công đưa hàng hóa đến nơi đông người để buôn bán và lập xưởng sản xuất đã thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa ở châu Âu

Thành thị trung đại phát triển khiến các thương nhân cần nhiều nguyên liệu, vàng bạc và thị trường mới nên các cuộc phát kiến địa lý đã ra đời. Trong khi đó, chế độ phong kiến là thứ kìm hãm sự phát triển của xã hội nhưng nhờ các cuộc phát kiến địa lý, nền nông nghiệp ở châu Âu đã được phát triển, dẫn đến chế độ phong kiến bị suy vong

15 tháng 12 2016

bó tay @gmail.com ......Thật sự là mình cũng ko biết